Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan pptx

7 1K 9
Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

36 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang mô tả trên 600 đối tượng từ 25 tuổi trở lên được lựa chọn ngẫu nhiên tại 3 xã 3 phường/thò trấn tại tỉnh Đắk Lăk năm 2009 bằng phương pháplấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng cho thấy: Tỷ lệ THA chung là 30,0% (THA giai đoạn 1 là 17,7% và giai đoạn 2 là 12,3%). Tình trạng THA tăng dần theo tuổi: tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao. Nam giới có tỷ lệ THA cao hơn nữ giới. Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ THA giữa các nhóm dân tộc khu vực sinh sống. Có đến 85,0% số trường hợp THA được phát hiện ngẫu nhiên tại thời điểm triển khai đề tài. Có mối liên quan giữa thói quen uống rượu, bia tình trạng THA: tần suất uống rượu, bia càng cao thời gian uống càng dài thì tỷ lệ THA càng cao. Những người hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn những người không hút. Thời gian hút thuốc càng lâu số lượng thức hút hằng ngày trên 10 điếu có liên quan đến tỷ lệ THA cao. Từ khoá: tăng huyết áp DakLak, dinh dưỡng Tây Nguyên. The hypertension status and some related factors in adults in Dak Lak province in 2009 and some related issues Dang Oanh (*), Dang Tuan Dat (*), Hoang Xuan Hanh (*), Pham Thanh Quang (**) The observational, cross-sectional study was based on a random sample of 600 people over 25 years of age from three communes and three township wards in Dak Lak province in 2009. The study results show that the hypertension (HBP) is 30% (primary hypertension is 17.7% and secondary hypertension is 12.3%). People are at higher risk of HBP with their aging. The prevalence of HBP in male is statistically higher than that in female. There was no statistically significant difference in Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009một số yếu tố liên quan Đặng Oanh (*),Đặng Tuấn Đạt (*), Hoàng Xuân Hạnh (*), Phạm Thành Quang (**) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 37 1. Đặt vấn đề Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến, và là một vấn đề quan trọng về sức khoẻ của cộng đồng ở tất cả các nước trên thế giới. Bệnh thường âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nghèo nàn, nhưng lại phát hiện dễ dàng bằng cách đo huyết áp. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng và có tỷ lệ tử vong cao do các biến chứng của tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, [4]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 1992, tăng huyết áp chiếm 10,8 % dân số trên 15 tuổi ở Việt Nam, nhưng chỉ có 1/3 bệnh nhân biết mình bò tăng huyết áp [9]. Năm 1989 theo điều tra của Viện tim mạch học Việt Nam thì tỷ lệ này là 5,2%, nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh năm 1992 ở cả 2 miền Nam Bắc cho biết tỷ lệ này chiếm 11,7%. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự về tần suất tăng huyết áp các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2001- 2002 cho thấy người dân từ 25 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ tăng huyết áp là 16,3% [7]. Nhằm góp phần thực hiện tốt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đọan 2001-2010 về công tác phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tình trạng tăng huyết áp một số yếu tố liên quan của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 với các mục tiêu sau: - Xác đònh tỷ lệ tăng huyết ápngười trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009. - Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Đắk Lắk. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đòa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được the prevalence of HBP among ethnic groups and geographical residency. There are 85% of targets known accidentally as living with HBP when they were examined their blood pressure at the moment of implementing this study. There is a statistically significant correspondence between routine drinking alcohol/beer and HBP status: the more frequent people drink the higher rate of HBP they are. The smokers have a higher prevalence of HBP than non-smokers. There is a correspondence between smoking more than 10 cigarettes per day for a long time and a high rate of HBP. Key words: High blood pressure, hypertension, DakLak, Tay Nguyen, nutrition. Tác giả - (*) Viện Vệ sinh dòch tễ Tây Nguyên. Đòa chỉ: 59 Hai Bà Trưng, Buôn Ma Thuột. Điện thoại: 0500. 3814093. Fax: 0500. 3852423. - Đặng Oanh: Bác sỹ. Thạc sỹ Y tế công cộng - Nghiên cứu viên chính, Trưởng khoa Dinh dưỡng - An toàn vệ sinh thực phẩm. Email: oanhvsdttn@gmail.com - Đặng Tuấn Đạt: Tiến sỹ Y học- Phó Giáo sư - Viện trưởng - Hoàng Xuân Hạnh: Bác sỹ - Nghiên cứu viên (**) Phạm Thành Quang - Bác sỹ. Thạc sỹ Y tế công cộng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk. Đòa chỉ: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk. Điện thoại: 0946 348686. 38 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | tiến hành tại tỉnh Đăk Lăk. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: là người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk, không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả, cắt ngang. 2.3.1. Cỡ mẫu - Cỡ mẫu chung: áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = d . (Z 2 1- α/2 . p . q/e 2 ) Trong đó: Z 2 1- α/2 = 1,96 (ở khoảng tin cậy 95%). p = 0,298 (tỷ lệ THA của Đàm Khải Hoàn tại Thái Nguyên [8]. q = 1 - p = 0,702 e (sai số mong muốn) = 0,05 d (hệ số thiết kế) = 2 Như vậy, cỡ mẫu chung cho nghiên cứu là 642 người. 2.3.2. Cách chọn mẫu Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling). Các bước tiến hành như sau: - Chọn tầng: chia thành 2 tầng: Tầng 1: bao gồm các phường nội thành (khu vực thành phố) các thò trấn (của các huyện). Tầng 2: bao gồm các xã còn lại. - Cỡ mẫu cho mỗi tầng: áp dụng công thức: n i = n . (N i /N) Trong đó: ni: cỡ mẫu của tầng i n: cỡ mẫu của tất cả các tầng (n = 642) Ni : dân số tầng i N: dân số của quần thể (N: dân số của tỉnh Đắk Lắk năm 2007) Như vậy, * n i (1) : cỡ mẫu của tầng 1. * ni (2) : cỡ mẫu của tầng 2 - Chọn điểm nghiên cứu: tại mỗi tầng, dùng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, chọn 3 xã hoặc phường. Tổng số điểm nghiên cứu: 6 điểm. - Chọn đối tượng nghiên cứu: tại mỗi điểm nghiên cứu, lập danh sách các thôn/buôn/khối phố. Chọn ngẫu nhiên 1 thôn/buôn là điểm nghiên cứu chính. Chọn hộ đầu tiên: quy ước lấy hộ gia đình của trưởng thôn làm hộ đầu tiên. Các hộ còn lại được chọn theo nguyên tắc "vết dầu loang". Tại mỗi hộ gia đình, điều tra tất cả những người có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên (có năm sinh 1984 trở về trước). Số đối tương cần điều tra tại mỗi điểm là X = ni /3. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những người dò tật (gù, vẹo, ), thương tật các bệnh lý khác (hội chứng Down, tâm thần…); phụ nữ đang có thai, đang cho con bỳ < 12 tháng những người không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.3.3. Công cụ thu thập số liệu - Xác đònh tình trạng THA: đo huyết áp bằng huyết áp kế thuỷ ngân. Đo 2 lần cách nhau 10 phút, nếu sai khác giữa 2 lần đo trên 10 mmHg thì tiếp tục đo lần thứ 3. Kết quả của số đo huyết áp là trung bình của 2 lần đo. Phân loại THA theo tiêu chuẩn của JNC VII. - Tìm hiểu các yếu tố liên quan: Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Các yếu tố liên quan được tìm hiểu bao gồm các thói quen về hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen ăn mặn 2.3.4. Phân tích xử lý số liệu: Số liệu được phân tích bằng chương trình Epi Info 6.04. Sử dụng test thống kê χ 2 để tìm mối liên quan giữa các yếu tố phơi nhiễm tình trạng THA. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã vùng nông thôn, 2 phường nội thò 1 thò trấn thuộc tỉnh Đắk Lắk với tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 642 người, tất cả đều được phỏng vấn trực tiếp, đo huyết áp các chỉ số nhân trắc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, một số đối tượng không thỏa mãn tiêu chuẩn loại trừ, hoặc không thể phỏng vấn được nên chúng tôi đã loại 42 trường hợp mà không xử lý số liệu. Như vậy, tổng số đối tượng còn 600 người, bao gồm: - Có 303 nam (chiếm tỷ lệ 50,5%) 297 nữ (chiếm tỷ lệ 49,5%). 30,0% đối tượng cư trú tại khu vực thành thò và 70,0% sống ở nông thôn. - Tỷ lệ phân bố ở các nhóm tuổi là: 22,5% ở 25- 34 tuổi; 25,5% ở nhóm 35-44 tuổi; 27,2% ở nhóm 45-54 tuổi; 14,3% ở nhóm 55-64 tuổi; 10,5% ở | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 39 nhóm 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ người Kinh tham gia nghiên cứu là 68,5%. Trong 31,5% đối tượng là người dân tộc thiểu số có 21,3% là người Ê Đê, 6,5% người Tày, Nùng và 3,7% là các dân tộc khác (Mơ Nông, Mường, Thái, Ja Rai) 3.2. Tỷ lệ tăng huyết ápngười trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 3.2.1. Tỷ lệ phân loại THA Kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung trong nghiên cứu của chúng tôi là 30,0 % theo phân loại của JNC VII (2003). 3.2.2. Tỷ lệ THA theo nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì HA càng tăng cao, cao nhất là ở nhóm tuổi trên 65 chiếm tỷ lệ 53,9%, nhóm 55-64 tuổi tỷ lệ THA chiếm 50,0%, nhóm 45- 54 tuổi tỷ lệ THA là 31,9%, nhóm 35-44 tuổi tỷ lệ THA chiếm 22,9% thấp nhất là nhóm 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ 11,9%. 3.2.3. Tỷ lệ THA theo dân tộc, khu vực cư trú và giới Khảo sát phân bố tình trạng THA theo dân tộc, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ THA ở người Kinh là 29,4%; ở nhóm dân tộc thiểu số là 31,2%, trong đó: 28,9% (Ê Đê); 35,9% (Tày, Nùng); 36,4% (dân tộc khác). Tỷ lệ THA ở nam là 36,6% ở nữ là 23,2%. Sự khác biệt có ý nghóa với p< 0,001. Phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác tại các vùng khác nhau. 3.2.4. Thực trạng phát hiện THA Kết quả nghiên cứu còn cho thấy chỉ có 15,9% THA đã được phát hiện điều trò trước đó (bảng 3.4). Điều này chứng tỏ nhận thức của người dân về việc phát hiện THA còn rất thấp, đa phần là chủ quan, không chủ động phát hiện bệnh cho đến khi được kiểm tra ngẫu nhiên hoặc có một triệu chứng bất thường khác. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp 3.3.1. Liên quan giữa thói quen uống rượu, bia và THA Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người có thói quen uống rượu hoặc bia có tỷ lệ mắc THA cao hơn nhóm người không uống rượu, sự khác biệt này Phân loại n Tỷ lệ % Huyết áp bình thường 213 35,5 Tiền tăng huyết áp 207 34,5 Bình thường Tổng cộng 420 83,0 Tăng huyết áp giai đoạn 1 106 17,7 Tăng huyết áp giai đoạn 2 74 12,3 Tăng huyết áp Tổng cộng 180 30,0 Chung 600 100,0 Bảng 3.1. Phân loại tình trạng THA tại Đắk Lắk (theo JNC VII) Nhóm tuổi n THA Tỷ lệ % 25 - 34 135 16 11,9 35 - 44 153 35 22,9 45 - 54 163 52 31,9 55 - 64 86 43 50,0 #65 63 34 53,9 Tổng 600 180 30,0 p < 0,001 Bảng 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi Bảng 3.3. Tỷ lệ THA theo dân tộc, khu vực cư trú giới n Tỷ lệ % THA đã được phát hiện điều trò 27 15,0 THA được phát hiện tại thời điểm nghiên cứu 153 85,0 Tổng cộng 180 100,0 Bảng 3.4. Tỷ lệ THA mới được phát hiện 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | có ý nghóa thống kê với p < 0,05. Về tần suất, chúng tôi thấy những người uống rượu, bia hàng ngày có tỷ lệ THA cao hơn nhưng người uống hàng tuần cao rõ rệt so với những người ít uống (p<0,001). Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra các nhận xét tương tự. Người ta thấy rằng, những người đàn ông uống rượu trên 3-5 lần/ ngày phụ nữ uống rượu trên 2-3 lần/ngày có nguy cơ bò THA, nhưng uống dưới mức này thì không thấy tăng nguy cơ bò THA. Những người nghiện rượu, uống rượu thành thói quen thì có liên quan với THA hơn là mới uống gần đây. 3.3.2. Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá THA Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc với tình trạng THA. Tỷ lệ THA ở những người có hút thuốc lá là 45,4%, cao hơn so với nhóm không hút là 21,2% (p < 0,001). Thời gian hút thuốc cũng có liên quan đến tình trạng THA. Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy đối với những người hút thuốc lá, thời gian hút càng lâu thì tỷ lệ mắc THA càng cao. Tỷ lệ THA ở nhóm người hút thuốc trên 30 năm là 64,4%; từ 21 đến 30 năm là 44,3%; từ 10 đến 20 năm là 40,9% dưới 10 năm là 17,5% (p < 0,001). Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy có mối liên quan giữa số lượng thuốc hút hàng ngày với tình trạng THA. Tỷ lệ THA ở nhóm hút mỗi ngày trên 10 điếu, 6-10 điếu dưới 5 điếu lần lượt là: 63,0%; 41,9% và 31,0% (p<0,001). 3.3.3. Liên quan giữa thói quen ăn mặn THA Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa THA thói quen ăn mặn. Điều này cũng có thể do khái niệm ăn mặn hoàn toàn dựa vào chủ quan của con người nên sự đánh giá thiếu tính chính xác thiếu tính khách quan, làm cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa THA thói quen ăn mặn. 4. Bàn luận So với nhiều vùng trên toàn quốc, cũng như trên thế giới, tình trạng THA ở Đắk Lắk là rất cao rõ ràng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm [4, 9, 12, 17, 18, 19]. Tỷ lệ THA giai đoạn 1 là 17,7%, cao hơn giai đoạn 2 là 12,3%. Phù hợp với nhận đònh của nhiều tác giả khác [4, 12]. Có thể lý giải là do những năm gần đây với công tác truyền thông từ các chương trình y tế quốc gia mà ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe của người dân được cải thiện, cũng như công tác điều trò THA tốt hơn nên những người đã mắc THA thường duy trì ở giai đoạn nhẹ các mức độ nặng thấp dần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác [7, 10, 13, 14] cho Bảng 3.5. Liên quan giữa thói quen uống rượu, bia và THA Bảng 3.6. Liên quan giữa thói quen hút thuốc lá THA Bình thường THA Thói quen ăn mặn n n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Ăn mặn 147 99 67,3 48 32,7 Ăn bình thường 453 321 70,9 132 29,1 Tổng cộng 600 420 70,0 180 30,0 χ 2 = 1,89 p > 0,05 Bảng 3.7 Liên quan giữa thói quen ăn mặn THA | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 41 thấy tuổi càng cao thì HA càng tăng. Mặc dù không thấy mối quan hệ thống kê giữa dân tộc THA nhưng quan sát cho thấy tình trạng THA ở người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc phía Bắc có xu hướng cao hơn người Kinh. Một nghiên cứu ở Mỹ cũng cho thấy tình trạng THA khác nhau giữa các nhóm dân tộc khác nhau, tỷ lệ THA ở nhóm người da đen là 32,4%, nhóm người da trắng là 23,3% nhóm người Mỹ gốc Mexico 22,6%19. Phân tích tình trạng THA theo khu vực, chúng tôi thấy rằng không có sự khác nhau giữa khu vực nông thôn hay thành thò. Tuy có sự khác nhau về tỷ lệ THA đối với nam hay nữ giữa các nghiên cứu khác nhau nhưng có điểm giống nhau là nam giới mắc THA nhiều hơn nữ giới sự khác biệt nay đều có ý nghóa thống kê. Phải chăng, do nam giới phần lớn có thói quen uống rượu, hút thuốc cao hơn nữ nam giới trong gia đình cũng như trong hoạt động xã hội họ là người chòu nhiều áp lực công việc hơn nữ giới. Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đều cho thấy rằng THA ở nam nhiều hơn nữ. Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi có khuyến nghò sau: - Tăng huyết ápmột trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở Đắk Lắk, liên quan đến thay đổi về lối sống hiểu biết về sức khoẻ của người dân. Do đó, cần xây dựng một chương trình hành động, tập trung vào công tác truyền thông giáo dục nhằm giảm thiểu các yếu tố có nguy cơ gây ra tăng huyết áp. - Thực hiện việc kiểm tra huyết áp đònh kỳ cho toàn dân. Tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế về kỹ thuật phát hiện, theo dõi, xử trí quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng. - Cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhằm phân tích các yếu tố thực sự có nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp để dự trên cơ sở đó, xây dựng một chiến lược nhằm phòng, chống bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả tại cộng đồng tỉnh Đắk Lắk. 42 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Tổng cục Thống kê (2003). Báo cáo chuyên đề thực trạng các mục tiêu y tế quốc gia 2001-2002, Bộ Y tế xuất bản, 99- 108. 2. WHO/FAO, Geneva (2003). Chế độ ăn dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp. 3. Viên Chinh Chiến, Phùng Thò Thanh cs (2007). “Kết quả điều tra tình trạng dư cân, tăng huyết áp tiểu đường trong công nhân lao động tại miền Trung Việt nam”, Báo cáo toàn văn tại Hội nghò khoa học toàn quốc Hội Y tế công cộng Việt Nam lần thứ 4, Hà Nội, 97-107. 4. Phạm Tử Dương (2005). Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 5. Nguyễn Thò Kim Hoa (2008). Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp các yếu tố liên quan tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tạp chí Y học thực hành, 10 (625+626), Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 24-26. 6. Phạm Gia Khải cs (1999). “Đặc điểm dòch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”. Báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học. 7. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt cs (2003). “Tần suất tăng huyết áp các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (33): 9- 34. 8. Hà Huy Khôi (2001). Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 9. Nguyễn Thò Lâm (2002). Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Đoàn Thò Tuyết Ngân, Phạm Hùng Lực (2008). "Chỉ số huyết áp, lipid máu trên phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y học thực hành, 9 (618+619), Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 24-26. 11. Bùi Thanh Nghò, Phạm Thò Hồng Vân (2004). “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ mối liên quan với bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (11), 50-52. 12. Nguyễn Hữu Tài (2005). “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (5230, Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 174-180. 13. Đinh Thò Bích Thủy (2001). Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người lao động nông nghiệp tại một xã huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 14. Kiều Công Thủy, Phạm Ngọc Khái (2004). “Đánh giá tình hình thừa cân béo phì ở tăng huyết áp rối loạn lipid máu ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, 14 (6), Hội Y học dự phòng Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 67-71. Tiếng Anh 15. Black. HR (1996). “New concepts in hypertension focus on elderly”, Am-Heart, 135: 2-7. 16. Clarice D.Brown, MillicentHiggins, Karen A.Donato, Frederick C.Rohde, RobertGarrison, EvaObarzanek, Nancy D.Ernst, MichaelHoran (2000). “Body Mass Index and the Prevalence of Hypertension and Dyslipidemia”, Obesity Research (2000), (8): 605-619. 17. Dongfeng Gu; Kristi Reynolds; Xigui Wu; Jing Chen; Xiufang Duan; Paul Muntner; Guanyong Huang; Robert F. Reynolds; Shaoyong Su; Paul K. Whelton; Jiang He (2002). “Prevalence, Awareness, Treatment, and Control of Hypertension in China”, Journal of Hypertension, (40), p. 920. 18. Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Whelton PK, He J. (2004), “Worldwide prevalence of hypertension: a systematic review”, Journal of Hypertension, (22): 21 - 24. 19. Vicki L. Burt; Paul Whelton; Edward J. Roccella; Clarice Brown; Jeffrey A. Cutler; Millicent Higgins; Michael J. Horan; Darwin Labarthe (1995). “Prevalence of Hypertension in the US Adult Population”, Journal of Hypertension, (25): 305-313. . thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 với các mục tiêu sau: - Xác đònh tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009. - Mô tả một số yếu tố liên. significant difference in Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan Đặng Oanh (*),Đặng Tuấn

Ngày đăng: 21/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan