Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

81 544 1
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp (*************) 3 1.1.1. Khỏi niệm xu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpMỤC LỤCNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệpDANH MỤC BẢNG BIỂUNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUTrong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh doanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp một phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước. Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 như sau : “Xuất khẩu là một trong ba chương trình cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ý nghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển khai Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo”.Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Với tu duy đổi mới “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặc điểm rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố con người. Tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu…Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệphai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất khẩu cà phê thứ ba trên thế giới… Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong nước phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ do sự suy thoái của các nền kinh tế. Nhận thức rõ được vấn đề và diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng như những trước những đòi hỏi thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những thực tế tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Intimex, em đã nhận thấy được việc mở rộng thị trường xuất khẩugiải pháp cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương như sau:Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩuphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpChương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexChương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexBằng những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập cũng như quá trình thực tập, cùng với nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị, cô chú trong phòng kinh tế tổng hợp và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình cô giáo hướng dẫn Th.S Đặng Thị Thuý Hồng, em đã cố gằng hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất theo đúng yêu cầu đặt ra. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của được được hoàn thiện hơn.Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨUPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp1.1.1. Khái niệm xuất khẩuXuất khẩu là hoạt động kinh doanh nhằm thu doanh lợi bằng cách bán hàng sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vượt qua biên giới hải quan trên cơ sở tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm hàng hoá hữu hình và vô hình) trong nước. Khi sản xuất trong nước phát triển và sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, phân công lao động quốc tế hình thành rõ rệt thì hoạt động xuất khẩu phát triển như một tất yếu khách quan của nền kinh tế mỗi quốc giaXuất khẩu đã dần được khẳng định là hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng phát triển. Chính phủ mỗi quốc gia đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích mở rộng sản xuất ở các khu vực tư nhân nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, việc mở rộng xuất khẩu là một chính sách kinh tế, là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó trở thành hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển kinh tế. Do mỗi quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự khác biệt về lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau. Việc tiến Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệphành trao đổi các phẩm hàng hoá hay dịch vụ giữa các quốc gia chính là biện pháp hữu hiệu để các quốc gia có thể khai thác tối đa lợi thế, khắc phục các hạn chế, tận dụng triệt để các cơ hội và hạn chế các thách thức tạo ra sự cân bằng các yếu tố trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không phải chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Ngay cả khi quốc gia đó không có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên…thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu và thu được lợi ích không nhỏ từ hoạt động này. Điều này đã được chứng minh thông qua lý thuyết lợi thế so sánh. Lý thuyết này đã chỉ ra rằng một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu để tạo ra những lợi ích cho mình, nếu bỏ qua thì chính quốc gia đó đã từ bỏ đi một nguồn lợi không nhỏ từ hoạt động này và sẽ đánh mất cơ hội phát triển của chính quốc gia đó. Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các quốc gia vẫn có thể thu được lợi ích cho mình thông qua việc chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi thế nhất để trao đổi với quốc gia khác, đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chung là bất lợi nhất dù hiệu quả sản xuất của quốc gia đó là thấp.1.1.2. Vai trò của xuất khẩuNgày nay khi mà quá trình hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng phát triển chung trên toàn thế giới thì thương mại quốc tế thông qua xuất khẩu đã trở thành cầu nối về kinh tế giữa các quốc gia. Khi tham gia hoạt động này, các nền kinh tế trên thế giới có cơ hội xích lại gần nhau hơn, phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn có các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…Chính bởi Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpvậy, thương mại quốc tế cũng như xuất khẩu có vai trò như sau:1.1.2.1. Ở cấp độ vĩ mô Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcMỗi quốc gia là chủ thể khi tham gia vào thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy lợi ích mà nó đem lại sẽ tạo ra một nguồn vốn quan trọng và bền vững cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, giúp quốc gia đó có thể phát triển nền kinh tế, thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Để phát triển kinh tế, điều quan trọng với mỗi quốc gia là nguồn vốn, nguồn vốn này có thể huy động từ nhiều hoạt động khác nhau như đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay nợ…nhưng nguồn vốn an toàn và bền vững nhất chính là nguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu bởi nó thể hiện được nội lực phát triển của quốc gia đó đồng thời quốc gia đó cũng không phải chịu bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn.Trong tương lai, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có tăng lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực cũng như khả năng xuất khẩu của mỗi quốc gia. Vì vậy, tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ cho quốc gia chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triểnNhờ có những thành quả to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã phát triển không ngừng với những bước tiến quan trọng đã dẫn đến sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở quốc gia trên thế giới. Xu hướng này tất nhiên không phải là ngoại lệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệphoá ở nước ta. Khi hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trên toàn thế giới thì các ngành kinh tế có thế mạnh của mỗi quốc gia sẽ được tăng cường, mở rộng và ngược lại những ngành có hiệu quả thấp sẽ dần bị thu hẹp. Dần dần theo thời gian mỗi quốc gia sẽ tập trung nguồn lực phát triển các mặt hàng chủ lực và có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác dẫn đến sự phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dânXuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất, muốn tăng cường xuất khẩu thì quy mô sản xuất phải được mở rộng, tốc độ sản xuất cần phải được nâng cao, các ngành nghề truyền thống phải được khôi phục, các ngành nghề mới ra đời đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn. Điều này góp phần giải quyết nhu cầu việc làm và tạo ra nguồn thu nhập ổn định co người lao động. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng, đó là những sản phẩm trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuất khong đáp ứng được nhu cầu. Nhờ đó chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng cao và tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc giaXuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế văn hoá xã hội có có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu phát triển góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư, tín dụng, vận tải quốc tế, phát triển và tăng cường giao lưu văn hoá chính trị giữa các quốc gia. Ngược lại, khi các quan hệ kinh tế, chính trị văn hoá giữa các quốc gia phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng sản xuất.1.1.2.2. Ở cấp độ vi mô Mở rộng và đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpxuất khẩuThị trường tiêu thụ là nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu. Khi mà thị trường trong nước trở nên bão hoà và nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay thì các công ty buộc phải khai thác thị trường quốc tế nhằm tìm kiếm khách hàng và cơ hội bán hàng tại các thị trường này. Việc duy trì những thị trường xuất khẩu truyển thống và mở rộng xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh thông qua việc tăng doanh số bán hàng tại các thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm chính là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu khai thác được những cơ hội bán hàng quốc tế, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn trước mắt về đầu ra cho sản phẩm và ổn định nguồn thu cho doanh nghiệp. Tăng doanh thu bán hàng và tiếp thu kinh nghiệm quốc tếMục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu là thu được lợi nhuận lớn. Tăng doanh thu bán hàng thông qua xuất khẩu chính là hình thức kinh doanh tối ưu được các doanh nghiệp lựa chọn khi mà nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, khi tham gia vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo nguồn hàng, quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm…do phải tìm hiểu và thích ứng với nhiều sự khác biệt về môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị khác nhau. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếpLà phương thức mua bán trong đó hàng hóa được xuất khẩu trực tiếp từ Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnước người bán (nước xuất khẩu) sang nước người mua ( nước nhập khẩu) mà không qua nước thứ ba ( nước trung gian).Khi lựa chọn hình thức xuất khẩu này, các nhà xuất khẩu phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để thoả mãn nhu cầu cũng như thị hiếu tiêu dùng của khách hàng tại các thị trường. Nếu làm tốt được điều này, các nhà xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu do không phải chia sẻ lợi nhuận. Đây là ưu điểm lớn nhất của hình thức xuất khẩu này.Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu trực tiếp cũng tồn tại một số nhược điểm như: chi phí cho hình thức xuất khẩu này là cao, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô nhỏ; đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, giàu về kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu do tính chất của hoạt động xuất khẩu luôn phải chịu sự biến động thất thường trên thị trường thế giới. Đây cũng chính là nhược điểm của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, do vậy hình thức xuất khẩu trực tiếp không phải là hình thức xuất khẩu được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn nhiều.1.1.3.2. Xuất khẩu qua trung gianLà phương thức mua bán mà ở đó người bán và người mua phải thông qua một người thứ ba gọi là trung gian (đại lý hay môi giới) để thoả thuận các điều kiện mua bán. Đại lý và môi giới là trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế hiện nay.Ưu điểm lớn nhất của hình thức xuất khẩu gián tiếp này là giảm bớt được chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, chi phí vận tải, rủi ro do sự biến động của thị trường…do vậy nhà xuất khẩu sẽ giảm bớt được rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Đây là lý do giải thích vì sao mà phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lựa chọn hình thức nàyNguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế8 [...]... thì xuất khẩu vào thị trường EU sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho công ty Nắm bắt được điều đó, trong giai đoạn 2004-2008, công ty xuất nhập khẩu Intimex đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu đồng thời thiết lập các mối quan hệ để đưa hàng nông sản của công ty thâm nhập thành công vào thị trường này Kết quả là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty vào thị. .. phê và hạt tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản là thị trườngcông ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm 2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty - Thị trường ASEAN là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Intimex với các mặt hàng nông sản sau: tiêu trắng và cà phê bên... 16.399,7 2.479,6 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty xuất khẩu Intimex qua các năm Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Intimex giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: % Thị trường Đông Bắc Á ASEAN EU Nga-Đông Âu Bắc Mỹ Thị trường khác Tổng cộng 2004 2005... 153.515 42.612 53.586 36.345 42.030 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intimex qua các năm Công ty xuất nhập khẩu Intimex có quan hệ xuất khẩu lâu dài với hơn 100 quốc gia trên thế giới Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2005-2008, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu được xuất sang những thị trường truyền thông của công ty bao gồm: Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại... trì ở mức trên trên 30% Sản lượng hàng nông sản xuất khẩu vào hai thị trường có sự tăng đều qua các năm: năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 14.139 tấn với trị giá xuất khẩu là trên 39 triệu USD; năm 2006, sản lượng xuất khẩu tăng lên đến 123.900 tấn đạt trên 50 triệu USD Trong hai năm 2007 và 2008, sản lượng nông sản xuất khẩu của công ty vào thị trường Đông Bắc Á giảm do công ty Intimex dồn nhiều nguồn... triển của công ty Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay tiền thân là công ty xuất khẩu hàng hóa nội thương và hợp tác xã, trực thuộc bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) - Ngày 10/8/1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lập theo quyết định số 58/NT/QD1 với nhiệm vụ cải thiện cơ cấu quỹ hàng, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua hoạt động xuất khẩu - Ngày 22/10/1985, công ty xuất nhập khẩu nội... doanh xuất khẩu cần có chiến lược lâu dài và bền vững để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thoả mãn được nhu cầu của thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu nông sản cũng như các thị trường xuất khẩu khác chịu ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luật pháp quốc tế, chính sách bảo hộ hàng nông sản của các quốc gia nhập khẩu cũng như chính sách điều tiết của nước xuất khẩu. .. những thị trường tiềm năng khác bên cạnh những thị trường truyền thống lâu đời của công ty Kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của công ty từ năm 2005-2008 được thể hiện rõ ràng trong bảng số liệu sau: Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex Mặt Năm 2005 TG hàng SL XK (tấn) Cà phê Hạt tiêu Chè Cơm dừa Tinh... gia nhập khẩu Vì vậy, sau một quá trình phát triển lâu dài, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 2.1 Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của. .. cấu của các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hoá 1.2.2 Khái niệm thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu Thị trường chính là khái niệm chung cho tất cả các loại thị trường Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải xác định những thị trường riêng, thị trường mục tiêu của chính doanh nghiệp đó Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, khái niệm thị trường xuất khẩu . động xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu IntimexChương III: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu. tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.Ngoài

Ngày đăng: 30/11/2012, 09:28

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty (200 3- 2007) - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 2.

Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty (200 3- 2007) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 3.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu và nộp ngân sách nhà nước trong các năm 2004 – 2008 của công ty Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 4: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 4.

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Intimex giai đoạn 2004-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 5.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty Intimex giai đoạn 2004-2008 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 6.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex vào một số thị trường giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2005-2008 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 8.

Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 9: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 9.

Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo mặt hàng năm 2008 và định hướng năm 2010 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 10: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010 - Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex

Bảng 10.

Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2008 và định hướng năm 2010 Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan