Báo cáo " Chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần để thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ - con trong pháp luật thương mại Nhật Bản " pptx

7 302 1
Báo cáo " Chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần để thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ - con trong pháp luật thương mại Nhật Bản " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nhà nớc và pháp luật nớc ngoài 54 - Tạp chí luật học PGS.TS. Lê Hồng Hạnh * Ths. Bùi Quốc Tuấn * * ăm 1999, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày Thiên hoàng Minh Trị kí lệnh công bố Bộ luật thơng mại đầu tiên (1899), Quốc hội Nhật Bản đ thông qua việc sửa đổi bổ sung Luật thơng mại ngày 10/3/1999 với 21 điều luật mới (1) và một số điều khoản sửa đổi hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1999. Nội dung của đợt sửa đổi lần này gồm ba phần chính: 1) Thiết lập lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần; 2) Bổ sung thêm một số quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong quan hệ công ti mẹ - con; 3) áp dụng chế độ tính giá trị theo thời giá đối với các tài sản là chứng khoán. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu những nét bản và ý nghĩa của chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần với việc thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ - con theo đạo luật sửa đổi, bổ sung Luật thơng mại nêu trên của Nhật Bản. Những thông tin đợc nêu và phân tích trong bài viết này giá trị tham khảo đối với giới luật học và các nhà lập pháp Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. thể nói rằng trong pháp luật về doanh nghiệp của nớc ta hiện nay, vấn đề công ti mẹ, công ti con, mối quan hệ giữa chúng, vấn đề hợp nhất, sáp nhập công ti hiện đang còn những hạn chế nhất định. Điều này ảnh hởng không nhỏ đối với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Trên thế giới hiện nay, quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua bán, liên kết các công ti (Mergers, Acquysitions & Alliances, gọi tắt là MAAS) đang diễn ra rất khẩn trơng. Quá trình này thể đợc xem nh hệ quả tất yếu của việc tự do hoá thơng mại, mở rộng thị trờng và cạnh tranh gay gắt trên quy mô toàn cầu. Các tập đoàn, công ti lớn của Nhật Bản, kể cả những tập đoàn đang mặt tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế chung đó của thế giới. Với việc Việt Nam ban hành Luật doanh nghiệp (năm 1999), những sở phápban đầu cho quá trình MAAS ở Việt Nam cũng đ hình thành. Tuy nhiên, để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các công ti thể tăng cờng liên kết kinh tế, trụ vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh mới, chúng ta cần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp liên quan đến khía cạnh này. Ngay Nhật Bản, vốn là cờng quốc N * Trờng đại học luật Hà Nội ** Tổng cục dầu khí nhà nớc & pháp luật nớc ngoài Tạp chí luật học - 55 kinh tế mở cũng đ ban hành các quy định thiết lập chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần. Mặc dù trình độ phát triển về kinh tế- x hội của nớc ta còn khoảng cách khá xa so với Nhật Bản song việc tham khảo, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm về xây dựng luật pháp của Nhật Bản là rất cần thiết. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển các quan hệ hợp tác về kinh tế-văn hoá - x hội giữa nớc ta và Nhật Bản hiện nay cũng nh trong tơng lai. 1. Chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần (kabushiki kokan, kabushiki iten) Chế độ này đợc thiết lập với mục đích tạo các điều kiện dễ dàng trong việc thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ-con, (2) đặc biệt thúc đẩy quá trình hình thành các công ti nắm cổ phần thuần nhất (zyunsui mochikabu gaisha). (3) Trớc Chiến tranh thế giới thứ II, các loại hình công ti nắm cổ phần đ một thời phát triển rất mạnh mà tiêu biểu là các zaibatsu lớn nh Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, với quan niệm cho rằng loại hình công ti này đ tạo ra sự tập trung quá lớn về t bản và là một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh, Luật chống độc quyền của Nhật Bản đ cấm thành lập loại hình công ti này. Từ giữa thập kỉ 90 đến nay, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản bị sụp đổ, đồng yên tăng giá, tổng sản phẩm quốc nội liên tục giảm sút đồng thời để đối phó với làn sóng mua bán, sáp nhập các công ti lớn đang diễn ra trên thế giới, luật pháp Nhật Bản đ và đang đợc sửa đổi theo hớng tạo các điều kiện dễ dàng cho việc sáp nhập, hợp nhấtphân tách công ti nhằm giúp các công ti sắp xếp lại tổ chức kinh doanh, tăng cờng khả năng cạnh tranh trên thị trờng thế giới. Theo xu hớng trên, năm 1997 Luật chống độc quyền đ cho phép thành lập loại hình công ti vốn (holding company) với những điều kiện nhất định nhằm ngăn chặn khả năng độc quyền và chi phối thị trờng của loại hình công ti này. Tuy nhiên, do những hạn chế trong Luật thơng mại, loại hình công ti vốn này khó đợc thành lập một cách dễ dàng. Theo quy định mới trong Luật thơng mại, hàng loạt các công ti, ngân hàng lớn đang gấp rút tiến hành việc thành lập các công ti vốn mà tiêu biểu là việc các ngân hàng Nihon Kogyo, Dai-ichi Sangyo và Fuji đ chính thức công bố kế hoạch cùng thành lập một công ti vốn theo phơng thức di chuyển cổ phần. (4) Tập đoàn Sony, Toyota và một số công ti, tập đoàn công ti khác cũng đ công bố kế hoạch thành lập công ti vốn của mình. Với những khởi động ban đầu thuận lợi nh vậy, có thể dự đoán rằng rồi đây, chế độ trao đổi - di chuyển cổ phần sẽ đợc ứng dụng rộng ri để thiết lập các liên kết kinh tế dới hình thức quan hệ 100% công ti mẹ - con. Chế độ trao đổi cổ phầnchế độ theo đó, hai hoặc nhiều công ti đang tồn nhà nớc & pháp luật nớc ngoài 56 - Tạp chí luật học tại, bằng cách trao đổi cổ phần với nhau, thể thiết lập hệ thống quan hệ 100% công ti mẹ - con. Trên sở hợp đồng trao đổi cổ phần kí giữa các công ti tham gia giao dịch, cổ đông của công ti (hoặc các công ti) dự kiến trở thành công ti con sẽ di chuyển toàn bộ cổ phần của công ti (hoặc các công ti) con lên công ti dự kiến trở thành công ti mẹ đồng thời những cổ đông này sẽ nhận đợc cổ phần mới do công ti mẹ phát hành để trở thành cổ đông của công ti mẹ. Nh vậy, sau khi giao dịch kết thúc, công ti mẹ sẽ nắm toàn bộ cổ phần của công ti (hoặc các công ti) concổ đông của công ti con sẽ trở thành cổ đông của công ti mẹ. Hệ quả pháp lí của giao dịch này là hệ thống quan hệ 100% công ti mẹ - con đợc hình thành giữa công ti mẹ và một hoặc nhiều công ti con. b. Chế độ di chuyển cổ phần Di chuyển cổ phầnchế độ theo đó, công ti mẹ đợc thành lập mới không theo cách thức thành lập công ti thông thờng mà bằng cách di chuyển toàn bộ cổ phần của một hoặc nhiều công ti dự kiến trở thành công ti con đang tồn tại lên công ti mẹ. Trên sở quyết nghị của đại hội cổ đông của công ti (hoặc các công ti) dự kiến trở thành công ti con, thì công ti mẹ sẽ đợc thành lập mới, sau đó cổ đông của công ti (hoặc các công ti) dự kiến trở thành công ti con sẽ di chuyển toàn bộ cổ phần của công ti con lên công ti mẹ đồng thời những cổ đông này sẽ nhận đợc cổ phần mới do công ti mẹ phát hành để trở thành cổ đông của công ti mẹ. Về mặt thực chất, quá trình di chuyển cổ phần bao gồm hai loại hành vi: 1) Thành lập mới công ti mẹ; 2) Trao đổi cổ phần giữa công ti mẹcông ti con. Nh vậy, cũng giống nh quá trình trao đổi cổ phần, sau khi giao dịch kết thúc, công ti mẹ sẽ nắm toàn bộ cổ phần của công ti (hoặc các công ti) conhệ thống quan hệ công ti mẹ - con đợc thiết lập. Về nguyên tắc thì không sự khác biệt lớn giữa công ti cổ phầncông ti trách nhiệm hữu hạn (các loại hình công ti đối vốn) trong việc áp dụng chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần. Tuy nhiên hiện nay, Luật mới chỉ quy định chế độ này cho loại hình công ti cổ phần. Các công ti tham gia trao đổi, di chuyển cổ phần không bị hạn chế về quy mô và loại hình kinh doanh, công khai (có đăng kí trên thị trờng chứng khoán) hoặc không công khai (không đăng kí trên thị trờng chứng khoán). Giữa chế độ trao đổi cổ phần và chế độ di chuyển cổ phần những điểm giống nhau song cũng những khác nhau bản. Bảng so sánh dới đây chỉ ra một số khác nhau đó. Chế độ trao đổi cổ phần Chế độ di chuyển cổ phần Mục đích Thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ - con trên sở các công ti đang tồn tại. Thành lập mới công ti mẹ, biến các công ti hiện thời trở thành công ti con 100%. nhà nớc & pháp luật nớc ngoài 58 - Tạp chí luật học Phơng pháp Trao đổi cổ phần giữa công ti mẹ (đang tồn tại) và công ti hoặc các công ti con (cũng đang tồn tại). Bằng cổ phần của công ti hoặc các công ti con (đang tồn tại), thành lập nên công ti mẹ. Thẩm quyền quyết định Đợc đại hội cổ đông của công ti mẹ và đại hội cổ đông của công ti con thông qua. Đợc đại hội cổ đông của công ti con thông qua. Việc trao đổi, di chuyển cổ phần của chính mình mà công ti mẹ đ mua từ trớc khi giao dịch (không phải phát hành mới). Có thể Không thể Chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần giản lợc. Có Không 2. Các đặc trng chính của chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần Việc hình thành các công ti vốn không phải là mới ở trong hệ thống pháp luật của nhiều nớc. Về bản chất, việc hình thành các công ti vốn thông qua trao đổi, di chuyển cổ phần cũng không khác so với những công ti vốn đợc hình thành theo cách thức mua bán, chuyển nhợng cổ phần. Tuy nhiên, nghiên cứu kĩ các chế độ này trong pháp luật Nhật Bản cũng thể nhận thấy ở chúng một số đặc trng nhất định. Chế độ này khác với việc trao đổi cổ phần thông thờng giữa các cổ đông riêng lẻ. Việc trao đổi cổ phần giữa các cổ đông riêng lẻ là giao dịch mang tính chất dân sự giống nh việc trao đổi các loại tài sản khác, với các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trao đổi cổ phần là các cổ đông, nội dung quan hệ do luật dân sự điều chỉnh. Chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần xác lập loại hình giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thơng mại, với các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng là các công ti cổ phần, không phải là các cổ đông (mặc dù đối tợng giao dịch là cổ phần, thuộc quyền sở hữu của cổ đông). Chế độ này xác lập việc chuyển giao không phải từng phần mà là toàn bộ cổ phần của công ti dự kiến trở thành công ti con lên công ti dự kiến trở thành công ti mẹ. Việc chuyển giao cổ phần là bắt buộc đối với toàn thể cổ đông, sau khi hợp đồng chuyển giao đ đợc đại hội cổ đông thông qua. Các cổ đông thiểu số không tán thành việc chuyển giao quyền đề nghị công ti mua lại cổ phần của mình. Sau ngày ấn định việc trao đổi cổ phần, các cổ phiếu cha đợc giao nộp đều bị vô hiệu. Việc trao đổi, di chuyển cổ phần giữa các công ti không làm giảm số vốn hiện của các công ti tham gia giao dịch mà chỉ thay đổi về t cách cổ đông của cổ đông các công ti tham gia giao dịch (từ cổ đông của công ti con trở thành cổ đông của công ti mẹ). Vì vậy, trong Luật sửa đổi không đặt ra vấn đề bảo vệ lợi ích của ngời trái chủ của các công ti tham gia giao dịch. Khác với hình thức sáp nhập hoặc hợp nhất công ti (theo đó, sau quá trình sáp nhập một hoặc nhiều công ti bị sáp nhập không còn t cách pháp nhân nữa, chỉ công ti sáp nhập là còn t cách pháp nhân; sau quá trình hợp nhất, tất cả các công ti tham gia đều bị mất đi t cách pháp nhân và pháp nhân mới đợc sinh ra) chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần không làm mất đi t cách pháp nhân của các công ti tham gia giao dịch. Ví dụ: Các ngân hàng Nihon Kogyo, Dai-ichi và Fuji sau khi thành lập công ti nắm cổ phần nhà nớc & pháp luật nớc ngoài Tạp chí luật học - 59 chung và di chuyển toàn bộ cổ phần lên công ti này thì vẫn tiếp tục tồn tại nh các pháp nhân độc lập. Tuy nhiên, cả ba ngân hàng này đều chung một cổ đông là công ti mẹ mới thành lập, chung lợi ích, chung chiến lợc kinh doanh và về bản chất, thể nói rằng cả ba ngân hàng này là một. Các cổ đông hiện thời của cả ba ngân hàng này sau khi di chuyển toàn bộ cổ phần lên công ti mới sẽ đều trở thành cổ đông của công ti mới. 3. Các lợi điểm của chế độ trao đổi di chuyển cổ phần - Thông thờng, để thiết lập liên kết kinh tế dới dạng quan hệ công ti mẹ-con, công ti mẹ phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua cổ phần của công ti con hoặc đứng ra thành lập công ti con. Tuy nhiên, theo chế độ trao đổi cổ phần, một công ti thể sở đắc toàn bộ cổ phần của công ti (hoặc các công ti) khác bằng cách phát hành cổ phần mới và dùng cổ phần mới phát hành này để mua cổ phần của công ti kia mà không cần bỏ vốn tiền mặt. Theo chế độ di chuyển cổ phần, một hoặc nhiều công con thể thành lập công ti mẹ không cần xuất vốn bằng tiền hoặc tài sản khác mà dùng chính cổ phần của mình để góp vốn. Nh vậy, theo chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần, các công ti thể thiết lập quan hệ công ti mẹ - con một cách thuận lợi, với chi phí thấp. - Theo các quy định hiện hành, nếu không sự đồng ý của toàn thể cổ đông thì không thể thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ-con. Trên thực tế, một công ti thể sở đắc tới 95% cổ phần của công ti khác song việc mua nốt 5% cổ phần còn lại để chuyển thành quan hệ 100% công ti mẹ - con rất khó khăn do những cổ đông thiểu số không muốn bán hoặc đặt giá quá cao cho số cổ phần này. Tuy nhiên, theo chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần, các cổ đông thiểu số bắt buộc phải chuyển giao cổ phần sau khi quyết nghị của đại hội cổ đông. Nh vậy, theo chế độ mới này, việc thâu tóm các cổ phần nhỏ lẻ nhằm chuyển các quan hệ công ti mẹ-con thông thờng thành quan hệ 100% công ti mẹ - con, đặc biệt là việc thành lập các công ti nắm cổ phần thuần nhất sẽ thuận lợi hơn nhiều. Nói cách khác là quá trình tập trung t bản sẽ đợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn. - Theo các quy định về ngành nghề kinh doanh, một công ti thể không đợc phép kinh doanh đồng thời một số ngành nghề nhất định. Ví dụ: Theo Luật ngân hàng thì các ngân hàng chỉ đợc phép kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng, không đợc môi giới, buôn bán chứng khoán. Theo Luật buôn bán chứng khoán, các công ti chứng khoán chỉ đợc phép kinh doanh chứng khoán, không đợc phép kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, với việc thành lập công ti nắm cổ phần chung, một công ti nắm cổ phần thể bên dới nó đồng thời cả ngân hàng chuyên kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng và cả công ti chứng khoán chuyên kinh doanh nghiệp vụ chứng khoán. Nh vậy, công ti nắm cổ phần thể phối hợp các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau thông qua các công ti con của mình mà không vi phạm các quy định về ngành nghề kinh doanh. - Một lợi điểm lớn sau cùng của chế độ trao đổi, di chuyển cổ phần là khả năng phân tán rủi ro kinh doanh. Khả năng phân tán rủi ro này thể đợc xem xét dới hai góc độ. Thứ nhất, đứng về phía ngời cổ đông, sau khi tiến hành trao đổi, di chuyển cổ phần, các cổ đông của nhiều nhà nớc & pháp luật nớc ngoài 60 - Tạp chí luật học công ti khác nhau sẽ cùng một t cách là cổ đông của công ti mẹ. Lợi nhuận cũng nh rủi ro trong kinh doanh của nhiều công ti con sẽ đợc phản ánh chung vào bảng tổng kết tài sản của công ti mẹ và đợc phân bổ cho các cổ đông (đơng nhiên, số lợng cổ đông của công ti mẹ sẽ lớn hơn của từng công ti con riêng lẻ khi cha thiết lập quan hệ mẹ - con). Nh vậy, một cổ đông sẽ chịu rủi ro ít hơn khi cha tiến hành trao đổi, di chuyển cổ phần. Thứ hai, đứng từ góc độ tập đoàn công ti thì các công ti con tuy cùng một cổ đông duy nhấtcông ti mẹ song về mặt pháp lí vẫn tồn tại nh các pháp nhân độc lập. Vì vậy, nếu một công ti con phá sản thì công ti mẹ chỉ mất đi số vốn đầu t vào công ti đó mà thôi. Nh vậy, bên cạnh khả năng đầu t đợc vào nhiều ngành nghề khác nhau và tạo liên kết trong hệ thống công ti con, bức tờng t cách pháp nhân (5) sẽ là cứu cánh cuối cùng của công ti mẹ nhằm phân tán rủi ro kinh doanh. 4. Trình tự thủ tục tiến hành trao đổi, di chuyển cổ phần Để tiến hành trao đổi, di chuyển cổ phần, các công ti tham gia giao dịch phải thực hiện các thủ tục, trình tự theo quy định của Luật thơng mại. Các thủ tục, trình tự này tuy sự khác biệt nhất định tuỳ theo nội dung của giao dịch là trao đổi hay di chuyển cổ phần song nhìn chung những nét bản nh sau: - Trớc hết, kế hoạch trao đổi, di chuyển cổ phần đợc ban giám đốc của các công ti tham gia giao dịch thông qua. Điều này đợc xây dựng trên sở ban giám đốc là bộ máy điều hành hoạt động kinh doanh của công ti, trách nhiệm xây dựng các phơng hớng chiến lợc kinh doanh của công ti để trình đại hội cổ đông thông qua. Vì vậy, việc ban giám đốc của các công ti tham gia giao dịch thông qua kế hoạch trao đổi, di chuyển cổ phần đợc coi là tiền đề đầu tiên để tiến hành các bớc tiếp theo. - Các công ti tham gia giao dịch tiến hành kí kết hợp đồng trao đổi cổ phần (trong trờng hợp trao đổi cổ phần) hoặc tiến hành soạn thảo điều lệ công ti mẹ (trong trờng hợp di chuyển cổ phần). Tuy nhiên, hợp đồng trao đổi cổ phần chỉ hiệu lực sau khi đợc đại hội cổ đông của các công ti tham gia giao dịch thông qua. Điều lệ công ti mẹ chỉ có hiệu lực sau khi hoàn tất các thủ tục đăng kí thành lập công ti (trên sở tiền đề là phải đợc đại hội cổ đông của công ti hoặc các công ti con thông qua). - Các công ti tham gia giao dịch tiến hành các thủ tục triệu tập đại hội cổ đông của mình. Bởi lẽ, việc trao đổi, di chuyển cổ phần ảnh hởng quan trọng tới hoạt động của các công ti tham gia giao dịch và quyền lợi của cổ đông nên giao dịch này chỉ đợc tiến hành sau khi quyết nghị đặc biệt của đại hội cổ đông của các công ti tham gia giao dịch thông qua. Theo quy định hiện hành trong Luật thơng mại, các quyết nghị đặc biệt yêu cầu số lợng cổ đông đại diện cho quá nửa số vốn cổ phần đ phát hành của công ti tham gia và ít nhất 2/3 số cổ đông tham gia tán thành (Điều 343 Luật thơng mại). - Các cổ đông thiểu số không tán thành giao dịch trao đổi, di chuyển cổ phần quyền đề nghị công ti mua và thanh toán bằng tiền mặt cho mình số cổ phần mà họ đang nắm giữ. Quy định này đợc thiết lập nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Giá cả của những cổ phần này đợc nhà nớc & pháp luật nớc ngoài Tạp chí luật học - 61 căn cứ theo giá thị trờng, trên sở thoả thuận giữa cổ đông và công ti. Trong trờng hợp không thống nhất đợc về giá cả thì toà án sẽ là ngời quyết định cuối cùng. - Các cổ đông tiến hành giao nộp cổ phiếu cho công ti mình trong thời hạn quy định, quá thời hạn đó, các cổ phiếu lu hành ngoài thị trờng đều không giá trị pháp lí. - Các công ti tiến hành việc trao đổi, di chuyển cổ phần trong cùng một thời điểm ấn định trớc. (5) Trong thời điểm đó, công ti mẹ sẽ nhận đợc 100% cổ phần của công ti con đồng thời, cổ đông của công ti con sẽ nhận đợc cổ phần mới của công ti mẹ, đợc đăng kí vào danh sách cổ đông của công ti mẹ và trở thành cổ đông của công ti mẹ. - Giao dịch kết thúc. Quan hệ 100% công ti mẹ - con hình thành./. (1).Xem: Các điều 352 đến điều 372 trớc đây đ bị huỷ bỏ trong các đợt cải cách luật pháp năm 1950, 1966 và 1990. (2). Theo Điều 210 Luật thơng mại Nhật Bản, quan hệ công ti mẹ - con đợc thiết lập khi: 1) Công ti A nắm trên 50% cổ phần của công ti B; 2) Khi Công ti A và B là hai công ti mẹ - con cùng liên kết nắm trên 50% cổ phần của công ti C thì giữa A và C hình thành quan hệ công ti mẹ - con, 3) Khi hai công ti B và C cùng liên kết nắm trên 50% cổ phần của công ti D thì giữa A và D là quan hệ công ti - mẹ con. (3).Xem: Định nghĩa về công ti nắm cổ phần đợc quy định trong Luật chống độc quyền (Điều 9). Đây là loại hình công ti mà nghiệp vụ kinh doanh chính của nó là nắm giữ cổ phần và chi phối hoạt động của các công ti khác, giá trị cổ phần của các công ti con chiếm hơn 50% tổng tài sản thuần trong bảng tổng kết tài sản của công ti nắm cổ phần. hai loại hình công ti nắm cổ phần: 1) Công ti vừa đồng thời nắm cổ phần và chi phối hoạt động của công ti khác, vừa trực tiếp kinh doanh; 2) Công ti chỉ nắm cổ phần và chi phối hoạt động của công ti khác, tự mình không trực tiếp kinh doanh (loại hình 2 là công ti nắm cổ phần thuần nhất). Theo nh định nghĩa trên thể thấy rằng một công ti khi đ đáp ứng các tiêu chuẩn để trở thành công ti nắm cổ phần thì đồng thời cũng thoả mn các tiêu chuẩn để trở thành công ti mẹ theo quy định của Luật thơng mại. Tuy nhiên, một công ti đáp ứng các tiêu chuẩn về công ti mẹ theo Luật thơng mại thể không thoả mn các tiêu chuẩn để trở thành công ti nắm cổ phần. (4).Xem: Thời báo kinh tế Nhật bản (Nihon keizai shim bun) số ra ngày 20/8/1999. (5). Trong trờng hợp di chuyển cổ phần thì đơng nhiên, việc di chuyển cổ phần chỉ thể thực hiện đợc sau khi đ hoàn tất thủ tục đăng kí thành lập công ti mẹ. . là hệ thống quan hệ 100% công ti mẹ - con đợc hình thành giữa công ti mẹ và một hoặc nhiều công ti con. b. Chế độ di chuyển cổ phần Di chuyển cổ phần. Chế độ trao đổi cổ phần Chế độ di chuyển cổ phần Mục đích Thiết lập quan hệ 100% công ti mẹ - con trên cơ sở các công ti đang tồn tại. Thành lập

Ngày đăng: 17/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan