Bài Tập Lý Thuyết Trọng Tâm Về Este-Lipit

10 4.3K 104
Bài Tập Lý Thuyết Trọng Tâm Về Este-Lipit

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ESTE-LIPIT BÀI TẬP TỰ LUYỆN Dạng 1: Các vấn đề liên quan tới CTPT của este Câu 1: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este: A. C 2 H 4 O 2 B. C 2 H 2 O 2 C. C 3 H 4 O 2 D. C 4 H 6 O 2 Câu 2: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của este: A. C 4 H 8 O 2 B. C 4 H 10 O 2 C. C 3 H 4 O 2 D. C 4 H 6 O 2 Câu 3: Este X mạch hở (không chứa nhóm chức khác trong phân tử) có công thức đơn giản nhất là C 2 H 3 O 2 . Tên của X là: A. Etyl axetat B. Metyl acrylat C. Đimetyl oxalat D. Đimetyl ađipat Câu 4: A, B, C là 3 chất hữu cơ cùng chức có công thức phân tử là CH 2 O 2 , C 3 H 4 O 2 và C 3 H 4 O 4 . A, B, C chứa nhóm chức gì: A. Este B. Anđehit C. Axit D. Rượu Câu 5: Hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 . Cấu tạo của X có thể là: A. axit cacboxylic hoặc este đều no, đơn chức. B. xeton và anđehit hai chức. C. ancol hai chức không no có một nối đôi. D. ancol và xeton no. Câu 6: Đun nóng etilenglicol (HO-CH 2 -CH 2 -OH) với axit hữu cơ đơn chức X (xúc tác H 2 SO 4 đặc) thu được hỗn hợp các este trong đó có một este có công thức phân tử là C 6 H n O 4 . Giá trị đúng của n là: A. n = 6 B. n = 8 C. n = 10 D. n = 12 Câu 7: Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng thu được glixerin và natri axetat. Công thức phân tử của X là: A. C 6 H 8 O 6 B. C 9 H 12 O 6 C. C 9 H 14 O 6 D. C 9 H 16 O 6 . Câu 8: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng dung dịch NaOH thu được một ancol duy nhất là CH 3 OH và muối natri ađipat. Công thức phân tử của X là: A. C 10 H 18 O 4 B. C 4 H 6 O 4 C. C 6 H 10 O 4 D.C 8 H 14 O 4 Câu 9: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no đơn chức và ancol thơm đơn chức (1 vòng benzen) có dạng: A. C n H 2n–6 (với n  6, nguyên) C. C n H 2n–8 O 2 (với n  7, nguyên) B. C n H 2n–4 O 2 (với n  6, nguyên) D. C n H 2n–8 O 2 (với n  8, nguyên) Dạng 2: Số đồng phân của este Câu 1: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 là: A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010) Câu 2: Số hợp chất đơn chức, mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 3: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 là: A. 6 B. 5 C. 2 D. 4 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Cấu tạo mạch C (rượu – axit) có thể là: 4 = 1 + 3 = 2+ 2 = 3 (thẳng và nhánh) + 1  có 4 đồng phân Câu 4: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Câu 5: Chất X là một este mạch hở có công thức phân tử là C 4 H 6 O 2 . Số este có công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử đó là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 8 H 8 O 2 . Đun nóng X trong NaOH thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 7: Este X có công thức đơn giản là C 2 H 3 O 2 . X không tác dụng với Na. Đun nóng X trong NaOH thu được một muối của axit no và một rượu no. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 8: X là este đơn chức, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 12,9 gam X trong 150 ml dung dịch KOH 1,0M (vừa đủ). Sau phản ứng thu một muối và anđehit. Số este thỏa mãn các điều kiện đó là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 9: Este X không no, mạch hở có tỷ khối so với oxi là 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với X: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007) Câu 10: Este X mạch hở được tạo thành từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức. Trong phân tử X, cacbon chiếm 54,54% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 11: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được muối cacboxylat và ancol không no. Trong phân tử X có chứa 2 liên kết π và có 32% oxi theo khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 12: Xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,5M, sau phản ứng thu được 12,3 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của este đó là: A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 13: Este X có công thức phân tử là C 6 H 10 O 4 . X không tác dụng với Na. Đun nóng X với NaOH thu được chất có thể phản ứng Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam nhưng không tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. Số chất thỏa mãn các điều kiện của X là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C 17 H 35 COOH và C 15 H 31 COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Dạng 3: Danh pháp của este và lipit Câu 1: Este vinyl axetat có công thức là: A. CH 3 COOCH 3 . B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. CH 2 =CHCOOCH 3 . D. HCOOCH 3 . (Trích đề thi Tốt nghiệp THPT – 2010) Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là: A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat Câu 3: Este X đơn chức tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C 3 H 5 O 2 Na và rượu Y 1 . Oxi hóa Y 1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y 2 . Y 2 tác dụng với Ag 2 O dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y 2 . Vậy tên gọi của X là: A. Etyl propionat B. metyl propionat C. metyl axetat D. propyl propionat. Câu 4: Este X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có công thức phân tử là C 3 H 3 O 2 Na và rượu Y 1 . Oxi hóa Y 1 bằng CuO nung nóng thu được anđehit Y 2 . Y 2 tác dụng với Ag 2 O dư, đun nóng thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Cu được tạo thành trong thí nghiệm oxi hóa rượu. Tên gọi của X là: A. metyl acrylat B. etyl propionat C. metyl axetat D. metyl propionat Câu 5: Công thức của triolein là: A. (CH 3 [CH 2 ] 16 COO) 3 C 3 H 5 B. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 5 COO) 3 C 3 H 5 C. (CH 3 [CH 2 ] 7 CH=CH[CH 2 ] 7 COO) 3 C 3 H 5 D. (CH 3 [CH 2 ] 14 COO) 3 C 3 H 5 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011) Dạng 4: So sánh nhiệt độ sôi của este với các hợp chất khác Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng: A. Tên este RCOOR; gồm: tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (đuôi "at"). B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm -COOH của axit cacboxylic bằng gốc hiđrocacbon thì được este. C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều và gọi là phản ứng xà phòng hoá. D. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C vì este có khối lượng phân tử nhỏ hơn. Câu 2: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là: A. T, Z, Y, X B. Z, T, Y, X C. T, X, Y, Z D. Y, T, X, Z (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai: A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: n-propylic (X)    0 ,tCuO Y     02 2 ,/ tMnO Z    dacSOHxtOHCH 423 / G Trong dãy trên, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là: A. Chất X B. Chất Y C. Chất Z D. Chất G Dạng 5: Các phản ứng hóa học của este Câu 1: Metyl fomiat có thể cho được phản ứng với: A. Dung dịch NaOH B. Natri kim loại C. Dung dịch AgNO 3 trong amoniac D. Cả (A) và (C) đều đúng Câu 2: Thủy phân một este trong dung dịch NaOH chỉ thu được một sản phẩm duy nhất thì este đó là: A. este đơn chức B. este vòng C. este 2 chức D. este no, đơn chức Câu 3: Cho các chất sau: CH 3 COOC 2 H 3 (I), C 2 H 3 COOH (II), CH 3 COOC 2 H 5 (III) và CH 2 =CHCOOCH 3 (IV). Các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch nước brom là: A. I, II, IV B. I, II, III C. I, II, III, IV D. I và IV. Câu 4: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO 3 . Số phản ứng xảy ra là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 5: Cho tất cả các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 tác dụng với NaOH, Na, AgNO 3 /NH 3 thì số phương trình hoá học xảy ra là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7: Cho dãy các chất: HCHO, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 5 , HCOOH, C 2 H 5 OH, HCOOCH 3 . Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là: A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 8: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH) 2 , CH 3 OH, dung dịch Br 2 , dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 9: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 5 H 10 O 2 , phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A. 4. B. 5. C. 9. D. 8. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) Câu 10: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Câu 11: Cho các hợp chất hữu cơ: C 2 H 2 ; C 2 H 4 ; CH 2 O; CH 2 O 2 (mạch hở); C 3 H 4 O 2 (mạch hở, đơn chức). Biết C 3 H 4 O 2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo ra kết tủa là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 12: Đun nóng este CH 3 COOCH=CH 2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là: A. CH 2 =CHCOONa và CH 3 OH. B. CH 3 COONa và CH 3 CHO. C. CH 3 COONa và CH 2 =CHOH. D. C 2 H 5 COONa và CH 3 OH. Câu 13: Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương: A. HCOOC 2 H 5 B. CH 2 =CHCOOCH 3 C. CH 3 COOC(CH 3 )=CH 2 D. CH 3 COOCH 2 CH=CH 2 Câu 14: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là: A. C 15 H 31 COONa và etanol. B. C 17 H 35 COOH và glixerol. C. C 15 H 31 COOH và glixerol. D. C 17 H 35 COONa và glixerol. Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng: A. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 cùng dãy đồng đẳng với CH 2 =CHCOOCH 3 B. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối. C. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 tác dụng được với dung dịch Br 2 Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - D. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 có thể trùng hợp tạo polime. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 16: Phát biểu đúng là: A. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic. B. Thuỷ phân benzyl clorua thu được phenol. C. Phenol phản ứng được với nước brom. D. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO 3 . (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010) Câu 17: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây: A. H 2 O (xúc tác H 2 SO 4 loãng, đun nóng) B. Cu(OH) 2 (ở điều kiện thường) C. Dung dịch NaOH (đun nóng) D. H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức đều có chứa nhóm cacboxyl trong phân tử. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH thu được 1 rượu và 1 muối. Kết luận nào dưới đây là đúng: A. X gồm 1 rượu đơn chức và este của rượu đơn chức B. X gồm 1 axit và một este của axit khác C. X gồm 1 axit và một este của axit đó D. X gồm 1 rượu đơn chức và 1 axit đơn chức Câu 19: Có các chất mất nhãn riêng biệt sau: etyl axetat, fomanđehit, axit axetic, etanol. Bộ thuốc thử có thể dùng để phân biệt chúng là: A. AgNO 3 /NH 3 , dung dịch Br 2 , NaOH B. Quỳ tím, AgNO 3 /NH 3 , Na C. Quỳ tím, AgNO 3 /NH 3 , NaOH D. Phenolphtalein, AgNO 3 /NH 3 , NaOH Câu 20: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng: A. nước và quỳ tím B. nước và dung dịch NaOH C. dung dịch NaOH D. nước brom Câu 21: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4 H 6 O 4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C 4 H 6 O 4 + 2NaOH  2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là: A. 44 đvC B. 58 đvC C. 82 đvC D. 118 đvC (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng sau: C 3 H 4 O 2 + NaOH  X + Y X + H 2 SO 4 loãng  Z + T Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là: A. HCOONa, CH 3 CHO B. HCHO, CH 3 CHO C. HCHO, HCOOH D. CH 3 CHO, HCOOH (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau:     23 OHC CH CHO X Y CH OH     Chất Y trong sơ đồ là: A. CH 3 Cl B. CH 2 (COOCH 3 ) 2 C. CH 4 D. HCHO Câu 24: Cho dãy chuyển hóa sau: Phenol X  Phenyl axetat 0 (du)NaOH t   Y (hợp chất thơm) Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là: A. anhiđrit axetic, phenol B. anhiđrit axetic, natri phenolat C. axit axetic, natri phenolat D. axit axetic, phenol (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Y không thể là phenol khi điều kiện phản ứng là NaOH dư  loại A, D. Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng : (1) X + O 2   0 ,txt axit cacboxylic Y 1 (2) X + H 2   0 ,txt ancol Y 2 (3) Y 1 + Y 2  Y 3 + H 2 O Biết Y 3 có công thức phân tử C 6 H 10 O 2 . Tên gọi của X là: Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - A. anđehit acrylic B. anđehit propionic C. anđehit metacrylic D. anđehit axetic (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Câu 26: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 5 H 10 O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau: X  0 2 +H (Ni/t ) Y  + 3 +CH COOH/H Este có mùi chuối chín Tên của X là: A. 3-metylbutanal. B. 2,2-đimetylpropanal. C. 2-metylbutanal. D. pentanal. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá:      0 0 2 + H d Ni, t + NaOH d, t + HCl Triolein X Y Z. Tên của Z là: A. axit stearic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit linoleic. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010) Dạng 6: Biện luận CTCT của este Câu 1: Đun nóng este đơn chức X với NaOH thu được một muối và một anđehit. Công thức chung nào dưới đây thoả mãn điều kiện trên: A. HCOOR B. RCOOCH=CHR’ C. RCOOC(R')=CH 2 D. RCH=CHCOOR' Câu 2: Hai chất hữu cơ X 1 và X 2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X 1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na 2 CO 3 . X 2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X 1 , X 2 lần lượt là: A. CH 3 COOH, CH 3 COOCH 3 B. (CH 3 ) 2 CHOH, HCOOCH 3 C. HCOOCH 3 , CH 3 COOH D. CH 3 COOH, HCOOCH 3 Câu 3: Hợp chất hữu cơ A 1 mạch hở, không phân nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chứa có công thức phân tử C 8 H 14 O 4 . Cho A 1 tác dụng dung dịch NaOH thu được một rượu duy nhất là CH 3 OH và một muối natri của axit hữu cơ B 1 . Tên gọi đúng của A 1 là: A. Đimetylađipat B. Đimetyl oxalat C. Metyl acrylat D. Metyl propionat Câu 4: Este X có công thức phân tử là C 4 H 4 O 4 . Đun nóng X với NaOH thu được một muối của axit no, mạch hở và một rượu no mạch hở. Đặc điểm cấu tạo của este X là: A. 2 chức, mạch hở B. 2 chức mạch vòng C. Tạp chức, mạch hở D. Tạp chức, mạch vòng Câu 5: Thủy phân este có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là: A. rượu metylic B. etyl axetat C. axit fomic D. rượu etylic (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 6: Một este có công thức phân tử là C 4 H 6 O 2 , khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là: A. CH 2 =CH-COO-CH 3 B. HCOO-C(CH 3 )=CH 2 C. HCOO-CH=CH-CH 3 D. CH 3 COO-CH=CH 2 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 7: Chất hữu cơ X (C 4 H 6 O 2 ) tác dụng với dung dịch NaOH, các sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH 2 =CHCH 2 COOH B. HCOOCH=CHCH 3 C. HCOOCH 2 CH=CH 2 D. HCOOC(CH 3 )=CH 2 Câu 8: Thủy phân este C 4 H 6 O 2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều không có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH 3 COOCH=CH 2 B. HCOOCH 2 CH=CH 2 C. HCOOCH=CHCH 3 D. CH 2 =CHCOOCH 3 . Câu 9: Thuỷ phân este C 4 H 6 O 2 (X) bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 1 muối duy nhất. Công thức cấu tạo của X là: A. CH 3 COOCH=CH 2 B. HCOOCH 2 CH=CH 2 C. O O D. O O Câu 10: Hai chất hữu cơ X, Y có cùng CTPT C 3 H 4 O 2 . X phản ứng với NaHCO 3 và có phản ứng trùng hợp, Y phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - A. C 2 H 5 COOH, CH 3 COOCH 3 B. C 2 H 5 COOH, CH 2 =CHCOOCH 3 C. CH 2 =CHCOOH, HCOOCH=CH 2 D. CH 2 =CHCH 2 COOH, HCOOCH=CH 2 Câu 11: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 . Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO 3 . Công thức của X, Y lần lượt là: A. CH 3 COOH, HOCH 2 CHO. B. HCOOCH 3 , HOCH 2 CHO. C. HCOOCH 3 , CH 3 COOH. D. HOCH 2 CHO, CH 3 COOH. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010) Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 4 H 8 O 3 . X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là: A. CH 3 CH(OH)CH(OH)CHO B. HCOOCH 2 CH(OH)CH 3 C. CH 3 COOCH 2 CH 2 OH. D. HCOOCH 2 CH 2 CH 2 OH (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011) Câu 13: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 6 H 10 O 4 . Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là A. C 2 H 5 OCOCOOCH 3 . B. CH 3 OCOCOOC 3 H 7 C. CH 3 OCOCH 2 COOC 2 H 5 . D. CH 3 OCOCH 2 CH 2 COOC 2 H 5 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) Câu 14: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức C 3 H 4 O 2 . X phản ứng với Na 2 CO 3 , rượu etylic và tham gia phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, biết rằng Y không tác dụng được với kali. X, Y có công thức cấu tạo lần lượt là: A. C 2 H 5 COOH và CH 3 COOCH 3 B. HCOOH và CH 2 =CHCOOCH 3 C. CH 2 =CHCOOCH 3 và CH 3 COOCH=CH 2 D. CH 2 =CHCOOH và HCOOCH=CH 2 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 15: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C 10 H 14 O 6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH 2 =CH-COONa, HCOONa và CHC-COONa B. CH 3 -COONa, HCOONa và CH 3 -CH=CH-COONa C. HCOONa, CHC-COONa và CH 3 -CH 2 -COONa D. CH 2 =CH-COONa, CH 3 -CH 2 -COONa và HCOONa (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 16: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là: A. HCOOCH 3 B. HCOOCH=CH 2 C. CH 3 COOCH=CHCH 3 D. CH 3 COOCH=CH 2 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 17: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (M X < M Y ). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là: A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl propionat. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) Câu 18: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là: A. CH 3 COOCH 2 CH 2 Cl. B. CH 3 COOCH 2 CH 3 . C. CH 3 COOCH(Cl)CH 3 . D. ClCH 2 COOC 2 H 5 . (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2010) Câu 19: Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X) Phát biểu không đúng là: A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO 2 và 2 mol H 2 O C. Chất Y tan vô hạn trong nước D. Đun Z với dung dịch H 2 SO 4 đặc ở 170 o C thu được anken (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 20: Công thức phân tử của este E là C 6 H 12 O 2 . Khi xà phòng hoá E với dung dịch NaOH ta được ancol X không bị oxi hoá bởi CuO đun nóng. Tên gọi của E là: Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - A. isobutylic axetat B. tert-butyl axetat C. sec-butyl axetat D. isopropyl propionat Câu 21: Chất hữu cơ đơn chức X có CTPT là C 6 H 10 O 2 . Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có CTPT là C 3 H 3 O 2 Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. CTCT của X là: A. CH 2 =CH-COOCH 2 -CH 2 -CH 3 B. CH 2 =CH-COOCH(CH 3 )-CH 3 C. CH 3 -CH 2 -COOCH=CH 2 D. CH 2 =C(CH 3 )-COOC 2 H 5 Câu 22: Chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch Br 2 thu được chất hữu cơ Y có công thức là C 5 H 8 O 2 Br 2 . Đun nóng Y trong NaOH dư thu được glixerin, NaBr và natri axetat. Vậy công thức cấu tạo của X là: A. CH 2 =CHCOOCH 2 CH 3 B. CH 3 COOCH 2 CH=CH 2 C. HCOOCH(CH 3 )CH=CH 2 D. CH 3 COOCH=CHCH 3 Câu 23: Chất X có công thức phân tử là C 7 H 12 O 4 . Đun nóng X với NaOH thu được muối Y và hỗn hợp 2 rượu Z và T. Đề hiđrat hóa rượu Z thu được 3 anken. Vậy công thức của muối Y, rượu T và rượu Z lần lượt là: A. NaOOC-COONa; C 2 H 5 OH và CH 3 -CH 2 -CH 2 OH B. NaOOC-COONa; C 2 H 5 OH và CH 3 -CH 2 -CH(OH)-CH 3 C. NaOOC-CH 2 -COONa; CH 3 OH và CH 3 -CH(OH)-CH 3 D. NaOOC-COONa; CH 3 OH và CH 3 -CH 2 -CH(OH)-CH 3 Câu 24: Este X mạch hở có công thức phân tử là C 5 H 8 O 2 . Thủy phân X trong NaOH thu được muối Y và rượu (ancol) Z. Đề hiđrat hóa Z thu được anken T. Vậy X là: A. etyl metacrylat B. etyl acrylat C. propyl acrylat D. etyl propionat Câu 25: Xà phòng hóa este X trong NaOH thu được rượu Y và muối cacboxylat Y có công thức phân tử là C 3 H 5 O 2 Na. Đề hiđrat hóa Y thu được anken Y 1 . Cho Y 1 tác dụng với H 2 O lại thu được rượu Y (duy nhất). Tên gọi của X là: A. propyl propionat B. sec-butyl propionat C. isopropyl axetat D. etyl propionat Câu 26: Đun nóng một axit đa chức X có chứa vòng benzen và có công thức là (C 4 H 3 O 2 ) n (n < 4) với một lượng dư ancol Y đơn chức thu được este Z thuần chức có công thức (C 6 H 7 O 2 ) m . Công thức cấu tạo của Y là: A. CH 3 OH B. C 2 H 5 OH C. CH 2 =CHCH 2 OH D. C 3 H 7 OH Câu 27: Hợp chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C 8 H 8 O 2 . X không thể điều chế được từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là: A. C 6 H 5 COOCH 3 B. HCOOCH 2 C 6 H 5 C. CH 3 COOC 6 H 5 D. HCOOC 6 H 4 CH 3 Câu 28: Cho este X (C 8 H 8 O 2 ) tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối đều có phân tử khối lớn hơn 70. Công thức cấu tạo của X là: A. HCOOC 6 H 4 CH 3 B. CH 3 COOC 6 H 5 C. C 6 H 5 COOCH 3 D. HCOOCH 2 C 6 H 5 Câu 29: Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C 9 H 8 O 2 , A và B đều cộng với brom theo tỷ lệ mol là 1:1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH 3 COONa. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là: A. HOOCC 6 H 4 CH=CH 2 và CH 2 =CHCOOC 6 H 5 . B. C 6 H 5 COOCH=CH 2 và C 6 H 5 CH=CHCOOH. C. HCOOC 6 H 4 CH=CH 2 và HCOOCH=CHC 6 H 5 D. C 6 H 5 COOCH=CH 2 và CH 2 =CHCOOC 6 H 5 . Câu 30: Cho axit salixylic (X) (axit o - hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có H 2 SO 4 đặc xúc tác thu được metyl salixylat (Y) dùng làm thuốc giảm đau. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có muối Z. Công thức cấu tạo của Z là: A. o-NaOC 6 H 4 COOCH 3 B. o-HOC 6 H 4 COONa C. o-NaOOCC 6 H 4 COONa D. o-NaOC 6 H 4 COONa Câu 31: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng dung dịch NaOH thu được một rượu duy nhất là CH 3 OH và muối của axit Y. Khi cho axit Y trùng ngưng với 1 điamin thu được nilon-6,6. Công thức phân tử của X là: A. C 6 H 10 O 4 B. C 8 H 14 O 4 C. C 10 H 18 O 4 D. C 4 H 6 O 4 Câu 32: Cho rượu đa chức A tác dụng với axit B đơn chức thu được este E thuần chức có công thức phân tử là C 6 H 8 O 6 . Công thức của B là: A. HCOOH B. CH 3 COOH C. C 2 H 3 COOH D. C 2 H 5 COOH Câu 33: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H 2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HO-CH 2 -C 6 H 4 -OH B. CH 3 -C 6 H 3 (OH) 2 C. HO-C 6 H 4 -COOH D. HO-C 6 H 4 -COOCH 3 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Dạng 7: thuyết về chất béo Câu 1: Chất béo là: A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N B. trieste của axit béo và glixerol C. là este của axit béo và ancol đa chức D. trieste của axit hữu cơ và glixerol Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 - Câu 2: Chất béo lỏng có thành phần axit béo là: A. chủ yếu là các axit béo chưa no B. chủ yếu là các axit béo no C. chỉ chứa duy nhất các axit béo chưa no D. Hỗn hợp phức tạp khó xác định Câu 3: Mệnh đề nào dưới đây là đúng: A. Lipit là chất béo. B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật. C. Lipit là este của glixerol với các axit béo. D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, Câu 4: Cho các mệnh đề sau: 1, Chất béo là triete của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh. 2, Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, … 3, Chất béo là các chất lỏng. 4, Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu. 5, Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. 6, Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Số mệnh đề đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Có các mệnh đề sau: 1, Chất béo là những ete. 2, Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước. 3, Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước. 4, Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. 5, Chất béo lỏng là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. Các mệnh đề đúng là: A. 3, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 5. Câu 6: Mệnh đề nào dưới đây là đúng: A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước. B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. D. Chất béo là trieste của gilxerol với axit. Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây không đúng: A. Lipit là este của glixerol với các axit béo. B. Ở động vật, lipit tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, lipit tập trung nhiều trong hạt, quả C. Khi đun nóng glixerol với các axit béo, có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác thu được lipit. D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của lipit trong hạt, quả. Câu 8: Phát biểu đúng là: A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H 2 SO 4 đặc là phản ứng một chiều C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và (ancol) D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C 2 H 4 (OH) 2 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 9: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào dưới đây: A. NH 3 và CO 2 B. NH 3 , CO 2 , H 2 O C. CO 2 , H 2 O D. NH 3 , H 2 O Câu 10: Để biến một số dầu thành mỡ rắn, mỡ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào dưới đây: A. Hiđro hóa (Ni, t 0 ) B. Cô cạn ở t 0 cao C. Làm lạnh D. Xà phòng hóa Câu 11: Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai loại hỗn hợp: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật. Có thể nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách: A. Dùng KOH dư B. Dùng Cu(OH) 2 C. Dùng NaOH đun nóng D. Đun nóng với dung dịch KOH, để nguội, cho thêm từng giọt dung dịch CuSO 4 Dạng 8: thuyết về chất giặt rửa Câu 1: Mệnh đề nào dưới đây là đúng: A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng từ dầu mỏ. B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn. C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn. Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 - D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất đó. Câu 2: Cho các mệnh đề sau: a. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra các phản ứng hoá học với các chất đó. b. Chất tẩy màu làm sạch các vết bẩn nhờ các phản ứng hoá học. c. Chất kị nước tan tốt trong dầu mỡ. d. Chất giặt rửa tổng hợp là hỗn hợp các muối natri hoặc kali của các axit béo. Các mệnh đề đúng là: A. b, c, d B. a, b, c C. a, b, c, d D. a, c Câu 3: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì: A. Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải. B. Gây hại cho da tay. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Tạo ra kết tủa CaCO 3 , MgCO 3 bám lên sợi vải. Câu 4: Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau: A. Phân hủy mỡ B. Thủy phân mỡ trong kiềm C. Phản ứng của axit với kim loại D. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên Câu 5: Mệnh đề nào dưới đây không đúng: A. Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá. B. Muối natri của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng. C. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được muối để sản xuất xà phòng. D. Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng. Câu 6: Phương án nào dưới đây có thể dùng để điều chế xà phòng: A. Đun glixerol với NaOH hoặc KOH ở nhiệt độ và áp suất cao. B. Đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với xúc tác hoặc KOH ở nhiệt độ cao và áp suất cao. C. Oxi hoá parafin của dầu mỏ nhờ oxi không khí ở nhiệt độ cao, có muối mangan làm xúc tác rồi trung hoà axit sinh ra bằng NaOH. D. Cả B, C đều được Câu 7: Natri lauryl sunfat (X) có công thức:   -+ 3 2 2 3 10 CH CH CH OSO Na .X thuộc loại chất nào dưới đây: A. Chất béo B. Xà phòng C. Chất tẩy màu. D. Chất giặt rửa tổng hợp Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về chất giặt rửa tổng hợp: A. Chất giặt rửa tổng hợp cũng có cấu tạo “đầu phân cực, đuôi không phân cực”. B. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi và magie. C. Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ. D. Chất giặt rửa có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh không gây ô nhiễm môi trường vì chúng bị các vi sinh vật phân huỷ. Câu 9: Chất giặt rửa tổng hợp gây ô nhiễm môi trường vì: A. Chúng không bị các vi sinh vật phân huỷ B. Chúng ít bị kết tủa với ion canxi C. Mạch C của chúng quá phức tạp D. Cả A, B đúng Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp: A. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp được sản xuất bằng cách đun nóng chất béo với dung dịch kiềm. B. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp có khả năng hoạt động bề mặt cao, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt chất bẩn. C. Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo, không nên dùng xà phòng trong nước cứng vì tạo ra muối kết tủa của canxi và magie. D. Chất tẩy rửa tổng hợp không phải là muối natri của axit cacboxylic không bẹ kết tủa trong nước cứng. Câu 11: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm so với xà phòng là: A. dễ kiếm B. rẻ tiền hơn xà phòng. C. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng. D. có khả năng hoà tan tốt trong nước cứng. Câu 12: Ưu điểm của xà phòng là: A. Không gây hại cho da B. Không gây ô nhiễm môi trường. Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 - C. Dùng được với nước cứng D. Cả A, B Câu 13: Chất giặt rửa tổng hợp thường được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây: A. Tinh bột B. Xenlulozơ C. Dầu mỏ D. Chất béo Câu 14: Nguyên nhân giúp bồ kết có khả năng giặt rửa là: A. vì bồ kết có thành phần là este của glixerol. B. vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh (hoặc khử mạnh). C. vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực”. D. Cả B và C. Dạng 9: Điều chế và ứng dụng của este Câu 1: Đặc điểm của phản ứng este hóa là: A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì. B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H 2 SO 4 đậm đặc xúc tác. C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H 2 SO 4 đậm đặc xúc tác. D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H 2 SO 4 loãng xúc tác. Câu 2: Cho các cặp chất: (1) CH 3 COOH và C 2 H 5 CHO; (2) C 6 H 5 OH và CH 3 COOH; (3) C 6 H 5 OH và (CH 3 CO) 2 O; (4) CH 3 COOH và C 2 H 5 OH; (5) CH 3 COOH và CHCH; (6) C 6 H 5 COOH và C 2 H 5 OH. Các cặp chất có xảy ra phản ứng este hóa là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (3), (4), (5), (6) C. (2), (4), (5), (6) D. (3), (4), (6) Câu 3: Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng: A. ete của vitamin A B. este của vitamin A C. β-caroten D. vitamin A (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Câu 4: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp: A. C 6 H 5 CH=CH 2 B. CH 3 COOCH=CH 2 C. CH 2 =CHCOOCH 3 D. CH 2 =C(CH 3 )COOCH 3 Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải là của este: A. Dùng làm dung môi (pha sơn tổng hợp). B. Dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo,nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa ). C. HCOOR trong thực tế dùng để tráng gương, phích. D. Poli (vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thuỷ phân thành poli (vinyl ancol) dùng làm keo dán. Câu 6: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. CH 3 COOH, C 2 H 2 , C 2 H 4 . B. C 2 H 5 OH, C 2 H 4 , C 2 H 2 . C. C 2 H 5 OH, C 2 H 2 , CH 3 COOC 2 H 5 . D. HCOOC 2 H 3 , C 2 H 2 , CH 3 COOH. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Để phân biệt benzen, toluenvà stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. C. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. D. Trong phản ứng este hóa giữa CH 3 COOH với CH 3 OH, H 2 O tạo nên từ -OH trong nhóm COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn . Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - LÝ THUYẾT TRỌNG. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa –Thầy Ngọc Lý thuyết trọng tâm về Este-Lipit Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng

Ngày đăng: 09/03/2014, 20:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan