Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh docx

6 669 6
Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

12 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bại não là một tình trạng khiếm khuyết mãn tính với hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới đời sống của trẻ bại não. Việc PHCN cho trẻ bại não đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹgia đình. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ trẻ bại não đối với tiến bộ về vận động thô trên trẻ bại não tại Uông Bí. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp can thiệp với cỡ mẫu là 43 trẻ bại não được phát hiện và chẩn đoán bởi các bác sỹ PHCN chuyên ngành trong tổng số trên 500 trẻ khuyết tật huyện Uông Bí. Kết quả cho thấy 65,1% trẻ bại nãotiến bộ trong đó 41,9% trẻ có điểm vận động thô tăng từ 1-10%. Trong những trẻtiến bộ, điểm vận động ở các mốc phát triển: nằm lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi và chạy đều tăng lên sau can thiệp, cao nhất là mốc đi và chạy. Đồng thời tỷ lệ trẻtiến bộ đạt cao nhất ở những trẻ đạt điểm vận động thô trên 80% trong đánh giá ban đầu. Từ khóa: Bại não, vận động thô, GMFM, tập huấn cha mẹ, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Result of parental training on the gross motor improvement of 43 CP children in Uong Bi district, Quang Ninh province Nguyen Thi Minh Thuy (*), Nguyen Hien Nghia (**) Cerebral Palsy (CP) is a chronic impairment that causes a heavy consequence affecting the life of cerebral palsied children. Rehabilitation for CP children requires parents' patience. The study aims at assessing the result of parental training to the gross motor function of CP children in Uong Bi district, North of Viet Nam. The study method is an intervention design with a sample size of 43 CP children identified in the house-to- house survey and diagnosed by national rehabilitation doctors. The gross motor function was measured with GMFM scale at the beginning of the parental training and 9 months after that. The result of study shows that 65,1% of CP children have been improved with gross motor function while 41,9% of CP children have GMFM to be increased from 1 to 10%. Among the improved CP children, GMFM scores at milestones such as: Lying and crowning; sitting; crawling and kneeling; standing; walking and running have been increased after nine months with the highest one in walking and running. On the other hand, the rate of children with the best GMFM Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thò Minh Thủy (*), Nguyễn Hiền Nghóa (**) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 13 improvement was found among CP children with the GMFM scores over 80% at the beginning of assessment. Key words: Cerebral palsy, Gross motor function, GMFM, Parenting education, Community-Based Rehabilitation. Tác giả (*): TS. Nguyễn Thò Minh Thủy, Phó Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng, trường Đại học Y tế Công cộng. ĐT: 04-62663242 - Fax: 04-62663238 - Email: ntmt@hsph.edu.vn or thuyntm@yahoo.com (**): ThS. Nguyễn Hiền Nghóa, Giám Đốc Công ty lắp đặt và chuyển giao công nghệ thiết y tế (MTI). ĐT: 04-37667639 - Fax: 04-37676902 - Email: gianglong@fpt.vn 1. Đặt vấn đề Bại não là một trong những tàn tật thường gặp và gây hậu quả nặng nề nhất ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bại não trong dân cư có sự thay đổi ở các quốc gia khác nhau như ở Australia năm 1988 là 2,3/1000 trẻ đẻ ra sống [13], ở Mỹ là 2,4/1000 trẻ đẻ ra sống [12]. Tại Việt Nam theo điều tra ở Hà Tây, tỷ lệ bại não là 1,89/1000 dân [9], điều tra tại Khánh Hoà thấy tỷ lệ trẻ bại não là 0,6/1000 dân [8]. Trẻ bại não rối loạn vận động là chính và thường kèm theo các tàn tật khác như chậm phát triển trí tuệ, động kinh Những tổn thương này gây ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc sống làm cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong di chuyển, tự chăm sóc bản thân, tốn công sức và gây phiền toái cho người thân trong gia đình. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giải pháp cung cấp dòch vụ phục hồi chức năng (PHCN) phù hợp nhất hiện nay. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy phục hồi chức năng cho người tàn tật tại cộng đồng giúp 90% người có khó khăn về vận động có tiến bộ sau 2 năm [11]. Tại Vónh Phúc 59,2% người tàn tật hoà nhập xã hội sau 3 năm [6]. Tại Hà Tây, 90,8 % người tàn tật có tiến bộ về chức năng sau 5 năm và có 30% trẻ bại não hoà nhập xã hội sau 2 năm [9]. Trong PHCN dựa vào cộng đồng, huấn luyện trang kiến thức và kỹ năng về phục hồi chức năng cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là người chăm sóc người khuyết tật, để từ đó gia đình tập luyện cho người khuyết tật được đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh". 2. Phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu 43 trẻ bại não tuổi từ 6 tháng đến 16 tuổi cư trú trong đòa bàn huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu can thiệp có so sánh trước - sau. Cỡ mẫu và cách chọn: Toàn thể 43 trẻ bại não được phát hiện trong điều tra 521 trẻ khuyết tật <16 tuổi huyện Uông Bí. Những trẻ này được các bác sỹ chuyên ngành PHCN của bệnh viện Bạch Mai khám phát hiện. Tiêu chuẩn chẩn đoán bại não: (1) có rối loạn vận động là hậu quả của tổn thương thần kinh trung ương nhưng không phải là một bệnh tiến triển; (4) rối loạn này xuất hiện ngay sau khi sinh cho đến khi trẻ 5 tuổi. Đònh nghóa và phương pháp đánh giá sử dụng trong nghiên cứu: - Đònh nghóa bại não: Bại não là một tình trạng rối loạn thần kinh trung ương không tiến triển gây ra do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh đến 5 tuổi với hậu quả biến thiên bao gồm các bất thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi. 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | - Phương pháp đánh giá chức năng vận động thô: nghiên cứu sử dụng thang đánh giá vận động thô (GMFM) của Rusell và cộng sự được sử dụng năm 1993 nhằm đánh giá khả năng vận động thô cho trẻ bình thường và trẻ khó khăn vận động. Bảng đánh giá này gồm 88 mục trong đó có nhiều mục đánh giá cần các chuyên gia đánh giá chuyên ngành, do vậy nhóm nghiên cứu đã chọn lựa các mục dễ thực hiện đánh giá tại cộng đồng đồng thời vẫn đảm bảo được những giá trò của các mục đánh giá trong sự phát triển vận động. Kết quả là 35 mục đã được lựa chọn thuộc 5 lónh vực vận động thô khác nhau là nằm và lẫy (A), ngồi (B), và quỳ (C), đứng (D), đi, chạy và nhảy (E). Mỗi mục này được đánh giá thành 4 mức: + Mức 0: Không thể thực hiện được hoạt động + Mức 1: Bắt đầu thực hiện hoạt động (<10%) + Mức 2: Thực hiện được một phần hoạt động (10-90%) + Mức 3: Thực hiện được hoàn toàn hoạt động (>90%) Cách tính điểm GMFM như sau: cho điểm từng mục, sau đó cộng tổng điểm của các mục trong từng lónh vực chia cho tổng số điểm của các mục trong lónh vực đó để tìm được tỷ lệ phần trăm của từng lónh vực. - Tập huấn cha mẹ: Người chăm sóc chính trẻ bại não (chủ yếu là mẹ) được các chuyên gia PHCN bệnh viện Bạch Mai và Viện Nhi Quốc gia tập huấn các kỹ thuật tạo thuận đơn giản của Bobath và các kỹ thuật tập vận động cho trẻ theo hướng dẫn của TCYTTG. Tập huấn diễn ra một tuần trong đó các bà mẹ được chia làm nhiều nhóm nhỏ (khoảng 3 người) theo mức độ vận động của con. Các bà mẹ luân phiên mang con của mình đến lớp tập huấn và việc thực hành đánh giá cũng như kỹ thuật PHCN được hướng dẫn ngay tại lớp. Do vậy, các bà mẹ đều được chuyên gia PHCN tư vấn và học được cách tập vận động con mình. Cách thu thập số liệu: Các thông tin về trẻ bại não được các bác sỹ chuyên ngành PHCN khám và chẩn đoán. Đo chức năng vận động thô trước và 9 tháng sau khi can thiệp do một kỹ thuật viên VLTL- PHCN huyện Uông Bí đảm nhận. - Xử lý kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu được nhập vào máy vi tính bằng phần mềm EPI DATA và được xử lý bằng chương trình SPSS. 3. Kết quả nghiên cứu Kết quả can thiệp cho thấy trẻ bại não có tiến bộ về vận động thô là 65,1%. Biểu đồ 1. Kết quả tiến bộ về vận động thô trước và sau can thiệp Bảng 1. Điểm trung bình về vận động thô trước và sau khi can thiệp Biểu đồ 2. Tỷ lệ mức độ tiến bộ về vận động thô chung so với trước khi can thiệp | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 15 Điểm trung bình vận động thô của trẻ bại não 9 tháng sau khi tập huấn cha mẹ tăng ở tất cả các lónh vực vận động và cả vận động chung, sự khác biệt có ý nghóa thống kê p<0,05. Mức độ tiến bộ vận động thô 1-10 % so với trước can thiệp có tỷ lệ cao nhất 41,9%, mức độ tiến bộ trên 20% có tỷ lệ tiến bộ thấp nhất 7%. Sự khác biệt giữa các mức độ tiến bộ có ý nghóa thống kê p < 0,05. Mức độ tiến bộ từ 11 - 20% so với trước can thiệp có tỷ lệ cao nhất trong đa số các mốc phát triển vận động. Mốc ngồi tiến bộ dưới 10% có tỷ lệ cao nhất là 14%. Mức vận động thô của trẻ bại não trên 80% có tỷ lệ tiến bộ cao nhất 39,3%. Sự khác biệt so với các mức khác không có ý nghóa thống kê p>0,05. 4. Bàn luận Tỷ lệ trẻ bại não qua nghiên cứu chiếm 8,3% trong tổng số trẻ khuyết tật tại thòUông Bí, Quảng Ninh. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ đã được công bố tại Khánh Hoà là 25,1% trên tổng số trẻ khuyết tật [8]. Nguyên nhân có thể là do quan niệm về khuyết tật trong nghiên cứu đã dẫn đến tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em tại hai vùng khác nhau. Trong nghiên cứu tại Khánh Hoà, tỷ lệ trẻ khuyết tật chỉ chiếm khoảng 0,24% dân số, bằng 1/12 tỷ lệ trẻ khuyết tật tại Uông Bí (khoảng 3%). Điều này có thể do điều tra tại Khánh Hoà đã bỏ qua nhiều trẻ khuyết tật mức độ vừa và nhẹ, dẫn đến tỷ lệ bại não trong tổng số trẻ khuyết tật rất cao (trẻ bại não thường là trẻ khuyết tật nặng). Sau khi cha mẹ được tập huấn cách tập luyện cho trẻ, cả 43 trẻ bại não được PHCN tại nhà. Kết quả cho thấy sau 9 tháng, số trẻ được phục hồi về khả năng vận động thô so với trước can thiệp là 28 (chiếm 60,5%). Điểm trung bình vận động thô của trẻ bại não (điểm GMFM) sau 9 tháng đã tăng lên đáng kể từ 55,9+35,1 điểm lên 62,0+36,6 điểm (Bảng 1). Mức độ tiến bộ vận động thô so với trước can thiệp của trẻ bại não thường gặp là tiến bộ với số điểm vận động thô tăng từ 1 -10%, chiếm tỷ lệ 41,9%, mức độ tiến bộ tăng trên 20% chỉ có tỷ lệ 7%, sự khác biệt giữa các mức có ý nghóa thống kê p<0,05 (Biểu đồ 3). Điểm trung bình theo các mốc phát triển cũng tăng lên sau can thiệp, trong đó tăng cao nhất là mốc vận động đi và chạy với sự khác biệt có ý nghóa thống kê p<0,05 (Bảng 2). Kết quả trên chứng minh rằng khi trẻ bại não được tập luyện PHCN đúng phương pháp và thường xuyên sẽ có tiến bộ về vận động. Điểm trung bình về vận động thô có tăng lên nhưng chưa được cao (mặc dù kết quả vẫn cho thấy sự thay đổi có ý nghóa) và mức tiến bộ về vận động so với trước can thiệp cũng chưa cao. Điều này là do thời gian đánh giá can thiệp ngắn trong khi khiếm khuyết ở trẻ bại não là mãn tính và hậu quả nặng nề. Do vậy kết quả đạt được như vậy đã là rất đáng khích lệ. Kết quả PHCN cho trẻ bại não của một số nghiên cứu khác như sau: nghiên cứu của Lê Các và cộng sự tại Điện Bàn có kết quả tiến bộ phục hồi sau 2 năm tập luyện là: vận động (51-71%), sinh hoạt (66,5-73,5%), giao tiếp (46,1-79,3%) và hoà nhập (56,7-81,6%) tuỳ theo nhóm tuổi [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phúc và cộng sự tại Thừa Thiên Huế có kết quả gần 60% trẻ bại não được phục hồi có tiến bộ, trong đó có khoảng 14% có tiến bộ rõ rệt [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thò Minh Thuỷ tại Hà Tây có kết quả 30% trẻ bại não có khả năng hoà nhập xã hội và hầu hết trẻ bại nãotiến bộ về vận động sau 2 năm phục hồi bằng phương pháp PHCNDVCĐ [9]. Những kết quả này, nếu tương ứng về thời gian, hoàn toàn phù Nằm, lẫy Ngồi Bò, quỳ Đứng Đi, chạy Mức tiến bộ SL % SL % SL % SL % SL % Không tiến bộ 33 76,7 30 69,8 30 69,8 28 65,1 23 53,5 Từ 1-10 % 4 9,3 6 14,0 3 7,0 1 2,3 4 9,3 Từ 11-20 % 5 11,6 5 11,6 6 14,0 10 23,3 11 25,6 Trên 20 % 1 2,3 2 4,7 4 9,3 4 9,3 5 11,6 Tổng 43 100 43 100 43 100 43 100 43 100 Bảng 2. Mức tiến bộ về vận động thô theo các mốc phát triển sau khi can thiệp Bảng 3. Phân bố số trẻ bại nãotiến bộ trước và sau khi can thiệp theo mức vận động thô 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | hợp với kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo một số tác giả khác nghiên cứu về PHCN cho nhóm khó khăn vận động thì cho kết quả cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của tác giả Trần Trọng Hải thì tỷ lệ tiến bộ của nhóm KKVĐ sau 3 năm phục hồi là 91,8% [5], của tác giả Cao Minh Châu và cộng sự là 90% [4], của tác giảVăn Cấp tại Hoà Bình tỷ lệ tiến bộ sau 8 tháng phục hồi là 79% [3]. Sự khác biệt về kết quả với nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có thể là do đối tượng trong các nghiên cứu trên có những trẻ không phải bại não những dạng tật nhẹ hơn như bại liệt, bàn chân khoèo Những trẻ này thường không có các khiếm khuyết khác kèm theo như động kinh, chậm phát triển tinh thần nên khả năng PHCN có thể tốt hơn. Tiến bộ về khả năng vận động thô của trẻ bại não có sự khác nhau giữa các trẻ có mức vận động khác nhau. Với trẻ mà điểm vận động thô chỉ đạt dưới 20% có tỷ lệ tiến bộ 17,9%. Điều này cũng là dễ hiểu vì những trẻ bại não có mức vận động thô thấp là trẻ có tổn thương về vận động rất nặng. Hơn nữa, ở những trẻ này còn có nhiều tổn thương phối hợp gây nên những tàn tật phối hợp khác như: khó khăn nghe nói, khó khăn về học, động kinh Với những trẻ như vậy, cần được tiến hành phục hồi và chăm sóc lâu dài mới có thể có kết quả được. Với trẻ có điểm vận động thô từ 20 đến dưới 50%, tỷ lệ có tiến bộ cũng không cao (25 %). Ở mức vận động này, tiến bộ trong phục hồi cũng phụ thuộc vào tình trạng vận động của trẻ. Vận động của trẻ trong nhóm này là tốt hơn nhóm trẻ có mức vận động từ 0 đến dưới 20%. Trẻ ở nhóm này đã có thể ngồi hoặc di chuyển bằng cách bò. Tập luyện phục hồi của NCST là hỗ trợ cho trẻ các động tác mà trẻ đang và cố gắng thực hiện như ngồi, bò. Ở những trẻ có mức vận động này cần được tập để trẻ hình thành được các động tác bền vững lâu dài tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các động tác tiếp theo. Điểm vận động thô của trẻ đạt từ 50 đến dưới 80% có tỷ lệ tiến bộ vận động cũng thấp (17,9%). Ở mức này tương đương mức vận động quỳ và đứng của trẻ đây là những mức vận động tương đối khó khăn ở trẻ tàn tật vì ở mức vận động này của trẻ khi thực hiện động tác trẻ phải nâng cả trọng lượng của mình. Vì thế, để thực hiện được động tác trẻ cần phải cố gắng rất nhiều. Ngay cả trẻ bình thường mức độ tiến bộ từ động tác thấp đến cao cũng đòi hỏi phải có thời gian và có sự trợ giúp của người khác. Cho nên ở trẻ bại não do có khó khăn về vận động thì cần phải có sự cố gắng và trợ giúp tối đa mới có thể thực hiện được các động tác ở mức cao hơn. Điểm vận động thô của trẻ từ 80% trở lên có mức tiến bộ vận động cao nhất (39,3%). Đây là điều hợp lý vì trẻ có mức vận động này tương đương với trẻ có thể đi, chạy và nhảy. Trẻ đã có thể di chuyển được khỏi vò trí của mình bằng chân, có thể làm được các động tác bằng tay. Tập luyện phục hồi để giúp cho trẻ thực hiện được khả năng di chuyển từ thấp đến cao và phải làm từng bước một. Đối với trẻ có mức vận động cao cần được tập luyện thường xuyên đúng cách để trẻ có thể đạt được khả năng vận động như trẻ bình thường, tránh được các khuyết tật khi trẻ trưởng thành. Cần cung cấp và chế tạo cho trẻ những dụng cụ hỗ trợ di chuyển và tập luyện như khung song song, nạng, nẹp để hỗ trợ cho trẻ đứng được và tập đi. Kết quả phục hồi tiến bộ về vận động cho trẻ bại não là kết quả sự vận dụng sáng tạo nguyên lý kích thích và vận động của các kỹ thuật PHCN gắn liền với các điều kiện sinh hoạt, môi trường sống với con người và đồ vật ngay tại cộng đồng nơi trẻ sống. Đây chính là cơ sở thực tiễn của PHCNDVCĐ mà chúng tôi đã áp dụng để tập luyện cho trẻ bại não. Tóm lại, sau 9 tháng tập huấn cha mẹ về cách tập luyện PHCN cho cha mẹ trẻ bại não, trên 60% trẻ có tiến bộ về vận động thô. Số trẻ có điểm vận động thô tăng từ 1-10% chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9%). Trong những trẻtiến bộ, điểm vận động ở các mốc phát triển: nằm lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi và chạy đều tăng lên sau can thiệp, trong đó cao nhất là mốc đi và chạy. Đồng thời tỷ lệ trẻ có tiến bộ đạt cao nhất ở những trẻ đạt điểm vận động thô trên 80% trong đánh giá ban đầu. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2010, Số 14 (14) 17 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Y tế - Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (1998). Huấn luyện người tàn tật tại cộng đồng. NXB Y học, Hà Nội. 8-11. 2. Lê Các, Đỗ Thò Thanh, Huỳnh Công Vinh (1997). Nhận xét sơ bộ nguyên nhân bại nãođánh giá hiệu quả phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngtrẻ bại não tại huyện Điện Bàn. Tạp chí y học thực hành, Kỷ yếu công trình nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội. 107-108. 3. Lê Văn Cấp (2001). Nghiên cứu can thiệp cải thiện tình trạng tàn tật cho trẻ khó khăn về vận động tại cộng đồng Huyện Lương Sơn - Hoà Bình. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng, 57- 72. 4. Cao Minh Châu, Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Văn Chương (1992), Kết quả bước đầu về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, 172-174. 5. Trần Trọng Hải (1996). Nghiên cứu một số yếu tố đào tạo nhân lực cộng đồnggia đình trong chương trình PHCNDVCĐ cho trẻ tàn tật. Luận án phó tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 4-8, 89-94. 6. Nguyễn Văn Lý (2001). Kết quả bước đầu triển khai và thực hiện chương trình PHCNDVCĐ tỉnh Vónh Phúc giai đoạn 1997 – 2000. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Hội phục hồi chức năng Việt Nam, số 7, NXB Y Học, Hà Nội, 119-124. 7. Nguyễn Hồng Phúc, Đoàn Thò Minh Xuân và cộng sự (2001). Tình hình và kết quả PHCN tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thừa Thiên Huế 5 năm 1996-2000. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Số 7, NXB Y học, Hà nội, 52-160. 8. Hoàng Trung Thông (2001). Tình hình trẻ em bại não tại tỉnh Khánh Hoà. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Số 7, NXB Y học, Hà nội, 277-281. 9. Nguyễn Minh Thuỷ (2004). Nghiên cứu đặc điểm dòch tễ học bại nãođánh giá hiệu quả của một số biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại cộng đồng tỉnh Hà Tây. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 91-100. 10. Nguyễn Thò Minh Thuỷ (2001). Phục hồi chức năng cho trẻ bại não. Báo cáo chuyên đề luận văn tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội, 10 - 30. Tiếng Anh 11. Baolin C, Huang G (1999). Primary health care and community-based rehabilitation in the Peoples Republic of China. Disability and rehabilitation, 21, pp 479 – 483. 12. Murphy C.C; Yaergin-Allsopp-M; Deccouple-P; Drews- CD (1993). Prevalence of cerebral palsy among ten-year- old children in meppopolitan Atlanta, 1985 through 1987. Journal of Pediatrics, pp 123 -127. 13. Stanley F.J, Blair E, Hockey A, Peterson B, Watson L (1993). Spastic quadriplegia in Western Australia: Agenertic epidemiological study. I. case population and perinatal risk factor. Developmental medicine and child neurology, 35 (3), pp 191-201. . chúng tôi tiến hành nghiên cứu: " ;Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh& quot; children with the best GMFM Đánh giá kết quả tập huấn cha mẹ đối với tiến bộ về vận động thô trên 43 trẻ bại não tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thò Minh

Ngày đăng: 21/03/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan