chuyên đề kỹ thuật thủy canh và các ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong sản xuất RAU

37 4.8K 17
chuyên đề kỹ thuật thủy canh và các ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong sản xuất RAU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật thuỷ canh bắt đầu được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu cách đây khoảng hơn ba thế kỷ. Kỹ thuật này ngày càng được ứng dụng khá rộng rãi trên thế giới để sản xuất nông sản sạch. Năm 1993, giáo sư Lê Đình Lương - ĐHQG Hà Nội phối hợp tổ chức R&D (nghiên cứu và phát triển) của Hồng Công đưa kỹ thuật thuỷ canh nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam. Tuy rất mới nhưng kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam được nghiên cứu và ứng dụng với một tiến độ rất cao. Khá nhiều các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào để sản xuất nông sản sạch như nghiên cứu tự sản xuất dung dịch dinh dưỡng để chủ động trong việc nuôi cấy, nghiên cứu cải tiến dụng cụ thuỷ canh để giảm giá thành... Hiện nay, việc ứng dụng và phổ biến kỹ thuật thủy canh ra sản xuất đại trà đang gặp nhiều khó khăn về mặt yêu cầu kỹ thuật và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề kỹ thuật thuỷ canh và ứng dụng của nó trong sản xuất rau.

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SINH KĨ THUẬT THỦY CANHỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT RAU MỤC LỤC Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 2 TT Nội Dung Trang Phần 1 Phần 2 2.1. 2.2. 2.3. Phần 3 3.1. 3.2. Phần 4 4.1. 4.1.1. 4.1.2 4.2. Phần 5 5.1. 5.2. 5.3. 5.4. 5.5. Phần 6 Lời mở Đầu Giới thiệu về kỹ thuật thuỷ canh Khái niệm. Cơ sở khoa học lịch sử phát triển của thuỷ canh. Một số ưu, nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh. Một số kết quả nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng và dụng cụ để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh. Một số kết qủa nghiên cứu về dung dịch dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh. Một số kết qủa nghiên cứu về dụng cụ để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng của kỹ thuật thuỷ canh. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng của kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản thương phẩm. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản thương phẩm trên Thế giới. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản thương phẩm ở Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng của kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất cây giống ở vườn ươm. Vấn đề bệnh cây trong kỹ thuật thuỷ canh. Một số điểm khác của bệnh cây ở thuỷ canh so với địa canh. Một số bệnh hại cây thường gặp trong kỹ thuật thuỷ canh Các nguồn bệnh con đường lan truyền trong kỹ thuật thuỷ canh. Ảnh hưởng của môi trường đến sự lan truyền bệnh trong kỹ thuật thuỷ canh. Các phương pháp kiểm soát bệnh cây trong kỹ thuật thuỷ canh. Kết luận. 1 1 1 2 4 5 5 8 12 12 12 14 15 18 18 18 20 22 22 26 Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 3 MỞ ĐẦU Kỹ thuật thuỷ canh bắt đầu được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu cách đây khoảng hơn ba thế kỷ. Kỹ thuật này ngày càng được ứng dụng khá rộng rãi trên thế giới để sản xuất nông sản sạch. Năm 1993, giáo sư Lê Đình Lương - ĐHQG Hà Nội phối hợp tổ chức R&D (nghiên cứu phát triển) của Hồng Công đưa kỹ thuật thuỷ canh nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Tuy rất mới nhưng kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam được nghiên cứu và ứng dụng với một tiến độ rất cao. Khá nhiều các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào để sản xuất nông sản sạch như nghiên cứu tự sản xuất dung dịch dinh dưỡng để chủ động trong việc nuôi cấy, nghiên cứu cải tiến dụng cụ thuỷ canh để giảm giá thành Hiện nay, việc ứng dụng phổ biến kỹ thuật thủy canh ra sản xuất đại trà đang gặp nhiều khó khăn về mặt yêu cầu kỹ thuật giá thành sản phẩm. Chính vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề kỹ thuật thuỷ canh ứng dụng của nó trong sản xuất rau. Phần I GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT THUỶ CANH 1.1. Khái niệm. Thuỷ canh (còn gọi là trồng cây trong dung dịch hay hydroponic) là một hình thức canh tác không sử dụng đất, là một phần lớn của các phương pháp trồng cây không dùng đất mà cây trồng được trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hoà tan trong nước dưới dạng dung dịch. 2.2. Cơ sở khoa học lịch sử phát triển của kỹ thuật thuỷ canh. Người đầu tiên nghiên cứu về thuỷ canh là Boyle (1666), ông đã thử trồng cây trong những lọ con chỉ chứa nước, cây vẫn sống. Năm 1699, Jonh Wood Ward (Anh) đã trồng cây bạc hà trong nước có độ tinh khiết khác nhau, ông nhận thấy: Cây sinh trưởng trong nước tự nhiên (không làm tinh khiết) tốt hơn trong nước cất cây sinh trưởng tốt nhất trong nước đục (có dung dịch đất). Dù sao cách giải thích đúng đắn kết quả đó tức là đất hoặc nước không tinh khiết đã cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vẫn nằm ngoài sự hiểu biết của người thí nghiệm đầu tiên. Giai đoạn đó các nhà khoa học đều tin vào sự quan trọng độc nhất của mùn - đất trong dinh dưỡng thực vật, Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 4 gọi là “thuyết mùn đất”, thuyết này tồn tại cho đến thế kỷ 19. Justus Vonliebig (1803 - 1873) đã xác định tầm quan trọng của muối vô cơ trong dinh dưỡng thực vật, gọi là “thuyết vô cơ phân bón”. Từ đó mở ra con đường nghiên cứu khoa học về nguyên lý dinh dưỡng thực vật, dùng những dung dịch dinh dưỡng có hoặc không có giá thể rắn để trồng cây. Có thể kể đến một số người đầu tiên đã dùng cát hoặc các giá thể trơ khác để thí nghiệm như: Wiegmann (1771 - 1853), Polstorff (1781 - 1844), Boussingault (1802 - 1887). Từ năm 1849 đến 1856, Salm - Horstmar đã chứng minh được rằng cây lúa mạch muốn sinh trưởng phát triển được bình thường phải cần đến những nguyên tố như: N, P, S, Ca, K, Mg, Si, Fe, Mn. Sau khi phát hiện được để cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường cần có 16 nguyên tố cơ bản là: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl; hai nhà sinh lý học thực vật người Đức Sachs Knop (1838) đã đề xuất phương pháp trồng cây trong dung dịch. Trong 16 nguyên tố cơ bản kể trên nếu thiếu bất kỳ một nguyên tố nào trong số đó, cây cũng không thể hoàn tất được chu kỳ sinh trưởng, phát triển của mình một cách bình thường. Bảy nguyên tố sau cùng (Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl) cây cần rất ít nên gọi là các các nguyên tố vi lượng. Các nguyên tố còn lại là khoáng đa lượng. Ba nguyên tố C, H, O, cây lấy chủ yếu từ khí cacbonic nước. Mười ba nguyên tố kia cây phải lấy từ đất. Như vậy con người hoàn toàn có thể trồng cây trong dung dịch có đầy đủ các nguyên tố kể trên mà không cần đất. Tóm lại cơ sở khoa học của kỹ thuật thuỷ canh là dựa vào bản chất của sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nghĩa là chỉ phụ thuộc vào một số yếu tố như nước, muối khoámg, ánh sáng, sự lưu thông không khí mà không phụ thuộc vào môi trường trồng có đất hay không? Cho nên chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây mà không cần sử dụng đất, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cây về dinh dưỡng như nêu ơ trên. Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên để trồng cây do Knop sản xuất đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh lý thực vật, cho đến nay đã có hàng loạt dung dịch trồng cây được nghiên cứu đề xuất. Có lẽ công trình sớm nhất về sự triển khai cách trồng cây không dùng đất như một dự án Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 5 thương mại mà chúng ta biết rõ nhất là công trình của Gericke vào năm 1930 ở trạm nghiên cứu nông nghiệp California, từ đấy đã phổ biến rộng rãi thuỷ canh tại nước Mỹ. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Mỹ đã dùng thuỷ canh trong các trang trại lớn để tự túc rau tươi. Trong đó trang trại lớn nhất rộng 22 ha ở Chofu (Nhật). Tuy nhiên để cây có thể hút được các nguyên tố dinh dưỡng nước trong dung dịch, rễ cây hô hấp. Như thế muốn trồng cây trong dung dịch phải cung cấp liên tục ôxy cho rễ cây ngập trong dung dịch. Chính vì thế mà hàng loạt các hệ thống trồng cây trong dung dịch đã dược nghiên cứu đề xuất cần phải đảm bảo vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, vừa cung cấp đủ ôxy cho rễ cây. Người ta liên tục cải tiến các hệ thống trồng cây trong dung dịch từ hệ thống trồng trong dung dịch sâu của Gericke (1930) cho đến hệ thống trồng trong dung dịch sâu tuần hoàn của Kyowa, Kubota (1977 - 1983), rồi gần đây là kỹ thuật màng mỏng dinh duỡng (NFT = Nutrient Film Technique). Sự đa dạng của các kiểu trồng cây không dùng đất đã tăng lên nhiều trong những năm gần đây. Từ các hệ thống có chi phí tương đối thấp, dùng các giá thể tự nhiên sẵn có cho đến các hệ thống đắt tiền rất tinh vi, dùng giá thể nhân tạo trơ như len đá (Rock Wool) hoặc kiểu trồng tiên tiến trong dung dịch không có giá thể rắn. Tuy nhiên các hệ thống kể trên đều phức tạp khó triển khai do đầu tư quá cao cho hệ thống bơm tuần hoàn dung dịch nhằm đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho rễ, điều chỉnh pH hàm lượng dinh dưỡng. Hơn thế nữa trồng cây trong điều kiện dòng nước chảy hoàn toàn, sự lây lan bệnh rất nhanh chóng nếu trong hệ thống chỉ cần vừa xuất hiện một cây nhiễm bệnh. Có thể nói hệ thống cải tiến tối ưu hiện nay là hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn của trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á (AVRDC = Asian Vegetable Research Development Centre) - Hệ thống này đang được áp dụng rộng rãi. Hiện nay nhóm các nhà nghiên cứu khoa học về thuỷ canh của Việt Nam công ty R & D (Research and Developmemt) của Hồng Công cũng đang tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống trồng cây trong dung dịch này. Từ dung dịch dinh dưỡng đầu tiên để nuôi cây là dung dịch của Knop đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh lý thực vật. Đến nay đã có Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 6 hàng loạt các dung dịch để trồng cây không dùng đất như dung dịch FAO, dung dịch I Mai, dung dịch Đài Loan 2.3. Một số ưu, nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh. 2.3.1. Ưu điểm của kỹ thuật thuỷ canh. - Chủ động điều chỉnh được dinh dưỡng cho cây trồng: Các chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được cung cấp theo từng đối tượng cây trồng. Một số thành phần có hại cho cây có thể được giữ trong giới hạn an toàn hoặc loại bỏ. Các chất được cung cấp đồng đều cho tất cả các cây trong cùng một hệ thống không có tác động tồn dư của các vụ trước các cách xử lý trước đó. - Giảm bớt nhu cầu về lao động nhờ loại bỏ được các khâu xới xáo trong quá trình canh tác. - Không phải tưới nước. - Dễ thanh trùng: Nếu canh tác trên đất trong nhà kính liên tục thì phải thanh trùng bằng xông hơi, việc này khó khăn tốn kém. Trong khi đó các hệ thống thuỷ canh chỉ cần thau rửa bằng formaldehyt loãng sau đó tráng lại bằng nước sạch là xong. - Nâng cao năng suất cây trồng: Do chủ động kiểm soát được các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thu nên kỹ thuật thuỷ canh có khả năng nâng cao năng suất cây trồng vài chục, thậm chí tới hàng trăm phần trăm so với canh tác trên đất. Ví dụ: ở Anh (năm 1976) trồng cà chua trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng năng suất đạt 40,1 kg/m 2 , tăng 24,6% so với trồng trên than bùn (Spensley cộng sự - 1978) [14, tr.117]. Hoặc ở Hà Lan người ta thu được năng suất cà chua cà tím trồng trên len đá tương ứng cao hơn 6 - 34% 13% so với trồng trên đất. (Van O.S., 1982). Năng suất dưa chuột của Mỹ trên hydroponic là 103 tấn/ha, gấp 3 lần trồng trên đất [14, tr.130]. Theo Lê Đình Lương (1995) thì năng suất của cây trồng trong dung dịch có thể cao hơn so với trồng ở đất từ 25 - 500 % [4, tr.5] do có thể trồng được liên tục. Ngoài ra thuỷ canh còn một số ưu điểm như không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp, có thể trồng được trái vụ, không phải sử dụng thuốc trừ sâu Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 7 2.3.2. Nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh. - Đầu tư ban đầu lớn nên giá thành sản phẩm cao: Đây là nhược điểm lớn nhất do đó đã cản trở việc phổ triển kỹ thuật thuỷ canh, đặc biệt đối với những nước nghèo hoặc những vùng mà thuận lợi đối với trồng cây trên đất. - Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Rõ ràng rằng khi sử dụng kỹ thuật thuỷ canh thì yêu cầu của người trồng trọt về vấn đề sinh lý cây trồng, về hoá học và về kỹ thuật trồng trọt cao hơn nhiều so với người trồng cây trên đất. Vì trong đất tính đệm hoá cao, nên những thay đổi lớn trong việc cung cấp dinh dưỡng cũng không ảnh hưởng sâu sắc tới sự sinh trưởng của cây; còn trong dung dịch dinh dưỡng thì đặc tính này thấp, nên việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại thậm chí có thể dẫn đến chết cây - Sự lan truyền bệnh nhanh: Nhất là ở các hệ thống kín hoặc dùng lại dung dịch dinh dưỡng, khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong thời gian rất ngắn chúng đã có mặt ở toàn bộ hệ thống như vi khuẩn gây héo cà chua, hạt tiêu cà (Pseudomonas solanacearum) [3, tr.34]. - Một nhược điểm nữa của thuỷ canh là đòi hỏi nguồn nước đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định: Có đảm bảo được như vậy con người mới hoàn toàn chủ động kiểm soát được thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Theo D. J. Midmore thì yêu cầu về độ mặn trong nước dùng cho các hệ thống thuỷ canh là nhỏ hơn 2.500 ppm. - Rau trồng bằng kỹ thuật thủy canh có bộ lá mỏng hơn, yếu hơn so với cây trồng trong đất. Phần II MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT THUỶ CANH 3.1. Một số kết qủa nghiên cứu về dung dịch dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh. 3.1.1. Một số kết qủa nghiên cứu về dung dịch dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh trên Thế giới. Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 8 Dung dịch dinh dưỡng để trồng cây bằng kỹ thật thuỷ canh được nghiên cứu cùng với sự ra đời của kỹ thuật thuỷ canh. Sau khi các nhà khoa học xác định được sự sinh trưởng của cây trồng sẽ không bình thường nếu thiếu 1 trong 16 nguyên tố hoá học sau: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl; hàng loạt các dung dịch dinh dưỡng để nuôi trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh được các nhà khoa học đưa ra. Có lẽ dung dịch dinh dưỡng đầu tiên được sử dụng để nuôi cây là của nhà sinh lý thực vật Knop (từ giữa thế kỷ 19). Dung dịch Knop có đặc điểm là thành phần rất đơn giản, chỉ gồm 6 loại muối vô cơ, trong đó chứa các nguyên tố đa trung lượng, không có các nguyên tố vi lượng. Do vậy khả năng sinh trưởng của cây trồng trong dung dịch này không được tốt lắm. Sau đó là các dung dịch dinh dưỡng phổ biến để nuôi trồng thực vật bậc cao. Từ những môi trường dung dịch dinh dưỡng đơn giản nhất như: Hoagland-Arnon chỉ gồm 4 hợp chất muối vô cơ cho đến những môi trường phức tạp gồm hàng chục loại muối vô cơ khác nhau như môi trường của Arnon, của Olsen, của Sinsadze [10, tr.36-41]; và một số dung dịch gần đây thường được sử dụng như dung dịch của FAO, của Đài Loan Các nhà khoa học còn nghiên cứu các dung dịch dinh dưỡng riêng cho một số loài cây trồng như dung dịch để trồng lúa của Axan, dung dịch để trồng củ cải đường của Belouxov, dung dịch để trồng cà chua của Kitxon, dung dịch để trồng chè của Khaan Xcurea, dung dịch để trồng táo của Mori [10, tr.43-46], dung dịch của Winsor (1973) để trồng cà chua [14, tr.90-91]. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu khác trên Thế giới về dung dịch dinh dưỡng trong kỹ thuật thuỷ canh như: Sandoval cộng sự (Mehico - 1994) nghiên cứu việc thay thế 1 phần đạm nitrat trong dung dịch bằng đạm amol dưới dạng cacbonat để trồng lúa mì kết luận: Năng suất chất khô và hạt giảm khi sử dụng đạm amol [36]. Tác giả Carbonell cộng sự (Mỹ - 1994) còn nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố asen đến hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong cây cà chua được trồng trong thuỷ canh kết luận: Có asen trong dung dịch dinh dưỡng làm tăng sự hấp thu sắt giảm sự hấp thu B, Cu, Mn, Zn, tức là asen gây nên sự phá huỷ cấu trúc cây [18]. Sudradfat -R Herenati -E (Indonesia - 1992) đã nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nước sản xuất từ lên men yếm khí lá rác như một dung dịch dinh Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 9 dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh thấy rằng dưa chuột Nhật Bản trồng bằng nước lên men yếm khí lá rác pha loãng 2 lần có chiều cao cây thấp hơn, chiều dài quả trọng lượng quả tương đương với dùng dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh [44]. 3.1.2. Một số kết qủa nghiên cứu về dung dịch dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam. Ở Việt Nam khi kỹ thuật thuỷ canh bắt đầu được nghiên cứu thì dung dịch dinh dưỡng chủ yếu nhập từ Đài Loan. Để chủ động về dinh dưỡng đã có một số tác giả nghiên cứu thu được một số kết quả nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh như: Công ty phân bón Sông Gianh đã pha chế được dung dịch dinh dưỡng thủy canh Thăng Long để trồng các loại rau ăn lá ăn quả. Theo tác giả Nguyễn Thị Dần (1998) đã khảo nghiệm dung dịch này kết luận dung dịch dinh dưỡng Thăng Long không thua kém gì so với dung dịch dinh dưỡng của Đài Loan đối với rau ăn lá, hoa quả về năng suất chất lượng rau, hoa quả. Đặc biệt ớt ngọt trồng trong dung dịch này cho năng suất cao hơn 72,8 % so với dung dịch Đài Loan. Giá thành sử dụng của dung dịch sẽ thấp hơn 46,3% do giá dinh dưỡng chỉ bằng 1/3 giá dung dịch nhập từ Đài Loan [2, tr.19]. Tác giả Nguyễn Quang Thạch cộng sự (1998) đã nghiên cứu tự pha chế 2 dung dịch dinh dưỡng (NC1 NC2) để trồng thử nghiệm với một số loại rau ăn lá bằng kỹ thuật thuỷ canh. Các tác giả đã thu được kết quả như sau: Cả 2 dung dịch mà hoàn toàn chủ động pha chế là NC1 NC2 đều cho sản phẩm rau xà lách rau cải có chất lượng tương đương năng suất đạt được từ 70 - 90% so với cùng loại rau trồng bằng dung dịch nhập từ AVRDC; nhưng giá 2 dung dịch tự chế chỉ bằng 1/3 nên giá thành rau đã giảm được 22 - 27% so với sử dụng dinh dưỡng nhập từ AVRDC [11, tr.455]. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch FAO Knop có cải tiến bằng cách bổ sung vi lượng đến sự sinh trưởng, phát triển năng suất của cà chua VR2 XH2, tác giả Vũ Quang Sáng đã cho biết: Chủ động được việc pha chế dung dịch FAO Knop cộng với vi lượng để trồng cà chua bằng kỹ thuật thuỷ canh, không cần điều chỉnh pH mà chỉ cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng khi cây ra hoa. Năng suất chất lượng quả trồng trên 2 dung dịch Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 10 [...]... Loan, giá thành tương ứng là 9.326 đ/kg (ở đây là sản xuất trên quy mô thí nghiệm) [8] PHẦN III MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNGTHUẬT THỦY CANH TRONG SẢN XUẤT RAU 3.1 Một số kết quả nghiên cứu ứng dụngthuật thủy canh trong sản xuất rau trên thế giới - Một số nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng rau bằng kĩ thuật thủy canh - Một số nghiên cứu về dụng cụ để trồng rau bằng kĩ thuật. .. thủy canh vào sản xuất rau 4.2 Những hạn chế của ứng dụngthuật thủy canh vào sản xuất rau 4.2.1 Một số điểm khác của bệnh cây ở thuỷ canh so với địa canh Mặc dù canh tác thuỷ canh đã giảm được rất nhiều về mặt số lượng trong các nguồn bệnh mà ở địa canh vốn rất sẵn như từ đất, từ phân bón, từ nước mà thuỷ canh không phải sử dụng đến hoặc có sử dụng thì ở dạng sạch hơn rất nhiều Tuy nhiên vấn đề. .. trồng rau bằng kĩ thuật thuỷ canh - Một số nghiên cứu về giá thể để trồng rau bằng kĩ thuật thuỷ canh - Một số nghiên cứu về loại rau trồng bằng kĩ thuật thuỷ canh - Một số nghiên cứu về thời vụ để trồng rau bằng kĩ thuật thuỷ canh Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 22 PHẦN IV NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ TRIỂN VỌNG CỦA ỨNG DỤNGTHUẬT THỦY CANH TRONG SẢN XUẤT RAU 4.1 Những ưu điểm của ứng dụng kĩ thuật. .. thuỷ canh - Một số nghiên cứu về giá thể để trồng rau bằng kĩ thuật thuỷ canh - Một số nghiên cứu về loại rau trồng bằng kĩ thuật thuỷ canh - Một số nghiên cứu về thời vụ để trồng rau bằng kĩ thuật thuỷ canh 3.2 Một số kết quả nghiên cứu ứng dụngthuật thủy canh trong sản xuất rau ở Việt Nam - Một số nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng để trồng rau bằng kĩ thuật thủy canh - Một số nghiên cứu về dụng. .. canh trong cuộc sống 2.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về khả năng ứng dụng của kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất cây giống ở vườn ươm Sử dụng kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất cây giống là một ứng dụng mới nảy sinh Hiện nay kết quả nghiên cứu về vấn đề này trên Thế giới còn rất ít Qua tập hợp tài liệu chúng tôi thấy ở trạm nông nghiệp Okinaura của JIRCA ở Nhật (1997) đã sử dụng hệ thống thuỷ canh để sản xuất. .. lệ xuất vườn chất lượng cây giống ở vườn ươm bằng kỹ thuật thuỷ canh 3- Có thể ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất cây giống Đặc biệt là việc đưa cây nuôi cấy mô từ ống nghiệm ra vườn ươm để sản xuất cây giống bằng kỹ thuật thuỷ canh đã thể hiện một số ưu điểm hơn hẳn so với địa canh như khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng cây giống cao 4- Bệnh cây nói chung bệnh ở rễ nói riêng trong kỹ. .. kết quả nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản thương phẩm ở Việt Nam Chuyªn ®Ò tiÕn sü NguyÔn Minh Chung 20 Kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam còn rất non trẻ, chỉ mới được đưa vào nghiên cứu ứng dụng từ năm 1993 nhờ sự hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với tổ chức R D (nghiên cứu phát triển) của Hồng Kông Đến tháng tư năm 1995 mới chính thức đưa vào trồng thử với... Kết quả là sản xuất được một khối lượng lớn cây con từ chồi đốt của cây mẹ trong một thời gian ngắn [5, tr.9] Ở Việt Nam, ngay sau khi kỹ thuật thuỷ canh được du nhập vào các nhà khoa học đã nghĩ ngay đến việc ứng dụng kỹ thuật này vào giai đoạn vườn ươm của cây nuôi cấy mô để sản xuất cây giống Có thể nói các tác giả trường Đại học nông nghiệp I là những người đề xướng hướng nghiên cứu này Trong thời... vấn đề này thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận Nhóm nghiên cứu về kỹ thuật thuỷ canh của trường đã trồng thử với rất nhiều loại rau hoa đều thấy rằng hầu hết các loại cây được trồng bằng kỹ thuật thuỷ canh sinh trưởng tốt có năng suất cao hơn trồng trên đất, không cần điều chỉnh pH Nhiệt độ trong ngoài hộp xốp chênh lệch nhau từ 0 - 40C, mùa hè nhiệt độ trong hộp xốp thấp hơn bên ngoài và. .. nghiên cứu triển khai ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh nên đã có hàng loạt kết quả về vấn đề này ra đời Sau đây là một số cơ sở trồng cây bằng kỹ thuật thuỷ canh với quy mô lớn trên Thế giới + Cơ sở trồng cây hydroponic của Mỹ trước kia ở gần Tokyo (Nhật): Sau chiến tranh thế giới thứ hai quân lực Hoa Kỳ đã xây dựng ở Nhật một cơ sở lớn để sản xuất rau xanh trong đó có 22,5 ha sử dụng kỹ thuật trồng . năng ứng dụng của kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản thương phẩm. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng về kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất nông sản. cầu kỹ thuật và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề kỹ thuật thuỷ canh và ứng dụng của nó trong sản xuất rau. Phần I GIỚI THIỆU VỀ KỸ

Ngày đăng: 12/03/2014, 18:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SINH

  • KĨ THUẬT THỦY CANH

  • VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT RAU

  • MỤC LỤC

    • TT

      • Nội Dung

      • Trang

      • Phần 1

      • Phần 2

      • Phần 3

        • Phần 4

          • Phần 5

            • Phần 6

            • Lời mở Đầu

            • Giới thiệu về kỹ thuật thuỷ canh

            • Phần I

            • Phần II

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan