Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông.DOC

26 1.3K 22
Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm   nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông

Trang 1

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế XDCBDD: xây dựng cơ bản dở dang

Chi phí SXKDDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Khi đánh giá tổng quát bộ nền kinh tế nói chung, người ta thường nghĩ ngay đến sự tăng trưởng và phát triển, trong đó nổi bật lên là giá cả, cung -cầu và thị trường, cùng các nhân tố kinh tế khác Nhưng để có cái nhìn sâu sắc hơn, người ta thường chú ý đến phần “tế bào” quan trọng nhất của nó – các doanh nghiệp Điều đó thật dễ hiểu bởi các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đôi khi là một, đôi khi tách rời, là những chủ thể quan trọng nhất cấu thành nên hệ thống kinh tế Nhắc đến các doanh nghiệp, người ta nghĩ ngay đến tiềm lực vốn và doanh thu Đó cũng là hai chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá “sức mạnh” của một doanh nghiệp Trong khi vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu thì doanh thu – kết quả đầu ra cho ta cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp Để có một kết quả tốt, buộc chúng ta phải có sự đầu tư thích đáng Và một điều kiện không thể thiếu là nguồn vốn kinh doanh phải đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, phải được sử dụng đúng mục đích và cuối cùng được phân phối một cách hiệu quả.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển năng động, vai trò của vốn càng trở nên quan trọng Vốn là tiềm lực của doanh nghiệp, qua nó ta có cái nhìn khái quát về quy mô hoạt động cũng như các khả năng tài chính khác của doanh nghiệp Để phát huy sức mạnh ấy, chúng ta cần có một chính sách tối ưu về vốn, trong đó có vấn đề huy dộng và sử dụng vốn sao cho thật sự mang lại hiệu quả cao Trong khuôn khổ chương trình đào tạo chuyên sâu của nhà trường, cùng những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông, em đã quyết định lựa chọn và hoàn thoành công trình nghiên cứu của mình làm đề tài cho chuyên

đề tốt nghiệp cuối khoá Đề tài em chọn là: “Các giải pháp tài chính chủ yếu

Trang 3

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xâydựng và lắp đặt viễn thông”

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông, đặc biệt là chị Chu Thị Tuyết Lan – trưởng phòng kế toán của Công ty, đã tạo mọi điều kiện cho em học hỏi trong suốt qua trình thực tập, cũng như hoàn thành bài viết này Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo – Thạc sỹ Vũ Thị Yến, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian qua!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2009 Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

CHƯƠNG 1

VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn kinh doanh

Khái niệm

Trong nền kinh tế, người ta thường ví doanh nghiệp như là tế bào quan trọng nhất Đó là các thực thể sản xuất và cung cấp hàng háo, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của xã hội Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều cần phải có vốn Phạm trù vốn kinh doanh (VKD) luôn gắn liền với khái niệm

doanh nghiệp Theo điều 4 Luật doanh nghiệp 2005, “Doanh nghiệp là tổchức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăngký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện cáchoạt động kinh doanh”.

Khi xuất phát từ các yếu tố sản xuất, trong tác phẩm “Tư bản” của Max vốn được khái quát hoá thành phạm trù tư bản trong đó nó đem lại giá trị thặng dư và là “một đầu vào của quá trình sản xuất” Định nghĩa đó đã bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ)… và vai trò quan trọng nhất của vốn là đem lại giá trị thặng dư thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế – xã hội lúc bấy giờ, khái niệm về vốn chỉ bó hẹp trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư.

Trang 5

Sau Max, các trường phái kinh tế học hiện đại đã kế thừa, phát huy những quan điểm của học thuyết Mac Lênin trong quá trình nghiên cứu về vốn Theo khái niệm trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg, vốn là phạm trù bao gồm: vốn hiện vật và vốn tài chính doanh nghiệp Vốn hiện vật là dự trữ hàng hoá để sản xuất ra các hàng hoá khác Vốn tài chính doanh nghiệp là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp Ở đây tác giả đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên, thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản của doanh nghiệp trong quá trình SXKD.

Theo P.Samuelson: “Vốn là các hàng hoá sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp (máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu…)

Theo một tác giả trong nước, vốn của doanh nghiệp được hiểu là “tiền đề để doanh nghiệp tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào cũng cần phải có vốn Vì vậy, vốn được coi là số tiền ứng trước cho kinh doanh.

Tóm lại có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, tuy nhiên có thể hiểu

vốn một cách khái quát: VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toànbộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời.

ặc điểm vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn các đặc trưng của vốn Sau đây là những đặc trưng chủ yếu của VKD:

- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Nói cách khác, vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp Tài sản trong doanh nghiệp có thể là tài sản hữu hình, tài sản vô hình hay tài sản tài chính Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc trưng

Trang 6

này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả tổng hợp của VKD.

- Vốn phải vận động để sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để trở thành vốn thì tiền phải được vận động sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ với giá trị lớn hơn, tức là kinh doanh có lãi Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng.

- Vốn có giá trị về mặt thời gian tức là, đồng vốn tại các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau Sở dĩ vốn có giá trị thời gian là vì những lý do sau:

Thứ nhất: một đồng vốn hôm nay đưa vào SXKD, năm sau sẽ có

giá trị ngoài đồng vốn gốc còn có giá trị tăng thêm do chính nó tạo ra.

Thứ hai: do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan như lạm

phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sức mua đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.

Do đó, huy động và sử dụng vốn kịp thời là điều hết sức quan trọng Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này thông qua quá trình luân chuyển của vốn

- Vốn được gắn với chủ sở hữu nhất định, điều này có nghĩa là không có đồng vốn nào vô chủ Chỉ khi vốn được gắn với chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng một cách có hiệu quả

- Vốn được quan niệm là một loại hoàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường Trên thị trường vốn, người cần vốn và người có vốn có thể trao đổi quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và giá của việc sử dụng vốn là khoản lãi phải trả Với loại hàng hoá đặc biệt này việc trao đổi không làm

Trang 7

thay đổi quyền sở hữu vốn mà chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn Việc mua bán vốn thường tuân theo các quy luật của thị trường.

- Vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Quá trình luân chuyển của vốn kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp luôn luôn vận động không ngừng Đối với một doanh nghiệp sản xuất, quá trình luân chuyển VKD được minh hoạ qua sơ đồ sau:

TLSX

T - H … SX … H’ - T’ (T’>T) SLĐ

Quá trình vận động của vốn bắt đầu từ khi nhà sản xuất bỏ tiền để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất Lúc này, vốn tồn tại dưới hình thái vật chất là các tư liệu lao động và đối tượng lao động Sau quá trình sản xuất, vốn được kết tinh trong thành phẩm Khi thành phẩm được tiêu thụ thì vốn trở lại hình thái vốn tiền tệ ban đầu nhưng với lượng tiền lớn hơn (nếu kinh doanh có lãi).

Tại sao nghiên cứu quá trình luân chuyển VKD lại quan trọng? Sở dĩ như vậy bởi vì nó đưa ra những chỉ dẫn hữu ích cho công tác quản lý VKD Sơ đồ luân chuyển VKD đưa ra hai chỉ dẫn quan trọng sau:

- Thứ nhất, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vốn quay được

nhiều vòng hơn thì sẽ tạo ra được nhiều T’ hơn mà không cần tăng vốn Khi đó, lợi nhuận trong kỳ đó sẽ tăng lên Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để tăng vòng quay vốn và sử dụng các chỉ tiêu vòng quay VKD như một chỉ dẫn quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn.

Trang 8

- Thứ hai, nếu một giai đoạn nào đó trong quá trình luân chuyển bị gián

đoạn thì sẽ gây ra sự đình trệ hay rối loạn cho sự tuần hoàn VKD Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần dự trữ một lượng tiền mặt và hàng tồn kho nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thông suốt.

1.1.2 Phân loại Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Vốn cố định của doanh nghiệp

Khái niệm vốn cố định

Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định; lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh

nghiệp VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nênTSCĐ mà có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vàhoàn thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết hạn sử dụng

* Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

Quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ TSCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu; giá trị của nó dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất Đặc điểm này của TSCĐ đã quyết định đến đặc điểm luân chuyển của VCĐ:

- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh quyết định.

- VCĐ dịch chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm dưới hình thức khấu hao, tương ứng với phần hao mòn TSCĐ.

- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị

Trang 9

sản phẩm dần tăng lên, song phần giá trị còn lại giảm cho đến khi TSCĐ hết hạn sử dụng, giá trị của nó được chuyển hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải kết hợp giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó là các

TSCĐ của doanh nghiệp

Nội dung quản lý vốn cố định

VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ Do TSCĐ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nên cần phân loại để có biện pháp quản lý phù hợp Phân loại TSCĐ là việc phân chia TSCĐ ra thành những nhóm, những loại khác nhau theo những tiêu thức phân loại nhất định Sau đây là những cách phân loại TSCĐ chủ yếu.

- Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ được chia thành 2 loại chính:

+ TSCĐ hữu hình: Là các TSCĐ được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…

+ TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, chúng thường là những khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát huy tác dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh như: Các khoản chi mua bằng phát minh sáng chế, chi phí mua nhãn hiệu, bản quyền, quyền sử dụng đất…

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình Từ đó lựa chọn quyết định đầu tư hoặc cơ cấu đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.

- Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng, TSCĐ được chia thành 3 loại:

Trang 10

+ TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: Bao gồm các TSCĐ không kể là hữu hình hoặc vô hình được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp và an ninh quốc phòng + TSCĐ bảo quản, cất giữ hộ.

Cách phân loại này cho thấy cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, từ đó xác định được trong điểm của công tác quản lý TSCĐ.

- Phân loại theo công dụng kinh tế

Theo công dụng kinh tế, TSCĐ được chia thành 6 nhóm sau:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm toàn bộ nhà cửa, kho tàng, bến bãi, hàng rào, bể nước…

+ Máy móc, thiết bị: Bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như máy động lực, máy công tác, máy chuyên dụng…

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Gồm các TSCĐ là phương tiện vận tải, các thiết bị truyền dẫn như hệ thống cáp, dây điện, ống dẫn khí…

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bao gồm tất cả các thiết bị và dụng cụ dùng trong hoạt động quản lý như máy tính, máy điện tử, máy đo lường kiểm tra chất lượng sản phẩm…

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các TSCĐ là vườn cây công nghiệp, cây lâu năm như vườn cà phê, cao su, điều… và các đàn gia súc cơ bản như các loại súc vật cầy kéo, các loại súc vật cho sản phẩm…Loại này thường chỉ có đối với các doanh nghiệp nông nghiệp.

+ Các TSCĐ khác: Bao gồm các TSCĐ còn lại không thuộc năm nhóm trên như tranh, tượng, tác phẩm nghệ thuật…

Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho vệc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác.

Trang 11

- Phân loại theo tình hình sử dụng

Theo tình hình sử dụng, TSCĐ được chia làm 3 loại:

+ TSCĐ đang dùng: Gồm tất cả các TSCĐ đang sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.

+ TSCĐ chưa dùng: Bao gồm tất cả các loại TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa sử dụng đến, đang dự trữ để sử dụng sau này.

+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: Gồm các loại TSCĐ không cần thiết hoặc không phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các TSCĐ đã hư hỏng chờ thanh lý hay nhượng bán.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

1.2.2.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp* Khái niệm vốn lưu động

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn cần phải có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là VLĐ.

VLĐ là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo choquá trình kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên liêntục VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được bù đắp toàn bộkhi doanh nghiệp kết thúc chu kỳ kinh doanh VLĐ cũng hoàn thành mộtvòng chu chuyển sau một chu kỳ kinh doanh.

Trang 12

* Đặc điểm của vốn lưu động

Đặc điểm của TSLĐ là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc điểm của VLĐ:

- VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.

- VLĐ được thu hồi toàn bộ một lần sau khi bán hàng thu tiền về và lúc đó kết thúc một vòng luân chuyển.

Nội dung quản lý vốn lưu động

Đặc điểm của TSLĐ và đặc điểm luân chuyển của VLĐ đã chi phối đến công tác quản lý sử dụng VLĐ Muốn quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ, chúng ta cần thực hiện tốt hai biện pháp sau:

- Trọng điểm của quản lý VLĐ là tăng cường luân chuyển VLĐ qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh giá sự hợp lý của cơ cấu VLĐ từ đó có biện pháp đảm bảo sự phù hợp của cơ cấu VLĐ.

Phân loại vốn lưu động

Phân loại VLĐ là việc chia VLĐ của doanh nghiệp ra thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Cách phân loại thông thường nhất là dựa vào vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo tiêu thức này, VLĐ được chia làm 3 loại:

- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Là bộ phận VLĐ cần thiết nhằm thiết lập bộ phận dự trữ về vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ vật tư đối với doanh nghiệp sản xuất và hàng hoá đối với doanh nghiệp thương mại Cụ thể là vốn về nguyên vật liệu chính, vốn về vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, vốn về bao bì đóng gói, vốn về phụ tùng thay thế, vốn về công cụ dụng cụ…

Trang 13

- VLĐ trong khâu sản xuất: Là bộ phận VLĐ kể từ khi doanh nghiệp đưa vật tư vào sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm như: Vốn sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm và các khoản chi phí trả trước…

- VLĐ trong khâu lưu thông: Gồm giá trị thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét một cách cụ thể sự luân chuyển của VLĐ qua từng khâu Khi so sánh tốc độ luân chuyển của từng khâu so với năm trước sẽ giúp nhận biết khâu nào luân chuyển nhanh, khâu nào luân chuyển chậm, vốn bị ách tắc trong khâu nào Từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Ngoài các cách phân loại trên, các doanh nghiệp còn thực hiện phân loại VLĐ theo những tiêu thức khác như: Theo hình thái biểu hiện, VLĐ được chia làm hai loại: Vốn vật tư hàng hoá và Vốn bằng tiền Dựa vào quan hệ sở hữu, VLĐ được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ Dựa vào nguồn hình thành, VLĐ được chia thành các nguồn sau: Nguồn vốn điều lệ; nguồn vốn tự bổ sung; nguồn vốn liên doanh, liên kết; nguồn vốn đi vay; nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Mục đích của việc phân loại VLĐ là nhằm xem xét cơ cấu VLĐ theo các tiêu thức phân loại Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu VLĐ khác nhau Việc phân tích cơ cấu VLĐ theo tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ cấu VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Để đánh giá sự hợp lý của cơ cấu VLĐ chúng ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu VLĐ Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm chính:

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan