Báo cáo thực tập trắc địa pot

29 4.3K 21
Báo cáo thực tập trắc địa pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng Báo cáo thực tập trắc địa SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 1 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: NGUYÊN TẮC CHỌN ĐƯỜNG TRUYỀN 10 PHẦN II: NỘI DUNG ĐO ĐƯỜNG TRUYỀN KINH VĨ 10 BẢNG SỐ LIỆU ĐO CÁC ĐIỂM CHI TIẾT 23 LỜI MỞ ĐẦU Trắc địa là một ngành khoa học ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Trong quá trình hình thành và phát triển nó góp phần đáng kể vào việc xây dựng tất cả các công trình cho nhân loại từ trước đển nay. Ngoài ra trắc địa còn đóng góp không nhỏ vào các lĩnh vực khác như quốc phòng an ninh, đo vẽ bản đồ, bình đồ… Ngày nay trắc địa là một ngành khoa học không thể thiếu trong công việc xây dựng đất nước ở bất cứ quốc gia nào. Đối với việc xây dựng công trình thì không thể thiếu kiến thức trắc địa. Nó xuyên suốt trong quá trình từ thiết kế đến thi công và quản lý sử dụng công trình. Trong giai đoạn qui hoạch tùy theo qui hoạch tổng thể hay qui hoạch chi tiết mà người ta sử dụng bản đồ địa hình tỉ lệ thích hợp nhằm vạch các phương án qui hoạch cụ thể nhằm khai thác và sử dụng công trình. Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, trắc địa tiến hành lập lưới khống chế trắc địa, đo vẽ bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình phục vụ việc chọn vị trí, lập các phương án xây dựng và thiết kế công trình. Trong giai đoạn thi công, trắc địa tiến hành xây dựng lưới trắc địa công trình để bố trí công trình theo đúng thiết kế, kiểm tra theo dõi quá trình thi công đo biến dạng và đo vẽ công trình. Trong quá trình quản lý và khai thác công trình, trắc địa tiến hành đo các thông số biến dạng của công trình như độ lún, độ nghiêng, độ chuyển vị công trình. Từ các thông số đó kiểm tra công tác khảo sát thiết kế, đánh giá mức độ ổn định của công trình và chất lượng thi công công trình. Đối với sinh viên thì môn trắc địa là môn học cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản về trắc địa như: mặt thủy chuẩn, hệ tọa độ địa lý, các phương pháp đo các yếu tố cơ SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 2 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng bản trong trắc địa… Với các kiến thức này sẽ phục vụ đắc lực cho sinh viên trong suốt quá trình học tập và công tác sau này. Bên cạnh học lý thuyết trên lớp đi đôi với đó là công tác thực tập. Thực tập giúp sinh viên nắm rõ lý thuyết hơn và qua đó nâng cao kỹ năng làm việc khi tiếp cận thực tế. Đối với thực tập trắc địa giúp chúng ta biết các đo đạc các yếu tố cơ bản như đo góc, đo cạnh, đo cao và thiết lập lưới khống chế trắc địa. Qua đó giúp sinh viên củng cố lý thuyết và nâng cao thực hành trong quá trình tiếp cận thực tế. Đối với sinh viên Trường ĐH GTVT TPHCM công tác thực hành được nhà trường chú trọng. Khu vực tiến hành thực tập là khuôn viên Trường ĐH GTVT TPHCM. Nội dung thực tập gồm hai phần: Công tác ngoại nghiệp bao gồm đo các yếu tố trắc địa cơ bản: đo góc bằng, đo cao, đo dài và Công tác nội nghiệp bao gồm: bình sai lưới khống chế và bình sai độ cao, vẽ bình đồ trường ĐH GTVT TPHCM ( 1/200). Sau khi hoàn thành các nội dung trên sinh viên thiến hành báo cáobảo vệ với giảng viên. Qua việc thực hiện các nội dung trên giúp cho sinh viên được làm quen với công tác của người kỹ sư sau này. Và qua đó giúp sinh viên nâng cao kiến thức đã được học và tiếp thu kỹ năng thực hành trong công tác đo đạc trắc địa. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 3 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng BÁO CÁO THỰC TẬP TRẮC ĐỊA I. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ: Môn học Thực tập trắc địa tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khảo sát địa hình bằng các dụng cụ trắc địa và thể hiện địa hình, địa vật lên bản đồ. Từ đó nắm vững được các điều kiện địa hình, củng cố các kiến thức lí thuyết đã học trong Trắc địa đại cương và nâng cao kĩ năng thực hành. II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIỆC THỰC TẬP: Thời gian thực tập : Từ 17/01/2011 dến 13/03/2011 Địa điểm thực tập : Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp HCM-CS3 Dụng cụ : 1 máy kinh vỹ kỹ thuật, 1 máy thủy bình, 2 mire, 1 thước dây. III. NỘI DUNG THỰC TẬP: A. LÀM QUEN VỚI MÁY KINH VỸ 1.Nội dung: - Tập trung, tổ chức sinh viên. - Giới thiệu về máy kinh vỹ, hướng dẫn thao tác trên máy: o Giới thiệu các bộ phận của máy, các ốc điều chỉnh. o Định tâm-cân bằng, ngắm mục tiêu, đọc số vành độ đứng, vành độ ngang. 2.Dụng cụ: Máy kinh vỹ kỹ thuật 3.Phương pháp đặt máy: 3.1 Khái niệm: Đặt máy bao gồm định tâm và cân bằng máy. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 4 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng Định tâm: đưa trục quay của máy đi qua điểm định trước (đối với đo góc bằng đó là điểm góc của lưới đường chuyền). Cân bằng máy: làm cho trục quay của máy kinh vỹ thẳng đứng (vuông góc với mặt thủy chuẩn). Định tâm và cân bằng phải được tiến hành gần như cùng lúc sau cho khi trục máy vừa đi qua tâm thì nó cũng vừa vuông góc với mặt thủy chuẩn. 3.2 Thao tác: - Đặt sơ bộ chân máy: Mở khóa chân máy, kéo chân máy cao tầm ngang ngực, đóng khóa chân máy. Dùng tay giữ 2 chân máy, 1 chân đá chân máy từ từ choãi ra tạo thành tam giác gần đều, sơ bộ đặt bàn đặt máy nằm ngang và tâm của nó nằm ngay bên trên điểm cần đặt máy. - Đặt máy lên chân máy, tiếp tục cân bằng sơ bộ, cân bằng chính xác. - Đặt máy lên trên chân máy, siết vừa phải ốc giữ để cố định máy trên chân. Nhìn vào ống ngắm định tâm, xê dịch cả 3 chân máy để thấy ảnh của điểm cần đặt máy. - Nhìn vào bọt thủy tròn trên máy, mở khóa và điều chỉnh nhẹ mỗi chân máy để bọt thủy di chuyển vào giữa. - Lại nhìn vào ống định tâm: Nếu lệch tâm ít ta nới lỏng ốc cố định máy, dịch chuyển nhẹ để máy vào đúng tâm. Nếu lệch tâm nhiều ta phải dịch chuyển cùng lúc 3 chân máy để máy đúng tâm. - Tiếp tục đặt máy chính xác: xoay máy để bọt thủy dài nằm trên đường nối 2 ốc cân bằng máy, điều chỉnh 2 ốc cân bằng đó để bọt thủy dài vào giữa. Xoay máy đi 90 o , điều chỉnh ốc cân còn lại để bọt thủy vào giữa. Lặp lại quá trình trên đồng thời kiểm tra điều kiện định tâm để hoàn tất việc đặt máy. 4.Bắt mục tiêu: - Xoay máy theo trục ngang (chú ý ốc khóa chuyển động ngang) - Xoay máy theo mặt phẳng thẳng đứng (chú ý ốc khóa chuyển động đứng). - Dùng ốc ngắm sơ bộ bắt mục tiêu. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 5 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng - Sau khi khóa các chuyển động (ngang hoặc đứng), dùng ốc vi động để bắt chính xác mục tiêu, căn cứ vào hệ chỉ ngắm. Để thấy rõ ảnh của vật: sau khi bắt mục tiêu sơ bộ, điều chỉnh ốc điều ảnh để nhìn thấy rõ ảnh của hệ chỉ ngắm, điều chỉnh kính mắt để đưa ảnh lên mặt phẳng hệ chỉ ngăm, thấy rõ ảnh vật cần ngắm. 5.Đọc số trên bàn độ ngang: - Vị trí đọc số bàn độ ngang nằm phía trên so với vị trí đọc số bàn độ đứng. - Số đọc hiện trên màn hình bàn độ là giá trị đo được. ĐO GÓC BẰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ 0 A B β 1.Nội dung: Thực hiện đo góc bằng của 8 điểm trạm đo, cần tối thiểu 3 người (1 đọc số, 1 ghi sổ, 1 cầm tiêu). 2.Dụng cụ : Máy kinh vỹ , 1 cây tiêu, 3.Phương pháp: Đo đơn giản 1 lần đo (nửa lần đo thuận kính và nửa lần đo đảo kính) SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 6 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng - Đặt máy tại 1 trạm cần đo góc bằng rồi ngắm về 2 trạm kế đó để đo góc trong đa giác đường chuyền. - Đặt máy tại trạm cần đo (định tâm và cân bằng máy), điều chỉnh kính ngắm bắt điểm thấp nhất của tiêu bên trái (tiêu A), đọc số trên bàn độ ngang a 1 , ghi sổ. Xoay máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm tiêu bên phải (tiêu B), đọc số trên bàn độ ngang b 1 , ghi sổ. Đảo kính, ngắm B_đọc số b 2 , xoay cùng chiều kim đồng hồ ngắm A_đọc số a 2 . Mẫu sổ đo góc bằng: xem bảng ĐO DÀI LƯỚI KHỐNG CHẾ 1. Nội dung: Đo chiều dài các cạnh giữa các trạm đo 2.Dụng cụ: Thước dây, sào tiêu và fiches. 3.Phương pháp: Đo dài bằng thước dây một lần đo (nửa lần đo đi và nửa lần đo về). 3 người: 1 trước, 1 sau, 1 ghi sổ. - Đặt hai sào tiêu tại A và B để đánh dấu mục tiêu ngắm. Người sau cắm tại A 1 thẻ đồng thời đặt vạch 0 của thước tại A, điều khiển cho người trước đặt thước nằm trên đường thẳng AB. Khi thước đã đúng hướng, cả hai đều căng thước cho thước nằm ngang (vạch 0m phải trùng với A), người trước đánh dấu vạch 30m xuống đất bằng cách cắm tại đó. Người sau nhổ thẻ tại A, người trước để lại cây thẻ vừa cắm rồi cùng tiến về B. đến cây thẻ do người trước cắm, người sau ra hiệu cho người trước đứng lại. Các thao tác đo được lặp lại như trên cho đến lúc điểm B. thông thường đoạn cuối ngắn hơn chiều dài thước nên người trước căn cứ vào điểm B để đọc đoạn lẻ trên thước và ghi vào sổ đo. Mẫu sổ đo dài: xem bảng ĐO CAO LƯỚI KHỐNG CHẾ a a A B b b 1 1 2 2 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 7 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng 1.Nội dung: Xác định chênh cao giữa 2 diểm khống chế 2.Dụng cụ: Máy kinh vĩ và mire. 3.Phương pháp: Đo cao từ giữa, 2 lần đo, dùng máy kinh vĩ với góc V=0 thay cho máy thủy chuẩn. 3 người: 1 đi mire, 1 đứng máy, 1 ghi sổ. - Sơ bộ xác định điểm đặt máy nằm trên trung trực cạnh nối 2 điểm A, B cần đo chênh cao (nhằm loại các sai số). Đặt máy tại điểm vừa xác định được (chỉ cân bằng, không định tâm). Điều chỉnh cho góc đứng V=0 o 00’00’’. Dựng mire tại A, đọc giá trị chỉ giữa trên mire sau a 1 (mire dựng tại A). Tiếp tục đặt mire tại B, đọc giá trị chỉ giữa trên mire trước b 1 . Thay đổi chiều cao máy ít nhất 10cm, cân bằng máy, đọc giá trị chỉ giữa trên mire trước đặt tại B, b 2 . Đặt mire tại A, đọc giá trị chỉ giữa trên mire sau tại A, a 2 . Mẫu sổ đo chênh cao: xem bảng ĐO ĐIỂM CHI TIẾT A B l l 1 2 V l 1.Nội dung: Xác định các giá trị cần thiết để xác định được tọa độ và độ cao tương đối của điểm bất kì so với trạm đo. 2.Dụng cụ: Máy kinh vĩ và mire. 3.Phương pháp: Đo thị cự. 3 người: 1 đi mire, 1 đứng máy, 1 ghi sổ. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 8 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng - Khoanh vùng giới hạn cho mỗi trạm đo và chọn những điểm đo chung của các trạm để kiểm tra kết quả. - Đặt máy tại từng trạm đo, ngắm chuẩn về 1 điểm khống chế của lưới khống chế, điều chỉnh số đọc bàn độ ngang về 0 o 00’00’. - Quay máy cùng chiều kim đồng hồ, lần lượt ngắm các điểm chi tiết. Tại mỗi điểm đọc các giá trị: giá trị chỉ trên, dưới, giữa của mire, cho người đi mire di chuyển, đọc tiếp góc bằng b, góc đứng V (tốt nhất nên để V= 0 o 00’00’). - Trong quá trình đo vẽ phác thảo sơ đồ từng trạm và ký hiệu điểm (cần thống nhất tuyệt đối giữa sơ đồ và sổ đo). Ghi chú: Các điểm chi tiết được chọn để đặc trưng được địa hình, dáng đất, địa vật. IV .KẾT LUẬN: Trong suốt thời gian thực tập tại thực địa và xử lý số liệu tại nhà, toàn bộ các thành viên trong nhóm đã phát huy được tinh thần làm việc nghiêm túc, kỷ luật cao. Các thành viên trong nhóm đã hoàn thành tốt phần việc của mình. Tất cả các thành viên trong nhóm đã tự mình thực hiện tất cả các công việc trong đượt thực tập từ đi mire, định tâm cân bằng máy, đứng máy, đặt sào tiêu, căng dây đo dài, ghi sổ, chọn điểm, bình sai, vẽ bình đồ … Đợt thực tập đã bổ sung kiến thức về thực tế công việc tại thực địa và hoàn thiện thêm kiến thức lý thuyết về trắc địa địa cương. Thêm vào đó đợt thực tập còn giúp từng thành viên hiểu rõ cách tổ chức, phân phối công việc và ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc nhóm. Đó là những kiến thức cần thiết, bổ ích, làm nền tảng cho công việc của Kỹ sư xây dựng sau này. Tuy nhiên kết quả của nhóm vẫn còn một số sai sót vì là lần đầu tiên ra thực địa và thời gian chuẩn bị cho được thực tập quá hạn chế. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu cho nhóm. Chúng em chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các giáo viên hướng dẫn trong đợt thực tập vừa qua. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 9 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng PHẦN I: NGUYÊN TẮC CHỌN ĐƯỜNG TRUYỀN - Dựa trên khuôn viên trường ĐHGTVT.HCM ta lựa chọn đường truyền phù hợp. - Đầu tiên ta khảo sát khuôn viên trường để lựa chọn đường truyền phù hợp. - Đỉnh đường truyền phải đặt ở nơi có nền đất cứng, ổn định, có tầm nhìn bao quát. - Chiều dài các cạnh của đường truyền phải dài từ 20m đến 350 m và các cạnh tương đối bằng nhau - Tại mỗi đỉnh của đường truyền phải thấy được đỉnh trước và đỉnh sau. - Các đỉnh có các góc càng gần 180 0 càng tốt. - Sau khi chọn xong các đỉnh đường truyền chúng ta tiến hành đánh dấu các cọc đó bằng sơn hoặc bằng cọc. các cọc phải được bảo cệ, luôn cố định để có thể làm cơ sở cho tính toán sau này. PHẦN II: NỘI DUNG ĐO ĐƯỜNG TRUYỀN KINH VĨ • Đo góc bằng: - Dùng máy kinh vỹ hoặc máy thuỷ bình, mia hoặc cọc tiêu để đo góc bằng - Dùng phương pháp đo đơn giản để đo. - Đặt máy tại điểm nào đó trên đường truyền, ngắm về 2 đỉnh kề nó. - Dùng máy đo 2 lần thuận kính và đảo kính. - Khi đo thì hiệu hai lần đo đó phải ≤ 1.5*t* ( với t = 10, số đỉnh đường truyền bằng 5) SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 10 [...]... = - SI-II = - −0, 068 194,14 60,91 = 0,021 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 14 Báo cáo thực tập trắc địa V∆X(II-III) = - SII-III = - GVHD: Hồ Việt Dũng −0, 068 194,14 39,59 = 0,014 −0, 068 194,14 V∆X(III-IV) = - SIII-IV = - 51,44= 0,018 −0, 068 194,14 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 15 Báo cáo thực tập trắc địa V∆X(IV-V) = - V∆X(V-I) = - V∆Y(I-II) = - GVHD: Hồ Việt Dũng SIV-V = - SV-I = -... -4,5 II 2735,8 III 2731,3 51,44 220 0,7 220,7 IV 2952 14,00 -340 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 0,2 21 -339,8 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng V Tổng 2612,2 28,2 194,14 -112,5 -2,5 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 0,3 22 -112,2 GVHD: HỒ VIỆT DŨNG BÁO CÁO TT TRẮC ĐỊA BẢNG SỐ LIỆU ĐO CÁC ĐIỂM CHI TIẾT SỐ LIỆU ĐO CHI TIẾT SỔ ĐO CHI TIẾT Trạm đo: I Cao độ trạm đo: 2500 mm Tên điểm... cầu • Tính toán bình sai đường chuyền kinh vĩ Bình sai góc đo: Tổng các góc bằng đo thực tế:[βđo] = β1 + β2 + β3 + β4 + β5 = 540o1’26’’ Tổng các góc đo bằng lý thuyết: [βlt] = ( n – 2) * 1800 = (5-2)*1800 =5400 Sai số góc bằng: f β = [βđo] - [βlt] = 1’26’’=86” SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 12 Báo cáo thực tập trắc địa Sai số khép góc giới hạn: fβgh = ± 40 GVHD: Hồ Việt Dũng = 89” Do | f β |< |... 390047’32.2” - 91039’22.8’’+ 1800 = 47908’9.4’’ α IV-V = α III-IV - +1800 =47908’9.4’’ - 117037’35.8’’ + 1800 = 541o30’33.6’’ α V-I = α IV-V - +1800 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 13 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng = 541o30’33.6’’ - 156011’32.8’’ + 1800 = 565o19’0.8’’ +1800 α I-II = α E-F - = 565o19’0.8’’ - 85019’0.8’’ +1800 = 660o00’00’’ = 300o00’00’’ + Tính và bình sai số gia... 180O27’55’’ 90o00’00’’ 207O37’57’’ 27O37’57’’ 270O00’14’’ 0o00’00’’ 156o12’03’’ 336O12’03’’ 180O00’10’’ 90o00’00’’ 246O11’55’’ 113O48’57’’ 270O00’26’’ Góc bằng lần đo Góc bằng TB Chú thích Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng • Đo chiều dài cạnh đường chuyền: - Dùng máy kinh vĩ, cọc tiêu và thước dây - Phương pháp đo: • Đặt máy tại đỉnh đường truyền, ngắm về đỉnh đường truyền cần đo, điều chỉnh... - 194,1460,91 = - 0,006 0, 02 194,14 V∆Y(II-III)= - SII-III = - 39,59 = - 0,004 0, 02 194,14 V∆Y(III-IV) = - SIII-IV = - 51,44 = - 0,005 0, 02 194,14 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 16 Báo cáo thực tập trắc địa V∆Y(IV-V)= - GVHD: Hồ Việt Dũng SIV-V = - 14,00 = - 0,002 0, 02 194,14 V∆Y(V-I)= - SV-I = - 28,20 = - 0,003 Tính số gia toạ độ sau bình sai ∆X’I-II = ∆XI-II + V∆X(I-II) = 30,455+ 0,021... ∆YIII-IV + V∆Y(III-IV) = 44,931 -0,005= 44,926 ∆Y’IV-V = ∆YIV-V + V∆Y(IV-V) = -0,369 - 0,002 = -0,371 ∆Y’V-I = ∆YV-I + V∆Y(V-I) = -12,059 - 0,003= - 12,062 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 17 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng Tính toán tọa độ đỉnh các đỉnh đường chuyền XII = XI + ∆X’I-II = 2500 + 30,476 = 2530,476 XIII = XII + ∆X’II-III = 2530,476 + 34,023 = 2564,449 XIV = XIII + ∆X’III-IV... 2467,507 YIV = YIII + ∆Y’III-IV = 2467,507 + 44,926 = 2512,433 YV = YIV + ∆Y’IV-V = 2512,433 – 0,371 = 2512,062 YI = YV + ∆Y’V-I = 2512,062 – 12,062= 2500 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 18 Báo cáo thực tập trắc địa Tên Điểm Góc bằng đo được Số hiệu chỉnh GVHD: Hồ Việt Dũng Góc bằng sau bính sai Góc định hướng Độ dài cạnh đo(m) Số gia tọa độ chưa bình sai ∆x ∆y V∆x V∆y I 300000’00’’ 0 II 85 19’18’’... -52,75 -0.006 20,267 -0.004 44,931 -0.005 -0,369 -0.002 -12,059 -0.003 -18,232 Tọa độ x (m) 2500 y (m) 2500 2530,476 2447,244 2564,44 9 2467,507 2539,472 2512,433 2525,482 2512,062 2500 2500 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng KẾT QUẢ ĐO CHÊNH CAO Trạm đo Điểm đặt Lầ n 1 I-II I-II II-III II-III III-IV III-IV IV-V IV-V V-I V-I 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 2 3 4 5 Chú giải: Mia sau Mia trước Trên Giữa... - SI-II = 2,5 194,14 60,91 = 0,8 mm 2,5 194,14 Vh(II-III) = - SII-III = 39,59 = 0,5 mm 2,5 194,14 Vh(III-IV) = - SIII-IV = 51,44 = 0,7 mm 2,5 194,14 SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 20 Báo cáo thực tập trắc địa Vh(IV-V) = - GVHD: Hồ Việt Dũng SV-I = 14,00 = 0,2 mm 2,5 194,14 Vh(V-I) = - SV-I = 28,2 = 0,3 mm Tính độ chênh cao sau bình sai h′I-II = hI-II + Vh(I-II) = 235 + 0,8 = 235,8 mm h′II-III . Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng Báo cáo thực tập trắc địa SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 1 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD:. thực hành trong công tác đo đạc trắc địa. SVTH: DƯƠNG VĂN THỊNH - LÊ TẤN THÍCH 3 Báo cáo thực tập trắc địa GVHD: Hồ Việt Dũng BÁO CÁO THỰC TẬP TRẮC ĐỊA I.

Ngày đăng: 11/03/2014, 01:20

Hình ảnh liên quan

Mẫu sổ đo góc bằng: xem bảng - Báo cáo thực tập trắc địa pot

u.

sổ đo góc bằng: xem bảng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Mẫu sổ đo chênh cao: xem bảng - Báo cáo thực tập trắc địa pot

u.

sổ đo chênh cao: xem bảng Xem tại trang 8 của tài liệu.
BẢNG SỐ LIỆU ĐO CÁC ĐIỂM CHI TIẾT - Báo cáo thực tập trắc địa pot
BẢNG SỐ LIỆU ĐO CÁC ĐIỂM CHI TIẾT Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 3.1 Khái niệm:

    • Đo GÓC BẰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ

    • Đo dài LƯỚI KHỐNG CHẾ

      • 1. Nội dung:

  • PHẦN I: NGUYÊN TẮC CHỌN ĐƯỜNG TRUYỀN

  • PHẦN II: NỘI DUNG ĐO ĐƯỜNG TRUYỀN KINH VĨ

    • SỐ ĐO GÓC - THEO PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

  • BẢNG SỐ LIỆU ĐO CÁC ĐIỂM CHI TIẾT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan