Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

84 2.4K 23
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hoạch định chiến lược kinh doanh là một công việc đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nhằm xác định hướng đi của doanh nghiệp trong tương lại Điều này càng có ý nghĩa hơn khi môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, vì nó cho phép doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra những giải pháp kinh doanh đối phó với những nguy cơ hoặc nắm bắt cơ hội để cạnh tranh và giành thắng lợi Mặc dù, hoạch định chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng như vậy song tại Việt Nam công tác này vẫn thường bị xem nhẹ Đặc biệt là tại các doanh nghiệp Nhà nước, vốn đã quá quen với việc tiến hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hóa Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel (còn gọi tắt là Công ty Công trình Viettel) là một trong số đó

Với mục tiêu nhằm giới thiệu và ứng dụng một số công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược trong việc hoạch định chiến lược phát triển của Công ty Công trình Viettel trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, em đã tiến hành

nghiên cứu vấn đề sau: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công tyTNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Vận dụng một số mô hình lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh để lựa chọn chiến lược phát triển cho Công ty Công trình Viettel trong thời gian 3 năm tới (2007-2010).

- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược đã đưa ra.

Trang 2

3 Phạm vi nghiên cứu

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, gồm có nhiều khâu: xác định mục tiêu chiến lược; đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài; phân tích mô hình chiến lược; lựa chọn chiến lược tổng quát; xây dựng chiến lược hỗ trợ, các chính sách và giải pháp thực hiện chiến lược; ước lượng hiệu quả của chiến lược Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn này em chỉ tập trung nghiên cứu việc vận dụng một số mô hình phân tích để đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty và khái quát một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược đó

4 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.

Chương 2: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Công trình Viettel hiện nay

Chương 3: Các kiến nghị đối với việc hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.1 Chiến lược kinh doanh

1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Thuật ngữ “chiến lược” lần đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ những kế hoạch lớn, được xây dựng trên cơ sở phán đoán những phản ứng của đối phương trong tương lai Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, từ đó có khái niệm “chiến lược kinh doanh”.

Chiến lược kinh doanh được hiểu là “tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu đó”1

1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh

Xét theo phạm vi của chiến lược ta có thể chia chiến lược kinh doanh thành hai loại cơ bản là chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh cấp chức năng.

1.2.1 Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp doanh nghiệp do bộ phận quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp vạch ra, phản ánh những mối quan tâm và hoạt động của cả doanh nghiệp Các câu hỏi thường đặt ra ở cấp này là: Doanh nghiệp nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó? Phân bổ các nguồn lực ra sao để đạt được mục tiêu? Có năm loại chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp.

1 Trung tâm Pháp- Việt đào tạo về quản lý, Raymond Alain-thiétart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh niên, 1999, tr12

Trang 4

a Chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Mục tiêu của chiến lược tăng trưởng tập trung là tăng lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp trên cơ sở khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc thị trường tiêu thụ hiện tại của doanh nghiệp Ba phương án thực hiện chiến lược này là:

Phương án 1: Phát triển thị trường là cách doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu

thụ sản phẩm hiện có ra cách thị trường mới.

Phương án 2: Phát triển sản phẩm là cách doanh nghiệp tập trung vào

việc nghiên cứu phát triển tính năng mới cho một số sản phẩm, dịch vụ dựa trên thế mạnh nào đó của doanh nghiệp

Phương án 3: Xâm nhập thị trường là cách doanh nghiệp tăng doanh

thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang sản xuất trên thị trường hiện có trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động marketing, tiếp thị…

Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập

Mục tiêu của chiến lược này là củng cố vị thế của doanh nghiệp, cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của hãng Có ba phương án thực hiện chiến lược này:

Phương án 1: Hội nhập dọc xuôi về phía hạ nguồn là cách mua lại,

nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như hệ thống phân phối và bán hàng.

Phương án 2: Hội nhập dọc xuôi về phía thượng nguồn là cách mua lại,

nắm quyền sở hữu hoặc tăng cường sự kiểm soát đối với nhà cung ứng nguyên liệu Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng nguyên liệu và tiến độ cung ứng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Trang 5

Phương án 3: Hội nhập ngang là cách doanh nghiệp tìm kiếm quyền sở

hữu, quyền kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả về phạm vi và tăng cường trao đổi các nguồn tài nguyên, năng lực.

Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa

Đa dạng hóa là phưong thức kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên nhiều thị trường khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh…Doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược này khi chiếm được ưu thế cạnh tranh trong ngành hiện tại Có ba phương án tiến hành đa dạng hóa.

Phương án 1: Đa dạng hóa đồng tâm Doanh nghiệp kinh doanh thêm

những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở tận dụng được công nghệ, nhân lực, hệ thống marketing hiện có.

Phương án 2: Đa dạng hóa hàng ngang Doanh nghiệp cung cấp thêm

những sản phẩm, dịch vụ mới không có liên hệ với sản phẩm đang sản xuất cho những khách hàng hiện có.

Phương án 3: Đa dạng hóa hỗn hợp Doanh nghiệp đầu tư vào những

sản phẩm mới không có liên hệ về mặt công nghệ với sản phẩm hiện có nhằm

cung cấp cho thị trường mới

b Chiến lược ổn định

Chiến lược ổn định thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi muốn duy trì quy mô sản xuất hiện có trong điều kiện không có thế mạnh kinh doanh; môi trường kinh doanh có nhiều bất lợi, rủi ro; chi phí phát triển mở rộng thị trường hoặc cải tiến sản phẩm đều rất lớn; doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong một đoạn thị trường hẹp, nếu tăng quy mô có thể gặp rủi ro về chất lượng sản phẩm.

Trang 6

c Chiến lược thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp, chỉnh đốn lại, hoặc cắt giảm chi phí sau giai đoạn tăng trưởng nhanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh Có 3 phương án (mức độ) thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phương án 1: Cắt giảm chi phí sản xuất Đây là biện pháp tạm thời

nhằm cắt giảm những bộ phận không còn mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp để nâng cao năng suất, giảm giá thành, tạo ra lợi thế cạnh tranh mà nhờ vậy tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phương án 2: Thu hồi vốn đầu tư Về hình thức thu hồi vốn đầu tư

cũng giống như cắt giảm chi phí sản xuất nhưng ở mức độ cao hơn Doanh nghiệp tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản, bộ phận để thu hồi vốn đầu tư nhằm đẩu tư vào lĩnh vực mới có hiệu quả hơn

Phương án 3: Giải thể doanh nghiệp Phương án này được thực hiện

khi hai phương án trên không còn cứu nguy được cho doanh nghiệp thoát

khỏi nguy cơ phá sản

d Chiến lược hỗn hợp

Chiến lược hỗn hợp là chiến lược mà các doanh nghiệp thực hiện xen kẽ nhiều chiến lược nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Chẳng hạn, khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thì trước hết có thể thực hiện chiến lược thu hồi vốn đầu tư ở một số bộ phận, để huy động đủ số vốn cần thiết cho việc thực hiện chiến lược đó

e Chiến lược liên doanh, liên kết

Liên doanh, liên kết là phương thức các doanh nghiệp có mối liên hệ liên minh với nhau nhằm khai thác một lợi thế hoặc cơ hội nào đó trong kinh doanh Có ba hình thức liên doanh, liên kết sau:

Sáp nhập: là hình thức hai hay nhiều công ty kết hợp với nhau tạo

thành một công ty mới và duy nhất.

Trang 7

Mua lại: là hình thức một công ty mua lại một công ty khác và bổ sung

thêm vào lĩnh vực hoạt động của mình.

Liên doanh: là hình thức hai hay nhiều công ty hợp lực lại để thực thi

một nhiệm vụ nào đó mà một công ty riêng rẽ không thể thực hiện được.

1.2.2 Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược hỗ trợ để thực hiện chiến lược cấp doanh nghiệp Chiến lược cấp chức năng gắn với từng mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh Bao gồm các chiến lược sau: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược khuyến mãi, chiến lược cạnh tranh, chiến lược tổ chức nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược mua sắm và quản lý vật tư, chiến lược xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và hợp tác phát triển.

1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai

để nhà quản trị xem xét và quyết định lựa chọn hướng đi thích hợp nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó

Thứ hai: Là cơ sở để nhà quản trị điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh

doanh nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đã định

Thứ ba: Giúp nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh

hiện tại và tương lai Từ đó có biện pháp tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành chiến thắng.

Thứ tư: Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tăng hiệu quả quản trị,

tăng khả năng phòng ngừa rủi ro

Thứ năm: Chiến lược kinh doanh tạo ra cơ sở để tăng lòng tin, sự liên

kết gắn bó của nhân viên công ty trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Trang 8

2 Hoạch định chiến lược kinh doanh

2.1 Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh

Hoạch định chiến lược kinh doanh được hiểu là quá trình dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các nhân tố môi trường kinh doanh, sử dụng các mô hình thích hợp để quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, nguồn vận động tài chính cũng như các nguồn lực khác, mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh và cách thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược.

2.2 Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh2.2.1 Xác định mục tiêu của chiến lược

Trước khi lựa chọn chiến lược cụ thể thì cần xác định mục tiêu của chiến lược xuất phát từ sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp Nó là bản sắc của mỗi doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải xem xét trước khi đưa ra mọi quyết định kinh doanh

Sứ mệnh lại được cụ thể hóa thành các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời cho câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đôi khi nhiệm vụ kinh doanh còn được hiểu là các nguyên tắc kinh doanh hay triết lý kinh doanh Vì vậy, xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh chính là làm rõ thái độ của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu nội dung của nhiệm vụ kinh doanh có tính khái quát cao thì sẽ kích thích được cảm nghĩ và cảm xúc tích cực về doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy người lao động hành động theo chiến lược Để làm rõ nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp người ta thường tìm hiểu những vấn đề sau:

Trang 9

Khách hàng của doanh nghiệp là ai?

Sản phẩm dịch vụ chính của công ty là gì? Thị trường cạnh tranh chủ yếu ?

Công nghệ có mối quan tâm hàng đầu của công ty là gì?

Đâu là niềm tin, gía trị, nguyện vọng và triết lý kinh doanh của công ty? Ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty?

Mối quân tâm đối với xã hội là gì?

Mối quan tâm đối với nhân viên hay thái độ đối với nhân viên của doanh nghiệp là gì?

Mục tiêu của chiến lược được xác lập từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn và có thể thay đổi theo thời gian Mục tiêu của chiến lược được dùng để chỉ các tiêu chí hoặc kết quả cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện các chiến lược kinh doanh Đó có thể là mục tiêu về mức lợi nhuận, doanh thu, thị phần, độ rủi ro…Các mục tiêu phải được xây dựng một cách đúng đắn vì nó có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn các chiến lược kinh doanh Mục tiêu của chiến lược được coi là đúng đắn phải đáp ứng đồng thời cả bảy tiêu thức: tính cụ thể, tính linh hoạt, tính định lượng, tính nhất quán, tính khả thi, tính tiên tiến và tính hợp lý.

Tính cụ thể Một mục tiêu đúng đắn trước hết phải là một mục tiêu cụ

thể, tức là nó phải chỉ rõ kết quả cần đạt được, thời gian thực hiện Mục tiêu càng rõ ràng thì công tác hoạch định chiến lược để thực hiện mục tiêu đó càng dễ

Tính linh hoạt Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, vì vậy các

mục tiêu phải đủ linh hoạt để điều chỉnh cho phù hợp.

Tính định lượng Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục tiêu phải được định

ra dưới dạng các chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lượng được Đây là điều

Trang 10

kiện quan trọng để là căn cứ thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả thực thi chiến lược.

Tính nhất quán giữa các mục tiêu Tiêu chuẩn này đòi hỏi các mục

tiêu phải thống nhất với nhau Việc hoàn thành mục tiêu này không được làm cản trở việc thực hiện mục tiêu khác Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng thực hiện được vì các mục tiêu có thể đối lập nhau Để giảm thiểu sự xung đột thì cần phải phân loại mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Tính khả thi Nếu mục tiêu mất tính khả thi thì việc hoạch định chiến

lược sẽ trở nên vô nghĩa và lãng phí nguồn lực Để xem xét tính khả thi của mục tiêu ta có thể tiến hành phân tích và dự báo về môi trường

Tính tiên tiến Mục tiêu có tính tiên tiến là mục tiêu phải hướng tới

tương lai, tức là phải làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển

Tính hợp lý Tiêu chuẩn này đòi hỏi mục tiêu phải đảm bảo kết hợp hài

hòa lợi ích của các bên tham gia.

Nói tóm lại quá trình hoạch định chiến lược cần làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược để làm căn cứ xây dựng nội dung chiến lược kinh doanh và tổ chức thực thi chiến lược đó Mục tiêu đúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với môi trường, là động lực thúc đẩy các bộ phận chức năng hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ phân tích, đánh giá

mức độ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân và các bộ phận

2.2.2 Phân tích môi trường nội bộ

Để phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp chúng ta sẽ áp dụng cách tiếp cận theo mô hình chuỗi giá trị của M.Porter, vì nó cho phép phân tích một cách có hệ thống các lợi thế cạnh tranh cũng như các hoạt động của doanh nghiệp Chuỗi giá trị này sẽ chỉ ra toàn bộ các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm hai loại: các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ.

Trang 11

Các hoạt động chính là những hoạt động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất đến phân phối sản phẩm Còn các hoạt động hỗ trợ, giống như tên gọi của nó chỉ tham gia gián tiếp vào quá trình sản Thông qua quá trình đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố với nhu cầu của thực tế của doanh nghiệp chúng ta sẽ xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh

Trong quá trình phân tích chúng ta sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện quá nhiều nhân tố ảnh hưởng, vì vậy trong phần này em đề xuất ý kiến sử dụng phương pháp chuyên gia xây dựng bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố Qua đó ta sẽ dễ dàng phát hiện những nhân tố có tác động mạnh để hướng sự chú ý vào những nhân tố đó trong quá trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp Hội đồng chuyên gia sẽ bao gồm: nhà quản lý trong lĩnh vực liên quan, chuyên gia trong ngành, giám đốc doanh nghiệp, trưởng phòng kinh doanh

Trang 12

Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố

thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp

Các nhân tốĐiểm đánh giáTrọng số Chiều hướngtác động Điểm đánh giáđã điều chỉnh

Điểm tổng hợp ≥ 0 doanh nghiệp đã phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu.

Điểm tổng hợp ≤ 0 doanh nghiệp chưa phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu.

2.2.3 Phân tích môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp giúp nhà quản trị

chiến lược nắm bắt những “cơ hội” và “nguy cơ” đối với doanh nghiệp, từ đó đề ra những giải pháp chiến lược nhằm tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, cạnh tranh giành chiến thắng Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm có hai loại: môi trường vĩ mô và mô trường tác nghiệp.

a Môi trường vĩ mô

Môi trường văn hóa - xã hội: Các thay đổi trong môi trường văn hoá

như quy mô dân số, tỷ lệ tăng dân số, trình độ dân trí… đều có thể đưa đến những “cơ hội” hoặc “nguy cơ” đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 13

doanh nghiệp Chẳng hạn như tỷ lệ tăng dân số lớn thì quy mô thị trường ngày càng tăng tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.

Môi trường chính trị - luật pháp: Sự ổn định về chính trị của khu vực

mà doanh nghiệp đang hoạt động là rất quan trọng, vì mọi sự bất ổn về chính trị như: đảo chính, bạo loạn… đều là các nguy cơ đối với doanh nghiệp Chính sách phát triển kinh tế của một quốc gia là các quan điểm chỉ đạo, định hướng và chi phối các hoạt động kinh tế- xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh Khi Chính phủ chủ trương khuyến khích một số ngành phát triển thông qua trợ giá, miễn thuế… thì đó là “cơ hội” cho các doanh nghiệp trong ngành Và ngược lại, khi Chính phủ muốn kiểm soát chặt chẽ ngành nhằm hạn chế tác động đến môi trường xã hội thì doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp bất lợi (nguy cơ) Luật pháp, các đạo luật, nghị định và các quy định của Nhà nước cùng với các “áp lực” từ phía hiệp hội người tiêu dùng và các tổ chức xã hội khác là các rào cản pháp lý có thể tạo ra “cơ hội” hoặc “nguy cơ ” cho doanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên: Các tác động từ thiên nhiên như thiên tai, bão

lụt, sự kham hiếm nguồn năng lượng, vấn đề môi trường ngày càng có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.

Môi trường công nghệ: Mỗi một công nghệ mới ra đời sẽ đưa đến

việc loại bỏ các công nghệ đã có trước nhiều hay ít Đây là “sự huỷ diệt mang tính sáng tạo” của sự xuất hiện công nghệ mới Các công nghệ mới đem lại phương thức chế tạo mới cho các sản phẩm đã có, giúp giảm chi phí đáng kể trong giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp nắm giữ những công nghệ tiên tiến Vì vậy, các doanh nghiệp đều phải tính đến sự phát triển công nghệ trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

Môi trường kinh tế: Nhìn chung có bốn yếu tố quan trọng nhất mà

doanh nghiệp cần lưu ý khi đánh giá môi trường kinh tế của mình là: tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của xã hội, qua đó ảnh hưởng đến quy mô thị

Trang 14

trường của doanh nghiệp Lãi suất trên thị trường tài chính ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới Tỷ lệ lạm phát dự báo trước có thể là yếu tố kích thích tăng trưởng nhưng khi tỷ lệ lạm phát cao ngoài dự kiến lại là rủi ro cho doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp vay nợ nhiều

b Môi trường tác nghiệp

Mô hình cạnh tranh năm lực lượng của M Porter

Mối đe doạ từ các đối thủ mới (tiềm ẩn): Các đối thủ mới là các

doanh nghiệp hiện nay tuy chưa xuất hiện trên thị trường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai Khả năng cạnh tranh của đối thủ này được đánh giá qua việc doanh nghiệp phải tốn kém nhiều hay ít để tham gia vào ngành Nếu phí tổn càng cao thì rào cản ngăn chặn gia nhập càng cao và ngược lại.

Trang 15

Có ba loại hàng rào chủ yếu ngăn chặn sự gia nhập ngành:

- Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm Các sản phẩm có uy tín trên thị trường, có tính năng chuyên biệt được khách hàng ưa thích là rào cản ngăn cản các doanh nghiệp mới tham gia giành lấy thị phần.

- Lợi thế tuyệt đối về giá thành - Lợi thế theo quy mô.

 Khả năng thương lượng (vị thế) của nhà cung cấp: Nhà cung cấp

bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, thiết bị, lao động, công ty tư vấn, quảng cáo, vận chuyển…Tựu chung lại nhà cung cấp bao gồm tất cả các lực lượng cung cấp các “yếu tố đầu vào” cho tiến trình sản xuất Nhà cung cấp bán vật liệu với giá rẻ, phẩm chất tốt sẽ tạo lợi thế về giá cho doanh nghiệp trên thị trường và ngược lại Nhà cung cấp có vị thế cao hơn doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

- Không có sản phẩm thay thế, hoặc có nhưng giá cao - Doanh nghiệp không có khả năng tự lo liệu lấy đầu vào.

- Doanh nghiệp không phải là khách hàng chính của nhà cung cấp - Nhà cung cấp có lợi thế chuyên biệt hàng hoá khiến doanh nghiệp khó chọn được nhà cung cấp khác

- Nhà cung cấp cũng tham gia sản xuất mặt hàng như của doanh nghiệp Để hạn chế nguy cơ từ phía nhà cung cấp doanh nghiệp nên tạo quan hệ hai bên cùng có lợi hoặc tìm nhiều nguồn cung cấp khác nhau.

Khả năng thương lượng (vị thế) của khách hàng: Khả năng thương

lượng của khách hàng thể hiện mối tương quan giữa khả năng mua của khách hàng và khả năng cung cấp của doanh nghiệp Doanh nghiệp có “thế mạnh” hơn khách hàng khi: sản phẩm là thiết yếu; doanh nghiệp độc quyền trong cung cấp sản phẩm Khách hàng có “thế mạnh” hơn doanh nghiệp khi: khách

Trang 16

hàng lợi dụng sức mua lớn để ép doanh nghiệp giảm giá; khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm thay thế

Mối đe doạ từ những sản phẩm thay thế: Sự tồn tại của những sản

phẩm thay thế đa dạng tạo thêm nguy cơ hay gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành Khi giá của sản phẩm thay thế giảm người tiêu dụng có xu hướng chuyển sang mua sản phẩm thay thế thay vì mua sản phẩm của hãng Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu giá của sản phẩm thay thế và phán đoán sản phẩm thay thế nào có thể xuất hiện để kịp thời ứng phó.

Các doanh nghiệp cạnh tranh: Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp

trong cùng ngành là mối đe doạ trực tiếp và lớn nhất mà doanh nghiệp phải gánh chịu Nếu doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, công nghệ hay thị phần hơn đối thủ cạnh tranh thì có thể giảm bớt nguy cơ này, và ngược lại, nếu có tiềm lực yếu hơn thì có thể doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh Ngay cả khi tiềm lực của các doanh nghiệp trong cùng ngành tương đương nhau, thì nguy cơ vẫn xuất hiện do các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá dẫn đến giảm mức lời Vì vậy, cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ cạnh tranh trong ngành, vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh để có chiến lược phát triển đúng đắn.

Trên đây là năm lực lượng cạnh tranh chủ yếu gây nguy cơ cho doanh nghiệp Các lực lượng trên càng mạnh thì khả năng về lợi nhuận và việc tăng giá của doanh nghiệp càng giảm Tuy nhiên, các lực lượng trên có thể tạo ra cơ hội hay gây nguy cơ cho doanh nghiệp còn phụ thuộc mức độ tác động vào doanh nghiệp mạnh hay yếu Song doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến các nguy cơ để có biện pháp đối phó thích hợp.

Giống như phần phân tích tác động của môi trường nội bộ, trongphân này em cũng đế xuất ý kiến xây dựng: “Bảng đánh giá mức độ tác

Trang 17

động của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp”

Điểm tổng hợp ≥ 0 Những tác động từ môi trường bên ngoài đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn là nguy cơ.

Điểm tổng hợp ≤ 0 Những tác động từ môi trường bên ngoài đem lại cho doanh nghiệp nhiều nguy cơ hơn là cơ hội.

2.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược

a Một số công cụ thường được sử dụng để phân tích chiến lược

Để phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh người ta có thể sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau như ma trận BCG, ma trận MC Kinsey, chu kỳ sản phẩm, ma trận Ansoff, mô hình SWOT, ma trận chiến lược chính…Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên trong luận văn này em chỉ ứng dụng ba mô hình được sử dụng phổ biến nhất, đó là ma trận lưới chiến lược MC Kinsey trong việc phân tích danh mục vốn đầu tư, mô hình SWOT trong việc phân tích chiến lược cho từng lĩnh vực kinh doanh và sử dụng ma trận chiến lược chính để lựa chọn chiến lược kinh doanh.

Ma trận lưới chiến lược kinh doanh MC Kinsey (GE)

Trang 18

Ma trận MC Kinsey được áp dụng lần đầu tiên ở công ty General Electric Ma trận này được hình thành bởi hai trục tọa độ biểu thị sức hấp dẫn

của thị trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Sức hấp dẫn của thị trường phản ánh qua: - Quy mô thị trường

Ma trận chia làm chín ô, mỗi ô phản ánh một vị thế của doanh nghiệp ứng với thực trạng môi trường kinh doanh Chẳng hạn tại ô A doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh, môi trường kinh doanh có nhiều cơ hội cho phép doanh nghiệp tiếp tục đầu tư thu lợi nhuận Tuy nhiên tùy vào từng doanh nghiệp lại có hướng đi khác nhau Nếu doanh nghiệp muốn duy trì thế mạnh chất lượng sản phẩm hiện có thì nên chọn chiến lược tăng trưởng nội bộ Nếu doanh nghiệp muốn củng cố vị thế của mình về cung cấp vật tư và phân phối sản phẩm thì thường sử dụng chiến lược sát nhập hoặc hội nhập theo chiều dọc Trên ma trận người ta còn vẽ các hình tròn tượng trưng cho các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoặc sản phẩm Diện tích của mỗi hình tròn nói lên mức độ đóng góp của hoạt động trong tổng doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp Trong các hình tròn lại chia ra các phần khác nhau phản ánh thị phần của doanh nghiệp trong ngành.

Lưới chiến lược kinh doanh MC Kinsey (GE)2

Khả năng cạnh tranh

2Trung tâm Pháp- Việt đào tạo về quản lý, Raymond Alain-thiétart, Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thanh niên, 1999, trang 45.

Trang 19

Bảo vệ hoặc tập trunglại Đầu tư có chọn lọc

Giảm đầu tư để giảmthiểu thua lỗ hoặc giảithể

Ưu điểm của mô hình này là cho phép nhìn nhận các hoạt động của doanh nghiệp trong một chỉnh thể Mặt khác thước đo trên hai trục tọa độ chi tiết hơn ma trận BCG nên chúng ta có thể có cái nhìn cụ thể và đầy đủ hơn về

Trang 20

Nhược điểm của mô hình này là chưa xem xét vị thế của doanh nghiệp gắn với từng giai đoạn phát triển.

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT là một bảng tập hợp các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp các nhà quản trị tìm hiểu vấn đề hoặc đề ra các quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh “Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.”3

Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu

Môi trường bên ngoài: (OPPORTUNITY) Cơ hội + (THREAT) Nguy cơ

- Chiến lược SO : chiến lược phát triển nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội để bành trướng, phát triển đa dạng hoá.

3 http://www.chúngta.com, 15/09/2005

Trang 21

- Chiến lược ST : chiến lược chống đối Đây là tình huống tổ chức dùng tiềm lực mạnh mẽ bên trong chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài.

- Chiến lược WO : cho biết điểm yếu có thể được hạn chế ra sao trong việc nắm bắt cơ hội Chiến lược này còn gọi là chiến lược cạnh tranh.

- Chiến lược WT : chiến lược phòng thủ Tình huống này tổ chức bị tước mất khả năng chống đỡ các mối đe doạ từ bên ngoài.

Ưu điểm của mô hình SWOT

Phương pháp này sắp xếp những thông tin phức tạp theo một trật tự gọn ghẽ, làm nổi bật những yếu tố quan trọng cần chú ý.

Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm, đánh giá đối thủ cạnh tranh…

Nhược điểm của mô hình SWOT

Phụ thuộc nhiều vào cảm quan của người phân tíc, đòi hỏi người phân tích phải có óc phán đoán tốt để tìm ra những kết hợp hợp lý.

Ma trận chiến lược chính

Ma trận chiến lược chính là một bảng tổng hợp các chiến lược kinh doanh có thể lựa chọn cho từng lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét hai yếu tố tốc độ tăng trưởng của thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Các chiến lược kinh doanh lựa chọn từ ma trận chiến lược chính

Giảm bớt chi tiêuĐa dạng hóa tập trung

Đa dạng hóa theo chiều ngangĐa dạng hóa liên kết

Loại bớt 6 Thanh lý

Đa dạng hóa tập trung

Đa dạng hóa theo chiều ngangĐa dạng hóa liên kếtKết hợp theo chiều ngang 7 Đa dạng hóa tập trung

Trang 22

Tương ứng với mỗi lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp đều có thể nằm ở một trong bốn góc phần tư kể trên.

Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ nhất có vị trí chiến lược tốt nhất Doanh nghiệp nên tập trung vào thị trường hiện tại bằng các chiến lược phát triển thị trường, xâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại sản phẩm thì nên lựa chọn chiến lược đa dạng hóa tập trung Nến doanh nghiệp có dư thừa nguồn lực thì việc khai thác các chiến lược hội nhập (hội nhập theo chiều ngang, hội nhập dọc về phía thượng nguồn, hội nhập dọc về phía hạ nguồn) rất hữu ích vì nó giúp doanh nghiệp củng cố vững chắc vị thế của mình trên thương trường.

Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ hai kinh doanh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao là một lợi thế nhưng khả năng cạnh tranh của doanh

Trang 23

nghiệp yếu nên việc sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh (loại bỏ, thanh lý) để tập trung đầu tư phát triển thị trường và sản phẩm là lựa chọn số một Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh đặc biệt thì việc thực hiện chiến lược kết hợp theo chiều ngang cũng cần được xem xét vì nó có thể giúp doanh nghiệp tránh phải đối đầu trực tiếp với những doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ ba có vị trí chiến lược kém hấp dẫn nhất Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể có lãi nếu biết sắp xếp lại sản xuất – thanh lý, loại bỏ những bộ phận hoạt động kém hiệu quả để tập trung nguồn lực cho chiến lược đa dạng hóa từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra các chiến lược liên doanh, liên kết cũng có thể giúp doang nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tránh được những cuộc đối đầu trực tiếp

Doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ tư cũng có những lợi thế cạnh tranh như những doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ nhất, do vậy các doanh nghiệp này cũng cần phải củng cố vị thế của mình thông qua những chiến lược liên kết Đồng thời các doanh nghiệp này có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược đa dạng hóa ở những lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Ưu điểm

Ma trận chiến lược chính giúp ta nhanh chóng xác định những chiến lược thích hợp cho từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhược điểm

Khả năng đưa ra các giải pháp thực hiện còn khá hạn chế.

b Các yêu cầu khi lựa chọn chiến lược kinh doanh

Khi đánh giá lựa chọn chiến lược cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Hướng tới mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp.

Trang 24

- Có tính khả thi tức là phù hợp với khả năng tài chính, vật chất và nhân sự của doanh nghiệp.

- Phù hợp với điều kiện môi trường.

- Phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của Ban giám đốc.

- Đảm bảo ở mức rủi ro cho phép.

- Phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm và tiềm năng thị trường.

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CÔNG TRÌNH VIETTEL HIỆN NAY1 Giới thiệu chung về Công ty Công trình Viettel

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công trình Viettel

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công trình Viettel ( gọi tắt là Công ty Công trình Viettel ) là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel, được thành lập ngày 31/10/1995 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel.

Thời kỳ đầu Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel có nhiệm vụ thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các công trình viễn thông trong và ngoài quân đội Với lực lượng mỏng, quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ nhưng Xí nghiệp đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đề ra.

Ngày 30/9/2003 Xí nghiệp Xây lắp Công trình Viettel được sát nhập với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật.

Ngày 2/3/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Ngày 6/4/2005 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyết định số 45/2005/QĐ-BQP quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Căn cứ vào các quyết định này ngày 3/10/2005 Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Quân đội ra quyết định số 6439/TCTVTQÐ phê duyệt phương án chuyển Công ty Công trình Viettel thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà

nước một thành viên.

Tên giao dịch quốc tế: Viettel Constructions Company Limited Tên viết tắt: Viettel Constructions

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ) Chủ sở hữu: Tổng công ty Viễn thông Quân đội

Trang 26

Trụ sở chính: Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Ðình, Hà Nội

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công trình Viettel1.2.1 Chức năng

a Chức năng tham mưu

Giúp Đảng ủy và Ban giám đốc Tổng Công ty xây dựng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt các công trình, các dự án viễn thông, công nghệ thông tin, công trình điện và xây dựng dân dụng.

b Chức năng quản lý và tổ chức thực hiện

Thừa lệnh Tổng giám đốc Tổng Công ty tổ chức quản lý và điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo giấy phép hành nghề và nhiệm vụ được giao.

c Chức năng giám sát

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện các hoạt động

sản xuất kinh doanh theo kế hoạch do Tổng giám đốc phê duyệt.

1.2.2 Nhiệm vụ

a Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Lắp đặt các tháp anten phục vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông; Thi công các loại móng công trình, xây lắp các loại kết cấu: Ðá, bê tông, kim loại, phi kim loại;

Thi công lắp đặt và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì cho hệ thống tổng đài, viba, mạng cáp, các thiết bị trong hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin, phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia, các cơ quan và các đơn vị kinh tế;

Triển khai và khai thác các hệ thống trung kế vô tuyến (radio trunking) đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp thuê bao cho khách hàng điều hành sản xuất.

b Nhiệm vụ quản lý

Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu mà Tổng Công ty giao;

Trang 27

Tổ chức hạch toán độc lập theo quy định của Tổng Công ty và Nhà nước;

Tiến hành xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương và vật tư trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức và đơn gía theo quy định của Nhà nước;

Xây dựng và hoàn thiện quy chế tiền lương và thực hiện chi trả lương cho người lao động căn cứ theo đơn giá tiền lương và kết quả lao động của từng cá nhân cũng như hiệu qủa SXKD của Công ty;

Xây dựng cơ cấu bộ máy Công ty theo mô hình được Tổng Công ty phê duyệt.

c Nhiệm vụ chính trị

Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy cũng như Ban giám đốc Tổng Công ty về việc xây dựng Công ty Công trình Viettel thành một đơn vị:

- Vững mạnh về chính trị

- Xây dựng nề nếp sản xuất, quản lý có kỷ luật.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

- Đảm bảo thực hiện tốt công tác kỹ thuật, tiến độ và chất lượng công trình qua đó xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu cho Công ty trên thị trường.

1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Công trình Viettel

Công ty Công trình Viettel hoạt động theo cơ chế và điều lệ của công ty TNHH Nhà nước một thành viên mô hình chủ tịch công ty với hai cấp quản lý.

Cấp công ty bao gồm:

- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty - 04 Phó giám đốc.

Trang 28

- 05 Phòng chức năng: Phòng Tài chính, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Phòng Dự án và Kinh doanh.

Nhiệm vụ: Quản lý tập chung, lập chiến lược và giao kế hoạch

Cấp đơn vị bao gồm:

- Ban dịch vụ viễn thông

- 03 Xí nghiệp khu vực (Bắc, Trung, Nam)

Nhiệm vụ: Trực tiếp chủ động sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch giao hoặc tự tìm việc Chủ động về tài chính và hạch toán với phòng tài chính

Trang 29

1.4 Một số đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lượckinh doanh của Công ty.

1.4.1 Về sản phẩm

Là những công trình viễn thông được xây dựng và sử dụng tại địa điểm quy định và thường được phân bổ trên nhiều nơi, trong quá trình thi công các trang thiết bị phải di chuyển từ công trình này sang công trình khác Vì vậy, các chiến lược kinh doanh của Công ty phải chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới thu thập thông tin về công trình, địa điểm thi công, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực, yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ…

Sản phẩm là đơn chiếc, được sản xuất theo những tiêu chuẩn đã định, vật liệu nhất định Công ty không thể chủ động trong việc nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm mà chỉ có thể chủ động trong việc tiến hành xây dựng như thế nào Do đó, chiến lược kinh doanh của Công ty phải tính đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công, đặc biệt là đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu về công nghệ.

Sản phẩm trong ngành xây dựng, lắp đặt đều là những sản phẩm đã xác định người mua nên chiến lược kinh doanh của Công ty phải nhằm chủ yếu vào việc xây dựng một chiến lược đấu thầu khôn khéo và linh hoạt để ngày càng giành được nhiều hợp đồng.

1.4.2 Về lĩnh vực hoạt động

Điều kiện sản xuất không ổn định, luôn biến động theo địa điểm và giai đoạn xây dựng Đặc điểm này gây khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí vận chuyển Mặt khác, chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng dễ bị ứ đọng và phát sinh thêm chi phí đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn trình tự thi công hợp lý, tổ chức cung ứng và dự trữ vật tư hợp lý, áp dụng biện pháp thanh quyết toán hiệu quả.

Trang 30

Quá trình xây dựng rất phức tạp phải tổ chức phối hợp nhiều lực lượng, phương tiện Tại một thời điểm thường có nhiều công trình cùng được triển khai nhưng ở các mức độ khác nhau Do vậy, việc xác định thời điểm thực hiện chiến lược cần phù hợp với thời gian thi công để đảm bảo đủ vốn cho các công trình.

Sản xuất phải tiến hàng ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết Điều này làm gián đoạn quy trình thi công làm cho năng lực sản xuất của doanh nghiệp không được sử dụng đều do đó phải dự trữ vật tư nhiều và chuyển tới mức tối đa các công việc phải thực hiện ngoài trời vào nhà máy.

1.4.3 Về thị trường

Trong lĩnh vực này khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp và tổ chức Họ thường có xu hướng làm ăn lâu dài với một đối tác để thuận tiện trong việc ký kết hợp đồng và đảm bảo tiến độ sản xuất Chẳng hạn, sau khi Công ty đã hoàn thành lắp đặt một công trình thì thường sau đó khách hàng sẽ đề nghị ký hợp đồng bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa khi có sự cố Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh của mình Công ty cần chú trọng đến việc xây dựng ngân hàng thông tin về khách hàng.

Thị trường xây lắp các công trình viễn thông trong nước sắp đến giai đoạn bão hòa, trong khi đó nhu cầu xây dựng các công trình viễn thông tại hai nước Lào, Campuchia tại vùng giáp biên giới Việt Nam là rất lớn Đây sẽ là một thị trường hấp dẫn cho Công ty.

1.5 Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây

Trang 32

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý

Bảng 2: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận

Đơn vị: nghỡn đồng Nguồn: phũng Tài chớnh

Trang 33

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Nhìn chung những năm qua Công ty luôn đạt được sự tăng trưởng khả quan Doanh thu tăng bình quân 306%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 203,4%/năm4 Năm 2005 tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm đôi chút vì trong năm này Công ty có sự cải tổ mạnh mẽ để chuyển sang mô hình hạch toán độc lập Chi phí tăng gấp đôi nhưng giá trị sản lượng chỉ tăng 1,55 lần làm lợi nhuận giảm 762,7 triệu đồng Trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng lại được phục hồi ( 371%) Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là vì từ năm 2003 Tổng Công ty triển khai khai thác dịch vụ điện thoại cố định đường dài và điện thoại di động khối lượng công việc từ nội bộ Tổng Công ty tăng lên nhanh chóng Năm 2006 chiếm 88,2% về sản lượng, 83,96% về doanh thu Điều này cho thấy trong những năm qua nguồn lực của Công ty chủ yếu tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ do Tổng Công ty giao Trong những năm tới khi các Công ty dịch vụ điện thoại đường dài, Công ty dịch vụ điện thoại di động, Công ty dịch vụ Internet… đã phát triển ổn định thì tỷ lệ này nhất định sẽ giảm Do đó, Công ty cần phải có định hướng phát triển thị trường bên ngoài Tổng Công ty.

Xét về cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty, chúng ta thấy xây lắp là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty, đóng góp hơn 90% doanh thu và 75% lợi nhuận hàng năm Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ radio trunking đã qua thời kỳ khấu hao máy móc nên có tỷ suất lợi nhuận rất cao Mặc dù chỉ chiếm chưa đầy 1% Nếu Công ty tiếp tục duy trì hoặc đầu tư mở rộng thêm phần dịch vụ này thì sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng lợi nhuận cho Công ty Sản xuất và bán thiết bị là một lĩnh vực Công ty mới tham gia trong vài năm gần đây do nắm bắt thấy nhu cầu của khách hàng đối với một số sản phẩm viễn thông mà Công ty có khả năng sản xuất và lắp rắp như máy bộ đàm, cột ăng ten…Hoạt động này một mặt đem lại nguồn lợi nhuận gần 100 triệu/năm, mặt khác lại giúp khách hàng thuận tiện hơn khi đặt hàng xây lắp, nhờ đó thu hút khách hàng đến với Công ty Đây là hướng đi mới rất có 4 Tỷ lệ tăng trưởng bình quân được tính toán theo công thức bình quân gia quyền

33

Trang 34

LuËn v¨n tèt nghiÖp

tiềm năng của Công ty vì nó tận dụng được nguồn nhân lực có kỹ thuật, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị, qua đó Công ty có thể làm chủ tiến độ thi công.

2 Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh củaCông ty hiện nay

2.1 Căn cứ hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công tyhiện nay

Hiện nay để hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh Công ty Công trình Viettel căn cứ vào những vấn đề sau:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty Như đã nói ở trên chức

năng, nhiệm vụ của Công ty tập trung ở 3 lĩnh vực chính: xây lắp, bảo dưỡng các công trình viễn thông và công nghệ thông tin; sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông; kinh doanh dịch vụ radio trunking Với những lĩnh vực đó Công ty đã xác định cho mình phân đoạn thị trường chiến lược đó là các cơ quan của Nhà nước, các ngân hàng, các đài truyền hình trung ương và địa phương… Việc xác định phân đoạn thị trường chiến lược chi phối rất mạnh đến chiến lược kinh doanh của Công ty Hay nói cách khác thì các chiến lược kinh doanh của Công ty tập trung vào việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của nhóm khách hàng chiến lược này.

Căn cứ vào kết quả thực hiện chiến lược ở giai đoạn trước Trước hết

Công ty sẽ so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra Trên cơ sở đó xác định xem Công ty có hoàn thành mục tiêu hay không, còn tồn tại những vấn đề gì, từ đó đi tìm nguyên nhân của vấn đề Khi đã xác định rõ nguyên nhân và mức độ tác động Công ty sẽ tìm ra các giải pháp để khắc phục như tổ chức lại sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu…

Căn cứ vào năng lực sản xuất của Công ty Để thực hiện bất cứ chiến

lược nào cũng đòi hỏi phải tập hợp các nguồn lực Nhận thức rõ điều này 34

Trang 35

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Công ty luôn chú ý phân tích năng lực của mình để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp Trong đó Công ty tập trung vào bốn năng lực chính là: tài chính, nhân lực, công nghệ, tổ chức quản lý.

Căn cứ vào định hướng phát triển của Tổng Công ty Viễn thôngQuân đội Viettel Với vai trò là chủ sở hữu của Công ty, định hướng phát

triển của Tổng Công ty có tác động trực tiếp đến nguồn lực tài chính của Công ty, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hiện thực hóa các chiến lược của công ty Mặt khác, có đến 75% lợi nhuận của Công ty là từ những hợp đồng trong nội bộ Tổng Công ty Vì vậy, bất kỳ một sự thay đổi trong định hướng phát triển đều ảnh hưởng đến nhu cầu của nhóm khách hàng lớn nhất của Công ty.

Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh Về cơ bản Công ty đã xác định được

những đối thủ cạnh tranh chính, đó là: Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty cơ khí xây dựng (COMA) Ngoài ra còn có những doanh nghiệp mới tham gia thị trường, có công nghệ tiên tiến như Công ty xây lắp bưu điện VNPT, Công ty xây lắp Điện lực, Công ty Kasaty Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể so sánh khả năng của Công ty với các đối thủ đó.

Nhìn chung các căn cứ mà Công ty dựa vào cho công tác hoạch định chiến lược hiện nay về cơ bản là phù hợp Tuy nhiên, còn một căn cứ khác khá quan trọng mà Công ty cần chú ý đó là căn cứ vào nhóm khách hàng truyền thống ngoài Tổng Công ty Hiện nay Công ty chưa có một hệ thống thu thập thông tin cũng như một ngân hàng dữ liệu nhóm khách hàng này, trong khi đó định hướng của Công ty là mở rộng thị trường ngoài Tổng Công ty Điều này cho thấy công tác hoạch định chiến lược ở Công ty còn thiếu tính chủ động

35

Trang 36

LuËn v¨n tèt nghiÖp

2.2 Đánh giá về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty

Quy trình hoạch định chiến lược của Công ty cũng được thực hiện theo 4 bước cơ bản sau:

Mô hình hoạch định chiến lược tại Công ty Công trình Viettel

Bước 1: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của Công ty.

Quán triệt định hướng phát triển kinh tế của Bộ Quốc phòng và dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra một hệ thống các mục tiêu phát triển Công ty tương đối cụ thể và toàn diện làm căn cứ cho công tác hoạch định chiến lược.

Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty.

Việc phân tích môi trường bên ngoài của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành còn rất hạn chế Vẫn chưa có một mô hình lý thuyết nào được áp dụng trong việc phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Điều này khiến cho những ý kiến đánh giá thiếu tính hệ thống, gây khó khăn trong việc xác định đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ đối với Công ty.

Bước 3: Phân tích môi trường nội bộ Công ty.

Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược

Phân tích môi trường

Trang 37

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tương tự như việc phân tích môi trường bên ngoài, việc phân tích môi trường nội bộ Công ty cũng chưa được soi tỏ bằng một mô hình lý thuyết nào Quá trình phân tích, đánh giá được tiến hành tuần tự theo từng hoạt động của Công ty Điều này vừa gây ra sự lãng phí về nguồn lực, vừa không tập trung vào những hoạt động chủ chốt của Công ty Chẳng hạn như công tác quản lý vật tư là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp xây dựng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, thời gian bàn giao công trình cho khách hàng, tốc độ quay vòng vốn… thì chưa được phân tích thấu đáo Do vậy không xác định được rõ ràng nguyên nhân của việc tiến độ cung ứng vật tư chậm, vật tư không đủ, không đảm bảo chất lượng…cũng như bộ phận nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó Từ những hạn chế trên, rất khó xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của Công ty và càng khó hơn trong việc đánh giá mức độ tác động của chúng đối với hoạt động SXKD của Công ty

Bước 4: Hình thành và lựa chọn các phương án chiến lược.

Hiện nay việc phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược của Công ty dựa chủ yếu vào mô hình SWOT- một mô hình được sử dụng phổ biến tại hầu hết các doanh nghiệp Với mô hình này Công ty đã lựa chọn được một số phương án chiến lược tương đối hợp lý để phát triển kinh doanh Trong các phương án chiến lược cũng đã chỉ ra được những biện pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược như: Xây dựng hệ thống mục tiêu hàng năm tương đối chi tiết, thiết lập hệ thống các giải pháp về thị trường, về nguồn nhân lực, về phương thức đấu thầu, về tổ chức quản lý…Tuy nhiên, hiện nay Công ty còn thiếu một chiến lược đấu thầu có hiệu quả Phương thức giành chiến thắng vẫn chỉ tập trung ở việc hạ giá thành như hầu hết các doanh nghiệp xây dựng khác Trong khi Công ty hoàn toàn có thể phát huy được lợi thế của một doanh nghiệp có uy tín lâu năm, tiềm lực tài chính mạnh.

2.3 Đánh giá về chiến lược kinh doanh hiện nay của Công ty

37

Trang 38

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Công ty mới chuyển đổi sang mô hình hạch toán độc lập cách đây chưa lâu nên chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng Nhưng nhìn chung Công ty đang theo đuổi một số chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp chức năng như sau.

2.3.1 Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệpa Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tăng trưởng tập trung được lựa chọn theo phương án phát triển thị trường Cụ thể là Công ty tiếp tục theo đuổi ngành kinh doanh chủ lực là xây lắp các công trình viễn thông và công nghệ thông tin Một mặt Công ty đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng chủ lực này tại thị trường truyền thống (gồm các ngân hàng, cơ quan Nhà nước), mặt khác tìm cách phát triển ra các thị trường mới là các đơn vị nước ngoài thông qua các lỗ lực của hoạt động marketing, nâng cao chất lượng công trình nhằm củng cố uy tín đối với khách hàng, đầu tư công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhóm khách hàng nước ngoài

Với chiến lược này Công ty đã tận dụng được lợi thế có uy tín lâu năm, thương hiệu mạnh (Viettel) của Tổng Công ty cũng như nguồn nhân lực có trình độ cao, tạo cơ hội đổi mới trang thiết bị công nghệ Trong năm 2006 Công ty đã giành được một số hợp đồng xây lắp có giá trị cao cho các đơn vị nước ngoài trong đó phải kể đến hợp đồng bảo dưỡng cột truyền hình Lào, hợp đồng xây dựng mạng cáp công viên phần mềm Quang Trung.

Tuy nhiên mức độ đầu tư cho các hoạt động marketing còn chưa đúng tầm nên chưa tạo được những chuyển biến rõ nét trong việc mở rộng các hợp đồng kinh tế ra nhóm khách hàng nước ngoài

b Chiến lược đa dạng hóa

38

Trang 39

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Một vài năm gần đây bên cạnh chiến lược tăng trưởng tập trung Công ty còn theo đuổi chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa Trong đó Công ty sử dụng hai loại chiến lược đa dạng hóa là đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa hàng ngang Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông, còn chiến lược đa dạng hóa hàng ngang được sử dụng trong lĩnh vục kinh doanh dịch vụ radio trunking Sở dĩ Công ty lựa chọn chiến lược đa dạng hóa là vì một số lý do sau đây:

- Chiến lược đa dạng hóa tạo điều kiện cho Công ty khai thác những lợi thế từ nguồn nhân lực có trình độ, những hiểu biết sắn có về khách hàng, uy tín và thương hiệu mạnh

- Việc lựa chọn chiến lược này là tương đối thích hợp đối với Công ty Vì ngành kinh doanh chủ lực là xây lắp đòi hỏi vốn lớn lại đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt Do đó, việc mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác sẽ tạo thêm nguồn lực cho Công ty nâng cao vị thế cạnh tranh

- Với chiến lược đa dạng hóa Công ty có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, qua đó lôi kéo khách hàng đến với Công ty

- Bằng việc kinh doanh những mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của ngành kinh doanh chủ lực, Công ty đã giảm mức độ phụ thuộc vào các nhà cung cấp Nhờ đó, Công ty có khả năng làm chủ tiến độ thi công các công trình

Tuy nhiên hiện nay chiến lược này vẫn chưa mạng lại những hiệu quả như mong muốn bởi Công ty chưa hiểu hết ý nghĩa của chiến lược đa dạng hóa và chưa tạo điều kiện để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện Cụ thể là vẫn chưa có những cơ sở vật chất chắc chắn đảm bảo khả năng Công ty sẽ thành công trong lĩnh vực kinh doanh mới Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông Công ty vẫn chưa đầu tư nâng cấp xưởng cơ khí thành một nhà máy hoàn chỉnh Quyết định đầu tư mang tính bộc phát khi

39

Trang 40

LuËn v¨n tèt nghiÖp

nhận thấy nhu cầu của khách hàng chứ chưa tiến hành một số thử nghiệm trước khi hành động như đánh giá quy mô thị trường và khả năng của khách hàng.

2.3.2 Chiến lược kinh doanh cấp chức nănga Chiến lược thị trường

Công ty đã xác định thị trường kinh doanh cụ thể của mình là xây lắp các công trình viễn thông- công nghệ thông tin, các mạng cáp, sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông và kinh doanh dịch vụ radio trurking Nội dung

chủ đạo của chiến lược thị trường là tiếp tục duy trì tốt thị trường nội bộ Tổng

Công ty, củng cố mối quan với các bạn hàng truyền thống (Trung tâm truyền dẫn phát sóng đài truyền hình quốc gia, Cục thông tin liên lạc Bộ Công an, Ban quản lý mạng truyền hình, Bộ tư lệnh Biên phòng, Cục tần số Việt Nam…) và phát triển các hợp đồng kinh tế ngoài Tổng công ty tạo đà cho việc hoạch toán độc lập.

Để thực hiện chính sách này Công ty đã có một số giải pháp về thị trường như sau:

- Đầu tư đổi mới trang thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của khách hàng.

- Phân phối hợp lý các nguồn lực cho từng lĩnh vực kinh doanh để không làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.

- Chấn chỉnh lại sản xuất nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp.

b Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm chiến lược của Công ty là dịch vụ xây lắp các công trình viễn thông như các cột cao thông tin; hệ thống cống bể của mạng cáp quang, cáp đồng, cáp đồng trục và mạng tin học; các mạng truyền dẫn, trạm thông tin…Quan điểm về chiến lược sản phẩm của Công ty là tập trung nâng cao

40

Ngày đăng: 01/09/2012, 13:59

Hình ảnh liên quan

Bảng đỏnh giỏ mức độ tỏc động của cỏc nhõn tố thuộc mụi trường nội bộ doanh nghiệp - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

ng.

đỏnh giỏ mức độ tỏc động của cỏc nhõn tố thuộc mụi trường nội bộ doanh nghiệp Xem tại trang 11 của tài liệu.
Mụ hỡnh SWOT là một bảng tập hợp cỏc điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

h.

ỡnh SWOT là một bảng tập hợp cỏc điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Ma trận chiến lược chớnh là một bảng tổng hợp cỏc chiến lược kinh doanh cú thể lựa chọn cho từng lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm của doanh  nghiệp trờn cơ sở xem xột hai yếu tố tốc độ tăng trưởng của thị trường và vị  thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

a.

trận chiến lược chớnh là một bảng tổng hợp cỏc chiến lược kinh doanh cú thể lựa chọn cho từng lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm của doanh nghiệp trờn cơ sở xem xột hai yếu tố tốc độ tăng trưởng của thị trường và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1: Tổng hợp cỏc chỉ tiờu kinh tế cơ bản Đơn vị: nghỡn đồng - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

Bảng 1.

Tổng hợp cỏc chỉ tiờu kinh tế cơ bản Đơn vị: nghỡn đồng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

Bảng 2.

Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 5: tổng hợp cỏc mỏy múc thiết bị phục vụ sản xuất của Cụng ty Cụng trỡnh Viettel tớnh đến 31/3/2007 - Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Công trình Viettel giai đoạn 2007-2010 .DOC

Bảng 5.

tổng hợp cỏc mỏy múc thiết bị phục vụ sản xuất của Cụng ty Cụng trỡnh Viettel tớnh đến 31/3/2007 Xem tại trang 47 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan