Những mối nguy hiểm khi con của chúng ta chịu quá nhiều áp lực pptx

4 351 0
Những mối nguy hiểm khi con của chúng ta chịu quá nhiều áp lực pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những mối nguy hiểm khi con của chúng ta chịu quá nhiều áp lực Một ý nghĩ luôn ám ảnh một vài bậc phụ huynh đó là con bạn có thể hóa ra lại là người bình thường chứ không phải là một đứa trẻ có năng khiếu, chỉ là một đứa trẻ trung bình chứ không phải là một đứa trẻ thông minh nổi bật. Trong nỗ lực để thúc đẩy bọn trẻ trở thành "người vĩ đại". Chúng ta có thể thúc ép chúng quá nhiều. Cụ thể là khi chúng ta đặt quá nhiều áp lực lên kết quả học tập, chúng ta thường không chú ý tới những khía cạnh khác của sự tăng trưởng và phát triển. Kết quả là, chúng ta có thể thực sự "tạo ra" một con người trung thực - một thiên tài một cách thành công nhưng con người đó lại thiếu đi tính trưởng thành về mặt cảm xúc cũng như là sự độc lập và việc phục hồi tâm lý cần có để đối mặt với tuổi trưởng thành. Những kết quả sau giúp chúng ta hình dung ra được những mối hiểm nguy khi con chúng ta chịu quá nhiều áp lực. a) Khi trẻ mất đi niềm đam mê học tập Đối với một vài đứa trẻ, lý do duy nhất khiến chúng luôn học tập chăm chỉ là do chúng không muốn làm cho cha mẹ mình buồn lòng. Một số lại đánh mất đi hứng thú thực chất trong việc học chỉ đơn giản là do giáo dục thời đại bây giờ luôn được kết hợp với việc thực hiện những bài test và bài thi. Khi chúng tôi như là các bậc phụ huynh khác gửi đến trẻ một thông điệp rằng; "Điều quan trọng nhất là con phải đạt được điểm cao trong các bài thi và cha mẹ không quan tâm đến việc con thực hiện điều đó như thế nào miễn sao con đạt được mục tiêu mà cha mẹ đã đề ra với con", nó sẽ dập tắt sự tò mò của trí năng bẩm sinh mà tất cả các trẻ em đều có khi mà chúng bắt đầu được học lần đầu tiên. Tôi đã nói chuyện với một hiệu trưởng trường mầm non và bà ấy đã chia sẻ với tôi rằng bà ấy phải dần kết thúc một số các hoạt động vui nhộn trong trường như là mỹ thuật, thủ công, trò chơi và âm nhạc bởi vì phụ huynh yêu cầu tăng thời gian cho một số môn học khó như môn viết và toán học. b) Trẻ bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi Tôi không nhớ là đã có bao nhiêu học sinh trường tôi đã được tư vấn khi bị căng thẳng bởi vì chúng rất sợ những gì mà cha mẹ của chúng sẽ làm nếu như kết quả học tập dưới mức trung bình. Trên cùng một ghi chú, tôi đã gặp một vài học sinh đã đạt được thành tích trong học tập, những học sinh này cũng bị thúc đẩy bởi những sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều bởi vậy khi bạn hỏi tại sao chúng lại học một cách chăm chỉ như vậy, chúng sẽ không trả lời. Tôi đã từng nghe thấy một đoạn trích dẫn "Sống trong sợ hãi là sống không trọn vẹn." Tôi đồng ý với điều này. Khi nỗi sợ hãi chi phối bạn, thì bạn sẽ không có cơ hội để thực sự tiến triển, thực sự khám phá, thực sự phát triển, thực sự hạnh phúc và thực sự đáp ứng. c) Trẻ em có vẻ bị kiệt sức Trẻ em có thể đương đầu với những căng thẳng liên miên trong một thời gian dài, nhưng cuối cùng, các tài nguyên và năng lượng của trẻ sẽ cạn kiệt khi tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Trẻ sẽ bị kiệt sức khi chúng không còn bất kì năng lượng hay động lực nào để dành cho việc học. Cô Wong là một sinh viên trung thực trong suốt thời gian cô ta ngồi trên ghế nhà trường, cô ấy đã đạt được 11 As trong kì thi SPM và 4 As đối với các trình độ A. Phụ huynh của cô đã gửi cô vào học ngành luật ở Anh và sau đó có một số điều lạ thường đã xảy ra. Trong năm thứ 2, cô ấy đã thi trượt. Khi được hỏi tại sao mà cô lại trượt, cô Wong đã nói rằng vào một ngày cô ấy thức dậy và cô ấy không thể đi học được nữa. Đơn giản là cô ấy không có hứng thú vào việc học. Như một chiếc xe đã hết xăng, cô ấy đã mất hết những tài nguyên để đương đầu với những căng thẳng không ngớt. d) Trẻ không thể học một cách độc lập và năng động Những đứa trẻ bị áp lực từ cha mẹ phải học cũng có khuynh hướng được gọi là "bị kiểm soát quá mức" bởi cha mẹ của chúng, nghĩa là trẻ sẽ được dặn chính xác những gì phải làm, làm như thế nào, và khi nào làm. Đối với một số phụ huynh, việc quan tâm đảm bảo thành công của trẻ trong quá trình học có thể tạo ra một sự kiểm soát thái quá đối với cuộc sống của trẻ bất chấp việc trẻ có đủ lớn để chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của chúng hay không. Cô Lim, 21 tuổi từ Ipoh, là một sinh viên mẫu mực từ khicòn nhỏ, cô ta đạt được 10As trong kì thi SPM và được nhận học bổng để hoàn tất bằng kế toán. Tuy nhiên khi cô ấy phải xa nhà để đến học tại KL, cô ấy nhận thấy là mình không thể đương đầu với mọi thứ. Lim đã giải thích là ở nhà, mẹ cô quản lý hầu hết thời gian như mấy giờ thì thức dậy, lúc nào học, học ở đâu, cách sắp xếp thời gian biểu của cô như thế nào. Bây giờ cô ấy ở một mình, cô ấy không thể tự quản lý cuộc sống của chính mình. Một mối lo khác của việc quản lý quá mức con của chúng ta là sau này chúng có thể dựa dẫm vào chúng ta như nguồn động lực và cảm hứng của chúng. Ông Ravi người có đứa con trai 22 tuổi vừa mới lấy được bằng kĩ sư đã chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi; "Vợ tôi và tôi thường rầy la cháu để cháu học từ khi cháu còn nhỏ và tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm một việc tốt để thúc đẩy cháu học thật tốt ở trường. Tuy nhiên khi cháu xa nhà lần đầu, kết quả học tập bị giảm đi rõ rệt. Vấn đề ở đây là cháu đã không tự tạo một động lực cho bản thân. May thay, cuối cùng thì cháu cũng đã học được cách để làm điều đó như thế nào trong năm thứ hai." e) Trẻ không có định hướng hay mục đích rõ ràng Đôi lúc chúng ta dẫn dắt bọn trẻ đi theo ước mơ của chúng ta. Đôi lúc, đó là cám dỗ thúc đẩy con chúng ta đạt được những điều mà chúng ta không đạt được. Vì vậy mà chúng ta luôn thúc giục trẻ và nói với chúng rằng chúng không có lí do nào để thất bại bởi vì trong tay của chúng đã có đẩy đủ những sự hỗ trợ, sự tự do và những cơ hội tuyệt vời. Nhưng trong thực tế thì trẻ không có sự tự do khi chúng ta đang đưa ra những mục tiêu cho cuộc sống của chúng. Bà Fong có đứa con trai 28 tuổi chia sẻ chuyện của bà: "Chồng tôi và tôi luôn muốn con trai của chúng tôi theo ngành y khoa. Cháu là một sinh viên đứng đầu trong trường, vì vậy mà chúng tôi nghĩ rằng cháu có khả năng vào được trường y. Chúng tôi đã thúc giục cháu rất nhiều và cháu đã vào được trường y, nhưng sau đó 3 năm, cháu lại quyết định thôi không học nữa và đeo đuổi ước mơ thật sự của cháu là học ngành báo chí. Vào lúc đó, chúng tôi rất giận cháu và cảm thấy thất vọng, nhưng khi chúng tôi nhìn lại những thành công và niềm hạnh phúc mà cháu đã có được như ngày hôm nay thì tôi rất vinh dự vì cháu đã có dũng khí để nói với chúng tôi sự thật." Câu chuyện của bà Fong đã kết thúc có hậu, nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng có rất nhiều câu chuyện kết thúc không như mong đợi. Có nhiều trường hợp trẻ em đã được thúc đẩy thật nhiều để theo đuổi một bằng cấp nào đó đến nỗi chúng không còn quan tâm đến việc mình vừa mới bỏ học. Một số bị ảnh hường bởi những điều kiện sức khỏe tâm thần như suy nhược hay bị rối loạn tiêu hóa. Một số tự cô lập mình khỏi cha mẹ vì tức giận hay đau buồn . thành. Những kết quả sau giúp chúng ta hình dung ra được những mối hiểm nguy khi con chúng ta chịu quá nhiều áp lực. a) Khi trẻ mất đi niềm đam mê học. đại". Chúng ta có thể thúc ép chúng quá nhiều. Cụ thể là khi chúng ta đặt quá nhiều áp lực lên kết quả học tập, chúng ta thường không chú ý tới những

Ngày đăng: 17/03/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan