Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

101 1K 7
Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với một doanh nghiệp hay một công ty có sự hạch toán kinh doanhđộc lập thì mục tiều quan trọng nhất là lợi nhuận mà công ty đó đạt được quacác năm Để đạt được lợi nhuận cao thì công ty cần phải đảm bảo được hiệuquả trong sản xuất kinh doanh, sao cho hiệu quả kinh doanh của công ty đạtđược là tối ưu nhất Công ty phải biết tận dụng yếu tố sẵn có của mình sửdụng hợp lý, biến nó thành lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác Chỉ cónâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn thìcông ty mới có thể đứng vững và phát triển hơn trong những năm tới.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty thì người ta thườngđánh giá hiệu quả của nhiều bộ phận trong công ty như: hiệu quả sử dụnglao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản…vv

Sau một thời gian thực tập tại công ty CPBT & XD Vinaconex XuânMai em đã chọn đề tài:

“Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XDVinaconex Xuân Mai”

Em chọn đề tài này cho Khoá luận tốt nghiệp bởi vì: Công ty CPBT &XD Vinaconex Xuân Mai là công ty đã cổ phần được 5 năm, mặc dù trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty vẫn có lãi nhưng xét về hiệuquả thực tế thì lợi nhuận công ty thu về hàng năm so với quy mô của công tylà chưa thực sự hiệu quả Đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài của công ty Trongđiều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc tận dụng cácnguồn lực hiện tại của mình để biến thành lợi thế để tạo lợi thế cạnh tranh vàphát triển công ty là rất cần thiết đối với công ty để tăng doanh thu hoạt độngtrong những năm tới.

Trang 2

2 Mục đích nghiền cứu đề tài

- Nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sử dụng tài sản của công ty- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CPBT & XD

Vinaconex Xuân Mai, tìm ra những ưu điểm và những hạn chế trong quátrình quản lý và sử dụng Từ đó có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời đểnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CPBT &

XD Vinaconex Xuân Mai từ năm 2005 đến năm 2008.

3.2 Phạm vị: Đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản

tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai từ năm 2005đến năm 2008.

4 Nội dung của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo, bài biết của em gồm ba phần:

Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.

Phần II Thực trạng và hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.

Phần III Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty CPBT & XD Vinaconex.

Do điều kiện chủ quản và khách quan, chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, em rất mong sự giúp đỡ của các thầy cô.

Trang 3

NỘI DUNG

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊTÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI

1 Thông tin chung về công ty cổ phần bê tông và xây dựng VinaconexXuân Mai

TÊN GỌI : Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân

Mai Xuân Mai J.S.C

TÊN GIAO DỊCH : VINACONEX XUAN MAI CONCRETE AND

CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY  TÊN VIẾT TẮT: VINACONEX XUAN MAI JSC

QUỐC TỊCH : VIỆT NAM

Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú

Địa chỉ: Khu phố Bê tông, Xã Đạo Tú, Tam Dương, Vĩnh Phúc  Công ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai

Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính

Trang 4

Công ty CP Bê tông Vinaconex Phan Vũ

Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Quỳnh Phúc, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, Hải Dương

Các chi nhánh:

Chi nhánh Hà Đông

Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội

Chi nhánh Láng-Hoà Lạc

Địa chỉ: xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Các văn phòng đại diện:

VPĐD Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính  VPĐD phía Nam

Địa chỉ: Tầng 7 - 47 Điện Biên Phủ - P Đa Kao - Q1 - Tp Hồ Chí Minh  Văn phòng giao dịch tại Hà Đông

Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội

Trang 5

SỐ ĐĂNG KÍ KINH DOANH :Số 0303000122 cấp 04/12/2003 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây(đăng ký thay đổi lần 6 ngày 08/11/2007)

2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty2.1 Thành lập

Công ty cổ phần Bê tông & Xây dựng VINACONEX Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam (VINACONEX), được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng Từ năm 2004, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với trên 2000 cán bộ công nhân viên

Trong những năm qua Công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển Công ty Đến nay Công ty đã trở thành một đơn vị lớn trong lĩnh vực xây dựng Với trên 20 năm trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông Công ty đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường trong nước

Là một phần trong tổng Công ty lớn tổng Công ty cổ phần Vinaconex Là một chủ đầu tư lớn điều đó là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất đảm bảo khối lượng công việc và cũng tạo đà cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.

2.2 Quá trình phát triển

Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là doanh nghiệp có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế, đặc biệt là các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế phục vụ cho thi công xây lắp dân dụng, công nghiệp và giao thông và các sản phẩm truyền thống như: cọc bê tông, cống các loại, vỉa, gạch lát vỉa hè

Trang 6

Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật…trọng điểm trong phạm vi toàn quốc Điển hình là các hạng mục thuộc các dự án:

- Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh; Nhà máy Xi măng Hoàng Mai - Nghệ An; Nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam; Nhà máy Xi măng Nghi Sơn - Thanh Hóa; Nhà máy xi măng HoCim; Trạm nghiền Mỹ Xuân -Vũng Tàu

- Nhà máy đá ốp lát cao cấp Phú Cát - Hà Tây; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Xuân Mai - Hà Tây; Nhà máy sản xuất nước ngọt Coca – Cola Ngọc Hồi - Hà Tây; Nhà máy bê tông Bình Dương, Nhà máy Panasonic, Nhà máy ToTo giai đoạn 2; Nhà máy Yamaha giai đoạn 2; chuẩn bị thi công Nhà máy Intel thuộc khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

- Nhà máy thủy điện Ngòi Phát - Lào Cai Cầu Bãi Cháy, Cầu Vượt Ngã Tư Sở

- Thuỷ điện Buôn Kuôp - Đắc Lắc, Thủy điện Srêpok3… Năm 2001, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai được tặng Huân chương lao động hạng 3

Năm 2005, Công ty được tặng giải thưởng nhà nước về Khoa học Công nghệ

Hiện nay, Công ty còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản dựa trên cơ sở các thế mạnh của Công ty về năng lực thiết kế, thi công, ứng dụng công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế Cụ thể: Công ty đang tiến hành thực hiện dự án Chung cư tại thành phố Vĩnh Yên, dự án Chung cư và Trung tâm Thương mại tại Xuân Mai với tổng diện tích khoảng 6 ha, dự án Chung cư Ngô Thị Nhậm tại Thành Phố Hà Đông với tổng mức vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng

Trang 7

Trong những năm qua Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt Đến nay, Công ty là một đơn vị lớn của ngành Xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn quốc Trụ sở chính tại Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội Công ty có các đơn vị thành viên: Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú tại Khu phố Bê Tông, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai tại Tầng 2, Văn phòng 6, Khu Đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội; Chi nhánh Hà Đông tại Tầng 4, Trung tâm Thương mại Hà Đông, Số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội; Chi nhánh Láng - Hoà Lạc tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội; các văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.

3 Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị

3.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần vàxây dựng Vinaconex Xuân Mai

Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp những biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích quản lý đề ra với hiệu quả cao nhất Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có các đặc điểm sau:

- Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng.

Trang 8

- Các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.

- Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty.

- Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác.

- Quá trình quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác.

- Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác, cho nên các chiến lược marketing về sản xuất, về giá cả, về tiêu thụ, chiêu thị, về cạnh tranh, về thị trường có nhiều điểm khác với các ngành công nghiệp khác.

Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:

- Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000122 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu ngày 04 tháng 12 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 08 tháng 10 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:

Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Thi công xâydựng cầu, đường, công trình thủy lợi; Xây dựng các khu đô thị, khucông nghiệp; Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất;

Trang 9

Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông,các loại ống cấp thoát nước; Chuyển giao công nghệ mới, thiết bịtự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;

Kinh doanh vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng siêu trường,siêu trọng;

Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tưvấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;

Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền côngnghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xâydựng;

Kinh doanh xăng dầu;

Khai thác đá;

Thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;

Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng dây chuyền côngnghệ, vật liệu xây dựng; Hoạt động kinh doanh bất động sản vàdịch vụ thương mại;

Gia công, chế tạo, hoán cải phương tiện vận tải;

Thiết kế, gia công chế tạo thiết bị nâng (không bao gồm thiết kếphương tiện vận tải)

Bảng 1.1: Tổng số năm kinh nghiệm

Nguồn:Công ty cổ phần bề tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.

Trang 10

Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Công ty hiện đang được cung cấp cho thị trường xây dựng trong cả nước Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty đã được Tổ chức QUACERT đánh giá và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 Sản phẩm của Công ty đã đạt 25 huy chương vàng chất lượng Đặc biệt trong năm 2005, Công ty được Nhà nước tặng giải

thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho công trình "Ứng dụng công

nghệ sản xuất cấu kiện tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phươngpháp kéo trước cho các công trình xây dựng ở Việt Nam".

Với chính sách cố gắng thoả mãn nhu cầu càng cao của khách hàng và không ngừng nâng cao hệ thống quản lý chất lượng, luôn huy động mọi nguồn lực để thực hiện chính sách này Công ty đã và đang xây dựng nên một thương hiệu “ Bê Tông Xuân Mai” ngày một vững mạnh, sẵn sang hội nhập với khu vực, quốc tế trong lĩnh vực xây dựng.

Trang 11

3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty - CTY CP XUÂN MAI - ĐẠO TÚ- CTY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ VINACONEX XUÂN MAI- CTY CP VINACONEX PHAN VŨ

Trang 12

Cơ cấu quản lý bộ máy hiện nayGiám đốc điều hành:

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư; thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty

- Chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị thông qua các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý

- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ

- Chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao

Các Phó Giám đốc:

Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực được phân công, các Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.

Các kế toán trưởng:

Kế toán trưởng là người tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán – tài chính, quyết toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.

Về tổ chức sản xuất

Công ty trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc theo qui chế nội bộ với mô hình sau:

Trang 13

+ Công ty - Ban quản lý, Ban điều hành dự án + Công ty - Chi nhánh, Văn phòng đại diện

+ Công ty - Xưởng, Đội xây dựng, Chủ nhiệm công trình

Tùy theo quy mô tính chất hợp đồng, tùy theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty trực tiếp quản lý điều hành hoặc giao khoán cho các đơn vị theo qui chế nội bộ của Công ty

4 Chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức phòng ban trong công tyPhòng tổ chức hành chính

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ (đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương…)

- Xây dựng đơn giá tiền lương, các nội quy, quy định, quy chế… Công ty - Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động

- Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển ) - Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng

- Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động

- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu - Công tác phục vụ, hành chính quản trị

Phòng tài chính kế toán

- Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán

- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính

- Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp

- Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty

- Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế

Trang 14

- Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả

Phòng kế hoạch

Triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở phần việc của Tổng Công ty giao và Công ty tự tìm kiếm Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo

- Xây dựng kế hoạch hàng tháng, giao kế hoạch và theo dõi kế hoạch cho các đơn vị trong Công ty, điều độ sản xuất

- Kết hợp với Đội xe cân đối, bố trí phương tiện vận chuyển sản phẩm Công ty

- Tiếp nhận quản lý vật tư, sản phẩm, văn phòng phẩm…

- Thống kê, theo dõi xuất, nhập vật tư, sản phẩm trang thiết bị của các đơn vị trong Công ty

Phòng kinh doanh

- Lập kế hoạch bán hàng của Công ty

- Chịu trách nhiệm chính về công việc tổ chức, thực hiện đấu thầu, chào giá phục vụ cho việc bán hàng của Công ty

- Quản lý công tác thu hồi công nợ từ việc bán hàng của Công ty

- Tổ chức, phối hợp với các đơn vị trong Công ty thực hiện công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của Công ty

- Cung ứng các loại vật tư chính - Giao khoán nội bộ

- Thẩm tra dự toán, quyết toán các dự án xây lắp do Công ty là chủ đầu tư

Phòng KCS

Kiểm tra, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình - Quản lý các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện có

Trang 15

- Làm hồ sơ, chứng chỉ cho các công trình, sản phẩm Công ty sản xuất - Tư vấn trong lĩnh vực đơn vị đảm nhiệm (thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình)

Phòng kỹ thuật

Thiết kế dây truyền công nghệ mới, cải tiến nâng cấp thiết bị công nghệ - Kết hợp với các đơn vị lập quy trình sản xuất, biện pháp và tiến độ thi công, làm hồ sơ dự thầu các công trình

- Thiết kế ván khuôn đối với các sản phẩm mới và phức tạp

- Thiết kế giám sát thi công, nghiệm thu một số công trình đầu tư xây dựng cơ bản do Công ty làm chủ đầu tư

- Quản lý sử dụng thiết bị và hệ thống điện sản xuất, điện sinh hoạt trong Công ty

- Quản lý toàn bộ lĩnh vực đầu tư trong Công ty

- Quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong Công ty

Phòng công nghệ

Tư vấn và giới thiệu công nghệ

- Chịu trách nhiệm chính trong công tác thiết kế các công trình xây dựng và chuyển đổi thiết kế các công trình từ đổ tại chỗ sang lắp ghép, từ công nghệ dự ứng lực tiền chế căng sau sang công nghệ dự ứng lực tiền chế căng trước

- Thực hiện công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công cho các công trình

Xưởng cơ khí

- Thực hiện tất cả những công việc gia công cơ khí, sửa chữa khuôn ván, thiết bị được Công ty giao

Trang 16

- Tham gia gia công lắp dựng các công trình bằng kết cấu thép hoặc bê tông dự ứng lực

Xưởng sản xuất chính

- Gia công, lắp đặt toàn bộ các sản phẩm cấu kiện cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực trong các sản phẩm bê tông đúc sẵn

- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước

- Gia công, sửa chữa các loại khuôn ván để sản xuất các cấu kiện bê tông

Xưởng năng lượng

Cung cấp đầy đủ các dạng năng lượng như điện, nước, khí nén cho sản xuất, tiêu dùng của Công ty

- Gia công cơ khí, cải tạo, lắp đặt mới các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp cho các công trình

- Lắp đặt vận hành các thiết bị nâng

Xưởng trộn: Trộn bê tông phục vụ sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn,

trộn bê tông thương phẩm

Xưởng đá: Sản xuất, khai thác, cung cấp đá phục vụ cho việc sản xuất

cấu kiện của toàn Công ty

Trang 17

Đội xe

- Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng, và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ

- Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường

Các đội xây dựng: Tổ chức thi công các công trình dân dụng công

nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp theo yêu cầu Công ty giao

Chi nhánh

- Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp

- Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất

- Sản xuất vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước - Kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng

- Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng

5 Đặc điểm của lao động

5.1 Số lượng và cơ cấu lao động

Số lượng người lao động trong Công ty tính đến ngày 30/9/2008 là

2.230 người, được phân theo trình độ như sau:

Trang 18

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động

Phân theo trình độSố lượng (người)Tỷ lệ (%)

Phân theo loại hợp đồng

Lao động hợp đồng không xác định thời

Nguồn: Công ty CP&XDBT Vinaconex Xuân Mai

5.2 Công tác đời sống và thực hiện chính sách đối với người laođộng

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu và xây dựng, Công ty có một đội ngũ lao động từ kỹ sư tới công nhân là chủ yếu, ngoài ra còn có người lao động trong lĩnh vực khác Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh vất vả thời gian không cố định nên Công ty luôn quan tâm tới đời sống cán bộ, luôn đảm bảo cuộc sống của cán bộ và công để họ yên tâm phục vụ Công ty giúp Công ty đảm bảo được kế hoạch công việc.

Trong công tác đào tạo và tuyển dụng thì Công ty luôn chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho

Trang 19

công nhân viên Công ty đã xây dựng quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi nhằm thăm hỏi động viên người lao động một cách kịp thời khi gặp khó khăn

Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2007 là 1,872 triệu đồng/người/tháng Và trong năm 2008 mức thu nhập bình quân này là 1,950 triệu/người/tháng Đây là mức thu nhập khá so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Công ty đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ cán bộ công nhân viên có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên

Hàng năm, Công ty tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, khen thưởng đột xuất để khuyến khích động viên người lao động đã có đóng góp cho Công ty Mức khen thưởng phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả kinh tế của tập thể, người lao động Những cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm tổn hại đến kinh tế, vật chất, uy tín của Công ty sẽ được xem xét cụ thể và phải chịu các hình thức kỷ luật, phạt tiền, bồi thường bằng vật chất và kinh tế theo nội dung thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của Công ty ban hành

Trang 20

6 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty CPBT&XD Vinaconex Xuân Mai

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy sự phát triển vượt bậc của Công ty cả về lượng và chất Về lượng nó được thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và doanh thu năm 2006 là 329.202 triệu đồng tăng 136,35% so với năm 2005 còn năm 2007 so với năm 2006 là 119,9% và năm 2008 so với năm 2007 là 111,17% Ta thấy trong mấy năm doanh thu của Công ty đều tăng trưởng hơn so năm trước Doanh thu năm qua các năm đều tăng Công ty tắng khá cao là 432,828 tỷ Còn về chất lượng được thể và đặc biệt trong năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế thế giời và sự tác động của yếu tố trong nước thì doanh thu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận và lãi cơ bản trên một cổ phiếu Đây là là một trong những chỉ tiêu quan trọng

Trang 21

để thể hiện sự phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiểu quả cao Ta thầy trong bốn năm từ năm 2005 – 2008 chỉ tiêu vẫn được duy trì ổn định và có tăng trong khoảng từ 13% - 15%

Bảng 1.4: Cơ cấu doanh thu

Đơn vị tính:Tri ệu đồng

Nguồn: Phòng tái chính kế toán

Trong năm qua Công ty đang tập trung vào công tác đầu tư tài sản cố định cũng như thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường sản phẩm mới và cấu kiện bê tông dự lực tiền chế Nếu tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân cả năm đều đạt trên 15 %/năm

6.2 Chi phí

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một lĩnh vực có sản phẩm và thị trường có nhiều khác biệt so với các ngành kinh doanh khác, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong sản phẩm và việc thanh toán, quyết toán được diễn ra trong khoản thởi gian dài dễ dẫn đến hiện tượng khó thu hồi gây ứ đọng vốn sản xuất Do vậy việc quản lý về chi phí là rất quan trọng đặc biệt là khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nếu quản lý không tốt thì nó làm cho doanh nghiệp bị thất thoát một lượng chi phí lớn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 22

Bảng 1.5: Doanh thu và chi phí của Công ty

Nguồn: phòng tài chính kế toán Công ty CPBT&XD Vinaconex Xuân Mai

Qua bảng ta thấy chi phí qua các năm đều tằng đặc biệt là trong năm 2008 các khoản mục chi phí của Công ty tăng nhiều hơn so các năm còn lại Điều này có thể lý giải như sau: trong năm 2008 Công ty đã triển khai nhiều dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản và xây lắp điều này cũng làm cho chi phí của Công ty gia tăng Có một nguyên nhân khác có thể thấy rõ trong năm 2008 khi mà nên kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng tới các ngành lĩnh vực sản xuất trong nước Sự biến động giá cả nguyên vật liệu vào giữa năm 2008 làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao Nhưng đề đảm bảo sự cạnh tranh hơn nữa thì doanh nghiệp cũng có sự quản lý chặt chi phi đâu vào của doanh nghiệp và các khoản chi phí khác để nâng cao hiệu quả trong sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh trong thời buổi khó khăn.

PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔPHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI1 Tài sản và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại

Công ty cổ phần bê tông xây dựng Vinaconex Xuân Mai1.1 Khái niệm tài sản

Trang 23

Khi nói đến sản xuất kinh doanh chúng ta không thể không nói đến tài sản Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp Đặc biệt là Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai, từ các đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình cầu, thuỷ lợi, sản xuất cấu kiện bê tông và vận chuyển hành hoá siêu trường siêu trọng Thì vai trò của tài sản là rất quan trọng Do đó việc hiểu và có những đánh giá đúng về tài sản là vô cùng cần thiết đối với Công ty.

Trước tiên ta cần phải hiểu tài sản là gì?

“Tài sản là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời”

Nguồn: Phân tích hoạt động kinh doanh NXB Thống kê

Nhắc đến tài sản ta có thể nhắc tới tài sản cố định và tài sản lưu động Tài sản lưu động:

“Tài sản lưu động là nhưng tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh”

Nguồn: Tài chính doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2007

Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau thì phải sử dụng đối tượng lao động khác Phần lớn các đối tượng này thông qua quá trình chế biến nó hợp thành thực thể sản phẩm, cũng có một số mất đi như các loại nhiên liệu Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có đối tượng lao động Lượng tiền mà được ứng ra để thoả mãm về nhu cầu các đối tượng lao động thì ta gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp Và nó thường được thể hiện qua các chỉ tiêu như tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, dự trữ tồn kho và phải thu.

Trang 24

Bộ phận thứ hai của tài sản là tài sản cố định:

“Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu ký sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đẩu tiên cho đến khi bị loại khỏi quá trình sản xuất.”

Nguồn: Tài chính doanh nghiệp NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2007

Theo quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Tài sản của doanh nghiệp được coi là TSCĐ khi nó thoả mãn các điều kiện sau:

- Phải thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nó - Có giá trị từ 10 triệu VNĐ trở lên.

- Giá trị ban đầu của tái sản phải được xác định một cách đáng tinh cậy - Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ 1 năm trở lên.

TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp và cung cấp cấu kiện bê tông nên Công ty đã không ngừng đầu tư mua xắm máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ trong thi công cũng như sản xuất Trong lĩnh vực thiết bị công nghệ và sản xuất bê tông Công ty cũng trang bị các máy móc chuyên dụng như: Trạm trộn bê tông tự động, máy thử bọt khí bê tông, máy siêu âm, súng thử bê tông…vv Trong lĩnh vực gia công cơ khí, cốt thép và kết cấu thép Công ty CPBT & XD Xuân Mai cũng mua xắm các thiết bị chuyên dùng như:Máy hàn 36 điểm, máy khoan đứng SB125, máy hàn bán tự đông CO2, máy hàn tự phát DENYO, máy tiện, thiết bị phun sơn…và nhiều các thiết bị khác trong lĩnh vực sản xuất khác của Công ty

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Côngty

Trang 25

- Nầng cao được hiệu quả chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ dự án, tiết kiệm chi phí Từ đó nâng cao được khả năng trúng các gói thầu có giá trị lớn trong nước và ngoài nước Để đặt được những điều trên thì Công ty cần biết cách sử dụng và khai thác hợp lý để tạo nên được lợi thế tốt nhất.

- Từ việc đầu tư mua xắm các thiết bị, sử dụng hợp lý máy móc thiết bị thì nó đã gián tiếp nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động kỹ thuật, đặc biệt là các công nhân trực tiếp điều hành và thi công các máy móc.

- Trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Công ty xây dựng với nhau việc nâng cao được hiệu quả sủ dụng tài sản giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của từ đó tạo nên những lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực như: Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty cơ khí lắp máy (Tổng Công ty Sông Đà), LICOGI 1, Đây là nhưng đổi thủ chính của Công ty.

- Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản còn đảm bảo chất lượng công trình, an toàn và thuận tiện cho công nhân trong quá trình thi công, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công cho các công trình Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai đã không ngừng chú trọng nâng cao hiệu quả, đầu tư vào tài sản để đảm bảo nâng cao trình độ kỹ thuật, phương tiện thi công hiện đại từ đó nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng sản xuất, giúp Công ty ngày càng đứng vững và phát triển hơn.

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CPBT &XD Vinaconex Xuân Mai

2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả toàn bộ của việc

sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp.

Hệ số doanh lợi

Trang 26

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả và ngược lại.

Hệ số sinh lợi tổng tài sản: phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng tài sản, mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hệ số càng cao càng tốt cho công ty.

Công thức:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết mỗi đơn vị tài sản sinh ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.

Công thức

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết mỗi đồng tài sản khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng quản lý tài sản cố định của công ty là hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này mà thấp thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản thấp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là một bộ phận chính cửa tổng tài sản, tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng và quản lý trên một năm và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên Tái sản cố định nó tham gia vào nhiều chu ký sản xuất kinh

Trang 27

doanh của Công ty, sau mỗi một chu kỳ nó bị hao mòn đi Phần khấu hoa sẽ được tính quy ra giá trị và tính và trong giá thành sản phẩm dịch vụ Tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của tài sản cố định, vào quá trình sản xuât.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có công thức như sau:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho ta biết một đồng nguyên giá bình quân tái sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng tổng doanh thu Hiệu suất càng cao càng càng có lợi cho công ty, và ngược lại

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu như

Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn hày tài sản cố định cần thiết để để tạo ra một đồng doanh thu thuần chỉ tiêu càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn và tài sản của công ty càng tốt.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ( sức sinh lời TSCĐ):

Lợi nhuận dòng ở đây là lợi nhuận được tạo ra từ sự tham gia trực tiếp của TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh… mang lại.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi cho Công ty.

Trang 28

2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Vòng quay hàng tồn kho được sử dụng phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được tính toán để xác định mức dự trữ vật tư hàng hoá sao cho hợp lý.

Công thức tính:

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu( số ngày của một vòng quay các khoản phải thu) Kỳ thu tiền càng ngắn thì tính thanh khoản và vòng quay sự dụng vốn càng ngắn, hạn chế được các khoản bị chiến dụng vốn của công ty.

Trong đó:

Hiệu suất sử dụng TSLĐ( Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động).

Do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì vậy tốc độ luân chuyển của nó nhanh hơn, không mất một thời gian dài như tài sản cố định Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta xét chỉ tiêu:

Trang 29

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng tổng doanh thu Nó phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động trong kinh doanh Rõ ràng chỉ tiêu này tăng hay giảm tuỳ và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty.

Hiệu quả sử dụng TSLĐ.Công thức tính:

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này thấp thì có lợi cho Công ty.

3 Phân tích thực trạng sử dụng tài sản tại công ty3.1 Đánh giá chung

- Tài sản chính là tất cả những thứ hữu hình và vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị và thoả mãn các điều kiện là: Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của Công ty, đơn vị và phải có giá phí xác định.

Trang 30

Bảng 2.1: Khái quát tình hình tài sản của Công ty

Đơn vị tính: triệu VNĐ

TS lưu

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005 – 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên Năm 2006 tăng 80.483 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 56,8% Và năm 2007 so với năm 2006 là 181.006 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 57,08% Tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007 là 145.775 triệu đồng tương ứng mức tăng là 29,26% Điều này đã chứng tỏ rằng quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng hơn trước, các thiết bị được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất mở rộng và được nâng cao hơn để đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng, khách hàng Đặc biệt là khi mà Công ty đang đảm nhận các dự án lớn như khu chung cư Ngô Thì Nhậm với tổng giá trị dự án là 400 tỷ đồng, Chung cư 18 tầng – CIENCO1, câu lạc bộ sức khoẻ Syrena.

Trang 31

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Trang 32

BIỂU ĐỒ 2.1: TÀI SẢN QUA CÁC NĂM

Thông qua biểu đồ cơ cấu về tài sản của công ty thì ta thấy tài sản cố định của công ty giao động từ 25% đến 35% còn tài sản lưu động từ 65% đến 75% và tỷ lệ giữa tài sản cố định và tài sản lưu động này biến đổi không đều theo các năm cụ thể là năm 2007 và năm 2008 thì tài sản cố định giảm xuống chỉ chiếm hơn 25% trong tổng giá trị tài sản của công ty Còn năm 2005 và 2006 thì tỷ lệ này lại là trên 30% Có thể đây là sự điều chỉnh của công ty trong từng năm sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng năm đảm bảo cho các chỉ tiêu tài chính của công ty vẫn hiệu quả Cụ thể tình hình tài sản của năm 2007 giảm xuống 28,3% là do công ty chuẩn bị cổ phần nên đã có sự đánh giá lại về tài sản cố định của công Còn năm 2008 ngoài việc đánh giá lại vào năm 2007 công ty cũng tiến hành thanh lý một số tài sản cũ và không còn phù hợp nữa nên giá trị tài sản cố định giảm chỉ còn 25,30%.

Ta sẽ xem xét và nguồn vốn đối ứng của công ty Công ty hàng năm vẫn phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau như nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đi vay, nguồn vốn tự bổ xung, và nhiều nguồn vốn khác nhau để có thể đảm bảo kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Trang 33

Bảng 2.2:Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh

Nguồn: bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2008

Từ đặc điểm của công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai ta có thể nhận thấy:

Vốn để đáp ứng kinh doanh của Công ty chủ yếu là phải đi vay Vốn ngân sách nhà nước cấp cho Công ty và vốn tự bổ xung chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty( năm 2005 vốn chủ hữu chỉ có 11,23%, năm 2006 là 23,82%, năm 2007 là 35,41%, năm 2008 là 29,2% trong tổng nguồn vốn của Công ty) ta thấy năm 2007 thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn các năm khác nhưng như thế vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu các dự án lớn của Công ty với đòi hỏi có một lượng vốn lớn.

Lĩnh vực xây dựng và xây lắp là ngành mà có tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng chiếm phần lớn trong vốn lưu động của công ty Và điều này bắt buộc công ty phải huy động nguồn vốn để sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn ngắn hạn, và nó cũng đã làm ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty Việc đi vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nó có liên qua đế chi phí

Trang 34

lãi vay, đó là chính là một nguyên nhân làm cho chí phí sản xuất của Công ty tăng lên, và làm giảm lợi nhuận.

Qua bảng số liệu ta thấy được nợ vay ngắn hạn của Công ty đều tăng dần qua các năm( Năm 2006 tăng hơn so với 2005 là 33.189 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2006 là 59.466 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 là 93.941 triệu đồng ) Ta có thể dễ nhận thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trong năm 2008 của Công ty tăng khá nhanh so với các năm, điều này cũng có thể giải thích vì trong năm 2008 thì nhiều công trình lớn của Công ty vào giai đoạn chính hay bắt đầu khởi công(Trụ sở văn phòng tổng Công ty CP VINACONEX khởi công năm 2008, chung cư 18 tầng – CIENCO1 khởi công năm 2008, trung tâm thương mại – Chợ Của Nam khởi công năm 2008, Trung tâm thương mại AP Plaza khỏi công năm 2007) Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì tỷ lệ vay ngắn hạn và phải trả người bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn Tính đến năm 2008 thì nợ phải trả là 218.355 triệu đồng chiếm 57,23% trong tổng 381.561 triệu đồng của nguồn vốn Điều này chứng tỏ Công ty vẫn phải đi vay khá nhiều để sản xuất Do đó nó đặt ra vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả tốt nhất tài sản Đặc biệt khi mà điều kiện nguồn lực khan hiếm, cạnh tranh khốc liệt hơn, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn thì công tác đánh giá và sử dụng tài sản đã trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Sang năm 2009 để đảm bảo tổng doanh thu là 450.000 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế là 31.592 triệu đồng thì công ty vẫn phải đi vay để có thế đảm bảo thực hiện được các dự án, các công trình Công ty đang thi công theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bây giờ ta xem xét tổng quan về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong bốn năm vừa qua.

Trang 35

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản hiệu quả sủ dụng của TTS

Nguồn: Phònh kinh tài chính kế toán Công ty.

Hệ số sinh lợi tổng tài sản: Phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng tài

sản, mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản càng có hiệu quả.

Công thức:

Hệ số sinh lợi tổng tài sản qua các năm tăng lên liên tục qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 Điều này cho thấy tổng tài sản được sử dụng có hiệu qua các năm và ta thấy hệ số ngày càng cao lên điều này chứng tỏ việc sử

Trang 36

dụng tổng tài sản càng có hiệu quả Cụ thể là năm 2008 có hệ số sinh lời tổng tài sản là lớn nhất đạt 0.06559, và năm 2005 hệ số này là thấp nhất đạt 0,01402 Năm 2006 hệ số sinh lời tài sản của Công ty đạt 0,02651 tăng hơn so với năm 2005 là 0.012 tương đương với tốc độ tăng là 89,02% một tốc tăng khá tốt Đến năm 2007 thì hệ số này đạt 0,04208 tăng 0,0156 so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 58,73% Và đến năm 2008 so với năm 2007 thì tốc độ tăng này là 0,0235 tương đương với 55,94% Trong năm 2006 thì tốc độ hay hiệu quả sử dụng tổng tài sản là rất hiệu quả, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận và tài sản đều tăng trưởng tốt với sự vượt lên của lợi nhuận Còn trong năm 2007 và năm 2008 hệ số vẫn duy trì ở mức cao một động tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra từ 0,04 đến 0,065 đồng lợi nhuận, một con số khá cao nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ duy trì ở mức 55% đến 58% điều này là do công ty trong năm vừa qua đã đầu tư vào tài sản và làm cho tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ gia tăng của lợi nhuận.

Hệ số doanh lợi tổng tài sản: Nó cho ta biết mỗi một đồng tài sản đưa

vào sản xuất kinh doan thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số này càng cao thì chứng tỏ sử dụng tổng tài sản càng hiệu quả.

Công thức tính:

Qua bảng số liệu ta nhận thấy hệ số này qua các năm 2005 đến năm 2008 đều tăng Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm là vẫn có hiệu quả Cụ thể trong năm 2008 thì hệ số này có giá trị lớn nhất đạt 0,04723 và năm 2005 có giá trị thấp nhất trong 4 năm đạt 0,01402 Qua 4 năm tốc độ tăng về giá trị của hệ số là khá đều nhưng xét về tốc độ gia tăng giữa

Trang 37

các năm thì lại có sự giảm đi năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng là 62,5% và đến khi so tỷ lệ này của năm 2007 với năm 2006 thì giảm xuống chỉ có 58,7%, đặc biệt tỷ lệ này tới năm 2008 giảm xuống chỉ còn 30,5% tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1 / 2 so với năm 2006 so với năm 2005 Nguyên nhân ở đây là do lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 2006 đến năm 2008 có tốc độ đều tăng nhưng không bằng so với mức độ tăng của tài sản, và ta thấy giá trị doanh thu các năm tăng là qua các năm đều tăng lên nhưng xét về tốc độ gia tăng thì lại giảm đi Cụ thể là chênh lệch năm 2008 so với năm 2007 về tổng doanh thu đạt 38.099 triệu đồng giảm đi hơn một nửa so với chênh lệch của năm 2006 so với năm 2005 đạt 87.770 triệu đồng Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm đi và dẫn đến hệ số này có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm lại không tăng lên.

Công thức tính:

Hệ số này cho ta biết cứ một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty càng có hiệu quả và ngược lại Qua các năm thì ta thấy hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt cụ thể năm 2005 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,02047 đồng doanh thu, năm 2006 thì số doanh thu tạo ra từ một đồng tài sản là 1,03826 có tăng 0,018 đồng so với năm 2005 Nhưng đến năm 2007 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,79251 đồng giảm -0,246 đồng so với năm 2006 và năm 2008 thì hệ số này cũng giảm xuống chỉ có 0,67225 và giảm -0,12 đồng so với năm 2007 Có thể nói là việc quản lý đưa vào sử dụng tài sản của Công ty trong hai năm 2007, 2008 đang không có hiệu quả và bị lỗ còn năm 2005 và năm 2006 thì

Trang 38

hệ số còn thấp Nguyên nhân ở đây là do công tác quản lý tài sản của Công ty còn chưa chặt chẽ và hợp lý, và trong hai năm gần đây thì do việc đầu tư mạnh vào tái sản của Công ty làm cho tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn doanh thu, và việc sủ dụng chưa hết được công suất của tài sản của Công ty vừa mua xắm và có thể phát huy trong những năm sắp tới do vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng Một nguyên nhân ta cũng không thể không nhắc tới là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới ngành xấy dựng trong nước làm cho sự phát triển của Công ty có phần bị suy giảm hay chậm đi so với các năm Để đảm bảo sử dụng hết hiệu suất của tài sản thì tổng doanh thu vẫn cần phải tăng cao hơn, để đồng thời có thì giảm các chi phí không cần thiết một cách tối đa từ đó hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

Tuy nhiêu thì hệ số doanh lợi và hệ sô hiệu suất sử dụng tổng tài sản vẫn ở mức thấp, điều này cho thấy hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản của Công ty là vẫn còn thấp Nhưng do đây cũng là một ngành đặc thù và nó đóng vai trò quản trọng của nền kinh tế với việc tạo cơ sở hạ tậng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Công ty cần chú trọng và nâng cao hơn năng lực quản lý của mình Trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thì việc nâng cao được các hệ số sử dụng này giúp Công ty cải thiện khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phi doanh nghiệp… nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Và thể hiện một cách trung thực và công khai hơn hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại Công ty

Công tác sử dụng tài sản cố định của công ty là rất quan trọng Là một tổng Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, thì Công ty có nhiều thiết bị máy móc có giá trị lớn Vì vậy vấn đề đặt ra với Công ty là phải

Trang 39

biết sử dụng, phát huy hết giá trị và tác dụng của tài sản đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Để làm được điều này công tác quản lý sử dụng, lập kế hoạch phải được Công ty đặc biệt chú ý và coi trọng.

Các tài sản của Công ty cũng được mua xắm từ các nguồn vốn khác nhau Chi tiết về tài sản cố định của Công ty.

Bảng 2.4: Chi tiết các tài sản cố định hữu hình

Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2006 đã được kiểm toán và báo cáo tài chính Quý III năm 2008 của Công ty

Ngày 30/10/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 1434/QĐ-BXD chuyển Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2004

Với bốn lần tăng vốn điều lệ Vốn điều lệ năm 2003 sau khi cổ phần hóa: 18.000.000.000 đồng Đến cuối năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 30.000.000.000 đồng Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 60.000.000.000 đồng Và Quý I năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng

Trang 40

Do vậy nguồn vốn để đầu tư cho TSCĐ của Công ty cũng không gặp nhiều khó khăn do tăng vốn điều lệ đã được tiến hành nhiều lần Đây cũng là điều kiện thuận lợi của Công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Để cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty cũng đầu tư nhiều loại TSCĐ khác nhau: Nhà cửa kiến trúc, nhà điều hành, văn phòng, nhà phục vụ công nhân viên Các máy móc thiết bị thì công: Máy bắn bê tông, pa lăng, máy hán, máy cắt thép, máy phát điện Phương tiện vận tải: có xe tải, xe kéo trọng tải lớn vv cùng với nhiều thiết bị, dụng cụ khác.

Qua bảng số liệu ta thấy: TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ của Công ty Cụ thể qua các năm tỷ lệ này đều chiếm triên 70% trong khi đó TSCĐ vô hình chiếm tỷ lệ rất nhỏ chưa đến 1% trong tổng TSCĐ Như chúng ta đã biết TSCĐ vô hình chủ yếu chính là giá trị thương hiệu của Công ty, trong bốn năm qua thì giá trị này cũng có biến đổi không đồng đều nhưng năm 2008 thì có sự tăng lên Điều này khẳng định thương hiệu của Công ty đã được xây dựng đã có sự biết đến và có ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực xây dựng Nhưng Công ty cần cố gắng hơn để tạo lập uy tín và thương hiệu mà Công ty đã đề ra.

Ngày đăng: 01/09/2012, 13:59

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Tổng số năm kinh nghiệm - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 1.1.

Tổng số năm kinh nghiệm Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 1.2.

Cơ cấu lao động Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 1.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1.4: Cơ cấu doanh thu - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 1.4.

Cơ cấu doanh thu Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.2:Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.2.

Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản hiệu quả sủ dụng của TTS - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.3.

Các chỉ tiêu phản hiệu quả sủ dụng của TTS Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản cố định - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.5.

Cơ cấu tài sản cố định Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.6.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định Xem tại trang 44 của tài liệu.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty 3.3.1. Công tác quản lý tài sản cố định - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

3.3..

Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty 3.3.1. Công tác quản lý tài sản cố định Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.8.

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.9.

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân Xem tại trang 50 của tài liệu.
BẢNG 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

BẢNG 2.10.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 2.11.

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.4: Kế hoạch phát hành cổ phiếu của Công ty - Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.DOC

Bảng 3.4.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu của Công ty Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan