Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?

4 22.3K 393
Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?

Câu 1: Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức quản nền kinh tế VN, các chức năng đó đã được nhận thức vận dụng như thế nào ? 1. Các chức năng của tiền tệ: Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì tiền tệ có 4 chức năng cơ bản: a) Chức năng đo lường giá trị: Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ, cho nên để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị các hàng hóa với nhau người ta quy giá trị của các hàng hóa ra tiền tệ, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phương tiện để biểu hiện, đo lường giá trị của các hàng hóa đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa. Để chấp hành được chức năng thước đo giá trị, tiền tệ bản thân nó phải có giá trị. Cũng giống như khi dùng quả cân để đo trọng lượng một vật thì bản thân quả cân đó phải có trọng lượng. Như đã biết giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Khi tiền tệ còn tồn tại dưới dạng hàng hóa (tiền có đầy đủ giá trị) thì sức mua của tiền phụ thuộc vào giá trị trao đổi của hàng hóa dùng làm tiền tệ với các hàng hóa khác. Đến lượt giá trị trao đổi của hàng hóa tiền tệ lại phụ thuộc vào cung cầu hàng hóa đó trên thị trường với tư cách là một hàng hóa. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng,…) thì giá trị của tiền tệ không còn được đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra nó (vì giá trị đó quá thấp so với giá trị mà nó đại diện) mà phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trường, mức độ lạm phát, vào tình trạng hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế cả niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó. Để tiện cho việc đo lường giá trị của hàng hóa, cần có một đơn vị tiền tệ chuẩn. Đơn vị tiền tệ lúc đầu do dân chúng lựa chọn một cách tự phát, sau đó do chính quyền lựa chọn quy định trong pháp luật từng nước. Ví dụ đơn vị tiền tệ chuẩn Việt Nam là 1VND, Mỹ là 1USD,… Người ta cũng quy định cả giá trị của đơn vị tiền tệ chuẩn đó. Giá trị của các đơn vị tiền tệ chuẩn được gọi là tiêu chuẩn giá cả. Khi tiền vàng đúc hoặc tiền giấy có khả năng đổi ra vàng còn được lưu thông, hàm lượng vàng chứa trong 1 đơn vị tiền tệ chuẩn đại diện cho tiêu chuẩn giá cả. Ví dụ: hàm lượng vàng của Bảng Anh năm 1870 là 7,32238 gam vàng nguyên chất, hàm lượng vàng của đô la Mỹ năm 1939 là 0,888671 gam. Ngày nay, khi tiền giấy không còn được đổi ra vàng nữa thì tiêu chuẩn giá cả phụ thuộc vào sức mua của đơn vị tiền tệ chuẩn đối với hàng hóa. Ngày nay, một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi trong cả nước làm đơn vị tính toán để đo lường giá trị hàng hóa phải được nhà nước chính thức định nghĩa, theo những tiêu chuẩn nhất định. Nói cách khác đồng tiền đó phải được pháp luật quy định bảo vệ. Nhưng đây chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là phải được dân chúng chấp nhận sử dụng. Song muốn được dân chúng chấp nhận, đơn vị tính toán đó phải có một giá trị ổn định lâu dài. Trong lịch sử tiền tệ của các nước, không thiếu những trường hợp dân chúng lại sử dụng một đơn vị đo lường giá trị khác với đơn vị đo lường giá trị do nhà nước quy định. Chẳng hạn, thời kỳ nội chiến Mỹ, chính phủ phát hành tờ dollar xanh là tiền tệ chính thức thay thế cho đồng dollar vàng nhưng các nhà doanh nghiệp vẫn giữ dollar vàng làm đơn vị tính toán. Hay trong nước trước đây, mặc dù giấy bạc ngân hàng nhà nước Việt Nam là đồng tiền chính thức nhưng đại bộ phận dân chúng vẫn dùng vàng hay dollar Mỹ làm đơn vị tính toán giá trị khi mua bán các hàng hóa có giá trị lớn như nhà cửa, hàng vi tính. Việc đưa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hóa làm cho việc tính toán giá hàng hóa trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chưa có tiền. Để thấy rõ được điều này, hãy thử hình dung một nền kinh tế không dùng tiền tệ: Nếu nền kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng cần trao đổi là gạo, vải các buổi chiều phim, thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để trao đổi thứ này lấy thứ khác: giá của gạo tính bằng vải, giá của gạo tính bằng buổi chiếu phim giá của buổi chiếu phim tính bằng vải. Song nếu có 10 mặt hàng cần trao đổi thay vì chỉ có 3 như trên thì chúng ta sẽ cần biết 45 giá để trao đổi một thứ hàng này với 1 thứ hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta cần 4950 giá cứ như vậy, càng nhiều mặt hàng thì càng nhiều giá. Sẽ thật khó khăn cho bất kỳ ai khi ra chợ để quyết định gà hay cá rẻ hơn trong khi 1kg gà được tính bằng 0,7kg chả, 1kg cá chép được định bằng 8kg đỗ. Để chắc chắn rằng người này có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng trong chợ (giả sử có 50 mặt hàng), bảng giá của mỗi mặt hàng sẽ phải kê ra tới 49 giá khác nhau, chưa kể rất khó khi phải đọc nhớ hết chúng. Nhưng khi đưa tiền vào, chúng ta có thể định giá các mặt hàng bằng đơn vị tiền, mỗi mặt hàng là 1 giá. Thêm nữa, nhờ có chức năng này, mọi hình thức giá trị dù tốn tại dưới dạng nào đi nữa cũng có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Chẳng hạn để tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà anh ta đang ở, giá trị các thiết bị trong nhà,… Sẽ không thểđược kết quả nếu không có sự tham gia của tiền tệ vì không có cách nào để cộng giá trị của các tài sản đó (có bản chất tự nhiên khác nhau) với nhau được. Nhưng một khi quy tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì công việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lượng đánh giá, từ GDP, thu nhập, thuế khóa,… đều có thể thực hiện được dễ dàng. Chức năng này nhấn mạnh vai trò thước đó giá trị của tiền tệ trong các hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn, trong các hợp đồng ngoại thương, khi sử dụng một đồng tiền làm đơn vị tính giá, điều cần quan tâm là phải phòng ngừa nguy cơ do sự mất giá của đồng tiền đó, khiến cho vai trò thước đo giá trị của nó bị giảm sút. Một cách cụ thể hơn, nếu các hợp đồng ngoại thương được định giá bằng đồng ngoại tệ thì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tạo rủi ro cho các bên tham gia hợp đồng. Để phòng ngừa chỉ có 2 cách: một là định giá bằng đồng nội tệ hoặc cố định tỷ giá (tầm vĩ mô là chính sách tỷ giá cố định, còn tầm vi mô là các hợp đồng mua bán ngoại tệ mang tính chất bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm. b) Chức năng trung gian trao đổi: Chúng ta thấy rằng tiền tệ được xã hội sử dụng với tư cách là vật trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, các hàng hóa trước tiên sẽ được đổi ra tiền tệ rồi sau đó người ta dùng tiền đó để đổi lấy hàng hóa khác. Do vậy tiền tệ được xem là phương tiện để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng này, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới giúp cho việc trao đổi thực hiệ được dễ dàng. Do vậy tiền chỉ xuất hiện thoáng qua trong trao đổi mà thôi (người bán hàng háo của mình lấy tiền rồi dùng nó để mua những hàng hóa mình cần). Trong trao đổi, người ta đổi lấy tiền không phải vì bản thân nó mà vì những gì mà nó sẽ đổi được. Tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (ví dụ dưới dạng tiền vàng). Dưới dạng dấu hiệu giá trị đã được xã hội thừa nhận (như tiền giấy), tiền tệ vẫnthể phát huy được chức năng phương tiện trao đổi. Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua bán phải diễn ra tại cùng 1 địa điểm). Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời gian công sức dành cho việc trao đổi hàng hóa (chúng ta chỉ cần bán hàng hóa của mình lấy tiền rồi sau đóthể mua những hàng hóa mà mình muốn bất cứ lúc nào đâu mà mình muốn). Nhờ đó, việc lưu thông hàng hóa có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất lưu thông hàng hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi đồng tiền phải được thừa nhận rộng rãi, số lượng tiền tệ phải được cung cấp đủ lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm nhiều mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch. Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuất ra chứ không phải là số tiền mà nó nắm giữ. do là vì, xét trên phương diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi trơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó. c) Chức năng bảo tồn tích lũy giá trị: Đây là một chức năng rất hữu ích, bở sẽ là bất tiện tốn kém nếu ta phải bán hàng hóa của mình mỗi khi cần tiền để mua hàng hóa khác mà ngay cả khi đó, chúng ta vẫn cầm tiền như là phương tiện để cất trữ giá trị trong suốt khoảng thời gian từ lúc bán đến lúc mua cái khác. Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọngtiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu giá trị của nó phải ổn định. Sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá hoặc mất giá trị trong tương lai khi cần đến cho các nhu cầu trao đổi, thanh toán. Chính vì vậy mà trước đây để làm phương tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đócác đồng tiền có sức mua ổn định. Tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ như cổ phiều, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quý cũng đều là phương tiện cất trữ giá trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó lại xét thấy có lợi hơn so với tiền về mặt chứa giá trị, chúng có thể đem lại cho người chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập (cố phiều, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hàng hóa tăng nhanh. Song một câu hỏi đặt ra là tại sao người ta vẫn giữ tiền nếu nó không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất. Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính lỏng, tính lỏng phản ánh khả năng chuyển một cách dễ dàng nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt (một phương tiện trao đổi). Khi xét dưới góc độ như vậy thì tiền sẽ là một tài sản lỏng nhất. Khi có nhu cầu trao đổi, các tài sàn khác (không phải là tiền tệ) sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành phương tiện trao đổi. Ví dụ: khi bạn bán nhà, đôi khi bạn phải trả một khoản phí cho người môi giới, nếu cần tiền ngay bạn còn phải bán rẻ. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những hu cầu trong tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền. Song vì tiền, nhất là tiền ngày nay, không có một sự đảm bảo chắc chắn về sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng nên tiền sẽ không phải là cách lựa chọn tốt nhất khi muốn dự trữ giá trị trong thời gian dài. d) Chức năng làm phương tiện thanh toán: Trong các hoạt động kinh tế, mua bán giao thương, thì tất yếu sẽ phát sinh việc thanh toán qua lại, giá trị hàng hóa được tính bằng tiền cho nên tiền thực hiện chức năng làm phương tiện thanh toán. Trong các hoạt động này cũng thường phát sinh việc vay mượn lẫn nhau nhất là đối với các hoạt động đầu tư dự án, xuất nhập khẩu, nếu không có tiền thì khó có thể thực hiện việc vay mượn thanh toán các khoản vay mượn (Vd: các nhà đầu tư vay tiền ngân hàng thực hiện các dự án, vay để nhập khẩu….) Tuy nhiên muốn được chấp nhận là phương tiện thanh toán thì tiền tệ phải có sức mua ổn định tương đối bền vững theo thời gian, điều đó đảm bảo cho người được thanh toán tiền hoặc người chủ nợ nhận được các khoản tiền không bị suy giảm về mặt giá trị. 2. Nhận thức vận dụng các chức năng tiền tệ trong quá trình tổ chức quản nền kinh tế Việt Nam: Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, hầu hết các hoạt động kinh tế, thương mại, trao đổi mua bán đều được thực hiện thông qua tiền giấy hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền vẫn được sử dụng làm trung gian trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ. Trong thời buổi kinh tế phát triển hiện nay thì tiền càng có vai trò quan trọng hơn hết, nó giúp cho các hoạt động mua bán, giao thương xuất nhập khẩu, kinh doanh diễn ra suôn sẻ, trong đó ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm cầu nối hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc thanh toán, vay mượn, góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển. Trong thời buổi nền kinh tế luôn biến động một cách phức tạp như hiện nay thì chức năng bảo tồn tích lũy giá trị của tiền tệ giúp Nhà nước bình ổn nền kinh tế, nhất là giải quyết tình hình lạm phát. Bằng việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại, đồng thời có một lượng dự trữ ngoại tệ lớn, Ngân hàng nhà nước sẵn sàng tung lượng dự trữ ra để kích cầu tiêu dùng hay có những biện pháp rút bớt tiền trong lưu thông để bình ổn lạm phát. (Đây là ý kiến riêng của em, em trình bày vắn tắt phần này, các anh/chị có thể góp ý sửa chữa hoặc trình bày rõ hơn, cụ thể hơn đưa ra thêm 1 vài dẫn chứng ví dụ cho sinh động ^^) Ý kiến Chị Phước nè: - Thêm phần mở đầu + Trình bày thêm khái niệm. - Bổ sung thêm chức năng " tiền tệ thế giới" diễn giải thêm. - Phần B, viết còn sơ sài quá àh. Phần chính là đây kia mà Có thể triển khai theo hướng, các chức năng này được vận dụng như thế nào một số nước trên thế giới. Vn có vận dụng linh hoạt hết các chức năng đó không, chức năng nào nổi trội hơn. Những hạn chế, những chính sách gì để Vn có thể vận dụng hiệu quả các chức năng tiền tệ trong quá trình phát triển. . Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ? 1. Các. các chức năng tiền tệ trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở Việt Nam: Trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các hoạt động kinh tế, thương

Ngày đăng: 17/03/2014, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan