Giáo trình nghệ thuật học pdf

115 29.1K 1.6K
Giáo trình nghệ thuật học pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT 1 1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật 1 1.1. Đối tượng nghiên cứu 1 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1 2. Nguồn gốc của nghệ thuật 1 2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết 1 2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội 3 CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY 5 BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY 6 1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy 6 2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy 6 3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy 8 BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI 10 1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại 10 2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản 11 BÀI 3: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI 16 1. Văn hóa, xã hội thời kỳ La Mã cổ đại 16 2. Nghệ thuật Kiến trúc 16 3. Nghệ thuật Điêu khắc 18 BÀI 4: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG CỔ 21 1. Hoàn cảnh xã hội thời Trung cổ phương tây 21 2. Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ 21 3. Nghệ thuật Hội họa 22 4. Nghệ thuật Điêu khắc 23 BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG 24 1.Văn hóa, xã hội thời kỳ Phục hưng 24 2. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng 26 3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng 27 BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN 34 1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển 34 2. Đặc điểm nghệ thuật Cổ điển 34 BÀI 7: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII 38 1. Đặc điểm văn hóa, xã hội 38 2. Một số thành tựu nghệ thuật 38 BÀI 8: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX 41 1. Vài nét về văn hóa, xã hội 41 2. Đặc điểm nghệ thuật 41 CHƯƠNG III: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG 46 46 BÀI 1: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ 47 1. Văn hóa, xã hội Ấn Độ 47 2. Đặc điểm nghệ thuật 48 BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 52 1. Vài nét về văn hóa, xã hội 52 2. Đặc điểm nghệ thuật Trung Quốc 53 3. Thành tựu mỹ thuật Trung quốc 54 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 62 1. Nghệ thuật Hội họa 62 1.1. Nghệ thuật Ân tượng 62 1.2. Xu hướng nghệ thuật Tân ấn tượng (Néo – Impresionnisme) và Hậu Ấn tượng 66 1.3. Nghệ thuật Dã thú 70 1.4. Nghệ thuật Lập thể 72 1.5. Nghệ thuật Trừu tượng 73 1.6. Nghệ thuật Siêu thực (SURRÉALESME) 75 2. Mỹ thuật ứng dụng (Design) 77 3. Nghệ thuật sắp đặt 77 CHƯƠNG V: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT 79 BÀI 1: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 80 1. Cơ sở phân chia các loại hình nghệ thuật 80 2. Khái niệm nghệ thuật Kiến trúc 81 3. Lịch sử hình thành và phát triển 83 4. Đặc trưng ngôn ngữ và các thể loại Kiến trúc 83 BÀI 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC 87 1. Khái niệm 87 2. Lịch sử hình thành và phát triển 87 3. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc 87 4. Các thể loại điêu khắc 88 BÀI 3: NGHỆ THUẬT HỘI HỌA 91 1. Khái niệm 91 2. Lịch sử hình thành và phát triển 91 3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại hội họa 91 BÀI 4: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 95 1. Khái niệm 95 2. Lịch sử hình thành và phát triển 95 3.Đặc trưng nghệ thuật trang trí 95 4. Các thể loại nghệ thuật trang trí 96 BÀI 5: NGHỆ THUẬT MÚA 97 1. Khái niệm 97 2. Lịch sử hình thành và phát triển 97 3. Đặc trưng nghệ thuật múa 97 4. Một số thể loại nghệ thuật múa 98 BÀI 6: NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU 103 1. Khái niệm 103 2. Lịch sử hình thành, phát triển 103 3. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Sân khấu 103 BÀI 7: NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH 107 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển 107 2. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Điện ảnh 107 109 BÀI 8: NGHỆ THUẬT VĂN HỌC 110 1. Khái niệm 110 2. Lịch sử hình thành và phát triển 110 3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại văn học 110 CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT Mở đầu Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật nói riêng, mà ở đây vấn đề nghiên cứu chính là những thành tựu của con người đạt được qua các giai đoạn lịch sử về: văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, hội họa…Từ đó nghiên cứu sâu về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như những đặc trưng cơ bản của các loại hình nghệ thuật. Từng chương trong học phần này sẽ giải quyết các vấn đề đó. Chương 1 sẽ bắt đầu với việc lý giải nguồn gốc của nghệ thuật. Mục tiêu - Giải thích các căn cứ nguồn gốc của nghệ thuật - Nêu bật được tính khoa học và ưu thế của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa. Từ đó giúp người học có cái nhìn toàn diện về sự ra đời và nguồn gốc của nghệ thuật. 1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật 1.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật cơ bản. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Hệ thống những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, so sánh các giai đoạn khác nhau để tháy được những tiến bộ vượt bậc của con người trong diễn trình lịch sử. 2. Nguồn gốc của nghệ thuật 2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết. Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thoát thai khỏi giới động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội loài người được hình thành: Xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Công cụ lao động của các cư dân đầu tiên này đều được làm từ đá. Vì vậy, theo khảo cổ học thời kỳ này được gọi là thời kỳ đồ đá, gồm ba giai đoạn: Đồ đá cũ - đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kỳ đồ đá cũ con người sống bằng săn bắt và đánh cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động. Trải qua một thời gian dài với người Crôma nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp đã xuất hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặc, trang trí vách hang bằng các hình vẽ thú vật và họ còn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất liệu như ngà, xương… Tộc người này sống vào cuối thời kỳ đồ đá cũ. Phải chăng đây là lúc nghệ thuật tạo hình xuất hiện và một đời sống thẩm mỹ đã dần được hình thành? 1 Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và từ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như Antamira (Tây ban nha) Látxcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống nguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lại những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay. Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ thuật của thời nguyên thuỷ. Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí. Thuyết bắt chước là sự mô phỏng các sự vật xung quanh, nghệ thuật là sự sáng tạo trên căn cứ có sẵn của thế giới hiện thực khách quan. Thuyết Du hí: Nghệ thuật giải trí lành mạnh: nghệ thuật Múa, âm nhạc ra đời. Thuyết ma thuật: Nghệ thuật không phải thứ tôn giáo thần bí, ma thuật .Tính chất ma thuật được thể hiện ở những gia đoạn sơ khai, mông muội khi con người cảm thấy mình quá nhỏ bé trước thế lực siêu nhiên. Thuyết Biểu hiện: Biểu hiện cảm xúc của tác giả được thể qua tác phẩm Nguồn gốc của nghệ thuật được lý giải trên cơ sở thuyết “Tổng sinh lực và sinh lực thừa”. Nghệ thuật bước ra từ đời sống con người. Ví dụ: Người bình thường sản xuất được 10 giỏ tre một ngày. 2 Một người năng lực ưu tú vượt trội: sản xuất 10 giỏi tre chỉ 1/2 ngày, thời gian rỗi còn lại người đó còn chau chuốt cho giỏ tre đó thẩm mỹ hơn, sơn màu và trang trí các chi tiết đẹp mắt.Như vậy nghệ thuật ra đời khi con người thỏa mãn sự say mê của tác giả, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần. 2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội - Nghệ thuật giúp con người nhận thức thế giới trong tính tổng thể - toàn vẹn của nó. - Nghệ thuật phản ánh một mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực nói chung. - Nhờ nghệ thuật con người hiểu biết di sản văn hóa thế giới - Số phận con người trong xã hội là đối tượng trung tâm của phản ánh. Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình, tự nghiền ngẫm và xem xét bản thân… Nghệ thuật đảm nhiệm chức năng giáo dục sâu sắc và có hiệu quả nhất so với hình thái ý thức xã hội. Nghệ thuật làm cho mỗi người phải tự ưu tư, trăn trở, lựa chọn, nêu ra những giá trị tích cực và phương tiện thẩm mỹ hay đạo đức mà không gò vào các khuôn mẫu. Sức mạnh giáo dục của nghệ thuật chủ yếu hướng vào tình cảm. Nghệ thuật chỉ ra, nhấn mạnh nét đẹp trong cuộc sống mà ở đời thường con người không nhận ra, khêu gợi tình cảm trong sáng của con người, làm con người thêm yêu và hòa nhịp vào cuộc sống. 3 Câu hỏi: 1. Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật và sự hiểu biết của bạn về Tổng sinh lưc và sinh lực thừa. 2. Phân tích tính sự đổi mới của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa trên cơ sở những minh chứng nghệ thuật cụ thể. 3. Nêu vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội. 4 CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY Mở đầu Con người ngay từ thời cổ đại đã có những sáng tạo vượt bậc về văn học, thiên văn học, khoa học, nghệ thuật. Trong đó mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn chương được coi là những loại hình phát triển, nó thể hiện tư duy thâm mỹ cao của con người. Dần dà qua các giai đoạn lịch sử với đỉnh cao thời kỳ văn hóa Phục Hưng con người đã thể hiện sức sáng tạo của những con người “khổng lồ”. Thời kỳ khai sáng, thời kỳ cận đại, nghệ thuật mang nhiều màu sắc. Chương 2 sẽ giải quyết những thắc mắc của con người hiện đại về những sáng tạo vô cùng kỳ diệu của con người phương Tây qua các giai đoạn cổ đại, Trung cổ, Phục Hưng, Khai sáng, Cận đại. Mục tiêu - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nền tảng về văn hóa xã hội phương Tây. - Làm bật lên những sáng tạo và thành tựu đạt được của con người trong các giai đoạn này, đồng thời hiểu biết cơ bản về đặc điểm nghệ thuật cũng như lý tưởng thẩm mỹ của con người phương Tây qua các giai đoạn khác nhau. 5 BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY 1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy 1.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật Trong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ý thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thành công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện và rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú như ngựa, bò, hươu, tuần lộc… điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ, các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính của họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. 1.2. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu Một vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màu vẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài các khoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite (ô xit sắt hay đất son) màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxit mangan hay than đá. Một số cộng đồng người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để có chất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống động vật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu của điêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá mềm… 2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy Ngày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớn đều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang còn lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô (Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra được phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hình vẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chính là một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang có nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi đông) trong các dáng khác nhau và rất sống động. Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn được thể hiện với những đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn gọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”. 6 Hang Latxcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Latxcô, do một sự bất ngờ chúng tìm thấy một chiếc hang lớn. Trên vách và trần hang chúng thấy có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò… Ngựa ở hang Latxcô được thể hiện có màu sắc và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công đến mức người ta có thể ví nó với hình vẽ ngựa của các hoạ sĩ Trung Quốc, những bậc thầy về diễn tả con vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá độc đáo. Màu được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ được tô màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn tả khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định tuổi từ khoảng 15.000 đến 10.000 năm trước công nguyên. Bên cạnh hình thú, ở đây còn có hình tượng con người: Những người đi săn bị thương ở giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa với mặt nạ thú… Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn có chấm ở giữa là mặt trời ( )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ thuật của thời nguyên thuỷ. Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí. Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi trên thế giới: Người Olduvai ở Đông phi, người Bắc Kinh (Trung Quốc), người Nêanđéctan (Đức), người Crôma nhông (Pháp) … Dấu vết về nghệ thuật của họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu (Bắc Âu). 7 [...]... những bài học vô giá với nhiều thế hệ nghệ sĩ muốn học hỏi và nghiên cứu về nghệ thuật 2 Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng Danh từ phục hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp nghĩa là sự tái sinh hay hồi phục Quan niệm về sự tái sinh nghệ thuật, sự hồi sinh của tất cả những gì cao cả và vĩ đại Nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ nhất là ở Phờlorăngxơ (Florence) Người ý cho rằng nền nghệ thuật. .. nghệ thuật tạo hình châu âu sau này 1.2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí kiến trúc Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng Họ thờ rất nhiều vị thần Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ Nó cũng giống nghệ thuật. .. nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần như chiếm độc quyền Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng phục hưng cách tân và đưa ra phong cách nghệ thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo nghệ thuật 4 Nghệ thuật Điêu khắc Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng được phục hồi trở lại từ thế kỷ XI Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá… Do quy định nghiêm ngặt của tôn giáo, giáo. .. hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người 10 Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Hy Lạp Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN 2 Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản 2.1 Nghệ thuật hội họa Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp... đổ La mã Vì vậy sứ mệnh của họ là phải làm cho nghệ thuật được phục hồi, được sống lại Vào đầu thế kỷ XIV các nghệ sĩ ý đã quyết tâm tạo ra một nghệ thuật mới, khác xa với nghệ thuật thời trung cổ (Middle - Age) Cùng với sự tái sinh của mỹ thuật còn có sự tái sinh của văn chương của thuyết tâm linh… Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật, văn học Phong trào văn hoá mới này được gọi là phong... hội hoạ đúng là nghệ thuật tự do như nghệ thuật hùng biện, văn phạm, triết học và phép biện chứng Ông và các hoạ sĩ khác nghĩ rằng phải dựa trên cơ sở khoa học mới có thể biến hội hoạ từ nghề thủ công bị coi nhẹ thành nghệ thuật đáng coi trọng Đó là lẽ cũng chính là lý do khiến Léonar de vin ci say mê nghiên cứu luật phối cảnh và cấu trúc cơ thể người, ông muốn nghệ thuật gắn bó với khoa học 28 Tài năng... học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi… Mặc dù vậy, trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có những sáng tạo riêng và góp rất lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình Nhất là nghệ thuật kiến trúc Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đạt đến đỉnh cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã Vì vậy có thể khẳng... và sự thành lập các trường Đại học (TK XII - XIII) đã tạo điều kiện cho một trào lưu văn hoá mới ra đời vào thế kỷ XV ở Ý Đó là trào lưu văn hoá phục hưng Trung cổ nằm giữa giai đoạn cổ đại và phục hưng 2 Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ 2 1 Nghệ thuật Kiến trúc Bi dăng tanh Một phong cách nghệ thuật tồn tại trong giai đoạn này là Bi dăng xơ và thường được gọi là nghệ thuật Bi dăng tanh Kiến trúc Bidăngtanh... trong nghệ thuật thời kỳ cổ điển của một nền, một phong cách nghệ thuật chính là lúc nghệ thuật đó đạt đến đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách ở thời tiền phục hưng, mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu Song ở một vài tác giả, ở một số tranh của họ bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc… Nhưng sang thế kỷ XVI, mỹ thuật. .. Lê ô na đờ vanh xi, Raphaen, Tixiêng, Gioóc giôn… Mỹ thuật phục hưng phát triển manh ở cả ba loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ Điều đáng nói ở đây là một phong cách nghệ thuật tạo hình mới được hình thành và định hình vào thế kỷ XVI Trong đó hội hoạ là loại hình nghệ thuật phát triển mạnh nhất từ trước đến lúc đó Nó đã được các nghệ sĩ sáng tạo theo quan điểm mang tính chất nhân văn, . NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT Mở đầu Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát. sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng 26 3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng 27 BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN 34 1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển

Ngày đăng: 10/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT

    • 1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật

      • 1.1. Đối tượng nghiên cứu.

      • 1.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 2. Nguồn gốc của nghệ thuật

        • 2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết.

        • 2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội

        • CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY

          • BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY

            • 1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy

            • 2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy

            • 3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy

            • BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI

              • 1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại

              • 2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản

              • BÀI 3: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI

                • 1. Văn hóa, xã hội thời kỳ La Mã cổ đại

                • 2. Nghệ thuật Kiến trúc

                • 3. Nghệ thuật Điêu khắc

                • BÀI 4: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG CỔ

                  • 1. Hoàn cảnh xã hội thời Trung cổ phương tây

                  • 2. Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ

                  • 3. Nghệ thuật Hội họa

                  • 4. Nghệ thuật Điêu khắc

                  • BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG

                    • 1.Văn hóa, xã hội thời kỳ Phục hưng

                    • 2. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng

                    • 3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng

                    • BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN

                      • 1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan