Sự phát triển kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm ví dụ ở việt nam

23 1.3K 7
Sự phát triển kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm ví dụ ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự phát triển kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm ví dụ ở việt nam

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 3: GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng SVTH: Nhóm 3 - NH10 - K33 Nhận xét của giáo viên 2 Họ và tên MSSV 1. Nguyễn Ngọc Hằng Linh 107207920 2. Nguyễn Thụy Bích Trâm 107207938 3. Phạm Huyền Trân 107207940 4. Nguyễn Thị Bích Thường 107207835 5. Phạm Thùy Trang 107207838 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Khái niệm bảo hiểm 6 2. Các loại hình bảo hiểm 6 PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM. 1. Thực trạng bảo hiểm trước năm 2006 7 2. Thực trạng bảo hiểm sau năm 2006 10 PHẦN 3: TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM. 1. Dân số và nhu cầu đào tạo 17 2. Phát triển kinh tế 18 3. Sự phát triển của thị trường tài chính 18 4. Sự ủng hộ của nhà nước Việt Nam 19 PHẦN MỞ RỘNG: SINGAPORE- MỘT QUỐC GIA PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM 20 LỜI KẾT THÚC. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hoạt động bảo hiểm ngày càng sôi động và đã trở thành một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Bảo hiểm xuất hiện nước ta vào những năm 1963 nhưng chỉ phát triển và thật sự đạt những thành tựu to lớn vào những năm gần đây khi nền kinh tế đang ngày càng tăng trưởng và vững mạnh. Cũng giống như các ngành dịch vụ khác, hoạt động của ngành bảo hiểm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: hệ thống pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, công nghệ,…trong đó sự phát triển của kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành bảo hiểm hiện nay. Bài tiểu luận này chúng em xin đưa ra vài dụ thực tiễn chứng minh sự tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm. 5 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm Bảo hiểm : Bảo hiểm là một sự thoả thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ chức khác (người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra. Bảo hiểm ngày nay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểmsự thoả thuận có tính chất ràng buộc pháp lý được lập bằng văn bản, thông qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm để người được bảo hiểm hoặc một người thứ ba (người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) được nhận số tiền chi trả hay bồi thường từ công ty bảo hiểm khi phát sinh các sự kiện được bảo hiểm theo quy định người hợp đồng. 2. Các loại hình bảo hiểm : Căn cứ vào tính chất hoạt động, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thương mại (BHTM). a. Bảo hiểm xã hội : BHXH là loại hình bảo hiểm được thực hiện không mục đích lợi nhuận. BHXH là chính sách xã hội của nhà nước nhằm tạo lập quỹ tài chính tập trung nhằm tài trợ cho người lao động gặp rủi ro. BHXH có 5 chế độ chi trả sau: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. b. Bảo hiểm y tế : Cũng giống như bảo BHXH, BHYT hoạt động không mục đích kinh doanh. BHYT là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Quyền lợi được bảo hiểm của BHYT áp dụng cho 2 trường hợp: khám bệnh và chữa bệnh, điều trị nội trú. c. Bảo hiểm thương mại : BHTM hoạt động mục tiêu lợi nhuận. BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Từ đây, nền kinh tế còn có một nguồn đầu tư đáng kể từ quỹ của các công ty bảo hiểm. BHTM được chia thành hai loại: bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ(BHPNT): 6 • Bảo hiểm nhân thọ : là loại bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thoả thuận khi có sự kiện quy định xảy ra liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con người. BHNT chi trả trong các trường hợp sau: chi trả cho người thừa hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời, chi trả cho người bảo được bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng, chi trả cho người bảo hiểm khi họ bị thương tật… Phí của một hợp đồng BHNT thường căn cứ vào: tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật (là những giả định về số lãi mà công ty bảo hiểm thu được nhờ đầu tư khoản phí tạm thời nhàn rỗi vào các lĩnh vực đầu tư khác), các chi phí hoạt động khác của công ty. • Bảo hiểm phi nhân thọ : BHPNT là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không phải là BHNT. BHPNT được chia thành ba loại hình cơ bản sau: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sựbảo hiểm con người. Ngoài các đặc trưng giống như BHTM, BHPNT còn có các đặc trưng chủ yếu sau: Hoạt động BHPNT là một hợp đồng có thời hạn ngắn: thường là một năm hoặc ngắn hơn. BHPNT chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Thực trạng bảo hiểm trước năm 2006: Bảo hiểm có mặt nước ta từ năm 1963, lúc đó Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam với sự cộng tác của công ty bảo hiểm nhân dân Trung Hoa. Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty bảo hiểm Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển. Doanh thu của Công ty tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng Việt Nam với tổng tài sản là 900 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất 7 nhập khẩu, tầu biển thuộc Miền Bắc. những năm này đất nước ta đang trong chiến tranh, nền kinh tế chưa phát triển, xã hội không ổn định nên rất ít người tham gia loại hình bảo hiểm. Vào năm 1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Và vào năm 1977 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 61/TCQĐ/TCCB về việc sát nhập BAVINA thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, kể từ đây, Bảo Việt chính thức có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh miền Nam. Chính sách mở cửa của nước ta vào năm 1987 đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát triển cũng như tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật bảo hiểm mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, BảoViệt (lúc đó vẫn là công ty bảo hiểm duy nhất Việt Nam) đã thấy được tiềm năng to lớn của bảo hiểm nhân thọ nước ta. vậy, Bảo Việt bắt đầu nghiên cứu triển khai bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với đề án “Bảo hiểm nhân thọ và điều kiện triển khai Việt Nam”, nhưng lúc đó chưa có đủ điều kiện vì: Thu nhập dân cư còn thấp, kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ lạm phát còn cao, thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư và các công ty bảo hiểm chưa được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, chưa có văn bản pháp Luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và khách hàng, đội ngũ cán bộ bảo hiểm lúc đó chưa được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Do đó, Bảo Việt chỉ triển khai một số sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm sinh mạng có thời hạn 1 năm (bảo hiểm nhân thọ tử kỳ thời hạn 1 năm). Đây là loại hình bảo hiểm nhân thọ đơn giản nhất và có nhiều đặc điểm tương đồng với bảo hiểm con người phi nhân thọ. Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao từ 6% - 9%/năm, môi trường kinh tế_xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn cho các ngành nghề phát triển. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao và một bộ phần quần chúng dân cư đã bắt đầu có tích luỹ. Do đó năm 1996, công ty bảo hiểm đã thực hiện chủ trương mở rộng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới các tầng lớp dân cư, tiêu biểu 8 là Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngày 20/3/1996, Bộ Tài Chính đã chính thức quyết định cho phép Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm: Bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ và Bảo hiểm an sinh giáo dục. Tháng 8/1996, Bảo Việt đã bán những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra thị trường, đánh dấu sự khởi đầu cho chặng đường phát triển đầy hứa hẹn của BHNT Việt Nam. Nền kinh tế dần phát triển, bảo hiểm cũng có những thay đổi to lớn về đa dạng hóa những sản phẩm, doanh thu của công ty bảo hiểm tăng đáng kể. dụ như công ty bảo hiểm Bảo Việt vào thời điểm năm 1989, tổng doanh thu đạt con số 78 tỷ, tổng tài sản đạt 73 tỷ, lợi nhuận thu được là 6,6 tỷ đồng Việt Nam. Xét về cơ cấu kinh doanh, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải truyền thống chỉ chiếm 65% tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Các nghiệp vụ khác như bảo hiểm con người, xe cơ giới đã chiếm khoảng 25% tổng doanh thu nhưng năm 1996, doanh số của Bảo Việt đã tăng lên đáng kể đó là đạt 970 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ đạt 882 tỷ, doanh thu từ đầu tư tài chính đạt 80 tỷ đồng. Với môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện thì nhiều công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài đã thành lập Việt Nam: DNBH Phi nhân thọ VN: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998)… DNBH Phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC (1997), Allianz (1999), Việt Úc (1999)… DNBH Nhân thọ VN: Bảo Việt Nhân thọ (1996 triển khai thí điểm). DNBH Nhân thọ có vốn nước ngoài: Bảo Minh CMG (1999), Prudential (1999), Manulife (1999)… DN môi giới BH AON (1999)… DN tái BH VINARE (1994). 9 2. Thực trạng bảo hiểm sau năm 2006: a. Những điều kiện kinh tế - xã hội giúp bảo hiểm phát triển : Năm 2006 là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ vận hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2%, xuất khẩu 39,6 tỉ USD, đầu tư nước ngoài, FDI đạt 10,2 tỉ USD, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng nhiều tới bảo hiểm Phi nhân thọ. Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, giá vàng và đô la nhiều lúc biến động. Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng đã ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Nhân thọ. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn, các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Với tăng trưởng GDP đạt 8,5% trong năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5,4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ USD cộng với thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm làm tiền đề cơ bản cho ngành bảo hiểm Việt phát triển một cách thuận lợi. Nhưng cơn khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Trong bối cảnh bất lợi đó, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng mức 6.23% tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Đầu năm 2009 nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập dẫn đến không có đủ khả năng tài chính tham gia bảo hiểm. Không ít khách hàng truyền thống của doanh nghiệp bảo hiểm không có tiền đóng phí bảo hiểm mặc nhu cầu bảo hiểm không hề giảm thậm chí 10 [...]... cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào 17 tạo chất lượng cao cả trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng lớn 2 Phát triển kinh tế Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc... Nhà nước Việt Nam Sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành:  Xây dựng Học viện bảo hiểm để đào tạo cán bộ cho ngành bảo hiểm Việt Nam  Các công... phần lớn là do nền kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng và bảo hiểm phát triển cũng góp phần tác động tích cực đến nền kinh tế Vậy để ngành bảo hiểm ngày càng phát triển thì phải xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và ngày càng tăng trưởng 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm –Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM 2 Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ –Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM 3 www.webbaohiem.net... quản lý bảo hiểm trong đó có quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, phân tích tính phí bảo hiểm, thương mại điện tử  Hoàn thiện hành lang pháp lý và sân chơi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhất là trong các loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản hàng hóa dễ gây độc hại môi trường, dễ cháy nổ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế PHẦN MỞ RỘNG:... cao như Bảo Việt 1.895 tỉ đồng, Bảo Minh 635 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ 12.215 tỉ đồng, Prudential 13.059 tỉ đồng Vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh làm cho năng lực BH của từng DNBH nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái BH trong nước và giảm dần phần tái bảo hiểm nước ngoài  Sự đóng góp của bảo hiểm vào nền kinh tế: Sự ra đời của ngành bảo hiểm không chỉ mang lại cho nền kinh tế một... thiện rõ rệt Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới: năm 2010 GDP/người của Việt Nam sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa, người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế giới Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo ra nhu cầu cao về bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành... nghiệp bảo hiểm tạo được kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tốt nhất cho mình khi ngân hàng đứng ra bán sản phẩm bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm Ngược lại, khi khách hàng bảo hiểm gặp khó khăn trong đời sống tiêu dùng thì người ta có quyền vay qua ngân hàng của công ty mình tham gia bảo hiểm Số tiền vay có thể tương đương số phí bảo hiểm mà người ta đã đóng vào 19 4 Sự ủng hộ của Nhà nước Việt. .. với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác dụ như:  Liên doanh ngân hàng - bảo hiểm: Theo xu hướng chung trên thế giới, hệ thống ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam cũng đang "xích lại gần nhau" bằng sự liên kết trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản... phẩm bảo hiểm mới, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu 11 b Sự phát triển của bảo hiểm:  Sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty trong ngành: Nhờ những điều kiện kinh tế phát triển dẫn đến môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện và mang đến thuận lợi cho nhà đầu tư thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành bảo hiểm hơn... doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch năm 2010 PHẦN 3: TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn Các cơ sở cho nhận định này là: 1 Về dân số và nhu cầu đào tạo Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người - đứng hàng thứ 13 trên thế giới Điểm đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong . đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) là 94.626 người tăng 31 ,3% , trong đó Prudential là 33 .32 4 người, Bảo Việt 18.149 người và Dai-ichi 14.198 người Nguyễn Thụy Bích Trâm 107207 938 3. Phạm Huyền Trân 107207940 4. Nguyễn Thị Bích Thường 107207 835 5. Phạm Thùy Trang 107207 838 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. PHẦN

Ngày đăng: 10/03/2014, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan