KỸ NĂNG THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

5 522 1
KỸ NĂNG THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG 2238 Bạn đọc thích bài này In bài viết Trong tác phẩm Đường đến thành công, tác giả Thomas Robarge cho rằng muốn hiện thực hóa những ước mơ của mình, bạn phải có sự trải nghiệm và những phẩm chất cần thiết. Đó là: Thái độ lạc quan: Thái độ lạc quan giúp bạn dễ dàng ứng phó với khó khăn trắc trở và giúp bạn hành động hiệu quả hơn, sáng suốt hơn trong mọi công việc. Sự linh động: Phải biết linh động thay đổi trong mọi tình huống, nhất là trong cuộc sống xô bồ và “dễ đổi thay” như ngày nay. Bạn thử tưởng tượng: Hôm nay, bạn đang làm những chuyện mà 5 năm trước, bạn không dám nghĩ đến! Niềm tin: Không có sức mạnh nào lớn hơn niềm tin vào năng lực của chính mình. Bạn chắc còn nhớ tác phẩm “Tình yêu cuộc sống” nổi tiếng của Jack London? Nếu không có niềm tin tuyệt đối và sự quý yêu cuộc sống vô vàn của nhân vật chính, anh ta hẳn đã chết trong băng tuyết cực lạnh của Bắc Cực rồi. Vì vậy, để thành công, bạn hãy luôn tâm niệm trong lòng mình “Tôi làm được, tôi phải làm được, tôi sẽ thành công, tôi sẽ chiến thắng!” Tôi có thể là những gì tôi muốn: Vì vậy, bạn luôn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Một đứa trẻ lớn lên có thể trở thành một chính khách vĩ đại, một thương gia giàu có, một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử. Cũng như Siemens, người khi còn bé có một gia cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng ông đã kiên quyết đeo đuổi việc học và nghiên cứu để trở thành một chuyên gia cơ khí, một thương gia lỗi lạc của thế giới, và ông được vinh danh đặt tên cho hãng điện tử Siemens nổi tiếng ngày nay. Tự kỷ thành công của mình: Đây là một cách tự kỷ để giúp cho tinh thần của bạn thêm phấn chấn. Bạn hãy hỏi: “Mình sẽ được gì nếu đạt được mục tiêu đề ra?” và hãy liệt kê những “thành quả tương lai” của bạn. Thành công trong tâm tưởng bạn sẽ “quyến rũ” thành công thực sự. Luôn nuôi dưỡng động lực mọi lúc mọi nơi: Hãy viết ra những mục tiêu của bạn trên giấy và luôn đem theo chúng bên mình để xem đi xem lại khi có thể. Nếu mục tiêu là “vật hữu hình”, hãy vẽ nó ra và đặt ở những nơi quan sát được. Điều này sẽ giúp bạn hâm nóng bầu nhiệt huyết của mình. Thất bại: “Thất bại là mẹ thành công”, và bất cứ ai thành công cũng đều đã từng nếm qua vị đắng của thất bại. Thế nhưng, thất bại chính là hình bóng đứng sau thành công và bạn phải biết cám ơn nó. Những người thành công là những người có nhiều trải nghiệm, họ đã từng phải ứng phó, đối mặt và học hỏi rất nhiều từ thất bại của mình. Nếu bạn đã thất bại, không có nghĩa bạn đã thua. Bạn phải tìm ra nguyên nhân và học hỏi từ nó để có thể rút ra bài học cho riêng mình và tiếp tục tiến bước đến thành công. Lên danh sách những khó khăn gặp phải: Muốn đạt được mục tiêu, bạn phải nắm rõ những khó khăn gặp phải. Chẳng hạn nếu bạn thiếu thời gian hoàn thành công việc nào đó, bạn phải ghi rõ nguyên nhân. Tiếp đến, để vượt qua khó khăn, hãy liệt kê 5-6 nhiệm vụ cần hoàn thành. Nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ở vị trí đầu tiên. Lên kế hoạch hoàn thành từng nhiệm vụ một theo thứ tự ưu tiên. Bạn càng tìm nhanh giải pháp, bạn càng nhanh thoát khỏi những khó khăn gặp phải. Đi tìm những khoảng lặng: Hãy tập thực hành “thiền định”, suy nghĩ và lên kế hoạch giải quyết vấn đề trong một không gian tĩnh lặng. Nếu khó khăn quá nghiêm trọng, bạn đừng giải quyết ngay. Hãy tìm một không gian yên ắng và dành thời gian để suy nghĩ về nó. Giúp đỡ mọi người: Một mình bạn có thể làm tốt được mọi việc không. Chắc chắn là không. Vì vậy bí quyết đằng sau thành công của những người thành đạt chính là khả năng họ làm việc “ăn rơ” với tất cả mọi người. Sự làm việc “ăn rơ” ấy xuất phát từ việc họ không nề hà giúp đỡ những người xung quanh trong khả năng của họ. Tinh thần làm việc đồng đội không chỉ giúp cho bạn và mọi người dễ dàng giải quyết các khó khăn mà về sau, bạn sẽ có những đồng sự hỗ trợ đắc lực khi bạn gặp khó khăn. Bạn thấy đó, thành công không nằm xa tầm tay của bạn. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà mình yêu thích. Thành công hay thất bại, tất cả đều do chúng ta quyết định. Vậy thì bạn hãy dành thời gian đi tìm giấc mơ cho mình và HIỆN THỰC HÓA chúng. 9 Kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao: Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Tư duy sáng tạo: Muốn nghĩ khác hãy làm khác Sự kiện: Giáo dục / đào tạo / kỹ năng mềm / đào tạo kỹ năng mềm 9 kỹ năng mềm để thành công Bạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có những kĩ năng mềm. Thế nào là những kỹ năng mềm? Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. 9 Kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng? Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng mềm, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả. Các dạng kỹ năng “mềm” Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan. ==> Tham khảo thêm các bài viết về ky nang mem Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần. ==> 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn. - Nhìn thẳng vào mắt người đối diện - Đừng tỏ ra bồn chồn - Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực - Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề - Phát âm chính xác - Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Luyện kỹ năng sáng tạo: Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. ==> Luyện tư duy sáng tạo theo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Đa năng và biết ưu tiên công việc: Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng. Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này. Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống? Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc: (http://wdr.doleta.gov/SCANS/) 1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn) 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem) 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills) 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills) 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) . cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc: (http://wdr.doleta.gov/SCANS/) 1 (Interpersonal skills) 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational

Ngày đăng: 10/03/2014, 23:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG

    • Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?

    • Tư duy sáng tạo: Muốn nghĩ khác hãy làm khác

    • Sự kiện: Giáo dục / đào tạo / kỹ năng mềm / đào tạo kỹ năng mềm

    • 9 kỹ năng mềm để thành công

    • Thế nào là những kỹ năng mềm?

    • 9 Kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao

    • Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?

      • Các dạng kỹ năng “mềm”

      • Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

      • Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan