Báo cáo: đề tài "Nghiên cứu phần mào đầu của SDH'''' pot

25 1.3K 17
Báo cáo: đề tài "Nghiên cứu phần mào đầu của SDH'''' pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Bài tập lớn Môn Kỹ thuật ghép kênh Đề tài "Nghiên cứu phần mào đầu của SDH” Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội về nhiều mặt, các ngành công nghiệp không ngừng phát triển, trong đó ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng: các dịch vụ đa phương tiện mới xuất hiện ngày càng đa dạng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng cũng ngày càng cao, khắt khe hơn; các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn, thời gian tương tác nhanh hơn. Để đáp ứng những nhu cầu trên các công nghệ đã dần được phát triển Sự ra đời của công nghệ SDH đã tạo một bước ngoặt trong lĩnh vực viễn thông . Công nghệ SDH khắc phục các nhược điểm mà các thế hệ trước không đáp ứng được . Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu công nghệ mới, tại Trường Đại Học Thành Đô, em đã chọn đề tài là “ Nghiên cứu phần mào đầu của SDH Sau đây, em xin giới thiệu nội dung tìm hiểu đề tài gồm :  Chương 1 : Tổng quan về công nghệ SDH  Chương 2 : Chuyển mạch ATM trong SDH Mặc dù, đã hết sức cố gắng nhưng công nghệ SDH là một công nghệ mới, và do hạn chế về khả năng cũng như về thời gian nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn! Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh 2 Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SDH 1.1. Giới thiệu chung Như chúng ta biết mạng viễn thông là một tập hợp các trang thiết bị kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ viễn thông cho ngườì sử dụng. Ví dụ: mạng điện thoại cung cấp dịch vụ điện thoại, mạng điện báo cung cấp dịch vụ điện báo, mạng truyền số liệu cung cấp dịch vụ truyền số liệu v v Nhưng do đặc điểm lịch sử các mạng trên phát triển theo phương tiện kỹ thuật tương đối độc lập nhau. Nhờ sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học, ý tưởng về mạng thông tin số đa dịch vụ có thể phục vụ đầy đủ nhu cầu của người sử dụng đang dần được thực hiện. Trước năm 1970 mạng điện thoại để truyền tín hiệu thoại tương tự (Analog) và ghép kênh theo tần số (FDM). Trên các tuyến thông tin cự ly dài phương tiện truyền dẫn chủ yếu dùng cáp đồng trục và vi ba . Đầu những năm 70, các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu phát triển. Trên các hệ thống này chủ yếu sử dụng ghép kênh theo thời gian với ứng dụng của kỹ thuật điều xung mã, phương tiện truyền dẫn dùng cáp sợi quang và vi ba số. Nhờ kỹ thuật điều xung mã tín hiệu thoại có băng tần số từ 0,3 ÷3,4 kHz được chuyển thành tín hiệu số có tốc độ 64 kbit/s. Nhưng nếu truyền riêng biệt mỗi kênh 64 Kbit/s đi xa sẽ rất tốn kém. Vì vậy kỹ thuật ghép các tín hiệu 64 kbit/s theo kỹ thuật ghép kênh theo thời gian thành các luồng sơ cấp và sau đó lại tiến hành ghép kênh để được các luồng số bậc cao hơn. Các cấp truyền dẫn theo kiểu ghép như vậy gọi là cận đồng bộ (PDH). PDH đã tăng được dung lượng truyền dẫn, nhưng vẫn còn một số nhược điểm nhất định. Nhờ sự phát triển của công nghệ viễn thông, nhất là trong việc tìm kiếm được một môi trường truyền dẫn lý tưởng là cáp sợi quang (có băng tần rất lớn, suy giảm nhỏ, không bị xuyên nhiễu v v ), công nghệ SDH ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng thông tin cũng như nhu cầu đa dịch vụ của người sử dụng, đồng thời giúp cho người quản lý khai thác mạng được thuận lợi hơn nhờ việc điều khiển mạng chủ yếu bằng phần mềm. Hệ thống phân cấp số đồng bộ SDH tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụ viễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà thuê bao, người khai thác cũng như các nhà sản xuất. Việc đưa SDH vào sử dụng không những cho phép tạo ra một thiết bị truyền dẫn được tiêu chuẩn hóa có qui mô quốc Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 tế, mà còn giúp thỏa mãn các yêu cầu đang tăng nhanh về kênh truyền dẫn linh hoạt hơn, có dung lượng lớn hơn và về các kênh truyền dẫn băng rộng. Các tiêu chuẩn về SDH thực sự bắt đầu vào năm 1985 tại Mỹ. Khởi đầu là các nỗ lực nhằm tạo ra một giao tiếp quang có thể hoạt động với tất cả các hệ thống truyền dẫn khác nhau (theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc Bắc Mỹ). Sau đó các tiêu chuẩn này được mở rộng dần lên để sử dụng cho mạng hiện tại, cho cả các loại tín hiệu trong tương lai cũng như được tính cả cho mục đích vận hành và bảo dưỡng. Năm 1990, theo quyết định của ETSI (Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu) một thế hệ mới của loạt khuyến nghị G707, G708, G709 ra đời, đồng thời các khuyến nghị về thiết bị ghép kênh, giao tiếp quang, thiết bị vòng thuê bao, thiết bị quản lý mạng được phê duyệt, tiếp tục nghiên cứu các khuyến nghị về thiết bị nối chéo, cấu trúc mạng. Một đặc điểm quan trọng của các tiêu chuẩn mới là các kênh tín hiệu số riêng biệt có thể được ghép và tách ra khỏi một tín hiệu SDH từ mức phân cấp cao hơn mà không cần phải tách kênh đối với tín hiệu tổng, khả năng tách và ghép kênh mà không làm thay đổi dòng số liệu chính này sẽ cho phép tạo ra các mạng vòng. Khi các tiêu chuẩn SDH đã được xác định, các nhà phát minh ra nó đã tính đến những sự phát triển thấy trước theo hướng của các mạng số thống nhất hóa đa dịch vụ băng rộng (B - ISDN), chẳng hạn như chế độ chuyển giao không đồng bộ (ATM) và các mạng thành phố (MAN). Các thành phần của mạng SDH trong tương lai, chẳng hạn như thiết bị đường dây đồng bộ (155 Mbit/s đến 2.5 Gbit/s hoặc cao hơn), các bộ ghép luồng xen/rẽ thông minh, các bộ ghép luồng linh hoạt, các hệ thống kết nối chéo kết hợp với hệ thống quản lý mạng sẽ giúp tạo ra các mạng truyền dẫn mềm dẻo. Bằng việc sử dụng chuyển mạch của các kết nối tín hiệu số và chuyển mạch bảo vệ đường dây, mạng SDH sẽ tận dụng tối đa khả năng truyền dẫn sẵn có. Các mạng linh hoạt còn cho phép giám sát và điều hành mạng một cách hiệu quả cũng như cải tiến các phương án bảo dưỡng duy trì hệ thống. Cả hai yếu tố trên đều giúp cho việc giảm bớt các chi phí vận hành. Mạng băng rộng SDH cho phép truyền đưa các tín hiệu TV chất lượng cao, có thể kết hợp mạng vùng (LAN) với mạng thành phố (MAN), có thể cung cấp dịch vụ video hội nghị, điện thoại thấy hình, cầu truyền hình và các ứng dụng khác cho các luồng số tốc độ từ 1,544 Mbit/s đến 155,520 Mbit/s, giải quyết cơ bản các nhược điểm của PDH, mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ viễn thông. Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 1.2. Hệ thống truyền dẫn phân cấp số cận đồng bộ( SDH ) 1.2.1. Khái niệm về SDH SDH được hình thành và phát triển trên cơ sở các tiêu chuẩn của mạng thông tin quang đồng bộ SONET, năm 1988 các tiêu chuẩn của SDH như tốc độ bit, kích cỡ khung tín hiệu, cấu trúc bộ ghép, trình tự sắp xếp các luồng nhánh … đã được ITU-T ban hành. Tốc độ bit của SDH gồm có: STM-1 = 155,52 Mbit/s STM-4 = 4 x STM-1 = 622,08 Mbit/s STM-8 = 8 x STM-1 = 1244,16 Mbit/s STM-12 = 12 x STM-1 = 1866,24 Mbit/s STM-16 = 16 x STM-1 = 2488,32 Mbit/s STM-64 = 64 x STM-1 = 9953,28 Mbit/s Đến năm 1990 ITU-T đã chính thức ban hành các tiêu chuẩn của SDH : G.707, G708 và G709, cho biết chi tiết các tiêu chuẩn quốc tế bao hàm các quá trình ghép đồng bộ và truyền dẫn đồng bộ. Các chuẩn hóa đưa ra một số khuyến nghị trong đó bao gồm các tốc độ truyền dẫn số cận đồng bộ (loại trừ 8 Mbit/s). Các tín hiệu nhánh có thể được gói trong một container kích cỡ tiêu chuẩn và được đặt vào một vị trị dễ dàng nhận dạng trong cấu trúc ghép. Cấu trúc ghép cũng cung cấp các kênh quản lý mạng gắn vào. 1.2.2. Các đặc điểm của SDH • Ưu điểm của SDH  Giao diện đồng bộ thống nhất, nhờ vậy mà trên mạng SDH có thể sử dụng các chủng loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau.  Nhờ việc sử dụng các con trỏ mà việc tách/ghép các luồng nhánh tín hiệu STM-N đơn giản và dễ dàng.  Có thể ghép được các loại tín hiệu khác nhau một cách linh hoạt, không chỉ tín hiệu thoại mà cả các tín hiệu khác như tế bào ATM, Data… đều có thể ghép vào khung SDH.  SDH cho phép đáp ứng được tất cả các dịch vụ mới như ATM, FDDI, DQDB.  Thông qua việc sử dụng cấu hình vòng kín (Ring Network), nối chéo mắt lưới, bảo vệ m:n, giám sát chất lượng mà SDH đạt được độ an toàn cao và tiến tới mạng thông minh. Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4  Dung lượng các byte dành cho quản lý và bảo dưỡng lớn. Các kênh quản lý mạng cung cấp các khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng (OAM) cho phép mạng được quản lý có hiệu quả.  Phần tử mạng SDH hoạt động dựa trên mạng SDH và cấu trúc ghép kênh của SDH cho phép giảm đáng kể số lượng thiết bị, do đó chi phí lắp đặt, đi dây giảm đáng kể. Đồng thời các giao tiếp quang cho phép nâng cao khả năng truyền đến trên 100 km mà không cần phát lặp ở tốc độ 2,5 Gbit/s. • Các nhược điểm của SDH  Việc hiệu chỉnh Byte-Byte làm tăng Jitter hơn kiểu Bit-Bit của PDH.  Số lượng byte trong phần mào đầu lớn, do vậy hiệu suất truyền tin thấp.  Đồng hồ phải được cung cấp từ ngoài . 1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa PDH và SDH Có thể tóm tắt sự khác nhau giữa kỹ thuật PDH và kỹ thuật SDH như sau: PDH SDH Bộ dao động nội dao động tự do Dao động nội được điều khiển đồng bộ với nguồn đồng hồ ngoài Ghép kênh không đồng bộ Ghép kênh đồng bộ Có cấu trúc khung đặc trưng cho mỗi cấp Cấu trúc khung không đồng nhất Ghép luồng theo nguyên lý xen bit Ghép luồng theo nguyên lý xen byte Đồng bộ theo nguyên lý xen bit Đồng bộ theo nguyên lý hiệu chỉnh dương/âm/zero xen byte Truy xuất luồng riêng lẻ sau khi giải ghép đến cấp tương ứng Truy xuất trực tiếp từ luồng tốc độ cao hơn Tốc độ chuẩn hoá chỉ lên đến 140 Mbit/s. Cấu trúc khung đồng nhất từ cấp cơ sở 155,52 Mbit/s đến cấp cao hơn. Mối quan hệ giữa khung truyền với các khung nhánh không được ghi lại, do đó không thể truy nhập trực tiếp đến từng kênh nhánh mà không cần tách kênh. Sử dụng con trỏ để ghi lại quan hệ pha từng khung nhánh với luồng tổng, do đó có thể truy nhập trực tiếp đến từng nhánh mà không cần phải tách kênh hoàn toàn. Hệ thống SDH được thiết kế chủ yếu dành cho tín hiệu thoại nên không đáp ứng các dịch vụ băng rộng tương lai. SDH có khả năng vận chuyển hầu hết các dạng tín hiệu đang sử dụng đồng thời đáp ứng các dạng tín hiệu mới như ATM… Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 1.3. Cấu trúc SDH 1.3.1. Sơ đồ khối bộ ghép Bộ ghép SDH được ITU-T lựa chọn và dùng để chế tạo thành thiết bị như hình vẽ 1.1. Quá trình ghép các luồng nhánh thành luồng tổng STM-N giữa Châu Âu và Bắc Mỹ khác nhau ở chỗ: Châu Âu sử dụng khối AU-4, còn Bắc Mỹ sử dụng khối AU-3. Hình 1.1. Sơ đồ khối bộ ghép SDH tiêu chuẩn Có hai phương pháp hình thành tín hiệu STM-N. Phương pháp thứ nhất qua AU-4 và phương pháp thứ hai qua AU-3. Phương pháp thứ nhất được sử dụng ở Châu Âu và một số nước khác trong đó có Việt Nam, phương pháp thứ hai được sử dụng tại Bắc Mỹ, Nhật và một số nước khác. Tín hiệu AU-4 được hình thành từ một luồng nhánh 139264 kbit/s, hoặc 3 luồng nhánh 34368 kbit/s, hoặc 63 luồng nhánh 2048 kbit/s thuộc phân cấp số PDH của Châu Âu. AU-3 được tạo thành từ một luồng nhánh 44736 kbit/s, hoặc từ 7 luồng nhánh 6312 kbit/s hoặc từ 84 luồng nhánh 1544 kbit/s. Cũng có thể sử dụng 63 luồng 1544 kbit/s để thay thế cho 63 luồng 2048 kbit/s ghép thành tín hiệu STM-1 qua TU-12,.,AU-4. 1.3.2. Chức năng các khối trong bộ ghép  Container C-n (n=1,…,4) Trước khi các luồng thông tin đồng bộ hay cận đồng bộ được đưa vào khung STM-1 đều phải được chèn vào một Container. Thuật ngữ Container dùng để chỉ dung lượng truyền đồng bộ mạng. Đơn vị kích thước của Container tính bằng byte. Kích thước này được truyền trong mỗi 125 µs. Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 Số bit trong 125 µs của luồng số luôn luôn nhỏ hơn kích thước của Container tương ứng của nó. Để các luồng số vào vừa vặn với các Container đòi hỏi phải chèn thêm từng bit hoặc từng byte vào ( chèn dương, chèn không hay chèn âm).  Container ảo VC –n VC-n là một khối thông tin gồm phần tải trọng do các TUG hoặc C-n tương ứng cung cấp và phần mào đầu tuyến POH. POH được sử dụng để xác định vị trí bắt đầu của VC-n, định tuyến, quản lý và giám sát luồng nhánh, đảm bảo các mức độ tin cậy vận chuyển container từ nguồn đến đích. Trong trường hợp sắp xếp không đồng bộ các luồng nhánh vào VC-n thì phải tiến hành chèn bit. Tuỳ thuộc vào kích cỡ, một VC có thể được truyền vào STM-1 hoặc được chèn vào một VC lớn hơn để đưa vào khung STM-1. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa các VC cấp cao (HOVC) và các VC cấp thấp (LOVC). Các VC cấp thấp là VC-11, VC-12, VC-2, các VC cấp cao là VC-3, VC-4.  Đơn vị luồng nhánh TU-n TU là một khối thông tin bao gồm một Container ảo cùng mức và một con trỏ khối nhánh để chỉ thị khoảng cách từ con trỏ khối nhánh đến vị trí bắt đầu của Container ảo VC-3 hoặc VC-n mức thấp. Theo các đơn vị luồng nhánh TU ta có các con trỏ tương ứng sau : TU-3 → con trỏ TU-3( TU-PTR-3) TU-2 → con trỏ TU-2( TU-PTR-2) TU-12 → con trỏ TU-12( TU-PTR-12) TU-11 → con trỏ TU-11( TU-PTR-11)  Nhóm đơn vị luồng nhánh TUG-n (n=2,3) TUG-n được hình thành từ các khối nhánh TU-n hoặc từ TUG mức thấp hơn. TUG- n tạo ra sự tương hợp giữa các container ảo mức thấp và container ảo mức cao hơn. Ta có các TUG là : TUG-2 và TUG-3, trong đó : - TUG-3 được tạo thành từ 7xTUG-2 hoặc 1xTU-3. - TUG-2 được tạo thành từ 4xTU-11 hoặc 3xTU-12 hoặc 1xTU-2.  Khối đơn vị quản lý mức AU-n AU-n là một khối thông tin bao gồm một VC-n cùng mức và một con trỏ khối quản lý để chỉ thị khoảng cách từ con trỏ khối quản lý đến vị trí bắt đầu của container ảo cùng Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 mức. Các con trỏ được thêm vào các container cấp cao như VC-3, VC-4 gọi là con trỏ AU-PTR tạo thành đơn vị quản lý AU . Chức năng của các con trỏ AU-PTR là ghi nhận quan hệ pha giữa khung STM-1 và VC tương ứng, ngoài ra còn được dùng để hiệu chỉnh khi cần thiết. Có hai loại con trỏ AU-PTR là AU-PTR-4 và AU-PTR-3. Vì STM-1 truyền ba VC-3 trong khung STM-1 nên sẽ có 3xAU trong STM-1. Cũng có thể xen ba VC-3 vào một VC-4 rồi đưa vào STM-1 thông qua AU-4.  Nhóm các khối quản lý AUG Nhiều AU có thể được ghép xen kẽ từng byte tới một nhóm đơn vị quản lý AUG. Cấu trúc khung của AUG chính là cấu trúc khung của STM-1 khi chưa có mào đầu vùng SOH. Một AUG có thể cấu thành từ 1x AU-4 hoặc 3xAU-3.  Module truyền tải đồng bộ mức N STM-N (N=1, 4, 16, 64) STM-N cung cấp các kết nối lớp đoạn trong SDH, bao gồm phần tải trọng là N x AUG và phần đầu đoạn SOH để đồng bộ khung, quản lý và giám sát các trạm lặp và các trạm ghép kênh. 1.3.3. Cấu trúc khung SDH Theo khuyến nghị G709, các khung tín hiệu trong SDH được tổ chức thành khối thông tin có 9 dòng x n cột và có chu kỳ là 125µs. 1.3.3.1. Khung VC-3 và VC-4 Cấu tạo khung VC-3 và VC-4 như hình 1.2 sau đây: Hình 1.2. Cấu trúc khung VC-3 (a) và VC-4 (b) Trình tự truyền các byte trong khung là từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Trình tự truyền các bit trong một byte là bit có trọng số lớn nhất truyền đầu tiên và bit có trọng số bé nhất truyền cuối cùng. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại khung tín hiệu trong SDH. Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 1.3.3.2. Cấu trúc khung và đa khung VC-n, TU-n mức thấp Đặc điểm của các khung VC-n và TU-n mức thấp là số byte rất ít so với VC-n và TU-n mức cao. Vì vậy phải sắp xếp thành đa khung có 4 khung để sử dụng một số byte mào đầu tuyến và một con trỏ như hình 1.3. Trong mỗi đa khung VC-n mức thấp có 4 byte VC-n POH, được ký hiệu là V5, J2, N2, và K4. Hình 1.3. Cấu trúc khung và đa khung VC-n và TU-n mức thấp 1.3.3.3. Cấu trúc khung STM-1 Cấu trúc khung STM-1 như hình : Hình 1.4. Cấu trúc khung STM-1 Khung STM-1 gồm 2430 byte được xếp thành một ma trận có 9 hàng mỗi hàng ghép 270 cột. Thời gian cho mỗi khung STM-1 là 125 µs . Khung STM-1 gồm ba khối : − Khối mào đầu vùng SOH(Section Overhead). − Khối con trỏ (Pointer) . − Khối tải trọng . Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh [...]... hiệu STM-1, và tốc độ của tín hiệu STM-N là Nx155,52 Mbit/s ( N là số nguyên dương) Nguyên lý ghép kênh trong khung STM-N :  Trong quá trình ghép kênh các byte trong vùng tải trọng của các STM cấp thấp hơn được ghép xen kẽ từng byte và tải trực tiếp vào vùng tải dữ liệu của khung STM-N mà không cần bộ đệm  Các byte mào đầu SOH của khung STM-N được tạo thành từ các byte mào đầu SOH của NxSTM-1 riêng... của contenơ ảo 2.2 Giới thiệu về ATM và khả năng của ATM 2.2.1 Khái niệm cơ bản về ATM B-ISDN theo ITU-T dựa trên cơ sở truyền không đồng bộ ATM Như vậy ATM sẽ là nền tảng của B- ISDN trong tương lai Hình 2.1 : Cấu trúc khung thời gian trong STM Kênh không sử dụng Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 Phần tiêu đề của tế bào ATM Phần thong tin của. .. (POS) 2.7.1 Cấu trúc tế bào ATM Trước hết giới thiệu cấu trúc của tế bào ATM Tế bào ATM có cấu trúc như hình 2.1 Thư tự các byte Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 Hình 2.8 Cấu trúc tế bào ATM Tế bào ATM có hai phần: đầu đềtải trọng Đầu đề có 5 byte và tải trọng chiếm 48 byte Trong đầu đề có các bit sử dụng cho định tuyến, điều khiển luồng và... bào ATM Mỗi hang của khung C-3/C-4 không phải là bội số nguyên của 53 byte, vì vậy tế bào cuối cùng của các dòng trong khung VC-3/VC-4 có một số byte phải ghép xuống đầu hàng của dòng tiếp theo Tổng số byte trong khung C-3/C-4 dành để sắp xếp các tế bào ATM bằng 756/2340 byte Số byte này không là bội số nguyên của 53 byte, vì vậy tế bào cuối cùng trong khung có một số byte chuyển sang đầu khung tiếp... tra lỗi đầu đề (HEC) đóng vai trò như từ mã đồng bộ khung và được sử dụng để tái tạo tế bào tại phía thu (1) Sắp xếp vào khung VC-3/VC-4 Khi sắp xếp luồng tế bào ATM vào VC-3/VC-4 cần đồng chỉnh biên giới byte của tế bào với biên giới của VC-3/VC-4 Trình tự sắp xếp như hình 2.2 Bài tập lớn môn Kỹ thuật ghép kênh Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông VC-3 / VC-4 POH Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 H- Đầu đề Hình... thành từ các byte mào đầu SOH của NxSTM-1 riêng lẻ  Các byte con trỏ của NxSTM-1 riêng lẻ được ghép vào khung STM-N tại vị trí thích hợp Trong quá trình ghép vị trí của tín hiệu hữu ích của từng STM-1 riêng lẻ có thể thay đổi so với vị trí ban đầu củađể thích hợp với sự khác nhau về pha giữa STM-1và STM-N Mỗi giá trị con trỏ của các luồng riêng lẻ phải được điều chỉnh cho phù hợp theo sự khác nhau... byte của mỗi tế bào so với cấu trúc contenơ ảo đơn hoặc kết chuỗi các contenơ ảo Vì dung lượng contenơ ảo hoặc kết chuỗi contenơ ảo không bằng bội số nguyên lần độ dài tế bào (53 byte) nên cho phép tế bào cuối cùng trong khung VC-n chuyển sang khung VC-n tiếp theo Trường tin của tế bào (48 byte) được trộn trước khi sắp xếp Phía thu giải trộn trường tin trước khi chuyển tế bào vào lớp ATM Đầu đề của. .. thế hệ mới ( phương pháp chuyển tiếp khung) của mạng ATM Rõ ràng nút mạng ATM hầu như không phải xử lý thông tin điều khiển nào trong khi đó nút mạng của hệ thống chuyển gói thế hệ cũ phải xử lý rất nhiều thông tin - Độ trong suốt về mặt thời gian ( time transferency) Các dịch vụ thời gian thực yêu cầu dòng bit có trễ rất ngắn khi được truyền từ đầu phát tới đầu thu Có thể phân biệt hai loại trễ : trễ... bào ATM Hình 4.6 trình bày một bộ ghép kênh SDH Hình 2.6 Bộ tập trung ATM Ngược lại bộ tập trung ATM ,tất cả các tế bào trống đều được tách ra khỏi dòng tế bào mang thông tin có ích Vì vậy dung lượng thôngtin tại đầu ra của bộ tập trung ATM nhỏ hơn tổng dung lượng thông tin đầu vào , điều này được minh hoạ trên hìng 4.6 Bộ tập trung ATM tháo các tế bào ATM ra khỏi khung truyền dẫn ( trên hìng vẽ là... sang đầu khung tiếp theo (2) Sắp xếp vào VC-4-Xc Trong trường hợp kết chuỗi liền kề X khung VC-4 cần phải đồng chỉnh biên giới tế bào ATM so với biên giới của VC-4-Xc Do dung lượng của VC-4-Xc không phải là bội số nguyên của 53 byte nên byte cuối cùng của tế bào trong khung VC-4 được phép chuyển sang khung VC-4 hoặc VC-4-Xc tiếp theo Trước khi sắp xếp, độn cố định X-1 cột vào liền sau cột VC-4 POH (hình2.3) . khuôn khổ của đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu công nghệ mới, tại Trường Đại Học Thành Đô, em đã chọn đề tài là “ Nghiên cứu phần mào đầu của SDH. kênh Đề tài "Nghiên cứu phần mào đầu của SDH” Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4 LỜI NÓI ĐẦU Cùng

Ngày đăng: 23/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Hệ thống truyền dẫn phân cấp số cận đồng bộ( SDH )

    • 1.2.1. Khái niệm về SDH

    • 1.2.2. Các đặc điểm của SDH

    • 1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa PDH và SDH

    • 1.3. Cấu trúc SDH

    • 1.3.1. Sơ đồ khối bộ ghép

    • 1.3.2. Chức năng các khối trong bộ ghép

    • 1.3.3. Cấu trúc khung SDH

      • 1.3.3.1. Khung VC-3 và VC-4

      • Cấu tạo khung VC-3 và VC-4 như hình 1.2 sau đây:

      • Trình tự truyền các byte trong khung là từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Trình tự truyền các bit trong một byte là bit có trọng số lớn nhất truyền đầu tiên và bit có trọng số bé nhất truyền cuối cùng. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại khung tín hiệu trong SDH.

      • 1.3.3.2. Cấu trúc khung và đa khung VC-n, TU-n mức thấp

      • 1.3.3.3. Cấu trúc khung STM-1

      • 1.3.3.4. Cấu trúc khung STM-N

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan