Quy trình chăn nuôi gà thả vườn pdf

24 4.4K 91
Quy trình chăn nuôi gà thả vườn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Giống gà - con giống được mua từ những cơ sở ấp nở có uy tín về chất lượng con giống. - con phải được ấp từ trứng của đàn giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, được nuôi đúng quy trình, được nhận kháng thể của mẹ truyền qua một số bệnh như: Gumboro, Newcatle. - Chọn những con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng. Tránh chọn những con nở quá sớm hoặc quá muộn, những quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn và khô, chảy nước mũi… - Khối lượng vào 1 ngày tuổi khoảng 40g trở lên. 2. Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị. - Chuồng được xây dựng trên nền đất cao ráo và khô thoáng, dễ thoát nước. Nếu có thể thì nằm trên vùng đất kém chất lượng về giá trị trồng trọt càng tốt. Nằm ở khu dân cư thưa thớt. Có nguồn nước ngầm ổn định, sạch và dồi dào đủ tiêu chuẩn trong chăn nuôi. - Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng, tốt tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, độ ẩm và sự thông khí. - Về hướng chuồng nên xây dựng hướng Đông – Tây dọc theo trục Bắc – Nam. Làm sao tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm dọc theo chiều dọc của chuồng và tránh được ánh nắng gay gắt của buổi trưa. - Kích thước chuồng nuôi khoảng 10 x 25 m, đủ nuôi từ 2000 – 2300 thả vườn. - Nền chuồng vững chắc, chịu được sức nén của những kết cấu, làm hình mu rùa với độ dốc vừa phải để dễ thoát nước. Có thể đổ nền bằng đá và xi măng nhưng chú ý làm khô và nhám, tránh tráng nhiều xi măng và tráng kỹ sẽ làm nền không hút ẩm tốt tạo độ ẩm ướt không tốt và rất dễ sinh bệnh tật. Ở các tỉnh miền Tây hay tùy thuộc một số địa hình thích hợp có thể làm nền chuồng cao bằng đất và rải vôi, sau đó nện chặt cho cứng và bằng là được hoặc có thể tận dũng xà bần và kết hợp với ít ximăng. - Trụ quanh chuồng có thể đổ bằng cột bê tông hoặc bằng gỗ, cừ tràm sao cho độ cao chuồng nuôi không kể mái 2.5 – 3.0 m. Một dãy chuồng kích thước 10 x 25m thì chiều dài 2 cạnh cần 9 trụ và chính giữa 9 trụ, tổng cộng 27 trụ. Chuồng trại đơn giản không cần cầu kỳ, quan trọng là đủ không gian thoáng mát, càng thông thoáng càng tốt nhưng phải tránh được mưa tạt, gió lùa. Kích thước như vậy có thể nuôi từ 2200 – 25000 thả vườn. - Nếu dựng trại giữa một vườn cây, tản xung quanh một mô hình vườn cao su thì rất tốt, mô hình nuôi thả vườn trong vườn cao su là một mô hình tốt. Ban đêm khi gà ngủ sẽ tự động vào chuồng, còn ban ngày sẽ ra vườn cao su chơi. 1 - Xung quanh chuồng có thể xây gạch lên khoảng 20 – 30cm để giữ chất độn chuồng không rơi vãi ra ngoài và cần có lỗ để rút nước dọc theo thành xung quanh. Sau đó sẽ quây xung quanh bằng lưới để vừa thông thoáng và vừa tiết kiệm chi phí. - Mái trần có thể lợp lá hoặc lợp tole (fibroximent hoặc kim loại), nếu lợp tole kim loại chọn màu trắng sáng để tránh hấp thụ nhiệt, độ dốc khoảng 30 0 để thoát nước mưa tốt. - Hệ thống điện được mắc với điện lưới ngoài bên trong có cầu giao và đồng hồ để tiện việc kiểm soát và sửa chữa. Cần dự trù máy phát điện riêng phòng những lúc mất điện (khi mất điện chưa quen sẽ hoảng loạn, kêu la và tụm vào nhau theo bản năng, do đó sẽ gây ra hiện tượng đè dẫn đến chết ngạt, hao hụt đàn gà). Có hệ thống cầu giao riêng từng dãy chuồng nuôi, và hệ thống công tắc, ổ cắm ở giữa dãy chuồng (chuồng được ngăn làm 2 để tiện việc cho ra vườn chơi và tách trống mái). Như vậy mỗi dãy chuồng có 2 ngăn cần trang bị 2 quạt thổi có công suất mạnh nhằm giảm bớt lượng khí độc chuồng nuôi. - Quanh chuồng dọc theo các cạnh cần có bạt để phòng khi mưa tạt gió lùa ta sẽ kéo bạt xuống, bình thường thì cuốn bạt lên. - Hệ thống nước gồm: giếng khoan, máy bơm, bể chứa và hệ thống ống dẫn nước. Mạng lưới ống dẫn và bể chứa phải đặt sao cho tránh ánh nắng mặt trời tác động làm cho nước nóng. Các ống dẫn được chôn dưới lòng đất để tránh tác động nhiệt của mặt trời làm nóng nước.  Chuồng úm cho con: chuồng úm gia cầm con có thể sử dụng bìa cứng, cót ép, tôn lá, tấm nhựa, kim loại… với chiều cao khoảng 0,5m và đường kính 2,5 – 3m đủ cho 300 – 500 con một ngày tuổi (lưu ý tấm quây phải đủ dài để còn nới rộng theo sự phát triển của gà). - Nền được phủ một lớp độn chuồng đã được sát trùng và dày khoảng 15 – 20 cm. - Dọn vệ sinh sát trùng kỹ chuồng úm trước khi bắt về. - Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng điện có công suất 75 – 100W, treo cách nền chuồng khoảng 30cm. - Khoảng 3,5 – 4W/m 2 . - Chuồng úm cho con phải đủ rộng và số lượng bóng đủ để làm ấm (trung bình 100gà/bóng). Nếu con lạnh thì tụm nhau lại và nóng thì cũng có không gian để tản ra. 3. Bắt con về. 2 - Kích thước hộp vận chuyển con: 60 x 50 x 12cm; chia 4 ngăn. Mỗi mặt chiều dài của hộp có 14 lỗ thông thoáng đường kính 2cm. Nắp hộp có 28 lỗ thông khí chia đều 4 ngăn với đường kính mỗi lỗ 2cm. - Để khỏi lạnh và không bị ngạt thì mỗi ngăn như vậy xếp 25gà, như vậy mỗi hộp vận chuyển 100 con. - Nhiệt độ trong hộp cần đảm bảo 30 – 32 0 C và không giữ trong hộp quá 48 giờ (mỗi giờ giữ trong hộp khối lượng con giảm 0,1g). - Vận chuyển vào sáng sớm hay chiều tối là tốt nhất. - Chuồng úm đã được chuẩn bị, tiêu độc, sát trùng toàn diện trước. - Trước khi bắt về khoảng 3 – 4 giờ cần làm ấm chất độn chuồng bằng cách bật các bóng đèn sưởi. - Đóng kín rèm che trước khi thả vào chuồng úm. - Trước khi cho vào chuồng, nước uống (nước đun sôi để nguội hơi ấm) đã được chuẩn bị sẵn trong máng (pha 5g đường glucose và 1g VitC cùng với một ít điện giải cho 1 lít nước uống con). Tuyệt đối không được chuẩn bị nước uống sau khi đưa gà vào chuồng. - Chuyển vào chuồng nhẹ nhàng cẩn thận, đặt các hộp xung quanh hết khi kiểm đủ số hộp cho mỗi quây lúc đó tiến hành thả đồng loại vào chuồng. Đặt nhẹ hộp xuống nền chất độn chuồng, nhẹ nhàng mở nắp hộp, sau đó mở những tấm ngăn giứa các ô trong hộp ra, tụ vào một góc, nghiêng nhẹ hộp và đưa con xuống tiếp xúc với chất độn chuồng. - Sau khi con đã uống nước đầy đủ ta có thể tiến hành cho ăn (tránh con ăn chất độn chuồng làm tổn thương hệ tiêu hóa). Trong trường hợp biết rõ thời gian nở phải sau 6 giờ mới được cho ăn, cho ăn sớm hay muộn đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đàn gà. - Trong tuần lễ đầu tốt nhất là cho ăn tự do. Nếu cho ăn theo bữa thì cho ăn 6 lần/ngày và số bữa ăn giảm theo tuần tuổi, sang tuần 2 chỉ cho ăn 3 – 4 bữa/ngày. - Quan sát đàn nếu con tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng không đủ nhiệt độ, bị lạnh. - Nếu tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị nóng quá cần phải giảm nhiệt độ, nâng cao bóng đèn. - Nếu tụm lại một phía thì bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che kín hết, vì vô tình ta để một khoảng thông thoáng nào đó lại là tạo điều kiện để cho gió lùa. - Khi đủ nhiệt con vận động, ăn uống bình thường, ngủ ngỉ tản đều. 3 Bảng nhiệt độ úm con ( 0 C) Ngày tuổi Chuồng có chụp sưởi Nhiệt độ chuồng nuôi bằng hơi ấm Nhiệt độ tại chụp úm Nhiệt độ chuồng nuôi 1 – 3 38 29 31 – 33 4 – 7 35 28 31 – 32 8 – 14 32 28 29 – 31 15 – 21 29 25 28 – 29 - Ẩm độ chuồng úm từ 60 – 75%. - Tuần đầu bắt con chiếu sáng 24 giờ/ngày. 4. Dinh dưỡng thức ăn. 4.1. Năng lượng - Trong quá trình sống gia cầm luôn trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh và luôn thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào, vì mọi hoạt động sống đều cần năng lượng. Năng lượng này đều được lấy từ thức ăn mà gia cầm thu nhận hàng ngày như cacbonhydrate, lipid, protein. - Gia cầm nhận thức ăn bên ngoài vào qua sự tiêu hóa và hấp thu các vật chất trên ở đường tiêu hóa, sau khi được hấp thu vào cơ thể tổng hợp thành lipid, đường glucogen, protein của của cơ thể qua con đường tổng hợp sinh học. - Tất cả năng lượng thừa sau khi sử dụng cho sinh trưởng bình thường các hoạt động sống của con vật sẽ không loại khỏi cơ thể mà tích lũy trong mỡ. Mức năng lượng có xu hướng tỷ lệ thuận với hàm lượng mỡ trong thịt. - Hiện nay người ta tính toán nhu cầu năng lượng cho gia cầm bằng năng lượng trao đổi (ME – Metabolisable Energy). - Gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thỏa mãn nhu cầu năng lượng. Do đó khi thu nhận đủ năng lượng rồi thì chúng không ăn thêm nữa, mặc dù nhu cầu các chất dinh dưỡng khác vẫn còn thiếu. Vì vậy có thể nói năng lượng là “chìa khóa chính” cần sử dụng trong khi phối hợp khẩu phần ăn cho các loại gia cầm. - Mức năng lượng trong khẩu phần có liên quan đến nhiệt độ môi trường và lượng thức ăn thu nhận. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận. Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường >29 0 C, nếu cho ăn thức ăn có cùng mức năng lượng như mùa đông thì nó chỉ thu nhận thức ăn bằng 80 – 85% lượng thức ăn thu nhận trong mùa đông. - Khả năng tiêu hóa mỡ và xơ của gia cầm rất kém trong những tuần đầu đời, do đó không nên sử dụng thức ăn có hàm lượng béo và xơ quá cao. 4 - Ngoài hàm lượng các chất dinh dưỡng còn phải chú ý tới sự cân bằng các dưỡng chất. Cân bằng giữa năng lượng và protein; cân bằng các acid amine; cân bằng Ca và P. Tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi và 1% protein ở con rơi vào khoảng 135 – 150. Lysine và Methionine là không thể thiếu, cần chú ý. - Các dưỡng chất đã được tối ưu trong thức ăn hỗn hợp. Nhưng tùy vào giai đoạn phát triển của gà, người chăn nuôi theo dõi và quan sát đàn sẽ có những bổ sung nhất định thêm vào trong thức ăn hỗn hợp. - Tỷ lệ xơ không vượt quá 5%. - Giai đoạn con cho ăn tự do. Muốn đàn sinh trưởng phát triển hợp lý và độ đồng đều thì phải đảm bảo tất cả phải có ăn trong vòng 3 phút. Thực hiện điều đó bằng cách bố trí máng ăn đủ và treo tất cả máng ăn và đổ thức ăn đầy đủ từng máng, xong rồi sẽ đi hạ hết máng ăn xuống, hạ trong thời gian càng nhanh càng tốt, sao cho trong vòng 3 phút phải hạ xong hết các máng của một dãy chuồng cho ăn. - con mới nở thường bị thiếu VitA nên trong tuần đầu cần cung cấp lượng Vit A khoảng 2000 IU. 5. Bố trí máng ăn và máng uống - Nếu không có máng ăn đặc chủng của con thì có thể dùng khay ăn. - Tùy kích thước khay ăn hoặc máng ăn mà dùng cho số lượng phù hợp, sao cho tất cả đều có không gian để ăn. - Dùng khay ăn độ dày thức ăn rải 0,5 – 1cm. - Khi dùng máng ăn chỉ đổ thức ăn ½ máng ăn để tránh rơi vãi cao. Qua thí nghiệm của một số tác giả thì nếu đổ đầy máng ăn tỷ lệ hao hụt là 29%; đổ 2/3 tỷ lệ hao hụt là 7,4%; đổ ½ máng ăn tỷ lệ là 2,1%; đổ 1/3 tỷ lệ hao hụt là 1,3%. Tuy nhiên nếu đổ thức ăn trong máng ít quá sẽ ảnh hưởng đến thức ăn thu nhận của gà. - Khi con còn nhỏ trong tuần đầu khi chưa hết lồng úm thì có thể dùng khay ăn (kích thước 40 x 60) hay dùng máng ăn (P20). Một khay ăn cho 40 con và một máng ăn thì cho 20 – 25 con. - Những thức ăn còn lại trong khay hay máng ta sàng lại để loại bỏ chất độn chuồng sau đó có thể cho ăn lại thức ăn đó (lưu ý chỉ trong ngày và ngày sàng khoảng 2 lần). - Cần lưu ý một điều rằng muốn đồng đều về khối lượng thì tất cả phải có ăn trong vòng 3 phút. - Khi đã buông chuồng úm (hết tuần đầu ta có thể buông chuồng úm) thì cho thay hoàn toàn bằng máng ăn P40. Một máng như vậy cho 40 – 50 trong cuối tuần thứ 2 đến tuần thứ 4. Từ tuần thứ 4 trở đi thì một khay ăn như vậy cho 40 là vừa. Và đến 5 tuần thứ 6 thì một máng như vậy chỉ cho khoảng 30 thôi. Lúc này cũng được buông hết ra vườn rồi ta có thể dùng vỏ bao trải xuống nền vườn rồi đổ thức ăn ra cho ăn, làm sao cho tất cả đều có ăn trong vòng 3 phút, như vậy mới đồng đều về khối lượng. - Máng ăn phải treo ở độ cao thích hợp tùy thuộc vào độ lớn của mà chỉnh độ cao của máng ăn sao cho vừa để thu nhận được lượng thức ăn tối đa lại vừa không để gà đi phân hay làm văng chất độn chuồng vào máng ăn. - Ở cách móc dưới treo máng ăn khoảng 40cm buộc một móc kẽm để khi cho ăn khoảng 30 phút ta treo máng khoảng 2 – 3 giờ giúp tạo cảm giác thèm ăn và tận dụng thức ăn (gà sẽ lượm những hạt thức ăn rơi vãi trên nền chuồng), làm tăng khả năng lợi dụng thức ăn của (ăn lượng ít nhưng vẫn tăng trưởng tốt). Vào mùa hè, buổi trưa thường nóng, lại không có tuyến mồ hôi, do đó sẽ thải nhiệt bằng cách xõa cánh, chui mình xuống lớp chất độn chuồng dưới máng uống, thở; vì vậy mà gà sẽ không ăn hoặc ăn ít, có vô máng chỉ phá thức ăn cho rơi vãi, nên ta treo máng thời gian lâu hơn, khoảng 10h00 - 10h30 trưa ta treo máng đến 14h00 – 14h30 chiều mới hạ máng cho ăn lại. - Một thời gian có thể đưa ra như sau: 05h30 – 06h00 sáng cho ăn, chỉ cần 30 phút là gà có thể ăn xong, ta treo máng ăn, sau đó vệ sinh máng uống và thay nước mới; Đến 09h00 – 09h30 cho ăn và khoảng 10h00 treo máng; Đến 14h00 - 14h30 cho ăn và 15h00 treo máng đồng thời đổ thức ăn; 17h30 cho ăn và 18h00 treo máng và đổ thức ăn sẵn vào máng và để máng treo suốt đêm đến sáng tiếp tục lặp lại. Điều này chỉ áp dụng khi đã cho ngủ từ ngay khi tối tức là từ tuần thứ 6, còn các tuần khác cho ăn theo cữ và theo thời gian chiếu sáng, kết hợp lại giữa cữ ăn và thời gian chiếu sáng sao cho phù hợp. Khi hết thời gian chiếu sáng ta treo máng và đồng thời đổ sẵn thức ăn trong máng để công việc thuận lợi hơn và sắp xếp được thời gian khi đến lúc trời sáng để còn làm những công việc khác. Vấn đề là biết cách sắp xếp thời gian hợp lý thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và thuận lợi. - Treo máng không những tác dụng tận dụng thức ăn, tăng khả năng lợi dụng thức ăn mà còn tạo không gian thoải mái cho nữa. Mỗi máng P40 có diện tích 0,1256 m 2 , mà cứ 40 1 máng tức 25 máng cho 1000 tốn diện tích cũng khá lớn làm mất không gian của đặc biệt là những lúc trưa nắng nóng. Khi ta treo máng ăn ngoài trời thì trong chuồng chỉ để 2 – 3 máng nên điều này ta không quan tâm. - Treo máng ta đổ thức ăn vào và hạ máng một lần sẽ thực hiện được tất cả có ăn trong 3 phút điều đó là cần thiết. 6 - Đến hết tuần thứ 4 ta tháo bớt máng ăn và máng uống trong chuồng ra và treo ra ngoài trời (nơi có bóng mát) để cho ra ngoài càng nhiều càng tốt như vậy sẽ giúp gà thoải mái, không bị stress do nhiệt và chất độc chuồng nuôi, bên cạnh đó cũng làm tăng sức đề kháng của gà, vận động nên thịt cũng thơm ngon và dai hơn. Từ đó gà có sức khỏe tốt, mau lớn và đặc biệt là giữ được bộ lông tốt, không hoặc ít xảy ra hiện tượng cắn mổ. Ta có thể cắt những vỏ bao thức ăn và dựng lán ngoài trời cho gà, ở đó treo máng ăn, máng uống, có đủ thức ăn và nước mát thì trưa nắng nóng gà có thể ở đó. Lúc này thì ta không tuân thủ quy tắc đổ thức ăn như trước nữa, mà khi trời tối đi ngủ ta không đổ thức ăn sẵn phòng trời mưa và đêm sương xuống, nên lúc đó ta đổ vừa ăn, nếu dư thừa tối đi kiểm tra còn thức ăn thì hốt đổ vào xô. - Cho ra vườn từ tuần thứ 4 là hợp lý, mô hình nuôi thả vườn trong rừng cao su là hợp lý, vừa tận dụng bóng mát của cao su và có không gian cho vận động. - Khi trời mưa thì máng ăn không có thức ăn, cũng là lúc ta rửa máng ăn thôi, thường về đầu mùa khô, trời hay mưa về buổi tối, ta để máng trống thức ăn, sáng dậy làm vệ sinh máng (lau chùi sạch sẽ để khô) và cho ăn tiếp. - Vệ sinh máng ăn 1lần/10 ngày, tháo máng ăn rửa sạch, phơi khô sau đó xịt sát trùng, để khô rồi tiến hành lắp máng ăn lại. - Nhu cầu nước uống cho 100 con tuần đầu khoảng 4 lít một ngày, tuần thứ 2 là 7 lít, tuần thứ 3 là 9 lít, tuần thứ 4 là 10 lít, tuần thứ 5 là 11 lít, 6 tuần tuổi là 12 lít (thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ nước uống, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn thu nhận, hàm lượng muối trong thức ăn…). - Thường nhu cầu nước uống có liên quan đến lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ này thường là 2/1. - Tập tính con không uống nhiều nước một lần nhưng lại uống nhiều lần trong ngày, không ăn nhiều một lần nhưng lại ăn nhiều lần trong ngày, biết được tập tính như vậy người chăn nuôi chủ động hơn trong việc ăn uống. - Máng uống phải treo ở độ cao thích hợp để có thể uống thoải mái và khi bới không bị văng chất độ chuồng vào nước uống. - Cần bố trí máng uống sao cho đi lại không quá 3m sẽ gặp máng uống và bố trí xen kẽ máng ăn – máng uống. - Cần lưu ý không được đặt máng uống dưới chụp sưởi. Gia cầm nói chung và nói riêng không thích uống nước nóng. không thích uống nước có nhiệt độ từ 25 0 C. 7 Nhiệt độ nước uống từ 35 0 C đã làm giảm rõ rệt lượng nước uống và nhiệt độ nước uống là 45 0 C không uống nữa mặc dù rất khát. - Nếu không sử dụng thuốc, men vi sinh… thì một ngày thay nước cho 2 lần, còn nếu sử dụng thuốc hay men thì một ngày thay nước 3 lần (đối với máng uống bình treo). Mỗi buổi sáng mang máng uống thay nước và rửa sạch (máng sẽ có cảm giác nhớt nhớt do uống nước tiết ra). Nếu cho uống máng dài dọc theo cạnh chuồng thì mỗi buổi sáng làm vệ sinh sạch là đươc, uống bao nhiêu thì xả nước vô bấy nhiêu. Thường khoảng hết 6 tuần tuổi ta cho uống máng vì lúc này uống lượng nước nhiều, nếu cho uống bình sẽ không cung cấp nước uống thường xuyên cho được (những khi hết nước lại mang bình ra) mà đặc tính của con là một lần không uống nhiều nước nhưng lại uống nhiều lần vì vậy uống máng lúc nào cũng có nước cho gà (thấy hơi cạn nước ta xả tiếp). Bên cạnh đó việc cho uống máng hạn chế được việc tốn nhiều thời gian không cần thiết, ta để thời gian đó quan tâm chăm sóc sức khỏe đàn sẽ được tốt hơn và hiệu quả hơn. - Cần quan sát và kiểm tra lượng nước uống hàng ngày của đàn để đánh giá tình hình sức khỏe của chúng. 6. Chăm sóc và nuôi dưỡng - Nhiệt độ úm cho quan trọng nhất là ngày đầu tiên, vì thời điểm này khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể con còn rất kém, lúc này phải giữ ấm thích cho gà, che kín xung quanh tránh gió lùa nhưng cũng phải có độ thông thoáng thích hợp. Một số tài liệu cho thấy trong 4 ngày đầu tiên, nhiệt độ môi trường là 1 – 10 0 C thì tỷ lệ con chết 40 – 50%, và duy trì đến sau 10 ngày thì tỷ lệ chết lên đến 60%, số còn lại sinh trưởng kém, còi cọc. - Vòng quây được mở rộng từ ngày thứ 3 và kết thúc vào ngày thứ 10 – 12 (mở rộng hết mức). Từ ngày thứ 3 thì cần phải đặc biệt chú ý tới độ thông thoáng là quan trọng (ta có thể mở bạt vào ngày thứ 3 để tạo thông thoáng cho gà), lúc này cơ thể con đã thích nghi và cùng với nhiệt độ cơ thể thải ra (số lượng đông nằm gần nhau thải ra lượng nhiệt cũng đủ để làm ấm) nên cần phải thông thoáng tránh khí độc gia tăng trong chuồng nuôi. - Lớp chất độn chuồng lâu ngày sẽ bị phủ lên bởi lớp phân làm cho đông cứng và ẩm ướt, không được khô xốp, lúc đó ta hốt hết lớp phân cùng với những chỗ nền chuồng ẩm ướt và thế vào lớp chất độn chuồng mới. Thông thường trong một đợt ta tiến hành rải thêm và mới chất độn chuồng khoảng 3 – 4 lần, tùy từng thời điểm mà khi nào ta thấy lớp chất độn ẩm ướt, hay phân đã nhiều thì tiến hành hốt phân và rải chất độn chuồng ngay. - Quan sát đàn trạng thái đàn trong thời gian nuôi úm là cách tốt nhất để xác định nhiệt độ có phù hợp hay không? Đàn phân bố đều trong quây, trong chuồng nuôi là nhiệt độ thích hợp. 8 - Yêu cầu về oxy của gia cầm rất cao, gấp khoảng hai lần so với động vật hữu nhũ tính theo 1kg khối lượng cơ thể. Vì vậy mà sự thông thoáng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gia cầm. - Nhu cầu về không khí phụ thuộc vào lứa tuổi của và mật độ nuôi. Ở con trung bình cần 3 – 4 m 3 không khí/1giờ/1kg khối lượng sống. Nhu cầu này tăng dần theo lứa tuổi: Tuầ n tuổi Thể tích không khí (lít không khí mới/gà/phút) 1 – 4 5 4 – 5 7,5 6 – 7 15 - Nếu tính trên 1kg khối lượng cơ thể thì gia cầm tiết ra một lượng hơi nước lớn gấp 10 lần so với đại gia súc. con rất nhạy cảm với độ ẩm không khí chuồng nuôi và lớp chất độn chuồng. - Một dãy chuồng như vậy chia làm 2 ô, mỗi ô phải được trang bị một quạt thổi công suất mạnh, điều chỉnh độ cao của quạt hợp lý bởi tiểu khí hậu của con thấp hơn so với động vật hữu nhũ, tiểu khí hậu của con nằm ở 0,5m tới nền, ta chỉnh quạt để quạt cao từ 0,8 – 1,0m là hợp lý. - Để đảm bảo độ thông khí tốt, tốc độ gió trong chuồng nuôi thường từ 0,2 – 0,3 m/giây. - Về nguyên tắc thì kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn tiêu thụ, kích thích cho cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả lợi dụng thức ăn. - Đối với thả vườn thì giai đoạn tuần tuổi đầu có thể chiếu sáng 24h một ngày, sau khi đã bỏ quây cho ra chuồng nuôi thì giảm dần cường độ chiếu sáng và đến tuần thứ 3 sẽ tập cho ngủ. Bởi đối với thả vườn chúng ta không nên ép thúc cho gà lớn nhanh quá, nếu chưa đầy 3 tháng mà khối lượng đã đạt (1,6 – 1,8kg/con trống) thì thịt sẽ mềm và nhão, chưa săn chắc, thị trường không ưa chuộng; tuy nhiên điều này cũng không quan trọng cho lắm bởi đối với số lượng lớn thì ta không thể tìm thị trường nhỏ, làm sao xuất càng nhanh càng tốt. Mặt khác sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, đẩy FCR cao hơn, hao hụt thức ăn nhiều hơn. - Con thả vườn ta chỉ có thể nuôi theo hình thức bán công nghiệp chứ không thể nuôi theo hình thức công nghiệp được, cũng như các động vật khác và con người cũng vậy, cần phải có thời gian nghỉ ngơi, bên cạnh đó trong thời gian ngủ sẽ giúp con vật tăng trưởng cao hơn, tích lũy tốt hơn, không phải mất năng lượng cho vận động. 9 - Việc ngủ còn giúp đỡ cắn mổ lẫn nhau (gà ngủ nên ít đi lại phá nhau), nên sẽ giữ được bộ lông tốt đó là cái mà thị hiếu người mua quan tâm nhất và là cái quan trọng nhất ta cần phải đạt được để chiếm lĩnh thị trường. - Tập cho ngủ bằng các bóng điện mờ (bóng ngủ) và tập dần dần để tránh bị sốc. từ tuần thứ 3 có thể 21h00 tập cho ngủ, tuần thứ 4 từ 20h00 - 20h30 và tuần thứ 5 từ 18h30 đến 19h00, sang đến tuần thứ 6 thì lúc này có thể cho ngủ ngay từ khi trời bắt đầu tối. - thức dậy rất sớm nên thức ăn và nước uống vẫn chuẩn bị cho đầy đủ, thức dậy lúc nào sẽ ăn lúc đó, sáng sớm sẽ ra vườn vận động. - Từ 4 tuần tuổi có thể kết hợp thức ăn và bắp nghiền mịn, hay cỏ, ra xanh, phụ phẩm… đến tuần thứ 5 trộn thêm mỡ heo vào thức ăn với liều lượng khoảng 100ml/25kg thức ăn, cách ngày trộn ngày, nhằm cung thêm chất béo giúp gia cầm tạo năng lượng khi ăn hạn chế và giúp hấp thu tốt các Vit tan trong dầu. - Bắp ta rải trực tiếp xuống nền vườn cho ăn, sẽ thu lượm hết không phải đổ vào máng. - Buổi sáng có thể cho uống probiotic và buổi trưa nắng nóng có thể cho uống điện giải, Vit C, thỉnh thoảng bổ sung acid amin. - Có máy đốt mỏ chuyên dùng, khi thấy hiện tượng cắn mổ thì tiến hành đốt mỏ ngay để tránh hao hụt đàn và giữ gìn bộ lông cho gà. Thường ta tiến hành đốt mỏ 3 lần trong dòng đời của một thả vườn. Đợt đầu lúc giữa tuần thứ 3, đợt II lúc 5 – 6 tuần tuổi (khoảng 37 đến 40 ngày tuổi), và đợt III lúc tuần thứ 9 – 10 (khoảng 65ngày tuổi). Tuy nhiên đến lúc đưa hầu hết ra vườn rồi ta có thể không cần phải đốt mỏ lần III, - Tập tính của là thích bay nhảy, trèo cây, có thể ngủ trên cây luôn, vì vậy ta có thể gác cây cho trèo lên chơi, chống stress cho gà. - Khi được 5 hoặc 6 tuần tuổi ta tiến hành phân trống mái. Con trống thường ăn nhiều và lớn nhanh hơn con mái. Bên cạnh đó con trống tính tình hung hăng hơn, nếu để nuôi chung với mật độ đông như vậy khi ăn thì thường con trống sẽ giành hết phần ăn của con mái, khi con mái lại máng ăn có khi con trống sẽ mổ, không cho ăn. Phân trống mái để có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, tạo độ đồng đều (con trống luôn lớn và nặng hơn con mái nhưng ta nuôi dưỡng hợp lý để tạo độ chênh lệch khoảng 300g lúc xuất chuồng là hợp lý). Nếu nuôi đều thì khi tới xuất chuồng con trống sẽ có khối lượng lớn (vượt 2kg/con), rất khó để thị trường chung chấp nhận. Nuôi dưỡng sao để khi xuất chuồng trung bình con trống từ 1,8 – 2,0 kg và con mái từ 1,5 – 1,7 kg là vừa. - Đến 30 ngày bắt đầu thay lông cánh và lông đuôi, kéo dài đến 55 ngày tuổi, và từ ngày 42 bắt đầu mọc lông ống, lúc này trong thức ăn ta trộn thêm khoáng chất 10 [...]... tuần ở 40C; 4 ngày ở 250C; 18 giờ ở 370C; 30 phút tại 560C - Tồn tại trong phân 6 tháng - Trong nang lỗ chân lông 4 – 5 tháng 1.3 Loài mắc bệnh - Trong thiên nhiên thì gà, tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng… đều mẫn cảm với bệnh - là loại cảm thụ mạnh nhất - con một ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn lớn - mái cảm thụ mạnh hơn trống - Ảnh hưởng trên dò từ 3 đến 6 tuần tuổi - thường phát... và nó tồn tại hạn chế trong vài ngày hay ít hơn khi ở điều kiện chuồng nuôi bình thường Nếu được bảo vệ bởi chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh thì nó sẽ sống sót lâu hơn - Tồn tại trong phân 1 – 3 ngày ở 20 0C, ở quần áo mỏng 3 ngày tại 20 0C, 1 ngày ở 370C 5.3 Loài mắc bệnh - Trong tự nhiên thường gây bệnh cho tây - tây mẫn cảm với bệnh hơn - mới nở mẫn cảm với bệnh nhất 5.4... đối không được mua gia cầm ngoài chợ về, trong trại chăn nuôi tuyệt đối không được mua thịt về ăn - Tránh người ra vào thường xuyên; đi đứng nhẹ nhàng; tránh là tiếng ồn bất lợi cho đàn gà; tạo cảm giác sợ hãi, hoảng loạn cho đàn đều không tốt 13 Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Chăn Nuôi 1 Bệnh Marek 1.1 Virus gây bệnh - Là bệnh U Lympho của với sự xâm nhiễm, tăng sinh cao độ tế bào lympho... bán, mà lại bị bệnh, đó là một vấn đề khó) nên phải phòng đúng đợt thì sẽ tốt hơn Nếu quan sát đàn tốt không cần thiết phải đánh đợt II, về đêm nên ra ngồi và nghe âm thanh chuồng sẽ phát hiện những bị bệnh hô hấp, xem tỷ lệ để có cách giải quy t thích hợp - Lưu ý chủng ngừa lúc phải bắt (Newcatle, đậu lần I) thì nên cho ở trạng thái đói, không nên cho ăn no vì khi chủng quây vào sẽ... tuổi 1 (3 – 4 ngày tuổi) 2 (10 – 11 ngày tuổi) 2 (13 – 14 ngày tuổi) 3 ( 18 – 19 ngày tuổi) 7 (45 – 55 ngày tuổi) Bệnh chủng ngừa Newcatle (nhỏ mắt, mũi) Gumboro (uống) Đậu I (chủng màng cánh) Đậu lần II (uống) Dịch tả (chích cơ ức, 0,5ml/con) - Ngoài ra lúc 3 tuần tuổi phòng CRD (cho uống) liều lượng thích hợp, trong 3 ngày liên tiếp Nếu cần thì khoảng 55 ngày phòng lần nữa nếu để con lớn đến thời... trọng nhất là qua trứng do mái nhiễm vi khuẩn - trống bệnh đạp mái làm lây qua mái do đó trứng thụ tinh cũng bị nhiễm - Ngoài ra còn lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc 4.5 Triệu chứng và bệnh tích - Thường ở thể cấp tính xảy ra trên dưới 3 tuần tuổi - Phôi không đạp bể vỏ dẫn đến chết - Nở ra cũng rất yếu và chết - bệnh sống sót ốm yếu, nhỏ hơn các khác - bệnh biểu hiện bụng trễ... cho uống Uống cầu trùng liên tiếp 2 ngày liền, rồi nghỉ một đến hai ngày tiến hành đánh lại một lần Trong thời gian cho uống cầu trùng cho uống kèm VitK, giúp hỗ trợ điều trị cầu trùng tốt hơn Trong đợt nuôi ta thường đánh cầu trùng 3 lần, lần I lúc khoảng 15 – 17 ngày tuổi, lần II lúc khoảng 25 – 28 và đợt III lúc 39 – 41 ngày tuổi, nói chung trong thời gian từ 2 đến 6 tuần cứ cách khoảng 10 ngày... bệnh với khỏe - Lây qua bụi khí bị ô nhiễm hay tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm - Sẽ không truyền qua trứng nếu căn bệnh chỉ tìm thấy ở đường hô hấp trên, trứng bị nhiễm bệnh do tinh trùng bị ô nhiễm hay lây từ túi khí Tỷ lệ phân lập được MG từ tinh dịch của tay bị bệnh tự nhiên là 13 – 32% 5.5 Triệu chứng và bệnh tích - Bệnh hô hấp mãn tính khoảng 6 – 21 ngày và bệnh viêm xoang gà. .. của đàn là biện pháp để chuẩn đoán bệnh tốt nhất Trên da cầm chủ yếu bị 2 bệnh về tiêu hóa và hô hấp là chính Quan sát phân ta sẽ thấy được bệnh về đường tiêu hóa - còn nhỏ trong tuần đầu thì chú trọng hay bị thương hàn do lây từ mẹ qua trứng (Salmonella) Khi đàn ăn ta quan sát, những thường đứng yên một chỗ, mắt nhắm, cánh xõa xuống thì đó là biểu hiện của bệnh thương hàn Bắt lên... lan bệnh - Virus cũng được thải qua phân - Không thấy virus truyền qua phôi trứng 1.5 Đường xâm nhiễm 14 - Xâm nhiễm qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất - Đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm) 1.6 Triệu chứng bệnh 1.6.1 Thể cấp tính - Chủ yếu trên 6 – 9 tuần tuổi - 3 – 4 tuần tuổi cũng bị bệnh - Tỷ lệ chết cao hơn thể mãn tính 10 – 30% - bệnh ít có triệu chứng điển . có thể nuôi từ 2200 – 25000 gà thả vườn. - Nếu dựng trại giữa một vườn cây, tản xung quanh một mô hình vườn cao su thì rất tốt, mô hình nuôi gà thả vườn. Cho gà ra vườn từ tuần thứ 4 là hợp lý, mô hình nuôi gà thả vườn trong rừng cao su là hợp lý, vừa tận dụng bóng mát của cao su và có không gian cho gà vận

Ngày đăng: 23/03/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan