giáo án bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

6 1.9K 20
giáo án bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội Bắc Trung Bộ I. Mục tiêu. Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được BTB là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành nhưng còn gặp nhiều khó khăn về tự nhiên và chịu hậu quả thiên tai. - Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cuả cơ cấu Nông lâm ngư nghiệp, sự phát triển của công nghiệp và cơ sở hạ tầng - Hiểu được vai trò của phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở kinh tế BTB sẽ có bước phát triển đột phá 2. Kĩ năng: - Phân tích bản đồ - Đọc Atlat địa Việt Nam 3. Thái độ: - Có thái độ thông cảm, chia sẻ những khó khăn mà đồng bào BTB gặp phải đồng thời tôn trọng những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đối với khu vực BTB B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam và bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở lấy điểm 15 phút TH một số HS. 3. Giảng bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên nhiên, con người của BTB và vào bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ giới hạn của vùng, kể tên các tỉnh thuộc vùng và đánh giá vị trí địa vùng BTB? Học sinh xác định, đọc tên các tỉnh và giới hạn vùng BTB GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ và kiến thức SGK nêu những nét cơ bản về tự nhiên vùng BTB Hs trả lời, các học sinh khác nhận xét và bổ sung. Gv yêu cầu học sinh xác định vùng 1. Khái quát chung: - Diện tích: 51,5 nghìn km 2 chiếm 15,6% cả nước - Dân số: 10,6tr người (2006) chiếm 12,7% cả nước - Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - Giới hạn: Bắc: giáp ĐB sông Hồng Nam: giáp Dh NTB Đông: giáp biển Đông Tây: giáp Lào => Là vị trí cầu nối của nhiều vùng trong cả nước và có ý nghĩa quốc tế *Về tự nhiên: - Thuộc miền Tây BắcBắc Trung Bộ, còn chịu ảnh hưởng khá rõ nét của gió mùa đông bắc - Địa hình: núi phía Tây, đồng bằng giữa và GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 BTB có nhứng loại tài nguyên nào đáng chú ý và ý nghĩa của những loại tài nguyên này như thế nào đối với phát triển kinh tế của vùng? Hs trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung. GV hỏi: em biết những gì về điều kiện KT-XH vùng BTB? Những khó khăn và thuận lợi do điều kiện KT-XH mang lại? Hs trả lời, học sinh khác bổ sung và nhận xét. Gv đánh giá khái quát những điều kiện để phát triển kinh tế BTB, tiểu kết và chuyển ý * Hoạt động 2: +Tìm hiểu ý nghĩa, hiện trạng phát triển cơ cấu kinh tế Nông-lâm-ngư nghiệp của vùng BTB : Gv yêu cầu Hs quan sát lát cắt trong SGK và nêu câu hỏi: - Tại sao phải hình thành cơ cấu N- L-NN BTB - Việc hình thành cơ cấu này có ý nghĩa như thế nào đối với kih tế hội của vùng. một vùng biển phía Đông - Là vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, gió Lào, cát bay… *Về tài nguyên: - Khoáng sản: tương đối giàu có cả về chủng loại và trữ lượng (sắt, thiếc, crôm, vật liệu xây dựng…) - Thuỷ năng: tập trung một số sông lớn - Rừng: tương đối giàu có, một số nơi có thể cho phép phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi gia súc - Biển: có khả năng phát triển ngành thuỷ sản (đánh bắt, nuôi trồng), giao thông vận tải và du lịch. *Về KT-XH: - Mức sống của dân cư còn thấp nhưng người dân có tính cần cù, chịu khó và ham học. - Chịu ảnh hưởng nhiều của chiến tranh để lại nhiều di chứng - Cơ sở hạ tầng có nhiều hạn chế so với các vùng khác trong cả nước - Tương lai có thể phát triển mạnh nhờ phát triển vùng kinh tế trọng điểm => Cần tập trung về phát triển KT-XH của BTB nhằm nâng cao đời sống và phát triển kinh tế. 2. Hình thành cơ cấu Nông - lâm ngư nghiệp: - Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc: + Hình thành cơ cấu KT chung của vùng GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 Gv chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: - Nhóm 1: trình bày thế mạnh, hiện trạng sản xuất và phân bố của lâm nghiệp - Nhóm 2: trình bày thế mạnh, hiện trạng sản xuất của việc khai thác tổng thể các thế mạnh về nông nghiệp - Nhóm 3: trình bày thế mạnh, hiện trạng sản xuất và ý nghĩa của việc phát triển ngư nghiệp. Các nhóm dựa kiến thức SGK, bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ và Atlat Việt Nam và làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của Gv Sau thời gian thảo luận các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp dưới sự điều hành của Gv. Các nhóm khác bổ sung. Gv chuẩn lại kiến thức. *Hoạt động 3: +Tìm hiểu hiện trạng phát triển và vai trò của việc hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Gv yêu cầu học sinh đánh giá điều kiện để phát triển CN của BTB và + Tạo thế liên hoàn trong phát triển KT theo không gian + Góp phần thúc đẩy CNH của vùng a, Khai thác thế mạnh lâm nghiệp: - DT rừng là 2,46tr ha chiếm 20% diện tích rừng cả nước, độ che phủ là 47,8% (2006) đứng thứ 2 cả nước (sau Tây Nguyên). - Rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quí có giá trị - Cơ cấu vốn rừng: rừng sản xuất: 34%, rừng phòng hộ: 50%, rừng đặc dụng: 10% => Việc phát triển thế mạnh về lâm nghiệp của vùng không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về môi trường (ngăn lũ, phòng nạn cát bay…) b, Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển: - Vùng đồi trước núi: có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn (trâu: 750 nghìn con, bò: 1,1 triệu con…). Một số nơi có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm dựa vào diện tích đất đỏ badan khá màu mỡ. - Vùng đồng bằng: đất cát pha thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, một số nơi có thể trồng lúa đảm bảo một phần nhu cầu lương thực. c, Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: - Tất cả các tỉnh trong vùng đều có thể phát triển ngư nghiệp do tất cả các tỉnh đều giáp biển. - Hạn chế: GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 hiện trạng phát triển CN của vùng? Hs trả lời. Gv hỏi: tại sao việc phát triển công nghiệp của BTB cần giải quyết vấn đề năng lượng đầu tiên? Kể tên một số trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp của vùng. Hs trả lời dựa vào kiến thức SGK và bản đồ kinh tế vùng BTB Gv yêu cầu Hs xác định ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng trước hết là GTVT đối với phát triển KT-XH của BTB. Hs đánh giá dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân. GV yêu cầu Hs xác định trên bản đồ các tuyến đường giao thông: 1, 7, 8, 9; các cảng biển và san bay của BTB. Hs lên bảng xác định các tuyến đường, các sân bay và các cảng biển của + Các bãi cá không lớn + Phương tiện đánh bắt lạc hậu, công suất nhỏ dẫn tới nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm rõ rệt - Cần đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản nhưng cần chú ý tới những biến đổi của môi trường. 3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải a, Phát triển các ngành CN trọng điểm và các khu CN chuyên môn hoá: - BTB có nhiều điều kiện để phát triển CN cơ cấu CN chưa được hình thành rõ nét và sẽ có nhiều biến đổi. - Một số ngành CN có thế mạnh như VLXD (xi măng), luyện kim, cơ khí… - Phát triển CN cần chú trọng phát triển cơ sở năng lượng bằng cách sư dụng nguồn lưới điện quốc gia và xây dựng các đập thuỷ điện qui mô trung bình - Một số trung tâm CN: Vinh, Thanh Hoá, Huế. b, Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải: - Việc phát triển cơ sở hạ tầng trước hết là GTVT có ý nghĩa tạo ra những thay đổi lớn trong KT của vùng. - Các tuyến đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đặc biệt là các tuyến quốc lộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng, phân bố lại dân cư và lao động, thúc đẩy hợp tác quốc tế - Các loại hình GTVT khác cũng đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp (đường không, đường biển) gắn liền với việc hình thành nhiều khu kinh tế GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 quan trọng. => Việc phát triển CN và xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KT của BTB trong tương lai 4. Củng cố: (1) Sắp xếp các thành phố, thị phù hợp với các tỉnh tương ứng trong 2 cột sau: Tỉnh Thành phố, thị xã Thanh Hoá Đồng Hới Nghệ An Bỉm Sơn Hà Tĩnh Đông Hà Quảng Bình Vinh Quảng Trị Hồng Lĩnh (2): Tại sao việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp vùng BTB có ý nghĩa liên hoàn trong khai thác không gian lãnh thổ? (3) Xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu và các tuyến giao thông quan trọng của BTB. 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà làm các công việc sau: - Xác định các nông sản quan trọng, các bãi tôm, bãi cá và các vườn quốc gia vùng BTB . GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 Bài 35 Vấn đề phát triển kinh t - xã hội ở Bắc Trung Bộ I. Mục tiêu. Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được BTB. thầy: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam và bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C.

Ngày đăng: 13/03/2014, 16:23

Hình ảnh liên quan

Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên nhiên, con người của BTB và vào bài học. - giáo án bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

i.

áo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên nhiên, con người của BTB và vào bài học Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Địa hình: núi ở phía Tây, đồng bằng ở giữa và - giáo án bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

a.

hình: núi ở phía Tây, đồng bằng ở giữa và Xem tại trang 2 của tài liệu.
(2): Tại sao việc hình thành cơ cấu nơng lâm ngư nghiệp vùng BTB có ý nghĩa liên hồn trong khai thác khơng gian lãnh thổ? - giáo án bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở bắc trung bộ – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

2.

: Tại sao việc hình thành cơ cấu nơng lâm ngư nghiệp vùng BTB có ý nghĩa liên hồn trong khai thác khơng gian lãnh thổ? Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan