Thời vụ trồng nấm Linh Chi pptx

9 694 1
Thời vụ trồng nấm Linh Chi pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập hợp một số thong tin và tài liệu về nấm linh chi. Người sưu tầm: Hưng Bùi, ĐH Lâm nghiệp Thời vụ trồng nấm Linh Chi Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch. Nguyên liệu Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo. Phương pháp xử lý nguyên liệu Chuẩn bị: - Mùn cưa của các loại gỗ kể trên. - Túi nilon chịu nhiệt. - Bông nút, cổ nút… - Các phụ gia khác (bột nhẹ,…) - Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ. Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Phương pháp thanh trùng: Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 0 C, thời gian kéo dài 10-12 giờ. Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-126 0 C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút. Phương pháp cấy giống Chuẩn bị: - Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). - Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng… - Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội. - Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ. Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại… Cấy giống: Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu). Chú ý: Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi. Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang. Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. Phương pháp ươm túi Chuẩn bị khu vực ươm Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30 0 C. Ươm túi Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục: Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm. Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu. Phương pháp chăm sóc, thu hái Chuẩn bị các điều kiện: - Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau: - Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 0 C đến 28 0 C. - Độ ẩm không khí đạt 80-90%. - Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. - Kín gió. - Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng. Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau: Phương pháp không phủ đất Rạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau. Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80- 90%, thông thoáng vừa phải. Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được. Thu hái: - Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi. - Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 0 C- 45 0 C. - Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô. - Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2. - Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1%. Phương pháp phủ đất Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ). Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm. Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày. Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái Bạn có thể liên hệ mua meo giống nấm linh chi tại: Trung tâm công nghệ sinh học thục vật- Viện di truyền Nông nghiệp, Công ty nấm Linh chi của PGS. Nguyễn Thị Chính. Linh chi tác động đến sức khỏe như thế nào? (Người Lao Động) Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung thư Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào? Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm… Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể? Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng! Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21. Vấn đề cuối cùng, đó là liệu linh chi Việt Nam có tác dụng không hay phải là linh chi nước ngoài thì mới nên thuốc? Một câu hỏi hoàn toàn có lý, vì không phải linh chi nào cũng là thuốc và điều trăn trở của người bệnh chính là làm sao tìm được linh chi có chất lượng. 4 tiêu chuẩn chọn linh chi Nên dùng linh chi được gieo trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi. Trái với quan niệm của nhiều người, linh chi mọc hoang lại không an toàn, vì hiện nay con người khó kiểm soát được sự ô nhiễm môi trường. Chỉ nên mua linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đừng xuôi lòng trước những quảng cáo đường mật như linh chi… trên rừng, trên núi. Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới linh chi có màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm. Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của linh chi để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên. Công dụng của Nấm Linh Chi 1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì? 2. Có phản ứng phụ nào không? 3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không? 4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi? 5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi? 6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi? 7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ? 8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bịnh không? 9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giử gìn sức khỏe không? 10. Tinh chất rút từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào? 11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào? 12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào? 13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì? GIẢI THÍCH 1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì? Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. 2. Có phản ứng phụ nào không? Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.” 3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không? Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. Tốt nhất là hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng bất cứ một dược thảo bổ sung nào. Có thể vào website: Pharmasave - Library: Lucid Ganoderma Mushroom để biết thêm chi tiết. 4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi? Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi. 5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi? Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng. 6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi? 7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ? Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ. 8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không? Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh. 9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giữ gìn sức khỏe không? Các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên làm những điều sau đây: * Hạn chế dùng đường tinh luyện. Thay thế bằng mật ong nguyên chất hay đường từ trái cây. * Tránh dùng thực phẩm chế biến (thí dụ như đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…) * Ăn thực phẩm tươi, mỗi thứ một ít từ các nhóm thực phẩm chính để có được sự quân bình. Kể cả rau tươi, nhất là những loại có cả thân, lá, và củ. * Uống nhiều nước. Uống được 8 ly nước 1 ngày sẽ phòng ngừa được sự mất nước của tế bào, kích thích sự trao đổi dưỡng chất và do đó giúp cơ thể thải các chất độc dễ dàng hơn. 10. Tinh chất chiết từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào? Các chất bổdưỡng giá trị có từ nấm Linh Chi tự nhiên rất thấp và cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ nếu không được chế biến. Khi xưa, nấm Linh chi đỏ khô được xắt nhỏ, nấu sôi trong nước rồi được dùng như trà hay súp. Ngày nay, các dược chất tuyệt hảo có trong nấm Linh Chi được chiết từ các máy móc tối tân ở Nhật. Tại đây, nấm Linh Chi tự nhiên được đun nấu nhiều lần dưới áp suất cao và trong môi trường vệ sinh để lấy được tinh chất tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ dể dàng. Phần lớn các sản phẩm của nấm Linh Chi có trên thị trường được làm từ thân nấm Linh Chi tán thành bột, cho nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ, làm giảm giá trị của dược thảo. Nấm Linh Chi đỏ của trung tâm Dược Thảo Tre Xanh được cẩn thận chế biến từ bào tử của nấm và được tán nhuyễn trong viên con nhộng giúp cơ thể hấp thụ dể dàng hiệu quả cao. 11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào? Trong khi các loại nấm khác như shitake, maitake, cordyceps, …đều cùng có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, nấm Linh Chi là loại nấm được dùng từ rất xa xưa và được ghi nhận có công hiệu trong việc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Khác với các loại nấm khác, nấm Linh chi đỏ chứa nhiều dược chất phức tạp như triterpenes (garnoderic acid) thành ra nấm Linh Chi đỏ có vị đắng. 12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào? Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý: * Cũng như tất cả các loại nấm khác, Linh Chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm. * Linh Chi, nhất là Linh Chi Đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu. * Được biết núi Phú Sĩ của Nhật Bản là nơi thích nghi nhất cho việc trồng nấm Linh Chi, vì mùa Đông có tuyết rơi, mùa hè trên 70 độ F, đêm hoàn toàn tối và ngày có đủ ánh sáng cho chu trình phát triển của Linh Chi. * Vì thế Linh Chi của Nhật Bản có giá trị Dược liệu cao nhất. 13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì? Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments. Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi: * Trị đau nhức. * Chống dị ứng. * Phòng ngừa viêm cuống phổi. * Kháng viêm. * Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.) * Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do. * Chống ung thư. * Kháng siêu vi. * Làm giảm huyết áp. * Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch. * Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt. * Long đàm (nghiên cứu ở chuột). * Chống HIV. * Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận. Dược tính này có được nhờ hoạt tính của: * Beta và hetero-beta- glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch). * Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch). * Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp) Có thể tham khảo một website online tại địa chỉ: http://www.namlinhchi.ewebsite.com/ Đây là một một trang cung cấp nhiều thong tin bổ ích về nấm linh chi. Nguồn tài liệu: http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=4660 (Xem ngày 28/10/2010) http://linhchi.co.kr/home/linh-chi-tac-dong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-nguoi-lao-dong/ (Xem ngày 28/10/2010) http://www.linhchi.net/tu-van-nam-linh-chi/151-cong-dung-cua-nam-linh-chi-va-tam-that.html (Xem ngày 28/10/2010) http://www.namlinhchi.ewebsite.com/articles/congdungcuanamlinhchi.html (Xem ngày 28/10/2010) . từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào? 11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào? 12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào? 13. Nấm Linh. nấm Linh Chi? 5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi? 6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi? 7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh

Ngày đăng: 24/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan