TIỂU LUẬN: Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng docx

89 401 0
TIỂU LUẬN: Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN: Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay sự phát triển của dịch vụ thông tin di động nội vùng tại một số Thành phố lớn ở Việt Nam đang thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, tác động trực tiếp tới những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng như những khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Việc số lượng thuê bao của dịch vụ Cityphone ở Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng sau 2 năm triển khai chứng tỏ đây là hướng đi đúng của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thị trường dịch vụ điện thoại di động đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty điện tử viễn thông Quân đội (Vietel), Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty viễn thông Hà Nội (Hà Nội Telecom). Dịch vụ thông tin di động nội vùng Cityphone với tính chất là cùng họ với dịch vụ điện thoại cố định nên có những ưu điểm hơn hẳn so với các dịch vụ điện thoại di động khác như giá cước rẻ, bảo vệ môi trường. Do đó, để phục vụ những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động thì phát triên loại hình dịch vụ điện thoại di động là một hướng đi đúng hướng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng do VNPT triển khai tạiNộiThành phố Hồ Chí Minh, dựa vào những ưu điểm của dịch vụ, tác giả đã nghiên cứu về công nghệ sử dụng để cung cấp dịch vụ di động nội vùng, nghiên cứu điều kiện cụ thể của Bưu điện Thành phố Hải Phòng đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG I. Khái niệm, yêu cầu và chức năng của dịch vụ di động nội vùng . 1. Khái niệm: Nói chung hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về di động nội vùng. Tuy nhiên khi xét dưới góc độ về hệ thống cũng như dịch vụ chúng ta thấy dịch vụ di động nội vùng hình thành dựa trên tính di động hạn chế của thuê bao. Nó được định nghĩa như sau: “Di động hạn chế là một ứng dụng mà nhờ nó nhà khai thác dịch vụ tạo ra khả năng di động hạn chế cho các thuê bao trong phạm vi một vùng địa lý nhất định dựa trên các hệ thống truy nhập vô tuyến”. Như vậy trước hết ta có thể hiểu là dịch vụ thông tin di động nội vùng đơn giản là dịch vụ thông tin di động, nhưng trong đó các thuê bao di động chỉ có thể truy nhập mạng để sử dụng dịch vụ khi di chuyển trong một vùng địa lý nhất định, ví dụ như một hoặc một số thị trấn, thị xã, một tỉnh hoặc một số tỉnh thành… Do vậy hệ thống thông tin di động nội vùng là hệ thống hình thành dựa trên công nghệ truy nhập vô tuyến, với cấu trúc cho phép dịch vụ tới các thuê bao chỉ được phép di động trong một vùng địa lý nhất định 2. Một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động nội vùng. Với quan niệm về hệ thống thông tin di động nội vùng trình bày như ở trên, người ta đã đưa ra một số yêu cầu chung có tính đặc thù của hệ thống di động nội vùng.  Mục tiêu đặt ra khi triển khai dịch vụ di động nội vùng: - Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ thoại, truy nhập tốc độ cao với giá cước trung bình và thấp. - Đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ viễn thông cho mọi đối tượng khách hàng khác nhau, phân bố trên các vùng, miền, khu vực khác nhau.  Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ di động nội vùng - Có nhu cầu và công việc phải di chuyển thường xuyên trong khu vực hẹp ví dụ như trong một tỉnh thành phố nào đó. - Có thu nhập hàng tháng ở mức thấp và vừa. - Có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản như thoại, data, Fax.  Công nghệ và giải pháp đối với dịch vụ di động nội vùng. - Sử dụng các công nghệ vô tuyến hiện có trên thế giới như PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu),… - Giải pháp tổ chức mạng thông tin di động nội vùng thường dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến WLL, cấu trúc hệ thống vô tuyến tế bào. - Đảm bảo chi phí đầu tư, khai thác, bảo dưỡng thấp. Để thực hiện được điều này thì hệ thống thông tin di động nội vùng phải tận dụng được cơ sở hạ tầng của mạng hiện có như PSTN, IDSN,… II. Công nghệ ứng dụng trong dịch vụ thông tin di động nội vùng 1. Mở đầu Xu thế vô tuyến hóa các mạng thâm nhập thuê bao đòi hỏi phải có các hệ thống thâm nhập vô tuyến cung cấp được các dịch vụ giống như mạng cố định hiện nay với giá cước nội hạt hoặc giá cước chấp nhân được đối với các thuê bao. Các hệ thống thông tin di động hiện đang sử dụng là các hệ thống băng hẹp chỉ cung cấp chất lượng thông tin hạn chế nhưng giá cước cao. Các hệ thống không dây tương tự hiện có bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiễu và không đảm bảo tính bảo mật cao cho người sử dụng. Trong bối cảnh đó các hệ thống cầm tay không dây số (Thông tin di động nội vùng) đã được nghiên cứu và đã cho ra một số công nghệ sử dụng cho thông tin di động nội vùng, đó là: PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu). Nhìn chung các hệ thống này cho phép cung cấp các dịch vụ như hệ thống điện thoại cố định với giá cước rất mềm dẻo. Ở đây chúng ta chỉ xét đến công nghệ CDMA và PHS sử dụng trong công nghệ nội vùng. 2. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ CDMA. Công nghệ CDMA là một công nghệ mới đang được sử dụng mạnh mẽ trong các hệ thống thông tin vô tuyến nói chung cũng như hệ thống di động tế bào và di động nội vùng nói riêng. Công nghệ này được xây dựng trên lý thuyết trải phổ. Đó là lý thuyết đã trở thành động lực cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp vô tuyến như: thông tin cá nhân, thông tin đa thâm nhập thuê bao vô tuyến ở mạng nội hạt, thông tin vệ tinh, đo cự ly xa, định vị toàn cầu… Nhằm tăng mật đọ sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang từng bước sử dụng và đổi mới công nghệ vô tuyến tiên tiến. Một hướng phát triển đơn giản, dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí là sử dụng giải pháp vô tuyến dưới góc độ mạng truy nhập vô tuyến mạch vòng, di động hạn chế hay di động không hoàn toàn. Phần này sẽ phân tích giải pháp thực hiện mạng thông tin di động nội vùng cho các hệ thống WLL dựa trên công nghệ CDMA. Hiện nay trên thị trường thường có hai hướng giải pháp chính cho công nghệ CDMA, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng thuê bao WLL và giải pháp dựa trên cấu trúc Cellular sử dụng MSC. 2.1 Giải pháp CDMA WLL dựa trên V5.2. 2.1.1. Đặc điểm hệ thống Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan trong hệ thống CDMA WLL. Bảng 1.1: Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan Ưu điểm Kỹ thuật liên quan Chất lượng thông tin tốt Chuyển giao mềm, mềm hơn.EVRC ( Enhanced Variable Rate CDEC) Các chức năng bảo mật cao. Đăng ký vị trí Phát triển dễ dàng và nhanh Hệ thống mạch vòng và vô tuyến nội hạt chóng Chống được cản trở trên đường truyền. Máy thu phân tập, máy thu phân luồng RAKE) Vùng phủ sóng rộng Bán kính tế bào rộng Hiệu suất sử dụng tần số cao Phân chia mã, điều khiển công suất, tốc độ mã hoá thay đổi Giao tiếp mở Giao diện chuẩn IS-95và V5.2 Độ rộng băng theo yêu cầu Điều chế công suất, tốc độ điều chế có thể thay đổi được 2.1.2. Lợi ích của hệ thống Một trong những ưu điểm của hệ thống CDMA WLL là nó có thể ứng dụng vào các hoàn cảnh môi trường khác nhau:  Sử dụng trong khu vực thành thị. Đối với viễn thông khu vực thành thị có các đặc điểm: - Mật độ dân cư cao. - Tốc độ lưu lượng cao, cơ sở hạ tầng khá. - Nhu cầu thông tin dữ liệu lớn. - Khó lắp đặt đường cáp thuê bao. Trong môi trường như vậy thì sử dụng hệ thống CDMA WLL có một số lợi ích sau: - Khả năng thông tin dữ liệu tốt. - Không cần thiết phải lắp BTS và SU phức tạp. - Dung lượng BTS lớn (trên 4RF, 3 sectors). - Chi phí đầu tư dễ mang lại hiệu quả.  Sử dụng trong các khu vực mới phát triển. Khu vực mới phát triểncác đặc điểm sau: - Thường là các thành phố vệ tinh bao quanh các thành phố lớn. - Mật độ dân cư cao ở một số vùng và thấp ở một số vùng khác. - Việc lắp đặt cáp đến các thuê bao là rất khó khăn vì dân số ở đây phát triển một cách ngẫu nhiên. Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong môi trường này: - Các dịch vụ triển khai nhanh. - Tính mềm dẻo cao khi điều kiện môi trường thay đổi. - Hiệu quả giá thành.  Sử dụng trong khu vực nông thôn. Các đặc điểm của khu vực nông thôn: - Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố rộng và không đồng đều. - Tồn tại các khu vực bán hàng. Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong khu vực này là: - Vùng phủ sóng rộng. - Hiệu quả giá thành. 2.1.3. Khả năng cung cấp dịch vụ. Chức năng chính của hệ thông CDMA WLL là thiết lập các kết nối giữa chuyển mạch nội hạt và các khối thuê bao. Chính bản thân hệ thống CDMA không có chức năng chuyển mạch. Tuy nhiên để thực hiện được các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung thì cần thiết phải có hệ thống CDMA chuyển tiếp tín hiệu gọi đến hoặc gọi đi giữa chuyển mạch LS (Local Switching) và các khối thuê bao. Hệ thống CDMA có thể cung cấp các loại dịch vụ sau:  Các dịch vụ cơ bản: - Chuyển các cuộc gọi bắt nguồn từ SU và các cuộc gọi kết thúc từ LS. - Gửi tín hiệu Hook – Flash. - Các loại cuộc gọi: Thoại âm thanh, facsimile nhóm 3 (G3), dữ liệu băng âm thanh, điện thoại thẻ (payphone) và dữ liệu số. - Phát tín hiệu DTMF (Dual Tone Multi Frequency).  Các dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ do chuyển mạch nội hạt cung cấp và được chuyển tiếp qua hệ thống CDMA WLL: - Quay số tắt. - Đường dây nóng. - Cuộc gọi loại trừ. - Cuộc gọi đánh thức. - Cuộc gọi chuyển giao. - Cuộc gọi chuyển tiếp. - Không quấy rầy. - Cuộc gọi giữ. - Cuộc gọi đợi. - Cuộc gọi ba chiều. - Hiển thị số cuộc gọi. - Tự động gọi lại. 2.1.4. Cấu trúc mạng CDMA WLL dựa trên giao diện V5.2 Hệ thống CDMA bao gồm các thiết bị:  WSC (Wireless Service Control): Khối điều khiển dịch vụ vô tuyến.  BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.  SU (Subscriber Unit): Khối thuê bao.  Giao diện IS-95 CDMA.  Giao diện V5.2.  PSTN: Là thông tin báo hiệu PSTN. 2.2 Giải pháp dựa trên MSC. Hệ thống thường bao gồm các thành phần sau:  Mạng vô tuyến RN (Radio Network): Gồm các trạm gốc BTS và các bộ điều khiển trạm gốc BSC  Mạng nói CN (Core Network) dựa trên MSC.  Mạng lõi chuyển mạch gói PCN (Packet Switched Core Network).  Trạm đầu cuối SU bao gồm cả cố định và di động.  Trung tâm quản lý mạng NMC (Network Maintenace Center). NMC thường cung cấp các chức năng sau: 2.3 Kết luận. Vậy với công nghệ CDMA có hai giải pháp để cung cấp dịch vụ thông tin di động nội vùng, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến (CDMA WLL) và cấu trúc dựa trên MSC. Giải pháp dựa trên mạch vòng vô tuyến có ưu điểm là có thể triển khai nhanh chóng với vốn đầu tư ban đầu thấp, bên cạnh đó còn có một số hạn chế về khả năng di động cũng như khả năng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay các nhà cung cấp thiết bị cũng đã thực hiện được một số cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, do vậy giải pháp này có thể triển khai phù hợp cho các vùng có mật độ thuê bao thấp, tốc độ phát triển không cao, ít tính năng, các thuê bao không có nhu cầu di chuyển trên một phạm vi rộng. Giải pháp dựa trên MSC thực chất là xây dựng một mạng di động hoàn toàn, tuy nhiên nhờ vào khả năng quản lý của hệ thống mà giải pháp này có khả năng cung cấp dịch vụ di động nội vùng cho một giải rất rộng. Do đó, giải pháp này sẽ tỏ ra rất hiệu quả khi triển khai mạng trên một phạm vi rộng, ví dụ như cho một hoặc nhiều tỉnh thành, với các chính sách di động hạn chế của thuể bao cho từng vùng cụ thể. 3. Công nghệ nội vùng dùng công nghệ PHS. Giải pháp ứng dụng công nghệ PHS ở chế độ công cộng trong thông tin di động nội vùng gồm giải pháp di động công cộng, giải pháp WLL và giải pháp công nghệ PHS trên nền IP (iPAS). 3.1. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS cho thông tin di động công cộng. Với giải pháp này, nhà khai thác PHS chỉ cần triển khai mới phần dữ liệu khách hàng, hệ thống quản lý mạng, các trạm thu phát vô tuyến. Còn các chức năng và các phần tử còn lại sẽ dựa vào mạng hiện có, đó là các mạng PSTN/ISDN. Giải pháp này được sử dụng phổ biến, có hiệu quả vì các thu phát vô tuyến chỉ cần kết nối với tổng đài ở gần thông qua giao diện hai dây, các trạm thu phát thường đặt cách nhau 300 – 500m để đảm bảo phủ sóng trong vùng có khả năng hỗ trợ di chuyển tốc độ cao. 3.2. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS – WLL. Mạng PHS – WLL gồm có các thành phần chính:  LE là một tổng đài của mạng PSTN/ISDN.  Bộ điều khiển truy nhập WLL (WAC)  Trạm ô WLL (WCS)  Trạm lặp WLL (WRS)  Khối thuê bao WLL (WSU)  Trạm cá nhân WLL (WPS) Để khắc phục hạn chế trên của hệ thống PHS – WLL người ta đã đưa ra giải pháp sử dụng PHS trên nền IP, gọi là hệ thống di động nội vùng iPAS. 3.3. Giải pháp sử dụng công nghệ PHS trên nền IP (iPAS). 3.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống iPAS. a) Mở đầu. iPAS là hệ thống truy nhập cá nhân PHS dựa trên nền IP (iPAS: IP based personal Access System) của hãng UTStarcom. Đây là một ứng dụng sáng tạo của [...]... Hà Nội hiện đang cung cấp các dịch vụ:  Dịch vụ thoạiCác dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…  Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc độ cao Mega VNN,… - Cấu hình hệ thống di động nội vùng tạiNội Mạng di động nội vùng tại Thành phốNội dự kiến sẽ phủ sóng cho 7 quận nội. .. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng 1 Quá trình hình thànhphát triển Bưu điện Thành phố Hải Phòng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Quá trình hình thànhphát triển của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể chia ra các giai đoạn chính sau: a)... của dịch vụ di động nội vùng, VNPT cần nhân rộng mô hình phát triển dịch vụ này cho các địa phương khác trong cả nước Trong đó, việc phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng là điều cần thiết vì đây là 1 thành phố lớn trong cả nước, la nơi tập trung dân cư và mức sống và điều kiện của người dân phù hợp với việc sử dụng điện thoại di động nội vùng như dịch vụ Cityphone... thoạiCác dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…  Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc độ cao Mega VNN… b) Cấu hình hệ thống vô tuyến nội thị iPAS tại Thành phố Hồ Chí Minh Mạng vô tuyến nội thị iPAS tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ phủ sóng cho 12 quận nội thành với tổng di n... trạm thu phát nhiều, dẫn đến khả năng sự cố hư hỏng tăng - Tốc độ di động cuả thuê bao còn hạn chế III Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ di động nội vùng 1 Kinh nghiệm của Thành phốNội 1.1 Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tạiNội a) Triển khai hệ thống iPAS tạiNội - Cấu hình chung của mạng viễn thông Hà Nội Mạng Viễn thông Hà Nội hiện nay chia thành hai công ty Điện thoại, với... được khoảng 160.000 thuê bao tính ở cả hai Thành phố Hiện nay Bưu điệnNộiBưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cùng đang triển khai pha 3 của quá trình xây dựng mạng lưới, nâng dung lượng tổng đài tạiNội lên 100.000 số và dung lượng tổng đài tại Thành phố Hồ Chí Minh lên 200.000 số Thành công của việc triển khai dịch vụ di động nội vùng tạiNộiThành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định đây là một... cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ di động nội vùng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ Cityphone Ngoài ra hình ảnh và biểu tượng của dịch vụ Cityphone còn xuất hiện thường xuyên tại các Bưu điện trung tâm, trong cac chiến dịch khuyến mại lớn tạo ấn tượng sâu trong lòng mỗi người Bưu điện Thành phốNội còn tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội tạiNội để quảng... được 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng Để sử dụng dịch vụ, người dùng chỉ cần soạn tin nhắn và gửi đến các số di động khác của VinaPhone và MobiFone như bình thường  Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ với công chúng Bưu điện Thành phốNội đã có rất nhiều hình thức quảng cáo để đưa dịch vụ di động nội vùng trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô Bưu điệnNội đã thành lập... điện Hải Phòng đã chủ động khôi phục và củng cố 32km đường dây cáp, tổng đài điện 1000 số Cuối năm 1975 Bưu điện Hải Phòng đã lắp đặt mạng điện thoại tự động loại 1000 số hiện đại Năm 1978 Bưu điện Hải Phòng lắp đặt và đưa vào khai thác tổng đài điện thoại di động, ưu tiên phục vụ các cơ quan lãnh đạo thành phố và một số ngành kinh tế trọng điểm Năm 1979 ngành đưa vào sử dụng các loại tổng đài tự động. .. một dịch vụ di động phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân, phục vụ cho những người có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động Cùng với quá trình phát triển mạng lưới và các hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng thì số lượng người sử dụng dịch vụ này đang tăng lên nhanh chóng, dịch vụ đã từng bước tạo được niềm tin cho người sử dụng Với những thành công trên của dịch vụ . cấp dịch vụ di động nội vùng, nghiên cứu điều kiện cụ thể của Bưu điện Thành phố Hải Phòng đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng. TIỂU LUẬN: Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng LỜI

Ngày đăng: 23/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan