GIAO TIẾP CÔNG VỤ pot

25 10.4K 168
GIAO TIẾP CÔNG VỤ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIAO TIẾP CÔNG VỤ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP CÔNG VỤ 2 1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp 2 1.1. Khái niệm giao tiếp 2 1.2. Bản chất của giao tiếp 2 3. Vai trò của giao tiếp trong thực thi công vụ 4 3.1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống nói chung 4 3.2. Vai trò của giao tiếp đối với cơ quan hành chính nhà nước 4 3.3. Vai trò của giao tiếp đối với các nhà quản lý công 6 4. Đặc điểm của giao tiếp công vụ 7 4.1. Đăc điểm của quá trình công vụ 7 4.2. Đặc điểm của giao tiếp công vụ 7 5. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả giao tiếp công vụ 11 5.1. Các yếu tố bên trong tổ chức 11 5.4. Các vấn đề thực tế và nhu cầu nghiên cứu giao tiếp 13 6. Các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả 19 6.1. Tôn trọng 19 6.2. Bình đẳng 20 6.3. Công khai 21 6.4. Phù hợp hoàn cảnh 21 6.5. Tin cậy 21 6.6. Cộng tác- Hài hòa lợi ích 22 6.7. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý 22 6.8. Thẩm mỹ hành vi 23 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP CÔNG VỤ 1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp 1.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Giao tiếp trong thực thi và để thực thi công vụ (từ đây viết tắt là giao tiếp công vụ) là toàn bộ các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ. 1.2. Bản chất của giao tiếp Bản chất của giao tiếp được thể hiện bao gồm hai khía cạnh. Một là, giao tiếp gắn với thông tin. Chính vì bản chất này, người ta có thể nhìn nhận giao tiếp từ góc độ các ‘dòng thông tin’ (flow of information) như sẽ trình bày cụ thể thêm sau đây. Hai là, giao tiếp là một quá trình. Quá trình này bắt đầu từ khi một bên tham gia giao tiếp (tạm gọi là Bên gửi/Người gửi) có nhu cầu chuyển đến Bên nhận (Người nhận) một Thông điệp nào đó. Bên gửi quyết định, lựa chọn một cách mã hóa thông điệp của mình và gửi qua một Kênh nhất định (bằng văn bản, bằng điệu bô, cử chỉ ) đến Bên nhận. Bên nhận sẽ giải mã thông điệp đó (tùy theo năng lực, tình huống, tâm trạng…) và Phản hồi lại. Bên gửi, khi đó, lai tùy cách phản hồi của Bên nhận mà chuyển tới một Thông điệp tiếp theo… Rõ ràng, giao tiếp là một quá trình. Tuy nhiên, do cách thức phản hồi (ban đầu) và phản hồi tương ứng của các bên có thể diễn 2 ra trong một khoảng thời gian dài, chứ không nhất thiết được thực hiện ngay và tại chỗ nên, rất nhiều người nhìn nhận giao tiếp chí là một hiện tượng nhất thời, tại chỗ. Đó là một sai lầm đáng tiếc. 2. Các hình thức giao tiếp Sử dụng các tiêu chí khác nhau, có thể phân biệt các hành động giao tiếp ra thành các hình thức khác nhau. - Theo tiêu chí tính chất tiếp xúc : Có giao tiếp trực tiếpgiao tiếp gián tiếp (thông qua văn bản, điện thoại, và các phương tiện lưu giữ và truyền tin khác). - Theo tiêu chí về đặc điểm các chủ thể (chủ động, quản lý) quá trình giao tiếp: Có giao tiếp công vụ, giao tiếp doanh nghiệp, giao tiếp gia đình - Theo tiêu chí về thế trong giao tiếp: có giao tiếp ở thế mạnh, thế yếu và thế cân bằng. - Theo tiêu chí mục tiêu giao tiếp : có giao tiếp để Biết (lấy thông tin để hoặc thỏa mãn nhu cầu biết, hoặc biết để thực thi, biết để giám sát, kiểm tra; biết đề truyền tin); giao tiếp để Hiểu (đặc biệt để thực thi, để đánh giá, để thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận về con người, sự vật, hiện tượng, ) ; giao tiếp đề Hành động (hành động được thực hiện trên cơ sở có thông tin qua giao tiếp có thể được thực hiện bởi Bên gửi, tuy nhiên, cách tiếp cận ở đây là hành động được trông đợi từ phía Bên nhận, với tư cách là sản phẩm, kết quả của các tác động từ Bên gửi, làm cho Bên nhận nhận thức và hành động ; và giao tiếp để Cộng tác : Dưới tác động của hoạt động giao tiếp, chúng ta trông đợi là các bên sẽ hành động theo cách hỗ trợ, cộng tác, chứ không phải biệt lập một cách ‘ngây thơ’, vô tâm, thậm chí ‘vô can’. 3 3. Vai trò của giao tiếp trong thực thi công vụ 3.1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống nói chung - Giao tiếp là một hoạt động mang tính bản chất của vạn vật, trong đó có loài người, nhằm phục vụ mục đích sinh tồn. Tuy nhiên, với rất nhiều hỗ trợ của khoa học, công nghệ do những phát kiến vượt bậc của loài người, nhu cầu sinh tồn trở nên dễ được đáp ứng hơn, trong khi nhu cầu sinh tồn- sống- một cách hạnh phúc đang trở thành một thách thức quan trọng hơn. Chính vì vậy, giao tiếp còn là một con đường không thể thiếu được giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống. - Giao tiếp giúp thể hiện mình và biết người. - Giao tiếp quyết định các ‘vấn đề’ của cuộc sống nảy sinh và được giải quyết. - Giao tiếp giúp hoàn thiện nhân cách. - Giao tiếp giúp tạo nên cộng đồng. - Giao tiếp giúp tạo nên văn hóa. Chính vì vậy, có thể nói một cách khái quát về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống là giúp con người: - Biết - Hiểu - Hành động - Cộng tác. 3.2. Vai trò của giao tiếp đối với cơ quan hành chính nhà nước Mỗi tổ chức đều có những mục tiêu chung, gắn kết các thành viên của tổ chức. Giao tiếp vừa là một nội dung, lại vừa là công cụ giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung đó. 4 Trong các tổ chức nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, giao tiếp đóng 5 vai trò (chức năng) căn bản là: - Định hướng: Giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt cái đích cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó. Ở cấp độ này, có thể nói, giao tiếp đóng một vai trò chiến lược trong việc giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong xã hội. Không có giao tiếp, thậm chí cả khi giao tiếp không hiệu quả, các cá nhân, các nhóm khác nhau trong nhóm có thể xác định, hiểu và hướng tới các mục tiêu theo những cách khác nhau. Điều này dẫn tới nhiều nguy hại trong đó cần tính đến cả việc chia rẽ, bất đồng và tan rã tổ chức. - Hợp nhất: Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị hay nhóm là một tập hợp gồm nhiều yếu tố và kiểu người khác nhau với xuất phát điểm, quan điểm, cách thức và tham vọng khác nhau. Giao tiếp là cơ chế, là chất keo dính lôi cuốn những người, những yếu tố có những điểm chung căn bản lại với nhau để hình thành tổ chức. Khi tổ chức đã ra đời, giao tiếp, với các vai trò quan trọng giúp con người Biết- Hiểu- Hành động và Cộng tác- như trên đã nói- cho phép các yếu tố khác biệt, các cá nhân, đơn vị, các nguồn lực, và các mụ tiêu được kết nối với nhau theo cách những điểm mạnh được kết hợp để nhân them sức mạnh và những điểm yếu được hỗ trợ, bù trì để có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến tổ chức. - Duy trì: Mỗi tổ chức đều cố một số hoặc một hệ thống các giá trị mà nó duy trì hoặc muốn khuếch trương, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì các giá trÞ đó. - Động viên, khuyến khích: Giao tiếp trong quá trình thực thi không đơn thuần và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ, nó còn liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống, có đời sống riêng tư, có niềm vui, nỗi buồn, có điểm mạnh và điểm yếu. Do vậy 5 giao tiếp trong tổ chức còn bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, hỗ trợ việc hoàn thiện nhân cách của các cá nhân. - Đổi mới: Giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng, s¸ng kiến được hình thành, chia sẻ, thách thức và trải nghiệm. Trong thực thi công vụ, giao tiếp thể hiện đầy đủ các chức năng, vai trò trên. Do vËy, giao tiếp là điều kiện đảm bảo các giá trị, thủ tục và mục tiêu của tổ chức được hiện thực hóa nhằm đạt được mục tiêu hành động và đổi mới. Còng do vËy, cã thÓ nãi giao tiếp là bộ phận cấu thành căn bản của mọi tổ chức kể cẩ cơ quan hành chính nhà nước. Đối với cán bộ, công chức, giao tiếp cho phép nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụ và trông đợi của tổ chức đối với họ, tương tác với đồng nghiệp. 3.3. Vai trò của giao tiếp đối với các nhà quản lý công Đối với các nhà quản lý, giao tiếp cũng là một nhu cầu như đối với bất cứ ai bình thường trên đời. Giao tiếp còn là một công cụ quan trọng cho phép họ tổ chức hoạt động. Hơn thế nữa, giao tiếp còn là một nội dung quan trọng mà các nhà quản lý chịu trách nhiệm thiết kế, tổ chức và ‘nghiệm thu’. Cuối cùng, giao tiếp là một cơ hội quan trọng để các nhà quản lý gây ảnh hưởng và thể hiện sự nổi trội của mình so với những người khác, nhằm thu phục cấp dưới. 6 4. Đặc điểm của giao tiếp công vụ 4.1. Đăc điểm của quá trình công vụ Quá trình giao tiếp công vụ chịu ảnh hưởng căn bản của quá trình công vụ nói chung. Những đặc điểm căn bản của quá trình công vụ là: - Tính lệ thuộc và phục vụ chính trị - Tính pháp chế - Tính dân chủ - Tính thứ bậc - Tính chuyên môn hóa cao - Công khai - Liên tục, ổn định - Phục vụ công và nhân đạo, phi lợi nhuận. - Thích ứng. 4.2. Đặc điểm của giao tiếp công vụ Giao tiếp công vụ có một số đặc điểm căn bản sau: - Có tính định hướng: Các nỗ lực giao tiếp riêng lẻ hay có hệ thống, trong quá trình thực thi công vụ đều hướng vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các nhân, đơn vị. Ví dụ như trong hội họp, việc cung cấp thông tin, chia sẻ quan điểm hay tranh luận về quyết định hành động . Một ví dụ khác nữa là các cá nhân cán bộ, công chức nói chuyện với nhau một cách không chính thức trong quá trình làm việc, cho dù có lúc vượt ra khỏi khuôn khổ công việc, nhưng về căn bản, đều xoay xung quanh các khía cạnh của đời sống làm việc. Do vậy, có thể nói các hoạt động giao tiếp được thực hiện trong quá trình thực thi công vụ đều được thiết kế, điều chỉnh hướng về thựuc thi công 7 vụ hoặc quản lý việc thực thi công vụ chứ không phải là ngẫu nhiên, ngẫu hứng, tùy ý. - Công khai: Đặc điểm này bao gồm hai khía cạnh. Một là, hoạt động giao tiếp công vụ được diễn ra tại các địa điểm công cộng bao gồm công sở; và hai là giao tiếp công vụ từ phía cán bộ, công chức hướng tới công khai hóa mục tiêu và cách thức hành động như các mục tiêu cụ thể, các quy trình, thủ tục, các quyết định quản lý hành chính nhà nước. Tất nhiên, phạm vi công khai phải mang tính hợp pháp. - Liên tục: Đây là đặc điểm gắn bó trực tiếp, phản ánh và phục vụ đặc điểm của hoạt động công vụ như đã được trình bày ở phần trên nhằm đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và ổn định của nền công vụ, với mục đích cao nhất là đảm bảo tính liên tục trong phục vụ và đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của công dân. - Phản ánh cơ cấu quyền lực trong tổ chức: Đặc điểm này phản ánh tính thứ bậc của nền công vụ. Các hành vi giao tiếp cụ thể như tranh luận trực tiếp hay gián tiếp thông qua văn bản đều trực tiếp hoặc ngầm định các thông tin về vị thế của các bên tham gia giao tiếp thông qua thẩm quyền, cách thức xưng hô, hay cách lựa chọn các công cụ giao tiếp khác nữa … Đây là khía cạnh rất đặc thù của giao tiếp công vụ không rõ nét ở các loại hình giao tiếp khác. Một phần lý do là tính chặt chẽ trong các quy định về công cụ, cách thức giao tiếp giữa các bên trong giao tiếp công vụ được quy định cụ thể, rõ ràng trong hệ thống quy định. - Tương tác: 8 Giao tiếp công vụgiao tiếp để thực hiện chức năng phục vụ đối với công dan và doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự tương tác là một điều kiện bản chất cho phép cách thức giao tiếp, hiệu quả giao tiếp được đảm bảo với tư cách là công cụ kết nối các ý tưởng, nguyện vọng và năng lực của Chính phủ và đối tượng phục vụ của nó. Thiếu sự tương tác này, hoạt động của Chính phủ trở nên ít liên quan, ít có ý nghĩa, thậm chí vô nghĩa đối với công dân, nó trở thành công cụ đơn thuần phục vụ chính Chính phủ quan liêu. Do vậy, có thể nói, giao tiếp vừa là sản phẩm của quá trình tương tác, lại vừa là công cụ hỗ trợ cho quá trình tương tác đó. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự tương tác với bên ngoài, điều kiện ngầm định của giao tiếp công vụ là tương tác trong nội bộ. Giữa các cơ quan, đơn vị và các cá nhân cần có sự tương tác nhằm hướng tới sự hiểu biết qua lại và phối hợp tốt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt và các nhiệm vụ chung. - Đa dạng về hính thức thể hiện: Rất nhiều hình thức giao tiếp được quy định và sử dụng trong quá trình thực thi công vụ: trực tiếp, gián tiếp; bằng văn bản, bằng khẩu ngữ; trong nội bộ tổ chức, với bên ngoài Mỗi hình thức này lại có một phạm vi ảnh hưởng khác nhau đến các bên tham gia giao tiếp. - Văn bản là công cụ chính thức quan trọng nhất: Như trên đã trình bày, bản chất của giao tiếp gắn với thông tin. Thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản có những lợi thế nhất định so với các hình thức giao tiếp bằng khẩu ngữ hay điệu bộ, cử chỉ khác. Văn bản là công cụ giúp (i) cố định hóa thông tin; (ii) truyền thông tin một cách nhanh, chính xác và kinh tế; (iii) lưu giữ thông tin lâu dài. Chính vì thế, văn bản được xác định là công cụ giao tiếp chính thức và quan trọng nhất trong giao tiếp công vụ. Ưu thế của hình thức giao tiếp này được khẳng định thông qua việc Chính phủ đã ban hành một số luật và văn bản quy phạm pháp luật quy 9 định về vai trò, thẩm quyền, cách thức soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước. - Được sử dụng chính thức và rộng rãi các phương tiện truyền thông đại chúng: So với các hoạt động giao tiếp khác trong xã hội, tần suất và ảnh hưởng của các hoạt động giao tiếp sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền thanh, đài truyền hình của Chính phủ có một tần suất cao hơn hẳn. Thực tiễn này phản ảnh hai điều. Một là, rất nhiều phương tiện của truyền thông đại chúng được thành lập để làm công cụ phát ngôn tiếng nói chính thức của Chính phủ hoặc các cơ quan thuộc Chính phủ. Hai là, trong rất nhiều khoản đầu tư của Chính phủ, đầu tư vào các phương tiện truyền thông đại chúng- với số lượng ngày càng tăng, dung lượng thông tin ngày càng cao và mức độ lan toả, ảnh hưởng ngày càng lớn- phản ảnh nhận thức và nỗ lực của Chính phủ về vấn đề giao tiếp công vụ. Điều này càng trở nên quan trọng và lý thú hơn khi được nhìn nhận từ góc độ nỗ lực PR (Quan hệ công chúng) của Chính phủ. - Phức tạp: Đa dạng, phức tạp là một trong những đặc tính quan trọng nhất giúp phân biệt giao tiếp công vụ với các hình thức giao tiếp khác trong xã hội. Nó xuất phát từ một lọat lý do trong đó có thể tính đến phạm vi hoạt động của Chính phủ, sự đa dạng, phức tạp của đối tượng phục vụ và liên quan của Chính phủ. Cụ thể hơn, phạm vi hoạt động của Chính phủ, so với mọi tổ chức khác trong xã hội là hơn nhiều trong khi không phải bao giờ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, hay tổ chức trong Chính phủ cũng được xác định, mô tả một cách rõ ràng. Điều này dẫn đến cách xác định phạm vi trách nhiệm, quyền tự quyết, phạm vi liên quan, ảnh hưởng… trở nên khó khăn hơn Kéo theo nó, các quy trình, thủ tục làm việc trở nên phức tạp hơn mức cần thiết để đảm bảo không bỏ sót các quyền hạn của cá nhân cán bộ 10 [...]... đầu tư cho giao tiếp tỏ ra đơn giản hơn nhiều so với đánh giá hiệu quả của giao tiếp Với tất cả những đặc tính bản chất của giao tiếp công vụ như đã trình bày, có thể nói đánh giá hiệu quả giao tiếp công vụ là một công việc cực kì phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém Thực tiễn trên có thể bắt nguồn từ chính việc trong khi có rất nhiều cơ quan liên quan đến khía cạnh giao tiếp công vụ (Văn phòng... thách thức, giao tiếp công vụ rất cần được cải thiện thông qua việc nghiên cứu, hoạch định, thực thi chính sách về lĩnh vực này 6 Các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả Để đạt được hiệu quả, các hoạt động giao tiếp cần đáp ứng một số nguyên tắc nhất định Tương tự, giao tiếp công vụ cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: 6.1 Tôn trọng Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên... đó hoạt động giao tiếp diễn ra Các hành vi giao tiếp với công dân trong buổi tiếp dân không thể được thực hiện tương tự cách ứng xử với giao tiếp với đồng nghiệp, lại càng không thể giống cách giao tiếp với các đối tác Sự cứng nhắc trong ứng xử sẽ đe dọa hiệu quả giao tiếp Tuy nhiên, sự linh hoạt cho muôn vàn bối cảnh khác nhau cũng chỉ đạt được hiệu quả khi hệ các giá trinh chung về giao tiếp đã được... ra một số cán bộ, công chức có khả năng giao tiếp tốt ra làm ở các vị trí ‘mặt tiền’ như tiếp dân, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận và trả hồ sơ, … mà quá trình giao tiếp nội bộ thông qua việc ban hành và thực hiện các quy trình, thủ tục làm việc, đối thoại và thỏa thuận cách thức đánh giá hiệu quả thực thi… - Nhóm các vấn đề về chính sách về giao tiếp công vụ: Năm 2000, trong chuyến đi công tác cùng nhiều... nói chung Trong đó, cải thiện chất lượng giao tiếp công vụ, trong nội bộ nền công vụ và với các đối tác và đối tượng bên ngoài, cần được xem như là một cách thức quan trọng để làm tăng sự thỏa mãn ở các đối tượng phục vụ của nền công vụ Bởi vậy, trong các nhiều báo cáo cải cách hành chính của Chính phủ cũng như của các địa phương hay các cơ quan cụ thể, giao tiếp- dưới nhiều hình thức khác nhau như... công chức có thái độ hách dịch, coi thường, khiếm nhã, và ‘lỡ lời’ với đồng nghiệp hoặc với công dân; hành động thể hiện sự không tôn trọng của các nhà quản lý đối với nhân viên, và thái độ ghen tị, đố kị, bất hợp tác giữa các cán bộ, công chức với nhau 13 Một cách hệ thống, có thể chỉ ra các vấn đề thực tế của giao tiếp công vụ như sau: - Nhóm các vấn đề liên quan đến nhận thức về giao tiếp công vụ: .. .công chức hoặc đơn vị, trong khi không loại trừ quyền của các cơ quan, cá nhân khác Rõ ràng, đây là một nhiệm vụ, quá trình cực kì phức tạp, cho nên giao tiếp về quá trình này, trong quá trình này trở nên rất phức tạp Một điều hết sức quan trọng là các đặc điểm nêu trên của giao tiếp công vụ còn được sử dụng như là các mức thang để đánh giá hiệu quả của quá trình giao tiếp trong tổ chức... và nhu cầu nghiên cứu giao tiếp Có một loạt lí do cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng của giao tiếp công vụ Một là, cả mục tiêu chiến lược cũng như các giải pháp cụ thể của chương trình cải cách hành chính đều hướng tới xây dựng một nền công vụ có đầy đủ các phẩm chất cần thiết để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của công dân và xã hội nói... trong những nguyên nhân sâu xa nhất chính là thói quen và sức ỳ của cán bộ, công chức - Nhóm các vấn đề liên quan đế nghiên cứu, giảng dạy về giao tiếp công vụ: Trong một vài năm trở lại đây, giao tiếp công vụ đã trở thành một nội dung giảng dạy trong các chương trình đào tạo và bồi dưỡng ở các trung tâm đào tạo- bồi dưỡng cán bộ, công chức như Học viện Chính trị- Hành 18 chính Quốc gia Hồ Chí Minh và... tiếp công vụ: Có thể quan sát thấy một số quan niệm sai lầm phổ biến trong không ít cán bộ, công chức, kể cả các nhà quản lý về giao tiếp công vụ như sau: + Lầm tưởng rằng giao tiếp chỉ là nghe, nói, đọc , viết Tuy nhiên, cái gốc của giao tiếp là cách ứng xử của con người với người khác, với tổ chức, với nhiệm vụ, hay với cuộc đời nói chung Chính vì vậy, nghe, nói, đọc, viết là hình thức biểu đạt bề . GIAO TIẾP CÔNG VỤ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP CÔNG VỤ 2 1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp 2 1.1. Khái niệm giao tiếp 2 1.2. Bản chất của giao tiếp 2 3. Vai trò của giao tiếp. công 6 4. Đặc điểm của giao tiếp công vụ 7 4.1. Đăc điểm của quá trình công vụ 7 4.2. Đặc điểm của giao tiếp công vụ 7 5. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả giao tiếp công vụ 11 5.1. Các yếu tố. đích giao tiếp. Giao tiếp trong thực thi và để thực thi công vụ (từ đây viết tắt là giao tiếp công vụ) là toàn bộ các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do

Ngày đăng: 24/03/2014, 15:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP CÔNG VỤ

    • 1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp

      • 1.1. Khái niệm giao tiếp

      • 1.2. Bản chất của giao tiếp

    • 3. Vai trò của giao tiếp trong thực thi công vụ

      • 3.1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống nói chung

      • 3.2. Vai trò của giao tiếp đối với cơ quan hành chính nhà nước

      • 3.3. Vai trò của giao tiếp đối với các nhà quản lý công

    • 4. Đặc điểm của giao tiếp công vụ

      • 4.1. Đăc điểm của quá trình công vụ

      • 4.2. Đặc điểm của giao tiếp công vụ

    • 5. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả giao tiếp công vụ

      • 5.1. Các yếu tố bên trong tổ chức

      • 5.4. Các vấn đề thực tế và nhu cầu nghiên cứu giao tiếp

    • 6. Các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả

      • 6.1. Tôn trọng

      • 6.2. Bình đẳng

      • 6.3. Công khai

      • 6.4. Phù hợp hoàn cảnh

      • 6.5. Tin cậy

      • 6.6. Cộng tác- Hài hòa lợi ích

      • 6.7. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý

      • 6.8. Thẩm mỹ hành vi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan