Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT potx

4 3.9K 23
Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. Ngôn ngữ nghệ thuật 1. Khái niệm : Ngôn ngữ nghệ thuậtngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Các loại ngôn ngữ: có 3 loại - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự… - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng… 3. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người người nghe, người đọc II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tính hình tượng *VD: Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao) *Nhận xét : - Hình ảnh: lá xanh, bống trắng, nhị vàng, hôi tanh, bùn (cái đẹp hiện thực về loài hoa sen trong đầm lầy) - Sen: với ý nghĩa là “bản lĩnh của cái đẹp - ngay cả ở trong môi trường xấu nó vẫn không bị tha hoá”. *Kết luận: - Tính hình tượng thể hiện cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. - Tính hình tượng có thể được hiện thực hoá thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp âm… - Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa => Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. 2. Tính truyền cảm *VD: “ Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chụi lời đắng cay.” (Ca dao) *Nhận xét: - Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả năng gợi ra những cảm xúc tinh tế của con người. *Kết luận: - Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào,… như chính người nói (viết). - Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. 3. Tính cá thể hoá *VD: Cùng tả về “trăng”, nhưng “hồn vía” của trăng là rất khác nhau -“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”. (Xuân Diệu) -“Ta nằm trên vũng đọng vàng khô” (Hàn Mặc Tử) -“Vầng trăng vằng vặc giữa trời” (Nguyễn Du) *Nhận xét: - Đây chính là tài năng của các nhà văn, nhà thơ, trong việc vận dụng ngôn ngữ ngôn từ, xây dựng ý thơ. *Kết luận: - Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ…) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. - Sáng tạo nghệ thuật: là một quá trình hoạt động mang tính cá nhân, cá thể “ đơn nhất, không lặp lại” (không ai giống ai, ngay cả nhà văn, nhà thơ cũng không được phép lặp lại mình). - Tính cá thể còn tái hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. - Tính cá thể cũng tái hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm. - Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo, mới lạ không trùng lặp. . Tìm hiểu bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. Ngôn ngữ nghệ thuật 1. Khái niệm : Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm. nghệ thuật. 2. Các loại ngôn ngữ: có 3 loại - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự… - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau)… - Ngôn ngữ. của ngôn ngữ nghệ thuật: - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người người nghe, người đọc II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Ngày đăng: 24/03/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan