Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

80 6.4K 33
Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong những địa phương của nước ta đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT triển kinh tế thuỷ sản. Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế Quảng Ninh, thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi hải sản tựa như khí trời, tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc. Cùng với ngành công nghiệp khai mỏ, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ nuôi thuỷ sản biển. Với chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên 6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu. Có vịnh Bãi Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới. Biển Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng của gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của hầu hết các sinh vật. Chính vì lý do trên mà Đảng chính phủ có chính sách phát triển kinh tế biển đảo, được Bộ Thuỷ sản, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển.Các giải pháptỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động việc làm cho một bộ phận dân cư hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Nhiều địa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; Chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nước ngoài.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: Công tác xây dựng triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v. Nguyên nhân khách quan như: Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp…Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.2.1. Mục đích.Mục đích nghiên cứu của đề tài là :+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.+ Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết.+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh Quảng Ninh.2.2. Nhiệm vụ.+ Lựa chọn những vấn đề lý luận thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu.+Phân tích đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT + Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh.3. Phạm vi nghiên cứu.Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba lọai hình: nước ngọt, nước mặn, lợ, trong đó chú trọng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2003 - 2007.Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.4. Cấu trúc của luận văn.Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu phần kết luận, gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về ngành thủy sản hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.Chương 2: Thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.Chương 3: Một số giải pháp nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.Để hoàn thành khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại Sở thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh sự hướng dẫn nhiệt tình của thày Hoàng Văn Định. Em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, em mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của mọi người. SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.I. Khái niệm, vị trí, đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế.1. Khái niệm ngành thuỷ sản.Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản.2. Vị trí vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thuỷ sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển Phát triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp toàn nền kinh tế nói chung.Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm các loại hải sản khác bên cạnh gia đình người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao. Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống thu nhập của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này.Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất lượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thuỷ sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước.Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân ngư dân. ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào nền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước trong khu vực trên thế giới. Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực trên thế giới. 3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản. Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm riêng biệt.3.1. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau: + Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ sảntrong một ao hồ hay một ngư trường.+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó là một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết định đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh… Còn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể nắm bắt được công nghệ chế biến.+ Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT + Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể tồn tại được. Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông, biển… Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền3.2. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp tính liên ngành cao.Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như ngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có những hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng phong phú. Chính vì vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi.Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút biến đổi. Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm đầu tư tái tạo nguồn lợi. II. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản.Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nhiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư cung cấp nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu. 2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại phát triển được. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là ngành sản xuất vật chất cung cấp sản phẩm cho con người như cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng thuỷ sản là một trong những sản phẩm như thế. 2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởng chung của ngành thuỷ sản toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước. SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa KTNN & PTNT 2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5%. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản. 2.4. Giải quyết việc làm tăng thu nhập. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống SV. Đào Minh Thu Lớp NN-46B10 [...]... 2 Thực trạng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh 2.1 Khả năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninhtỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản Diện tích đất, mặt nước phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triều, rừng ngập mặn ven biển… có các yếu tố môi trường thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. .. sinh thái các hệ tài nguyên sinh vật làm suy giảm chất lượng nước vùng ven biển, gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển SV Đào Minh Thu Lớp NN-46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 Khoa KTNN & PTNT II Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản 1 Lao động nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh Lao động phục vụ ngành thuỷ sản Quảng Ninh bao gồm lao động khai thác, nuôi trồng lao động... nuôi trồng thuỷ sản cũng không giống nhau Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu quả cao III Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản 1 Nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển phân bố thuỷ sản Mỗi loại thuỷ sản chỉ có thể sinh trưởng phát. .. nghiệm nuôi trồng thuỷ sản tạo cho Quảng Ninh trở thành tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản trên biển Nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô tận, trong điều kiện nguồn nguyên liệu thuỷ sản tự nhiên bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc phát triển nuôi trồng thuỷ sảnQuảng Ninh đang trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn có hướng lâu dài về chiến lược giúp ngành thuỷ. .. 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢNTỈNH QUẢNG NINH I Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sảnQuảng Ninh 1 Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Ninhtỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210- 220 40' vĩ độ bắc, 1060 26'- 1080 31’kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 150 km Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây của. .. có lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản Họ vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Con người tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của vật nuôi thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng... để nuôi trồng thuỷ sản Đất đai để nuôi trồng thuỷ sản quyết định đến sự tồn tại phát triển của các loài động vật thuỷ sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng sẽ chỉ tồn tại đựơc trong một thời gian rất ngắn Hơn thế nữa diện tích mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản Điều đó được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy mô để phát triển. .. Tỉnh trong đó có ngành thuỷ sản nói chung nuôi trồng thuỷ sản nói riêng SV Đào Minh Thu Lớp NN-46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 33 Khoa KTNN & PTNT 4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh 4.1 Những điều kiện thuận thuận lợi nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh biên giới - hải đảo phía Đông bắc Tổ quốc,... cho Quảng Ninh tiềm năng nuôi đê cống rất lớn, tại đây đã hình thành nên 9 vùng nuôi thuỷ sản trong đê cống tập trung với diện tích tiềm năng là 22.300 ha Với diện tích nước biển trên 6.000 km2 là thế mạnh để Quảng Ninh phát triển nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè trên biển 4.2 Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hiện nay, chất lượng môi trường các vùng nuôi trồng thuỷ sản. .. trưởng và phát triển phát triển của động vật thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản Tính thời vụ trong nuôi trồng . hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để. trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết.+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh Quảng

Ngày đăng: 10/12/2012, 13:34

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 1.

Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 4: Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 4.

Các giống loài thuỷ sản được nuôi trồng tại Quảng Ninh Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 6.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 12: Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003- 2007. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 12.

Sản lượng nuôi trồng tôm của toàn Tỉnh giai đoạn 2003- 2007 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được đơn vị có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất trong tỉnh là huyện Hải Hà với sản lượng nuôi trồng là  4880 tấn, chiếm 22,5% sản lượng của toàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

ua.

bảng số liệu trên ta có thể thấy được đơn vị có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất trong tỉnh là huyện Hải Hà với sản lượng nuôi trồng là 4880 tấn, chiếm 22,5% sản lượng của toàn tỉnh Xem tại trang 48 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng cá rô phi nuôi đạt năng suất cao nhất, năm 2004 năng suất nuôi cá rô phi đạt 10 - 12 tấn/ ha thì đến năm 2007  la 18 tấn/ ha/ vụ - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

ua.

bảng số liệu trên ta thấy được rằng cá rô phi nuôi đạt năng suất cao nhất, năm 2004 năng suất nuôi cá rô phi đạt 10 - 12 tấn/ ha thì đến năm 2007 la 18 tấn/ ha/ vụ Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 18: Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được. - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

Bảng 18.

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được Xem tại trang 55 của tài liệu.
Với cách tính toán như trên ta có được bảng số liệu như trên. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản  lượng nuôi trồng, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đều liên tục tăng qua các  năm - Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh

i.

cách tính toán như trên ta có được bảng số liệu như trên. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu về diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng, giá trị tổng sản lượng nuôi trồng đều liên tục tăng qua các năm Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan