Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước theo pháp luật hiện hành , thực trạng và giải pháp doc

11 644 0
Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước theo pháp luật hiện hành , thực trạng và giải pháp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Phần I. Mở đầu 1 Phần II. Nội dung 1 I.Khái niệm kinh tế, chính sách kinh tế chế độ kinh tế 1 II. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước. 2 III. Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo pháp luật hiện nay. 2 1.Cơ sở pháp lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 3 3. Các chính sách cơ bản của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3 IV. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo pháp luật hiện hành 5 1.Những điểm tích cực. 5 2. Những mặt hạn chế, thiếu sót. 6 V. Phương hướng, giải pháp. 7 Phần III. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 8 9 PHẦN I.MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế đất nước là một chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, trải qua hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng: Bộ mặt nền kinh tế Việt Nam được thay đổi; nước ta từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nước kém 1 phát triển với mức GDP bình quân đầu người dưới 100 USD/năm ( những năm 80 của thế kỉ XX) trở thành một nước đang phát triển với mức GDP đạt sấp sỉ 1400 USD/ năm… Đó là cả một bước tiến dài. Sự phát triển nhanh chóng đó là nhờ các chính sách đúng đắn của nhà nước trong vấn đề phát triển nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt năm 2007 nước ta tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu một bước tiến mới trong chiến lược phát triển kinh tế Quốc gia. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn chưa thực sự được các nước trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Chính vì vậy trong bài tiểu luận này em xin trình bày về vấn đề “ Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực trạng giải pháp”. Qua đó nêu nên thực trạng phát triển kinh tế theo Hiến pháp cũng như pháp luật hiện hành, đồng thời em cũng xin trình bày một số giải pháp mang tính chất chủ quan của bản thân trong chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. PHẦN II. NỘI DUNG. I.Khái niệm kinh tế, chính sách kinh tế chế độ kinh tế. Về khái niệm kinh tế ta có thể hiểu như sau: Kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Về khái niệm chế độ kinh tế là hệ thống các nguyên tắc, những quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định; nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của nhà nước, của chế độ xã hội. Còn về chính sác kinh tế ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Chính sách kinh tế là hệ thống các biện pháp của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nhằm điều hành nền kinh tế quốc dântrong từng giai đoạn nhất định đáp ứng 2 yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, thể hiện rõ vai trò của nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế có thể mang tính chất đường lối, chiến lược lâu dài, có thể có tính chất sách lược ngắn hạn. II. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước. Dưới góc độ luật Hiến pháp mục đích phát triển kinh tế của nước ta được quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp. Ngay trong bản Hiến pháp năm 1959, Nhà nước xác định “ Mục đích chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời dống vật chất văn hóa của nhân dân” ( Điều 9). Đến Hiến pháp năm 1980, mục đích đó được xác định cụ thể như sau: “ Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất văn hóa ngày càng tăng của xã hội” ( Điều 15). Hiến pháp 1992 trên cơ sở kế thừa những quy định tại các bản Hiến pháp trước đó, tổng kết những thành tựu kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta như sau: “ Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế…” . Chính vì vậy có thể thấy rằng chính kinh tế của Nhà nước ta hiện nay đó là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. III. Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo pháp luật hiện nay. 1.Cơ sở pháp lý luận Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước được ghi nhận tại Chương II trong các bản Hiến pháp 1959( từ điều 9 đến điều 21), Hiến pháp 1980 ( từ diều 15 đến điều 36) Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ xung năm 2001 ( từ điều 3 15 đến điều 29). Đặc biệt chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12/1986), Đại hội Đảng lần VII (1991), Đại hội Đảng lần VIII(6/1996), Đại hội Đảng lần IX (2001), với chủ trương: “ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát”. 2. Cơ sở thực tiễn. Trên thế giới hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Thực tế quá trình toàn cầu hóa cho thấy, mọi quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ở tất cả các lĩnh vực trên thế giới đặc biệt là kinh tế Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi. Đặc biệt, năm 2007 nước ta gia nhập WTO thì cuộc chơi ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, nước ta phải phát triển hơn nữa nền kinh tế quốc dân, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bắt kịp với thời đại “ làm chủ cuộc chơi”. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp đồng thời đã một thời gian dài nước ta duy trì cơ chế quan liêu bao cấp đã dẫn đến tình trạng trì trệ trong nền kinh tế. Chính vì vậy nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển phấn đấu đến năm 2012 trở thành một nước công nghiệp phát triển. 3. Các chính sách cơ bản của nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thứ nhất, Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Đây là một điểm đột phá trong lý luận, đang trong qua trình thử nghiệm. Nền kinh tế thị trường vừa tuân theo những nguyên tắc 4 quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Với điểm mới đó đã tạo ra một động lực mới trong nền kinh tế, khăc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thứ hai, Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đóthành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã cho thấy việc song song tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện phát huy mọi năng lực sản xuất, tranh thủ dược mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Đồng thời, cùng với đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã tạo ra sự quản lý vững chắc trong nền kinh tế với các ngành then chốt, xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thứ ba, Nhà nước tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho sự bình đẳng, công bằng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Với chính sách này Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh với nhau, nhằm tạo ra sự năng động trong nền kinh tế tránh được sự rủ ro do thị trường đem lại. Đặc biệt với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngoài quốc doanh được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Thứ tư, Nhà nước tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ đối tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực, thực hiện chính sách mở của nền kinh tế, phat huy mọi nội lực của nền kinh tế, tranh thủ nguồn vốn, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm của các quốc gia. Qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đi tắt đón đầu. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực trên thế giới. 5 Thứ năm, Nhà nước khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều 25 Hiến pháp 1992 trong khoản 10 Điều 1 Nghị quyết số 51 được sửa đổi như sau: “ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật thông lệ quốc tế… Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi đề người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”. Đây là một chính sách mở, qua đó khắc phục được tình trạng thiếu vôn cho sản xuất của nước ta hiện nay, phát triển kinh tế, khăc phục tình trạng khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. IV. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo pháp luật hiện hành 1.Những điểm tích cực. Trước hết, về tốc độ tăng trưởng GDP, giai đoạn 1986 – 1990 GDP tăng bình quân 4,4%; giai đoạn 1991 – 1995 GDP tăng bình quân 8,2%; giai đoạn 2000 – 2005 GDP tăng bình quân 7,5%; giai đoạn 2006 – 2010 GDP tăng bình quân 7,01%; đến năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng GDPcủa Việt Nam có xu hướng giảm so với các năm trước đó, đạt 5,89%. Về GDP/người/năm: với chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, Việt Nam từ một nước có mức thu nhập GDP dưới 100 USD/ năm vào những năm 80 của thế kỉ XX, đến năm 1995 GDP đầu người nước ta ước đạt 289 USD, tiếp tục tăng ở nhũng năm tiếp theo, đặc biệt là từ những năm đầu cảu thế kỉ XX, GDP của nước ta có bước tang trưởng mạnh mẽ, cụ thể năm 2005 là 639 USD, năm 2007 là 839 USD, năm 2008 là 1024 USD, năm 2010 đạt 1168 USD, năm 2011 đạt 1300 USD, tốc độ tăng trung bình trên 8%/năm. 6 Về cơ cấu thành phần kinh tế, từ một nước với thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế Nhà nước tập thể, đến nay ước ta đã xây dựng được một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tính đến năm 2005 khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 38,4%, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 45,7%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9%. Về cơ cấu ngành kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch nhanh chóng, từ một nên kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ( chiếm trên 50% cơ cấu ngành kinh tế), nước ta đã xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Tỉ trọng nông nghiệp chiếm 20,9%, tỉ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 41%, tỉ trọng dịch vụ chiếm 38,1%. ( số liệu năm 2005) Về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu: tính đến năm 2010 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia vùng lãnh thổ, trong đó các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN,… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng nhanh chóng, tính đến năm 205 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta ước đạt trên 101,34 tỉ USD/năm, đến năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 202,3 tỉ USD. Tức tăng trung bình trên 15%/năm. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ vực của nước ta như: da giày, dầu thô, cà phê, gạo,… Như vậy, có thể khẳng định rằng “ những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam” 2. Những mặt hạn chế, thiếu sót. Trước hết, mặc dù kinh tế nước ta có tốc dộ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng chất lượng, hiệu quả tính cạnh tranh còn thấp, có những mặt chưa hoàn chỉnh. Chi phí sản xuất cao, trình độ năng lực cạnh tranh kém…Điều này gây trở ngại lớn đối với việc phát triển kinh tế. 7 Thứ hai, về cơ cấu thành phần kinh tế cũng như cơ cấu ngành kinh tế của nước ta còn có sự bất hợp lý, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế ( trên 20%), ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhưng khá bấp bênh. Thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn với các ngành then chôt, nhưng kinh doanh chưa thật sự hiệu quả, doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư còn hạn chế, năng lực cạnh tranh yếu, phâ tán nhỏ lẻ… Ba là các vấn đề xã hội mà đó là những hệ lụy từ việc phát triển kinh tế đem lại. Thực tế đã chứng minh, khi kinh tế phát triển càng cao thì tỉ lệ chênh lệch giàu nghèo càng tăng. Đồng thời với đó là vấn đề tiền lương, việc làm, các vấn đề an sinh xã hội còn nhiều cản trở, đăc biệt là các tệ nạn xã hội Cuối cùng, đó là vấn đề liên quan đến lý luận thực tiễn trong quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những quan niệm, suy nghĩ các vấn đề liên quan đến đường lối. Đó là chất lượng tính bền vững của nền kinh tế mối quan hệ với sự tăng trưởng kinh tế; các hình thức thực hiện chế độ sở hữu có hiệu quả; phát huy mạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế; vai trò phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường… V. Phương hướng, giải pháp. Trước hết để, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đè ra, cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần như một tất yếu lịch sử. Đồng thời tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết các thành phần kinh tế với nhau nhằm phát huy tối đa những ưu điểm của các thành phần kinh tế. Thứ hai tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Đảng lãnh đạo có ý nghĩa là 8 Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế nói chung, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng mới đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển đúng hướng. Thứ ba, tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Phát triển kinh tế vi mô, đông thời vạch ra các chính sách phát triển kinh tế dài hạn, chánh những rủ ro từ thi trường quốc tế mang lại. Đồng thời tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường trong ngoài nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn vào Việt Nam… Thứ tư,phát triển kinh tế đi liền với việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nhằm xây dựng một xã hội dân chủ phồn vinh, việc phát triển kinh tế cần phải giải quyết được các vấn đề xã hội hiện nay. Đó là nạn thất nghiệp, tỉ lệ giàu nghèo, tệ nạn xã hội, Nhằm đưa nền kinh tế nước ta đi đúng đinh hướng đã đề ra, đông thời đảm bảo một xã hội công bằng, dân củ, văn minh. PHẦN III. KẾT LUẬN Như vậy, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chiến lược lâu dài đối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta. Như đã nói ở, trong qua trình toàn cầu hóa không một nước nào có thể đứng ngoài cuộc chơi. Việt Nam – một nền kinh tế mới, cần phải có những chính sách phù hợp hơn để phát huy nội lực bên trong của đất nước, tận dụng những khả năng sãn có của quốc gia, đồng thời tranh thủ học hỏi từ các nước bạn, nhằm hoàn thiện hơn nên kinh tế Việt Nam. Phát triển một nền kinh tế năng động có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, khu vực trên thế giới, đồng thời giữ vững quan điểm lập trường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó là một chính sách đúng đằn của Đảng Nhà nước ta, phấn đâu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp 9 theo hướng hiện đại hóa, xa hơn nữa là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Với xuất phát điểm là những quan điểm của cá nhân bản thân em, đồng thời với đó là việc tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nên bài tiểu luận của em cũng không chánh khỏi những sai lầm thiếu sót. Em mong được quý thầy cô góp ý để bài viết của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội_Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam_nxb. 2. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội_Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam_nxb.ĐHQG, 2006 3. Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam_Phạm Đức Bảo_nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam_nxb. Lao động, 2008 5. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI 6. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII 7. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX 8. Nghị quyết số 51/2001, QH10 ngày 25/12/2012 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9. Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa_ http://sunlaw.com.vn/chinh-sach/thuc-trang-xay-dung-va-hoan-thien- the- che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet- nam.aspx 10. Báo cáo Chính phủ_Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 cả năm 2005 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien? categoryId=890&articleId=10001154 10 [...]...11 Báo cáo Chính phủ_Tình hình kinh tế - xã hội 12 tháng năm 2011http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuc hien?categoryId=10000520&articleId=10047956 12 Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới_Anh Thi http://vietbao.vn /Kinh- te/Nhin-lai-nen -kinh- te-Viet-Nam-qua-20nam-doi-moi/65052003/87/ 11 . niệm kinh t , chính sách kinh tế và chế độ kinh tế 1 II. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước. 2 III. Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo pháp. Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước theo pháp luật hiện nay. 1.Cơ sở pháp lý và lý luận Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước được ghi nhận

Ngày đăng: 23/03/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan