Di tích Địa Đạo Củ Chi pot

5 2K 19
Di tích Địa Đạo Củ Chi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Di tích Địa Đạo Củ Chi Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu, chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu: Tây Bắc giáp sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa. Chọn Phú Hiệp lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể chịu sức ép bom 500kg và xe cơ giới của địch. Đây là khu rừng chồi, tre và cao su lẫn lộn rất thích hợp cho địa hình du kích chiến. Năm 1961, địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước, đôi khi giao nhau, chồng chéo… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ có tên gọi là căn cứ Phú Hiệp do đồng chí Mười Phước – chỉ huy trưởng, các đồng chí: Tư Đạt, Năm Long, Ba Lùn, Tư Hùng – ủy viên và đồng chí Tám Trương – trưởng văn phòng cùng một số chiến sĩ thuộc tiểu đoàn Vinh Quang. Công trình lấy ngày kỷ niệm thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Theo bản thiết kế, địa đạo Củ Chi được xây dựng dựa theo kinh nghiệm từ trước, bằng cách cứ khoảng 16m tạo một giếng, đường kính 0,6m, sâu 3m, khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này đến hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Bởi vậy có những đoạn cắt ngắn, có đoạn song song, đoạn giao nhau, đoạn trên đoạn dưới, vòng vèo, quanh co, kéo dài đến trên 100 cây số. Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an toàn. Chốt là một khúc gỗ, đầu nhọn dài hoặc khối mủ cao su đường kính 40cm có dây dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây, nút thắt cao su, hoặc khúc gỗ sẽ bịt kín đường hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm ngừa địch sử dụng hơi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo. Miệng địa đạo là một trong những cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, kích thước vừa vặn một người chui vào 30cm x 40cm. Nắp hầm là mảnh gỗ dày 10cm, mặt khỏa cỏ tươi, chụp vừa miệng hầm. Những lỗ thông hơi được tạo theo đường xiên 45o, núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Tại các miệng xuống địa đạo, thỉnh thoảng có bẫy chông, là mảnh ván bắc ngang, dưới đặt bàn chông. Kẻ lạ bước lên, lập tức rơi xuống bẫy. Địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng chia làm 3 khu: Khu trung tâm dành cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp. Khu bên phải gồm hầm văn phòng và hầm hội họp. Khu bên trái nơi đóng quân của tiểu đoàn Vinh Quang (đội phòng vệ). Điểm nổi bật của khu địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng là các hầm âm trong lòng đất. Những căn hầm xây dựng cho văn phòng, y tế, hậu cần, cơ yếu, văn nghệ… cả bếp Hoàng Cầm (bếp ém khói) tập trung khu vực mạn Đông con suối Thai Thai gọi là vườn quít. Mỗi hầm cách nhau 50 đến 70m, có kích thước như một hình vuông từ 3m đến 3,5m. Địa đạo nối các hầm thường vòng vèo và qua một chốt bảo vệ. Hầm tại khu trung tâm được mô tả như là một trong những kỳ công của khu địa đạo Phú Mỹ Hưng. Tại đây có hầm làm việc của Chính ủy, Tư lệnh và Phó tư lệnh, các khu ủy và hầm họp. Mỗi hầm cách nhau khoảng 400 đến 500m, thông nhau qua địa đạo. Tất cả những hầm này đều xây dựng trong khu vực đất rắn pha đá sỏi, nằm sát mí vườn nhà của hai ông: Hai Bao và Tám Cắt. Trước tiên hầm hình thành như một hố sâu, ngang 2m, rộng 3,5m, sâu 3,5m (kể cả nóc hầm cách mặt đất 1,8m). Nóc hầm được làm bằng các đà bê tông thả ngang, sau đó lấp kín hoàn toàn bên trên. Trong hầm, hai bên vách có giàn cây chịu lực hình chữ A có thể mắc võng nằm. Một số hầm có trét xi-măng chống thấm. Miệng hầm nối địa đạo thường qua một chốt gác. Từ đây, địa đạo có ngã rẽ chia hai. Một địa đạo đặc biệt dẫn dài đến mé sông Sài Gòn và trổ lên trong bụi ô rô. Khi có mật hiệu, ghe bên kia sông sẽ sang rước khách đặc biệt vào căn cứ Thanh Tuyền (bên kia sông Sài Gòn thuộc Bình Dương). Các hầm trong khu trung tâm đều có dạng cấu trúc tương tự và đều có địa đạo riêng thông với địa đạo đặc biệt nhằm đối phó khi có tình huống nguy hiểm. Trong thời gian tạm lánh tại địa đạo Phú Mỹ Hưng, các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp cao thường lên khỏi địa đạo đến thăm, đàm đạo với người dân trong ấp cũng như gia đình ông Hai Bao và Tám Cắt. Khu bên trái tức khu bố phòng của tiểu đoàn Vinh Quang với số lượng hầm ít hơn, cấu trúc thông thường như hầm hành chánh, kích thước 3m x 3,5m. Một chiến tuyến vững chắc hình thành một vòng cung bảo vệ khu trung tâm là một hệ thống giao thông hào xen kẽ ụ chiến đấu. Giao thông hào sâu từ 1,2m đến 1,4m, ngang 0,5m, chạy vòng vèo theo địa hình và kỹ thuật chiến đấu, cắt quãng hoặc tiếp nối các ụ chiến đấu. Uụ chiến đấu sử dụng bắn máy bay gồm rãnh tròn đường kính 3m bao quanh mô đất cao quá đầu người, ở giữa. Xạ thủ dùng mô đất vừa đặt súng, vừa làm vật cản, chạy quanh mô đất núp bắn máy bay địch. Có ụ chiến đấu là hố sâu chứa từ 3 đến 5 người. Xạ thủ bố trí nhiều mặt chiến đấu. Trong khu địa đạo Củ Chi có một giao thông hào song song con lộ 6 bố trí nhiều ụ chiến đấu, trang bị hỏa lực mạnh nhằm lừa địch, nhử địch, chặn địch và tiêu diệt địch. Ngoài ra bốn mặt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng (căn cứ Phú Hiệp) còn có 4 trạm thông tin, báo động, trang bị máy móc hiện đại. Những đồng chí lãnh đạo cấp cao thường đến làm việc và ở tại căn cứ Phú Hiệp đôi lần trong thời gian vài ngày đến vài tháng như: • Đ/c Nguyễn Văn Linh (bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định từ 1965 – 1975); • Đ/c Võ Văn Kiệt (bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định từ 1960 – 1965); • Đ/c Trần Bạch Đằng – Uủy viên thường vụ Khu ủy (1960 – 1965), bí thư Phân khu 6 (tháng 10 – 1967); • Đ/c Mai Chí Thọ – phụ trách An ninh (1965 – 1975); • Đ/c Uút Một – Khu ủy viên phụ trách Tuyên huấn; • Đ/c Nguyễn Văn Tứ – Khu ủy viên phụ trách Tổ chức công an; • Đ/c Năm Đang – Khu ủy viên phụ trách Tổ chức phụ nữ; • Đ/c Hai Mơ – Khu ủy viên phụ trách Quân sự; • Đ/c Tám Lê Thanh, Trần Hải Phụng… Tháng 1/1966, Mỹ huy động hàng ngàn tăng, pháo binh, không quân, hải quân và trên 3.000 quân đổ xuống vùng tam giác sắt (bao trùm cả địa đạo Phú Mỹ Hưng). Đây là trận càn mang tên Crimp (cái bẫy) với đầy đủ vũ khí, kỹ thuật tối tân, cốt phá hệ thống địa đạo. Các du kích luồn trong địa đạo, lúc ẩn lúc hiện, đánh phủ đầu rồi lại biến mất. Cuộc hành quân tốn kém nhưng không thực hiện được ý đồ, nên một năm sau, ngày 8/1/1967, địch tiếp tục mở cuộc càn lớn mang tên Cedarfall với trên 12.000 quân lính đủ các binh chủng, được yểm trợ tối đa của phi cơ, pháo binh, thiết giáp đánh phá ác liệt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng và phụ cận. Chúng đưa pháo đài bay B52 rải thảm bom, dội pháo từng đợt, sau đó đưa trực thăng đổ quân ào ạt. Một đại đội chuyên phá hầm và địa đạo, được huấn luyện tại Đồng Dù, sử dụng chó, súng phun lửa, hóa chất, xe ủi hạng nặng và hàng chục trực thăng chở nước bơm xuống địa đạo. Chúng dùng xe ủi đất 60 tấn, có móc thọc sâu xuống địa đạo đoạn đưa mìn vào đánh. Chúng chia mỗi tốp 4 tên, hai tên xuống địa đạo, trang bị mặt nạ, đặt mìn, chuyền dây phá địa đạo. Dùng bom xăng đặc, đốt cháy cả khu rừng, biến xóm làng thành bình địa. Nhiều đoạn địa đạo sụp, xóa mất các chốt, các miệng hầm. Mỹ thú nhận: “tìm thấy miệng địa đạo, nhưng thiếu kinh nghiệm, không thu được gì!”. Giữa tháng 3/1967, Mỹ lại tiếp tục mở trận càn Manhattan, sử dụng tăng kèm bộ binh từ Đồng Dù càn lên căn cứ Phú Hiệp (địa đạo Phú Mỹ Hưng). Du kích sử dụng B40 và B41. Trận chiến diễn ra ác liệt. Địch gọi B52 rải bom. Vài đoạn địa đạo bị sụp so với hàng chục cây số địa đạo. Lại thất bại trong mưu đồ “xóa sổ” khu địa đạo Phú Mỹ Hưng, địch sử dụng cỏ Mỹ (loại cỏ gặp mưa phát triển rất nhanh) cao từ 2 đến 3m, thân to và sắc, lấn át các thứ cỏ khác, gây khó khăn đi lại và rất dễ phát hiện dấu vết. Mùa khô chúng đốt cỏ nhằm phát hiện miệng địa đạo, rải máy đếm tiếng động của người để gọi pháo dập, hoặc gài mìn râu, mìn cóc và tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn phá lẻ tẻ nhưng tất cả đều phá sản. Các chiến sĩ vẫn tiếp tục tập kích, lúc ẩn lúc hiện, chặn đầu, khóa đuôi, gây tổn thất nặng nề cho sư đoàn “Tia chớp nhiệt đới”, “Anh cả đỏ” và sư đoàn 25 ngụy, làm cho địch bàng hoàng, sửng sốt. Ngày nay, để tưởng nhớ công lao bao chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước, một khu đền tưởng niệm được xây dựng hết sức trang trọng và uy nghi tại Bến Dược. Trên văn bia đặt trước đền có đoạn ghi “…Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn… chim bay về núi tối rồi…”. Địa đạo Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 54/VHQĐ ký ngày 29/4/1979. . Di tích Địa Đạo Củ Chi Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chi n đấu,. miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chi u ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chi n đấu, vừa tiếp nối từ

Ngày đăng: 20/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan