đề cương thực tập tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán

10 2.5K 11
đề cương thực tập tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ( HỆ CAO ĐẲNG, LT CAO ĐẲNG CHÍNH QUY - NGÀNH KẾ TOÁN ) Trang 2 - 3: Nội dung chương trình thực tập tốt nghiệp (Giao trước cho SV liên hệ thực tập, GVHD) Trang 4 - 5: Hình thứcđề cương tổng quát của báo cáo thực tập tốt nghiệp. (Giao cho SV, GVHD) Trang 6: Phụ lục: Các đề tài gợi ý (Giao trước cho SV liên hệ thực tập, GVHD) Trang 7: Mẫu bảng đăng ký đề tài thực tập tốt nghiệp (Sinh viên nộp bảng đăng ký cho Khoa ngay sau khi được đơn vị thực tập đóng dáu xác nhận) Trang 8: Đơn xin xác nhận thực tập của sinh viên Trang 9: Bảng theo dõi sồ lần họp với GV hướng dẫn (Chỉ giao cho SV thực tập) LONG AN – 2011 1 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (HỆ CAO ĐẲNG, LT CAO ĐẲNG CHÍNH QUY: NGÀNH KẾ TOÁN) Căn cứ theo kế hoạch đào tạo toàn khóa bậc Cao đẳng – Liên thông, đối với ngành kế toán, sau khi đã hoàn thành chương trình học tập tại trường, sinh viên phải hoàn tất việc thực tập tốt nghiệp nghiệp vụ kế toán tại các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta hiện nay. A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Từ mục tiêu đào tạo của Nhà trường, kết hợp lý luận với thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận ngay được các công việc của chuyên ngành tại các cơ sở công tác thực tế. Nhằm thực hiện các mục đích trên, yêu cầu của đợt thực tập đối với các sinh viên thực tập như sau: 1 – Thông qua việc thâm nhập thực tế sản xuất kinh doanh của ngành, nghề để đối chiếu, củng cố và bổ sung nhằm nâng cao phần kiến thức lý thuyết đã được nghiên cứu về kinh tế, tài chính, kế toán thương mại một cách toàn diện và có hệ thống. 2 – Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các chế độ kế toán tài chính vừa đảm bảo nguyên tắc kế toán Việt Nam, vừa đảm bảo phù hợp với các thực tế công tác ở các cơ sở sản xuất kinh doanh. 3 – Bồi dưỡng ý thức, quan điểm và đạo đức nghề nghiệp, tác phong công tác: khiêm tốn nhưng năng động trong học hỏi, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác chấp hành nội qui, kỷ luật thực tập tại các cơ sở thực tập. 4 – Tất cả sinh viên thực tập phải hoàn thành một báo cáo thực tập, trong đó đi sâu nghiên cứu về một nội dung cụ thể của chuyên ngành và phải hoàn thành bản báo cáo này khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp. B/ THỜI GIAN THỰC TẬP: 2 tháng (8 tuần) C/ NỘI DUNG THỰC TẬP: Tình hình thực tế tại mỗi cơ sở thực tập có thể khác nhau do đặc điểm về sản xuất KD và cả do sự vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán cụ thể đã hoặc mới ban hành. Sinh viên phải nghiên cứu, đối chiếu, so sánh giữa lý luận và lý thuyết đã học với thực tế để có những nhận thức và phân tích, nhận xét của bản thân. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần (bắt buộc): 1 – Phần tổng quát: Nội dung thực tập gồm các vấn đề cơ bản sau: 2 a) Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, môi trường, điều kiện hoạt động KD, tổ chức bộ máy của đơn vị thực tập. Kết quả hoạt động KD, những thuận lợi, khó khăn, những thành tích đạt được, những mặt tồn tại cần khắc phục. b) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Các bộ phận, phần hành kế toán, tài chính. Các phương tiện tính toán, thu nhận, xử lý số liệu và cung cấp thông tin. c) Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng chức năng khác: Phòng tổ chức, Lao động – tiền lương, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Hành chính – Quản trị …(Phần này chiếm khoảng 20% nội dung) 2 – Phần nghiệp vụ tài chính – kế toán: Gồm 2 nội dung: 2.1 – Tổng hợp công tác tài chính của đơn vị thực tập: Nghiên cứu các nghiệp vụ tài chính và phân tích như: Xác định nhu cầu vốn, các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nghiệp vụ về thuế, các nghiệp vụ về công nợ, các nghiệp vụ về kết quả và phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiệp vụ về phân tích Bảng cân đối kế toán, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích vốn… (Phần này chiếm khoảng 20% nội dung) 2.2 – Chuyên đề: Đi sâu tìm hiểu một nội dung cụ thể về quy trình nghiệp vụ kế toán như: Quy trình hạch toán về nghiệp vụ kinh doanh (Mua, bán), nghiệp vụ về chi phí, doanh thu và kết quả SXKD… hoặc một nội dung cụ thể hơn như: nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, nghiệp vụ về khấu hao TSCĐ, nghiệp vụ về vận chuyển hàng hóa, nghiệp vụ về công nợ, nghiệp vụ về thuế… SV cần nêu: nhận xét, phân tích, so với lý thuyết đã học, kiến nghị của bản thân…(Xem phụ lục về các tên đề tài hướng dẫn, tham khảo) (Phần này chiếm khoảng 60% nội dung) 3 – Sau đợt thực tập, sinh viên phải thực hiện viết báo cáo thực tập tốt nghiệp với số lượng khoảng 50 – 55 trang đánh máy vi tính ( khổ giấy A4 ) để gởi về khoa để chấm kết quả thực tập. Để báo cáo kết quả báo cáo thực tập được tính tương đương một học phần 5 đvht để tính kết quả hạng tốt nghiệp. 4 – Về hình thức, báo cáo cần ghi rõ: Tiêu đề: “ Báo cáo thực tập tốt nghiệp”. Họ và Tên SV thực tập, lớp, khóa học, nơi thực tập, Giảng viên hướng dẫn, tiêu đề của chuyên đề, các tài liệu tham khảo ( có mục lục và đánh số trang in một mặt ). Bản báo cáo cần phải có ý kiến nhận xét của doanh nghiệp, nơi SV thực tập. KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 3 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HÌNH THỨCĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (HỆ CAO ĐẲNG, LT CAO ĐẲNG CHÍNH QUY: NGÀNH KẾ TOÁN) I – VỀ HÌNH THỨC: - Báo cáo TTTN phải được in vi tính một mặt trên giấy A4 và đánh số trang trong phần nội dung của báo cáo. Báo cáo được đóng tập bìa cứng, (không đóng bằng gáy lò xo ). - Bìa báo cáo được trình bày thống nhất như sau: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:……………………………………………………………… ĐƠN VỊ THỰC TẬP:…………………………………………………. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:……………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:………………………………… LỚP:………….KHÓA: MSSV: LONG AN KHÓA HỌC: 2010 - 2013 - Kết cấu tổng quát: + Trang thứ nhất: Phụ bìa + Trang thứ hai: Lời cám ơn. + Trang thứ ba: Nhận xét của đơn vị thực tập (Theo mẫu trang 8). + Trang thứ tư: Nhận xét của GV hướng dẫn. + Trang thứ năm: Mục lục. 4 + Trang thứ sáu: Lời nói đầu (dẫn nhập) • NỘI DUNG BÁO CÁO (Xem phần đề cương tổng quát). …………………………………………………………………………………………… … + Phần nhận xét, kiến nghị chung và kết luận. + Phần phụ lục. + Tài liệu tham khảo. - Tổng số trang phần nội dung khoảng 50 – 55 trang (không tính phần ngoài nội dung báo cáo và phụ lục). - Font chữ sử dụng là Times New Roman cỡ 13, không giãn dòng. Canh lề trái: 2,3 cm, biên trái: 0,5 cm, lề phải: 2,3 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. - Header ghi: Tên đề tài (bên trái) và GV hướng dẫn (bên phải), Footer ghi: Tên SV thực hiện (bên trái) và số trang (bên phải). - Trang bảng theo dõi SVHS làm việc với giảng viên hướng dẫn (Mẫu trang 9) - Trang bìa cứng sau cùng. II – VỀ ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT: Sinh viên phải thực hiện báo cáo theo đề cương tổng quát bắt buộc như sau: PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: - Lịch sử hình thành và phát triển, tình hình SXKD. - Chức năng, nhiệm vụ. - Tổ chức bộ máy đơn vị thực tập. PHẦN II: CÔNG TÁC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN: - Tổ chức các phần hành, bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa Phòng kế toán với các phòng ban khác… - Chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập ( Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng, hình thức tộ chức công tác kế toán, hình thức sổ kế toán, các phương pháp kế toán: Nguyên tắc đánh giá tài sản, đánh giá hang tồn kho cuối kỳ, hạch toán hang toàn kho, hệ thống tài khoảng sử dụng…) - Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. - Chuyên đề ( Đề tài thực tập ) * CHÚ Ý: Không được đưa vào đề cương và báo cáo TTTN những nội dung sau đây: Lý luận và Lý thuyết (như cơ sở lý luận, khái niệm… mà phải đi thẳng vào nội dung, đặc điểm của đối tượng kế toán nghiên cứu tại đơn vị thực tập thực tế) Căn cứ vào đề cương tổng quát trên đây và dự định trong thời gian kiến tập (khoảng 1 tuần lễ) tại đơn vị thực tập, sinh viên lập và nộp ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT theo đề tài đã chọn cho GV hướng dẫn được thông qua (Ghi rõ: Tên đề tài, Đơn vị thực tập, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của SV thực tập với GV hướng dẫn). PHỤ LỤC: CÁC ĐỀ TÀI GỢI Ý Sinh viên có thể chọn một trong các đề tài gợi ý có liên quan đến nội dung các môn học: Kế toán tài chính, kế toán quản trị (DN thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây dựng cơ bản,…) sau đây: 5 1. Kế toán vốn bằng tiền và phân tích hiệu quả sử dụng tiền, khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp. 2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng và phân tích nghiệp vụ mua hàng hóa, vật tư trong doanh nghiệp. 3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng và phân tích nghiệp vụ bán hàng hóa, sản phẩm trong doanh nghiệp. 4. Kế toán hàng tồn kho và phân tích nghiệp vụ kho hàng trong doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa. 5. Kế toán chi tiết vật tư hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất hoặc KD hàng hóa. 6. Kế toán tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong DN. 7. Kế toán nghiệp vụ thanh toán ( các khoản phải thu hay – và – các khoản phải trả ) và phân tích khả năng thanh toán trong DN. 8. Kế toán tiền lương và phân tích tiền lương trong DN kinh doanh hàng hóa trong DN sản xuất. 9. Kế toán các khoản trích theo tiền lương và tình hình sử dụng các quĩ kinh phí công đoàn, BHXH trong DN KD hàng hóa hay trong DN sản xuất. 10. Kế toán thuế và các khoản thanh toán với ngân sách Nhà Nước. 11. Kế toán chi phí thuế thu nhập trong doanh nghiệp. 12. Kế toán chi phí và phân tích chi phí hoạt kinh doanh. 13. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và phân tích hiệu quả sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ trongKD kinh doanh hàng hóa hay trong DN sản xuất. 14. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành trong DN sản xuất. 15. Kế toán hoạt động xây lắp và đầu tư xây dựng cơ bản trong DN. 16. Kế toán ngoại tệ trong DN kinh doanh xuất nhập khẩu. 17. Kế toán các hoạt động đầu tư tài chính và phân tích hiệu quả đầu tư tài chính trong DN. 18. Kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ và phân tích kết quả KD dịch vụ. 19. Kế toán các nguồn vốn và phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong DN. 20. Kế toán kết quả HĐ sản xuất, kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động SXKD. 21. Kế toán phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp sản xuất hoặc trong DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 22. Hệ thống báo cáo kế toán ( Kế toán tài chính hoặc kế toán quản trị ) trong doanh nghiệp. 23. …… Trên đây chỉ là một số gợi ý để SV có thể tham khảo và tùy thuộc vào điều kiện, tình hình cụ thể của DN mà lựa chọn đề tài cho phù hợp. Cần chú ý: - Có thể đi vào một nội dung chuyên sâu hơn trong các đề tài gợi ý trên (ví dụ: Trong nghiệp vụ về thuế có thể chọn đề tài riêng về thuế GTGT…, Trong nghiệp vụ mua hàng có thể chọn đề tài Nhập khẩu hàng hóa, Trong nghiệp vụ bán hàng có thể chọn đề tài riêng về bán lẻ…) - Nội dung đề tài chủ yếu phải thuộc NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN (Kế toán tài chính hoặc kế toán quản trị), không chọn đề tài về tài chính, phân tích kinh tế hoặc kiểm toán… - Phải được sự đồng ý của giảng viên chuyên môn hướng dẫn đề tài và đơn vị SV đến thực tập (Sau khi kiến tập và lựa chọn xong đề tài, SV lập và nộp bản đăngđề tài theo mẫu:) Sau khi đăngđề tài với giảng viên hướng dẫn, sinh viên lập đề cương chi tiết cũng phải thông qua đơn vị thực tập và giảng viên hướng dẫn rồi mới được tiếp tục thực tập và hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp. MẪU BẢNG ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BẢNG ĐĂNGĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Đơn vị thực tập: Địa chỉ: Số điện thoại: Sinh viên thực tập: Lớp: MSSV: Số điện thoại: ĐƠN VỊ THỰC TẬP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ, tên) 7 * Lưu ý: Sinh viên nộp lại bảng đăng ký này cho VP Khoa Kế toán – Kiểm toán. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên sinh viên: 8 Lớp: Điện thoại: Email: Tên cơ quan thực tập: Địa chỉ: Điện thoại: 1. Người hướng dẫn: Điện thoại di động: 2. Giáo viên theo dõi (là GVCH): Điện thoại DĐ: 3. Đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. Đề xuất của Quý công ty (nếu có): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày . . . tháng . . . năm 20…. Xác nhận của cơ quan thực tập Chữ ký và họ tên sinh viên TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN KHOA: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BẢNG THEO DÕI SVHS LÀM VIỆC VỚI GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 9 1) Giáo viên hướng dẫn: Học hàm/học vị: Cơ quan công tác: SV/HS thực tập tốt nghiệp:……………………………………………………. Lớp: Lần họp thứ Ngày, tháng, năm Nội dung họp cụ thể (Do SV tự ghi ) GVHD ký tên 1 2 3 4 5 6 7 * Lưu ý: Bảng này do SV TTTN giữ và phải trình GVHD ký mỗi lần họp với GVHD và nộp lại cho văn phòng Khoa Kế toán – Kiểm toán cùng với báo cáo TTTN (đóng vào trang cuối bài báo cáo). TRƯỞNG KHOA 10

Ngày đăng: 12/03/2014, 23:31

Hình ảnh liên quan

* Lưu ý: Sinh viên nộp lại bảng đăng ký này cho VP Khoa Kế toán – Kiểm toán. - đề cương thực tập tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán

u.

ý: Sinh viên nộp lại bảng đăng ký này cho VP Khoa Kế toán – Kiểm toán Xem tại trang 8 của tài liệu.
* Lưu ý: Bảng này do SV TTTN giữ và phải trình GVHD ký mỗi lần họp với GVHD và - đề cương thực tập tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành kế toán

u.

ý: Bảng này do SV TTTN giữ và phải trình GVHD ký mỗi lần họp với GVHD và Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan