Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

47 676 0
Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007Chương I. Lý luận chung về than khoáng sản Việt Nam1.1. Sơ lược về than khoáng sản1.1.1.Đặc điểm của thanThan là một trong những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất của quốc gia, cùng với các loại khoáng sản khác như: Đồng, chì, kẽm, thiếc…đã tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và có giá trị của Việt Nam.Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành nên than đá ngày nay. Thành phần chính của than là chất Cacbon, ngoài ra còn có các chất khác như lưu huỳnh. Với thành phần chính của than là chất Cacbon nên than có tính năng là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy than là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng than được khai thác trên thế giới và Việt Nam được sử dụng trong các ngành năng lượng, phục vụ sản xuất nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng chất đốt… Than đang được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hay nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay, với trình độ công nghệ hiện đại, công tác thăm dò và khai thác đã giúp con người phát hiện ra nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị đồng thời khai thác có hiệu quả hơn đối với nguồn tài sản quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn dự trữ than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về khoáng sản thì than đá là nguồn tài nguyên có trữ lượng và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế thì trữ lượng than hiện nay trên thế giới rất lớn, khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho sản xuất trong 155 năm với tốc độ như hiện nay và nếu như không có sự đột biến nào thì nhu cầu sử dụng than trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Theo các cuộc thăm dò và khai thác thì than hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, phục vụ các ngành công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng được sử dụng lớn nhất là trong các nhà máy nhiệt điện, do đó 40% lượng điện được sản xuất trên toàn cầu là từ các nhà máy nhiệt điện dùng than. 1 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-20071.1.2.Lịch sử phát triển của ngành than Việt NamNgành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rõ, đánh dấu mốc son chói lói trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của ngành, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, người thợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sáng tạo và tinh thần đoàn kết, dũng cảm, luôn tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Trong chặng đường đã đi qua, ngành than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn và thăng trầm trong lịch sử phát triển, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan đã dần đến nhiều hậu quả đối với ngành than và xã hội, tình trạng tài nguyên môi trường vùng mỏ than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành than đã phải cắt giảm sản xuất… với những khó khăn đó đã đẩy ngành than của Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian.Cho đến những năm 1988, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ từ Liên Xô nên ngành than đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các mỏ lộ thiên lớn cùng các hầm lò được xây dựng, cải tạo và mở rộng. Trong thời gian này, ngành than hoạt động theo cơ chế bao cấp, nhận kế hoạch sản xuất từ nhà nước và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Nhờ có được sự quan tâm đúng lúc khó khăn nên ngành than đã có được một số kết quả ban đầu trong quá trình sản xuất và kinh doanh than sản phầm.Trong giai đoạn 1985 – 1988, ngành than đã đạt được nhiều kết quả cao trong việc khai thác và tiêu thụ than, đỉnh điểm của giai đoạn này là hai năm 1987 và năm 1988, riêng trong năm 1987 đã công ty khai thác được 7690 nghìn tần than, tăng hơn 20% so với lượng than khai thác được trong năm 1985 và tăng 835 nghìn tấn so với năm trước 1986. Với lượng than khai thác tăng lên qua các năm nên lượng than tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên hằng năm trong giai đoạn, lượng than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong nước chiếm 34% - 50% trong tổng số than được tiêu 2 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007thụ nội địa. Trong năm 2008, toàn ngành than đã bốc 29,2 triệu m3 đất và đã khai thác được 7605 nghìn tấn than nguyên khai, sàng tuyển được 6304 nghìn tấn than sạch để đưa đi tiêu thụ trên thị trường.Bảng: Sản xuất và kinh doanh than trong giai đoạn 1985 – 1994(Đơn vị: 1000 tấn)1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994Than nguyên khai6295 6855 7690 7605 4221 5198 4895 5226 5835 7575Tiêu thụ 5689 6120 6340 5657 3873 4091 4128 4852 5351 6000Xuất khẩu 640 620 201 314 528 676 920 132 182 215Tiêu thụ nội địa5049 5500 6139 5343 3345 3415 3208 3528 3526 3850(Nguồn: Số liệu lịch sử ngành than – Bộ Năng lượng)Nhưng từ năm 1989, tổ điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt được đưa vào vận hành sử dụng và nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng thì nhu cầu sử dụng than bị suy giảm, lượng than khai thác từ lòng đất cũng giảm sút so với các năm trước đó dẫn đến tình trạng giảm sút trong kinh doanh và tiêu thụ của ngành than Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn khủng hoảng nhất của ngành than, khi mà nạn khai thác than trái phép lại phát triển, cùng với tình hình thị trường tiêu thụ lũng đoạn nên đã đẩy các mỏ than chính thống phải cắt giảm sản xuất, hạn chế bóc đất, giảm đào lò, cắt giảm tiền lương công nhân viên để cân đối tài chính theo nguyên tắc tự trang trải, công nhân thiếu việc làm… Trong bối cảnh đấy, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 563/1994/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty than Việt Nam. Sự ra đời của Tổng công ty than như một cuộc cách mạng trong ngành than khoáng sản của Việt Nam, tạo cơ hội để ngành than phát triển trở lại, phục hồi và phát triển công việc khai thác và kinh doanh than. Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty than là:● Lập lại trật tự trong khai thác. Kinh doanh than 3 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007● Thõa mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động.Thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước giao phó, ngay trong năm 1995, Tổng công ty than Việt Nam đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Trên cơ sở tiềm năng và nội lực sẵn có về vốn, lao động, các phương tiện sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng công ty than Việt Nam đã lựa chọn phương hướng xây dựng một tập đoàn kinh doanh đa ngành trong nền sản xuất than sản phẩm. Từ mục tiêu chiến lược đã được đề ra, Tổng công ty đã cụ thể hóa những mục tiêu đấy thành giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể hóa trong ngành sản xuất than khoáng sản. Một trong những chiến lược quan trọng và mang tính chất sống còn với ngành than trong những ngày mới thành lập Tổng công ty đó là chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường. Tổng công ty than Việt Nam và cùng các doanh nghiệp thành viên đã triển khai và áp dụng đồng bộ các biện pháp hành chính - kinh tế - kỹ thuật, sắp xếp lại tổ chức, lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than. Bên cạnh đấy, an ninh chính trị và trật tự trong quá trình thăm dò, khai thác là vấn đề cấp bách được đặt ra, Tổng công ty đã tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu, báo cáo địa chất sẵn có, tính toán trữ lượng; Tiếp tục điều tra, khảo sát, thăm dò bổ sung, thăm dò mới tài nguyên Công tác cập nhật địa chất đã có một bước tiến rõ rệt so với trước đây, nhờ có sự đổi mới trong tư duy và ứng dụng công nghệ mới theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Một số chiến lược cụ thể và mang tính quyết định được ngành than cụ thể hóa như:● Bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành than Việt Nam, để khắc phục hậu quả suy thoái môi trường ở các vùng mỏ sau nhiều năm để lại, ngành than Việt Nam đã có các cuộc khảo sát và đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường của vùng mỏ rồi đưa ra các giải pháp và chương trình để cải thiện môi trường. Tổng công ty đã quyết định thành lập Qũy môi trường Than Việt Nam trên cơ sở sử dụng 1% chi phí tính thêm vào giá thành được Chính phủ cho phép và các nguồn huy động khác, qua đấy đã đầu tư trồng mới và chăm sóc được 1780 ha rừng trong ranh giới mỏ, tạo nguồn gỗ chống lò phục vụ trong quá trình khai thác của các hầm lò. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành viên đã có nhiều biện pháp để tăng cường cải tạo, nâng cấp đường sá, giảm thiểu bụi 4 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007trong công tác khoan nổ mìn, bốc xúc và sàng tuyển, vận chuyển than, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động.● Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu được Tổng công ty than đặc biệt quan tâm, nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất; Cải thiện điều kiện làm việc cho lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng than trong nguyên khai, than sạch và tỷ lệ thu hồi than đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Tại các mỏ lộ thiên, công nghệ xuống sâu đã được áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn đồng thời các mỏ được trang bị máy xúc thủy lực gần ngược và áp dụng công nghệ xúc chọn lọc nên giảm thiểu được hệ số bóc đất ở một số mỏ. Công nghệ cột chống thủy lực đơn và giá thủy lực di động cũng được đưa vào sử dụng tại một số hầm lò, giảm được tổn thất than từ 40%-50% xuống còn 15%-20%, giảm tiêu hao gỗ chống lò, giảm tỷ lệ gỗ dăm trong than và đảm bảo được an toàn cho người lao động. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ cho khai thác than, các doanh nghiệp đã chú trọng trong đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tận thu than bùn và xử lý nước thải trước khi ra biển. Công tác đầu tư và hoàn thiện các kho bãi cũng được đẩy mạnh, nâng cấp bến rót tiêu thụ, đầu tư luồng lạch mở rộng cảng biển đảm bảo cho tàu thuyền giao nhận than thuận lợi và nhanh chóng.● Song song với việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành than của Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi “có thị trường là có tất cả”. Tổng công ty đã kiên trì xây dựng ngành than, trước hết là trật tự trong kinh doanh than, đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp kinh doanh than của hệ thống các công ty than trong nội địa, hoàn thiện và phát triển cách thức quản lý trong công tác tiếp thị và giao dịch xuất nhập khẩu than. Bằng việc phát triển thị trường sản phẩm chính là cách để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm và cân bằng cung cầu than trên thị trường.Than Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn đầu thành lập Tổng công ty, ngành than Việt Nam đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng được các mối quan hệ bạn hàng tin cậy trong và ngoài nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng than tiêu thụ hàng năm. Than Việt Nam đã có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ở khắp các châu lục, năm 1997 đã xuất khẩu được 3,7 triệu tấn than, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn này, 5 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007than Việt Nam đã xuất sang các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Bằng nhiều biện pháp kinh tế tổng hợp, phương châm nhất quán “Cùng phát triển với bạn hàng”, Tổng công ty than Việt Nam đã phát huy nội lực sẵn có để xây dựng một chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng và giữ vững thị trường là yếu tố quyết định để ngành than Việt Nam mở rộng tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận các thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo vốn cho kinh doanh, phục vụ các dự án khai thác, đầu tư và phát triển. Bên cạnh những nỗ lực phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao trình độ công nghệ thì ngành than còn chủ động tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho riêng mình, tiến hành đàm phán và kí kết các hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo, cạnh tranh để tăng cường khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ than trong và ngoài nước, đưa than sản phẩm đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới bán than đến các tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm cả thị trường nông thôn, miền núi.Trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh 1995-2001, ngành than khoáng sản Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công trong khai thác, chế biến và xuất khẩu. Bằng sự nỗ lực của chính Tổng công ty đã giúp cho lượng than khai thác và than sản phẩm xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng, đó là một dấu hiệu đáng mừng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ trong quá trình khai thác và chiến lược phát triển thị trường của công ty đưa ra trong những năm đầu thành lập. Việc đổi mới công nghệ cọc chống trong hầm lò hay công nghệ khai thác các mỏ lộ thiên, đổi mới và cải tiến công nghệ trong giai đoạn vận chuyển trên băng chuyền… cùng với việc phát triển thị trường, bạn hàng đã mang đến cho ngành than một số thành công nhất định.6 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007Bảng: Sản xuất và kinh doanh than trong giai đoạn 1995-20011995 1996 1997 1998 1999 2000 2001Than tiêu thụ(1000 tấn)7592 9653 10779 10721 10500 11467 12500- Xuất khẩu 2783 3666 3525 2900 3300 3076 4000- Trong nước4809 5987 7254 7821 7200 8333 8500Doanh thu tiêu thụ (tỷ Đồng)1917 2584 2953 2953 2792 3114 3675- Xuất khẩu 955 1262 1323 1246 1328 1765 1850- Trong nước962 1322 1630 1707 1464 1349 1825Doanh thu sx- kd khác (tỷ Đồng)485 1074 1301 1605 1337 1764 1994Tổng doanh thu (tỷ Đồng)2402 3658 4254 4558 4129 4887 5669Nạp ngân sách(tỷ Đồng)120 152 199 154 133 155 165(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành than Việt Nam)Với những chính sách và đướng lối hoạt động đúng đắn, trong năm 1995 ngành than đã tiêu thụ được 7592 nghìn tấn than với doanh thu tiêu thụ thu về khoảng 1917 tỷ Đồng, tuy sản lượng than tiêu thụ trong nước lớn gấp 2 lần lượng than tiêu thụ trên thị trường quốc tế nhưng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này lại bằng nhau, như vậy có thể thấy rằng ngành than đang thực hiện trợ giá cho thị trường trong nước. Đây cũng có thể là một biện pháp để khuyến khích nhu cầu sử dụng than trong nước và một phần hỗ trợ thị trường trong nước. Trong những năm tiếp theo, sản lượng than khai thác và sản lượng kinh doanh trên thị trường của ngành than Việt Nam tăng liên tục, trong năm 1996 sản lượng than khai thác và doanh thu từ kinh doanh than tăng khoảng 30% so với năm trước nên doanh thu từ thị trường trong nước và thế giới cũng tăng với tốc độ 32% so với năm 1995. Ngành than đã rất nỗ lực để giữ vững được tốc độ tăng lên trong khai thác và kinh doanh tiêu thụ, năm 1997 ngành than đã khai thác được 10779 nghìn tấn than, tăng gần 42% sản lượng khai thác so với năm 1995 về than sản phẩm, kết quả đó được đánh 7 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007giá là một thành quả vượt bậc và là mong ước của ngành than trong thời gian bấy giờ. Tuy trong khai thác than thành phẩm tăng nhanh nhưng lại xuất hiện dấu hiệu chững lại của hoạt động kinh doanh xuất khẩu do những ảnh hưởng ban đầu của cuộc đại khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á trong năm 1997, sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ và đó là dấu hiệu đầu tiên cho những giảm sút của doanh thu trong những năm tiếp theo. Đánh giá trong những năm 1995-1997, ngành than của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc nhờ biết phát huy được nội lực, công nghệ mới áp dụng và những chính sách phát triển hợp lý, đóng góp vào ngân sách nhà nước 471 tỷ Đồng trong 3 năm 1995-1997.Năm 1998, sau khi chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực nên đã tác động đến than xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới về lượng lẫn về giá cả, ngành than của Việt Nam phải cạnh tranh hơn khi mà cung vượt quá cầu trên thị trường, nhưng nhờ sự mềm dẻo trong quan hệ bạn hàng và có các mối quan hệ bạn hàng lâu năm nên lượng than xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tại mức 3 triệu tấn và giữ được 25%-30% thị phần than Antraxit buôn bán thế giới. Thị trường trong nước cũng có sự giảm sút trong tiêu thụ, đặc biệt là năm 1999, lượng than tiêu thụ giảm hơn 600 tấn so với năm 1998 và doanh thu kinh doanh than của Việt Nam đã giảm xuống từ 2953 tỷ Đồng năm 1998 xuống 2792 tỷ Đồng cả năm 1999. Cho đến năm 2001, Tổng công ty than Việt Nam đã mở rộng quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ như: Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Hà lan, Hàn Quốc, Nam Phi… Về thị trường xuất khẩu, công ty không chỉ duy trì ở các thị trường tiêu thụ tiềm năng mà còn mở rộng ra các thị trường mới nên sản phẩm than của công ty đã có mặt tại khoảng 40 nước trên thế giới, và công ty cũng đã tiến hành ký kết nhiều hợp đồng cung cấp than dài hạn cho khách hàng.Các giai đoạn phát triển và trưởng thành của ngành than Việt Nam từ năm 1855 đến nay, có thể nhìn nhận mô hình quản lý ngành than từ trước đến nay:● Từ tháng 4/1955 đến tháng 7/1960, ngành than do Bộ Công nghiệp quản lý.● Từ tháng 7/1960 đến tháng 8/1969, ngành than do Bộ Công nghiệp nặng quản lý.● Từ tháng 8/1969 đến tháng 1/1981,ngành than do Bộ Điện và Than quản lý.● Từ tháng 1/1981 đến tháng 3/1987, ngành than thuộc sự quản lý của Bộ Mỏ và Than.● Từ tháng 3/1987 đến tháng 10/1994, ngành than thuộc sự quản lý của Bộ Năng lượng.● Từ tháng 10/1994, ngành than của Việt Nam chịu sự quản lý của Tổng công ty than Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam là một tập đoàn kinh tế trực thuộc Chính phủ.8 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007(nghiên cứu về ngành than của Việt Nam và kết quả sản xuất kinh doanh đến năm 2002 hay hết cả quá trình nghiên cứu ?) 1.1.3.Chiến lược phát triển của ngành than Việt Nam Với mục tiêu đặt ra cho ngành than trong quá trình phát triển là xây dựng các mỏ than “xanh, sạch, ít người, sản lượng cao”, trong những năm qua, Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thực hiện các chương trình đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất nhằm đạt được sản lượng cao. Nhiều giải pháp về công nghệ và kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng và sử dụng trong sản xuất như các dự án cơ giới hóa đào lò và khai thác than ở các mỏ hầm lò; hàng loạt dây chuyền công nghệ tuyển than được sử dụng tại các cụm mỏ nhỏ đã góp phần nâng cao chất lượng than tiêu thụm giảm thiểu tỷ lệ thanđọng do chất lượng thấp. Vấn đề môi sinh môi trường vùng mỏ cũng đặc biệt được quan tâm và xử lý bằng cách triển khai nhiều dự án khắc phục suy thoái môi trường, tích cực cùng địa phương chuyển đổi các phương thức vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than theo hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh những phương châm và chiến lược phát triển xuyên suốt của ngành than là bảo vệ môi sinh – môi trường vùng mỏ, đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ vào sản xuất và chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngành than cũng xác định những phương hướng phát triển trong ngắn hạn để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư , cơ cấu lao động và lấy than để hỗ trợ phát triển các ngành khác… Tổng công ty đã lựa chọn:● Chiến lược phát triển: Xây dựng tổng công ty than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh dựa trên nền sản xuất than. Bên cạnh đó là tăng cường phát triển, củng cố ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành than từ trước khi thành lập Tổng công ty than, phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành than như các nhà máy nhiệt điện, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề giải quyết được nhiều lao động nữ (may mặc, giày da hay dịch vụ…). Trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng thế mạnh của địa phương, phát huy năng lực quản lý, sử dụng lao động và tận dụng tối đa cơ sở vật chất, công nghệ. ● Phương châm phát triển: ngành than Việt Nam đã xác định phương châm phát triển là “Cùng phát triển với bạn hàng” mà trước hết là hợp tác cùng các tổng công ty, 9 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007công ty trong nước, giúp đỡ nhau, phân chia thị trường và định giá phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tổng công ty than Việt Nam cũng tạo điều kiện để các công ty nước ngoài nghiên cứu và sử dụng sản phẩm than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế.● Mục tiêu chiến lược đề ra trong tương lai là tiêu thụ được 18-20 triệu tấn than thương phẩm. 1.2. Tình hình sản xuất than xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua1.2.1.Phân bố thanViệt Nam Qua các cuộc nghiên cứu và khảo sát, người ta đã xác định được các trầm tích tạo ra than và hình thành các mỏ thanViệt Nam rải rác từ Cao Bằng cho đến Quảng Nam-Đà Nẵng, với các bể than lớn nhỏ khác nhau và nhiều loại than: than gầy (Than Antraxit), than non, than bùn và than mỡ… Nhưng các thành hệ quặng hình thành nên các mỏ than lớn đều tập trung ở miền bắc nước ta, trong thành hệ quặng đấy có thể được chia làm 2 đới trầm tích chứa than chính, đó là: Bể than Quảng Ninh và Bể than Đồng bằng Bắc bộ. Theo số liệu của Tập đoàn ThanKhoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỷ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh có trữ lượng khoảng 10,5 tỷ tấn và khu mỏ vùng đồng bằng sông Hồng có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn nằm rải rác trên diện rộng.● Bể than Antraxit Quảng Ninh: nằm về phía Đông bắc Việt Nam, về địa lý được xác định từ Phả Lại qua Đông Triều – Hòn Gai, Mông Dương – Cái Bầu – Vạn Hoa, bể than này kéo dài 130 km, rộng 10-30 km. Theo nghiên cứu thì bể than Quảng Ninh có trữ lượng ước tính khoảng 3,5 tỷ tấn nằm trong độ sâu dưới (-300) mét và trong độ sâu khoảng (-300) m đến (-1000) m dự báo có trữ lượng khoảng 7-10 tỷ tấn than, chất lượng than tại bê than này được đánh giá cao về chất lượng và các mỏ than gần các đầu mối giao thông nên cũng thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.Trong bể than Quảng Ninh có một số vùng than nổi tiếng về chất lượng than như vùng mỏ than Hòn Gai, Vàng Danh, Tràng Bạch – Mạo Khê… Điều đáng chú ý là loại than Antraxit của vùng than Hòn Gai có chất lượng rất cao khi đốt lên không có khói và xỉ, các thông số kĩ thuật đã được phân tích hàm lượng Lưu huỳnh trong loại than này nhỏ hơn 1%, độ ẩm 1,5-2%, tro 3-17%, chất bốc 6-11% và nhiệt năng tỏa ra là 7800-8400 calo. Trong vùng than Hòn Gai bao gồm các mỏ than như: (1) mỏ than Cẩm Phả, mỏ than 10 [...]... Than Việt Nam trên thị trường thế giới (đề cập các tiêu chuẩn than Việt Nam, vị thế …) 2.2 Tình hình xuất khẩu khoáng sản Than của Việt Nam 2.2.1 Phân loại Than xuất khẩu Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, theo kết quả thăm dò địa chất đã phát hiện gần 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản 30 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn. .. cầu xuất khẩu 35 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Biểu đồ: Cơ cấu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu (Nguồn: Tổng công ty than Việt Nam) Theo số liệu tổng hợp của Vinacoal thì trong năm 2006, lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đột biến về số lượng so với năm 2005 là 6,6 triệu tấn, đấy là mức tăng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu của ngành than Việt. .. chẽ than sản phẩm sẽ tối đa hóa lợi nhuận từ các sản phẩm than xuất khẩu, tránh trường hợp bán cả lô hàng với giá thành thấp Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ 31 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 thuật và đặc tính cũng như thành phần của than Antraxit, tổng công ty than Việt Nam hiện đang khai thác và xuất khẩu các loại than như sau: Bảng: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu. .. đích sử dụng khác nhau để tự do lựa chọn Trong cơ cấu than xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay than xuất khẩu chủ yếu vẫn là than Antraxit của mỏ than Quảng Ninh,cơ bản được phân chia thành các loại sau: 12 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Bảng: Cơ cấu và đặc tính than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam Loại Cỡ hạt than (mm) Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số... tiêu thụ của mỏ than Na Dương, mỏ Khe Bố vốn dĩ đã từ lâu được xây dựng để phục vụ riêng cho ngành xi măng và đường sắt 22 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 2.1 Thị trường tiêu thụ than thế giới trong giai đoạn hiện nay 2.1.1 Phân bố trữ lượng than trên thế giới Than được dùng làm... và xuất khẩu luôn tăng trưởng ổn định Nhưng sau năm 1997, do tình trạng bất ổn của thị trường từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nên tình hình kinh doanh 33 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 than của Việt Nam bị ảnh hưởng, ngành than đã giảm sản lượng khai thác, lượng than xuất khẩu và giá trị kim ngạch trong một thời gian Bảng: Sản lượng và giá trị xuất khẩu than. .. năm 2001, sản lượng than nguyên khai đạt 15,6 triệu tấn nhưng lượng than xuất khẩu cũng đã chiếm một tỉ lệ khá ổn định và cao trong than nguyên khai cũng như đối với than sạch thương phẩm, với lượng phục vụ xuất khẩu là 4 triệu tấn đã chiếm gần 34 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 26% của sản lượng than nguyên khai của năm 2001 và chiếm đến 32% sản lượng than được... tương lai thì số lượng than được xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ưu tiên về chất lượng và phẩm cấp than xuất khẩu hơn là ưu tiên về số lượng xuất khẩu như các giai đoạn trước Nếu như giai đoạn 1998 – 2000 là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á thì giai đoạn nghiên cứu 2001 – 2007 là giai đoạn bứt phá phát triển và khẳng định mình của ngành than Việt Nam trên thị trường thế... chống lò trong ngành than và đưa than đến với các hộ dân sinh hoạt hay sản xuất 21 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 ● Việc sử dụng công nghệ lạc hậu của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón… nên phải tiêu tốn một lượng than khá lớn và quen dùng với giá than thấp, do đó khó chấp nhận việc tăng dần giá than, buộc Nhà nước... nhiệt lượng tỏa ra cao, hàm lượng 11 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007 Nitơ và Lưu huỳnh thấp, ít gây ô nhiễm môi trường… đặc biệt là trong hơn 10 năm trở lại nay, than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Than xuất khẩu của Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng trên thị . tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007Chương I. Lý luận chung về than khoáng sản Việt Nam1 .1. Sơ lược về than khoáng sản1 .1.1.Đặc. dùng than. 1 Đề tài: Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-20071 .1.2.Lịch sử phát triển của ngành than Việt NamNgành than Việt Nam

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:51

Hình ảnh liên quan

Bảng: Sản xuất vă kinh doanh than trong giai đoạn 198 5– 1994 - Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

ng.

Sản xuất vă kinh doanh than trong giai đoạn 198 5– 1994 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng: Tiíu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam Loại  thanCỡ hạt (mm)Độ ẩm (%max)Độ tro (%max)Chất bốc (%)Lưu huỳnh  (%max) Cacbon (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Số 135 –  - Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

ng.

Tiíu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam Loại thanCỡ hạt (mm)Độ ẩm (%max)Độ tro (%max)Chất bốc (%)Lưu huỳnh (%max) Cacbon (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Số 135 – Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng: Sản lượng vă giâ trị xuất khẩu than trong giai đoạn 199 5– 2000 - Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2007.doc

ng.

Sản lượng vă giâ trị xuất khẩu than trong giai đoạn 199 5– 2000 Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan