Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

84 1.8K 1
Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: Lí LUẬN CHUNG VỀ QUẢN Lí NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 3 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với sự phỏt triển thương mại. 3 1.1.1. Thương mại v

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI .3 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại 3 1.1.1 Thương mại và dịch vụ 3 1.1.2.Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại 4 1.2 Những nhân tố tác động tới quản lý Nhà Nước về thương mại trong giai đoạn mới 8 1.2.1 Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường 8 1.2.2 Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 9 1.2.3 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 11 1.3 Sự cần thiết đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại 12 1.3.1 Vai trò của ngành thương mại đối với sụ phát triển kinh tế 12 1.3.1.1 Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế 13 1.3.1.2 Nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế .14 1.3.1.3 Thương mại nội địa với tăng trưởng kinh tế 14 1.3.2 Tính tất yếu của quá trình đổi mới quản lý Nhà Nước về thương mại 14 Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TỪ 1996 ĐẾN NAY 18 2.1.Khái quát thực trạng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-nay 18 2.1.1 Thương mại Hà Nội giai đoạn 1996-2000 18 2.1.2 Thương mại Hà Nội giai đoạn 2001-nay 19 2.1.2.1 Đánh giá tổng quan 19 2.1.2.2 Về thương mại nội địa của Hà Nội 21 2.1.2.3 Về tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Hà Nội 24 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại giai đoạn 1996-nay 29 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2.1 Công tác xây dựng và triển khai chính sách 29 2.2.2 Xây dựng cơ chế - tổ chức bộ máy – công tác cán bộ 33 2.2.3 Cải cách thủ tục hành chính 37 2.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển thương mại và quản lý Nhà Nước về thương mại giai đoan 1996-2006 .39 2.3.1 Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được 39 2.3.1.1 Nguyên nhân bên ngoài: .39 2.3.1.2 Nguyên nhân bên trong 40 2.3.2 Những tồn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về thương mại của Thủ đô Hà Nội .42 2.3.3 Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội 46 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI .49 3.1 Định hướng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn mới 49 3.1.1 Những cơ hội – thách thức và điểm mạnh - điểm yếu của thương mại Hà Nội trong giai đoạn tới 49 3.1.2 Định hướng phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020 .52 3.1.2.3 Đổi mới tổ chức quản lý 55 3.2 Mục tiêu đổi mới công tác quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại Hà Nội 56 3.2.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô; Tạo lập môi trường kinh doanh 56 3.2.1.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô .57 3.2.1.2 Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng 57 3.2.1.3 Đổi mới tư duy quản lý 59 3.2.2 Hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường .59 3.2.3 Nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .61 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.3 Một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới .64 3.3.1 Đổi mới công tác hoạch định và thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của ngành thương mại Hà Nội .64 3.3.2 Đổi mới công tác tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại của thành phố Hà Nội 67 3.3.3 Nâng cao năng lực quản lý nhà nước hỗ trợ sự phát triển của thương mại Hà Nội 69 3.3.3.1 Hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển thương mại 69 3.3.3.2 Thực hiện chiến lược ưu tiên xuất khẩu, phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 71 3.3.3.4 Đổi mới công tác xúc tiến thương mại 74 3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 76 KẾT LUẬN 78 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phân theo ngành kinh tế - giá 1994) 20 Bảng 2: Tốc độ lưu chuyển hàng hoá của Hà Nội giai đoạn 2001-2010 21 Bảng 3: Tốc độ lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Ha Nội 22 giai đoạn 2001-2006 22 Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán buôn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 .22 Bảng 5: Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 25 Bảng 6: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội .26 giai đoạn 2001 - 2005 26 Bảng 7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội .26 Bảng 8: So sánh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội .27 Bảng 9: Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 28 Bảng 10: Định hướng một số nhóm hang xuất khẩu chủ lực của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020 52 Bảng 11: Định hướng thị trường xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội đến năm 2010 và 2015 53 Bảng 12: Dự báo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020 53 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhịp độ tăng trưởng nhanh: đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, uy tính của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành thương mại đã trải một quá trình đổi mới toàn diện, kể cả đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động Với quá trình đổi mới chính sách, cơ chế thương mại đã tạo ra những thay đổi căn bản trong hoạt động thương mại, tạo ra “hiệu ứng” tích cực, góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại nói riêng đã vận hành khá lâu theo nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên quản lý Nhà nước về thương mại cũng không tránh khỏi những bất cập, lạc hậu và yếu kém, vẫn chưa thoát khỏi cơ chế và thói quen tư duy cũ Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua hiệu quả của ngành thương mại: chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu phát triển với tốc độ cao và bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay Nhận thức được vai trò của Thương mại ngày càng rõ nét sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Thương mại là ngành tiên phong, do đó cần đổi mới nhanh chóng một mặt đáp ứng đòi hỏi của tăng trưởng và phát triển kinh tế, mặt khác là nền tảng tạo bước đệm cho sự hội nhập của các lĩnh vưc khác; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt: “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020” Chính vì vậy, đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội là một bước quan trọng trong tiến trình thực hiện quy hoạch đồng thời cũng là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề về đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay.” 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu lý luận chung của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại, các nhân tố trong quá trình đổi mới kinh tế và quản lý Nhà nước về thương mại; thông qua những bài học kinh nghiệm từ thực trạng quản lý Nhà Nước về thương mại của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn vừa qua nhằm đưa ra những định hướng, mục tiêu và kiến nghị một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội cho phù hợp với yêu cầu mới, môi trường mới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới Phạm vi nghiên cứu: Ngành thương mại Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1996 đến nay và chú trọng nghiên cứu vào giai đoạn 2001- 2006 4 Kết cấu chuyên đề: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương I: Lý luận chung về quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại Chương II: Thực trạng quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại của thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 – nay Chương III: Một số giải pháp đổi mới quản lý Nhà Nước đối với sự phát triển thương mại 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại 1.1.1 Thương mại và dịch vụ Thương mại theo nghĩa rộng được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh doanh trên thị trường; bao gồm quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận; thương mại chỉ diễn ra trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá Theo Các Mác, công thức của thương mại là: T-H-T’; T’=T+T Thông qua công thức, ta nhận thấy đặc điểm nổi bật của thương mại đó là không tạo ra sản phẩm, tiền- hình thái độc lập của giá trị trao đổi là điểm xuất phát, và tiền với giá trị gia tăng là điểm kết thúc Ở Việt Nam, tại điều 3 của Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, quy định rằng: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” [36] Ngày nay, Luật thương mại quốc tế xem hoạt động đầu tư, tín dụng và chuyển giao công nghệ cũng là hoạt động thương mại Vì vậy, nghành thương mại bao gồm ba lĩnh vực chính: Thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư Như đã biết, nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch theo cơ cấu: Thương mại, dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp.Chính điều đó làm cho thương mại luôn đặt ở vị trí trọng tâm đối với các nước phát triển và là sự tất yếu của tăng trưởng và hội nhập ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Dịch vụ là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi và chưa thống nhất.Tuy nhiên, theo sự hiểu biết logic thì dịch vụ được định nghĩa là hàng hoá vô hình còn sản phẩm hàng hoá là hàng hoá hữu hình Một cách khác, dịch vụ là sản phẩm mà tại đó hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu dùng nó xảy ra đồng thời, không thể dự trữ được Hoặc theo Hill (1977), nhà kinh tế học người Anh đã định nghĩa rằng: ”Một dịch vụ có thể được giải thích như một thay đổi điều kiện của một người hoặc một hàng hoá của các đơn vị, cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp Đó là kết quả hoạt động của một đơn vị kinh tế nhưng đã có sự thoả thuận trước được phục vụ cho người hoặc đơn vị kinh tế khác” [83] Thương mại, dịch vụ hiện nay theo thông lệ quốc tế được hiểu là sự cung cấp dịch vụ thông qua các phương thức khác nhau để đổi lấy tiền công cho sự cung cấp dịch vụ đó Trong đó, một số nghành dịch vụ công (y tế, giáo dục) phải 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp do nhà nước cung cấp do chứa đựng những thất bại của thị trường hay ngoại ứng tiêu cực như ô nhiễm, dịch bệnh, hay thiếu bình đẳng Do đó, nghành thương mại luôn luôn cần sự quản lý của nhà nước, quan trọng nhất là Chính phủ, với sự phối hợp cùng khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác Tóm lại, dịch vụ và thương mại chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của mỗi quốc gia cũng như hoạt động thương mại quốc tế Dịch vụ đóng vai trò là đầu vào cho các nghành và hỗ trợ sản xuất, thương mại là dầu mỡ bôi trơn các bánh xe vận hành trong nền kinh tế, làm tràn đầy các ống bơm, làm màu mỡ thêm cho của cải dân tộc “Ngoại thương là máy bơm, nội thương là ống dẫn cho nền kinh tế” Chính vì vậy, dịch vụ và thương mại góp phần quyết định khả năng cạnh tranh trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Mặt khác, các nghành sản xuất gắn liền với quá trình thương mại và dịch vụ nên những hạn chế của nghành dịch vụ chắc chắn sẽ tác động tới tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế vĩ mô 1.1.2.Lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với sự phát triển thương mại Quản lý được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ra Quản lý hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạt động của con người và các tổ chức (bộ máy) quản lý để tác động lên khách thể quản lý Khách thể quản lý bao gồm cả con người, tổ chức, bộ máy cũng như mọi hoạt động của chúng và các điều kiện vật chất tương ứng Quản lý Nhà Nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà Nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà Nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Về mặt pháp lý, chủ thể quản lý Nhà nước là Nhà Nước với hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ công chức trong cơ quan đó Thực chất của quản lý kinh tế nói chung là quản lý con người, hoạt động kinh tế thông qua con người để thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra cho các hệ thống kinh tế Hơn nữa, bản chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, giai cấp nắm chính quyền (Nhà Nước) Nhà nước XHCN với chế độ công hữu và chính quyền nắm trong tay nhân dân không có nghĩa là Nhà Nước đó sẽ đem lại cuộc sống tươi đẹp cho mọi người bằng bất cứ cách quản lý nào của mình Điều đó còn phụ thuộc vào cách thức quản lý nền kinh tế như thế nào Nhà Nước quản lý bằng công cụ pháp luật, chi phối tất cả các đơn vị kinh tế ràng buộc và tạo môi trường kinh doanh trên cơ sở pháp lý và trong mối quan hệ lợi ích, hình thức quản lý chủ yếu của Nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà Nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân, được chủ yếu thực hiện thông qua cơ quan hành pháp là Chính phủ Trong quản lý, Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể có để can thiệp vào nền kinh tế nhằm hạn chế và khắc phục những khuyết tật của thị trường mà bản thân cơ chế tự điều tiết của thị trường không khắc phục được, cũng như tạo nên sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy công bằng xã hội Thị trường không thể tự thân vận động có hiệu quả mà nó đòi hỏi phải có khung pháp lý, quy chế và chính sách mà chỉ có Chính phủ mới tạo ra được.Tuy nhiên, không phải Nhà nước hay thị trường có vai trò khống chế mà là mỗi bên có vai trò, chức năng riêng Hình thức hoạt động quản lý Nhà nước được biểu hiện về sự hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các quan hệ xã hội Đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu là quá trình tác động qua lại thường xuyên, các cơ hội khách quan và chủ quan mang lại, được điều tiết bởi phương tiện và công cụ của Nhà Nước để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển Đổi mới là một quá trình phức tạp bởi sự phối hợp của nhiều chính sách, bởi không thể một chính sách có thể tạo nên sự phát triển Đổi mới là một quá trình có sự tác động qua lại giữa các yếu tố Vấn dề cần nghiên cứu là liệu kết hợp đan xen các chiến lước đó như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Việt Nam với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với những đặc trưng cơ bản được xác định như sau: Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, sử dụng cơ chế thị trường và áp dụng các hình thức, phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữư, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Kinh tế thị trường nước ta là có sự quản lý của Nhà nước XHCN, được quản lý bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý khác Chức năng quản lý Nhà Nước về kinh tế là nội dung hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nền kinh tế, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải thực hiện để quản lý nến kinh tế quốc dân, có nhiều cách tiếp cận chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế như: Cách tiếp cận theo các giai đoạn của quá trình quản lý, Nhà nước phải thực hiện các chức năng sau: Chức năng định hướng nền kinh tế; Chức năng tổ 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chức các hệ thống kinh tế hoạt động; Chức năng điều hành nền kinh tế; Chức năng kiểm tra; Chức năng điều chỉnh nền kinh tế Theo cách tiếp cận theo phương hướng tác động, chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế bao gồm: Tạo môi trường và các điều kiện cho sản xuất kinh doanh; Dẫn dắt và hỗ trợ sự phát triển; Đảm bảo sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội; Quản lý các doanh nghiệp Nhà nước Đối tượng của quản lý Nhà nước về kinh tế là các quan hệ giữa một cơ quan có quyền lực chính trị với những tập thể đại diện cho quyền sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao phó (đất đai, biển, hầm mỏ, nhà máy…), Nhà nước là người quản lý tài sản mang tính toàn dân và đem giao cho các doanh nghiệp sử dụng Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế tiến hành các hoạt động tổ chức trong phạm vi toàn bộ bộ máy quản lý với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thiết lập các hệ thống quản lý các cấp và hệ thống các tổ chức kinh tế, điều hoà bằng các biện pháp kinh tế - hành chính Nhà nước phải thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát đối với mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở đảm bảo cho các dơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được luật pháp quy định.Vai trò của quản lý Nhà nước là hướng dẫn, trọng tài, kích thích, phục vụ, kiểm tra… Mục tiêu của quản lý kinh tế nhằm quản lý, phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng một cách ổn định bền vững; Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội; Phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế; Giữ cho môi trường sinh thái trong sạch Trong quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như: công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế…), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư), công cụ pháp lý (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản pháp quy ), công cụ tổ chức Quản lý Nhà nước về thương mại là sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước, thông qua các thể chế pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo cho sự phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý Nhà nước về thương mại tập trung vào các nội dung chính sau: quản lý xuất nhập khẩu, phát triển thương mại nội địa, giữ vững sự ổn định của thị trường hang hoá và dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý và phát triển thương mại 6 ... tác quản lý Nhà nước thương mại Thủ đô Hà Nội .42 2.3.3 Một số học kinh nghiệm quản lý Nhà Nước phát triển thương mại thủ đô Hà Nội 46 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI... trạng quản lý Nhà Nước phát triển thương mại thủ đô Hà Nội giai đoạn 1996 – Chương III: Một số giải pháp đổi quản lý Nhà Nước phát triển thương mại Chuyên đề thực tập... Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước phát triển thương mại 1.1.1 Thương mại dịch vụ Thương mại theo nghĩa

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:37

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phõn theo ngành kinh tế - giỏ 1994) - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 1.

Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) thành phố Hà Nội (Phõn theo ngành kinh tế - giỏ 1994) Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2: Tốc độ lưu chuyển hàng hoỏ của Hà Nội giai đoạn 2001-2010. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 2.

Tốc độ lưu chuyển hàng hoỏ của Hà Nội giai đoạn 2001-2010 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 4: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng húa bỏn buụn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 4.

Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng húa bỏn buụn Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 5: Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 5.

Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 7: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 7.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Hà Nội Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 8: So sỏnh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 8.

So sỏnh kim nghạch xuất khẩu của Hà Nội Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 9: Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 9.

Kim nghạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 12: Dự bỏo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020. - Một số vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với sự phát triển thương mại của Thủ Đô Hà Nội giai đoạn 1996 đến nay

Bảng 12.

Dự bỏo xuất khẩu dịch vụ Hà Nội đến năm 2020 Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan