Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi doc

49 379 0
Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất NHN o &PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi Chuyên đề tốt nghiệp - 2 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống ngân hàng luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó điều tiết lượng tiền tệ từ nơi thừa tới nơi thiếu nhằm thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh tiền tệ. Hoạt động tín dụngmột trong những hoạt động chính của các ngân hàng, nó là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao. Với nền kinh tế thị trường, sự phát triển cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với nhau trước pháp luật, cạnh tranh nhau để phát triển, do đó việc quản lý tín dụng, phương thức hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các ngân hàng thương mại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Để thu hút được khách hàng, ngân hàng luôn phải đổi mới chiến lược kinh doanh, đó cũng là nhiệm vụ cần thiết của tín dụng. Huyện Sơn một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi một trong 61 huyện nghèo của cả nước nên huyện còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy ngay từ khi thành lập ngân hàng đã đối mặt với nhiều khó khăn thử thách như là nguồn vốn kinh doanh nhỏ, quy khách hàng hẹp chủ yếu là các hộ sản xuất làm nông nghiệp, trình độ nhận thức của khách hàng còn rất hạn chế. Vì vậy việc đầu tư tín dụng của ngân hàng chứa đựng không ít rủi ro, nợ quá hạn ngày càng gia tăng. Tuy nhiên để tạo được bước chuyển biến mới cho nền kinh tế, tín dụng hộ sản xuất của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, cùng với sự phát triển đi lên là những rủi ro có thể xảy ra, để đạt được kết quả cao hơn đòi hỏi các nhà quản lý nỗ lực đưa ra các giải pháp tốt trong quản lý tín dụng. Vậy phải làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi ? Đó luôn là vấn đề nóng hổi trong công tác quản lý tín dụng. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 3 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga Xuất phát từ những lý luận học tại trường Đại học Tài Chính Marketing TP. Hồ Chí Minh thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại NHN o &PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi cùng với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nga, em chọn đề tài nghiên cứu : “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất NHN o &PTNT huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi ”. Chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ sản xuất CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 3: Giải pháp mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất NHNo&PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 4 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ SẢN XUẤT. 1. 1 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất: Theo phụ lục của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: “Hộ sản xuất (HSX) là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của mình”. Trên góc độ ngân hàng: “Hộ sản xuất” là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ “hộ sản xuất” là “hộ”, “hộ gia đình”. 1.1.2 Phân loại kinh tế hộ sản xuất: Ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ sản xuấtmột lĩnh vực tương đối rộng và giàu tiềm năng nên sẽ tạo điều kiện rất tốt cho ngân hàng nếu biết tiếp cận khai thác đúng hướng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho ngân hàng là với số lượng hộ sản xuất đông đảo đa dạng như vậy thì cần phải tìm cách phân loại hộ sản xuất, tức là phân loại khách hàng để từ đó ngân hàng có cơ sở để hoạt động tín dụng cho hợp lý, có hiệu quả. Có thể phân loại hộ sản xuất theo các tiêu thức sau: • Phân loại hộ sản xuất theo mức thu nhập có 3 nhóm: Nhóm 1: Hộ sản xuất giàu khá SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 5 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga Đó là hộ sản xuất có mức thu nhập cao ổn định, có vốn, có khả năng lao động biết tiếp cận với môi trường kinh doanh. Nhu cầu vay vốn của nhóm này là để mở rộng tăng quy sản xuất hiện có. Nhóm 2: Hộ sản xuất trung bình Đó là những hộ có mức thu nhập trung bình, có sức lao động, có tay nghề, cần cù chịu khó nhưng thiếu vốn. Nhu cầu vay vốn của nhóm này chủ yếu là để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao cuộc sống Nhóm 3: Hộ sản xuất nghèo đói Đó là những hộ có mức thu nhập thấp rất thấp, có thể là do sức lao động hạn chế (tai nạn, ốm đau ), đông nhân khẩu, làm không đủ ăn, gặp rủi ro trong kinh doanh như gặp phải dịch bệnh, thiên tai lũ lụt, hạn hán Đối với nhóm này bên cạnh nguồn vốn ngân hàng cho vay thì cần phải có nguồn vốn khác hổ trợ từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương Với mục đích cho vay chủ yếu là giúp hộ ổn định cuộc sống nâng cao dần thu nhập, từ đó tiến tới xóa đói giảm nghèo chỉ có ổn định đời sống thì mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi vậy khi đối tượng này vay vẫn cần phải hướng dẫn cho họ cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. • Phân loại hộ sản xuất theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh Hộ loại 1: Là loại hộ chuyên sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp Có tính chất tự sản xuất, tự tiêu thụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh như hộ cá thể, hộ tư nhân là kinh tế gia đình, các hộ là những thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp nhà nước. Phương thức sản xuất chủ yếu là lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, thủy hải sản. Hộ loại này chiếm đại bộ phận khoảng 90%. Hộ loại 2: Là hộ kinh doanh theo luật định nông thôn SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 6 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga Bao gồm: những hộ tư nhân, hoặc hộ là nhóm sản xuất theo một nhóm người hoặc hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có điều kiện sau: - Có giấy phép kinh doanh - Có vốn điều lệ • Phân loại hộ sản xuất theo ngành nghề Loại 1: Hộ sản xuất ngành nông nghiệp Loại 2: Hộ sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Loại 3: Hộ sản xuất ngành thủy, hải sản Loại 4: Hộ sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ Loại 5: Hộ sản xuất ngành nghề khác 1.1.3 Đặc điễm kinh tế hộ sản xuất. - Kinh tế HSX có đặc điễm riêng biệt không giống những đơn vị kinh tế khác. Trong cấu trúc nội tại của HSX, các thành viên của hộ gắn bó chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý sử dụng các yếu tố sản xuất; thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi , phân phối sử dụng tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. - Trong quá trình đó có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác với hệ thống kinh tế quốc dân. Trong HSX, chủ hộ vừa là người quản lý điều hành sản xuất (SX), vừa là người trực tiếp lao động nên các thông tin được xử lý nhanh, kịp thời, các quyết định điều hành SX đúng đắn. - Kinh tế hộ nhìn chung là SX nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc SX hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển SX nông nghiệp các nước đang phát triển, đặc biệt là nước ta. - Sản xuất hộ thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, theo thời vụ là SX nhỏ, lẻ mang tính tổng hợp có chu kỳ SX đan xen lẫn nhau. - Trình độ SX, trình độ văn hóa ý thức pháp luật hạn chế. Phần đông HSX có trình độ SX mang tính truyền thống, thủ công, canh tác theo tập quán, có áp dụng SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 7 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga khoa học nhưng mức độ hạn chế so với thành phần kinh tế khác. Trình độ văn hóa nhận thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, … cũng hạn chế, một số vùng xa thành phố, xa đô thị chủ yếu là đồng bào dân tộc nhiều chủ hộ gia đình cũng không biết chữ. Do đó, đây cũng là đặc điễm không thuận lợi trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng. - Tài sản sở hữu của hộ gia đình có giá trị thấp, phần đông các hộ SX là nông thôn thì tài sản của hộ là nhà ở, đất canh tác, cây trồng vật nuôi, công cụ SX, phương tiện… đây cũng là đặc điễm hạn chế nhiều trong việc vay vốn Ngân hàng, trong việc phát triển kinh tế HSX. 1.1.4 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế xã hội 1.1.4.1 Kinh tế hộ sản xuất góp phần giải quyết vấn đề việc làm sử dụng tài nguyên nông thôn Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta có trên 70% dân số sống nông thôn. Với một đội ngũ lao động dồi dào, kinh tế quốc doanh đã được nhà nước chú trọng mở rộng song chỉ là một số lượng lao động nhỏ. Lao động thủ công lao động nông nhàn còn nhiều. Việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giải quyết. Từ khi được công nhận hộ gia đình là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việc nhà nước giao đất, giao rừng cho nông-lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý có hiệu quả nhất nguồn lao động sẵn có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất, kinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa nông thôn. Mặt khác, khi HSX được tự chủ về SXKD, tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của mình. Đất đai, tài nguyên các công cụ lao động cũng được giao khoán. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 8 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài. Họ cũng biết tự đặt ra định mức tiêu hao kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của chính mình cho toàn xã hội. 1.1.4.2 Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng được thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển Ngày nay, HSX đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các HSX phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Để trực tiếp quan hệ với thị trường. Để đạt được điều này các HSX đều phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu một số biện pháp khác để kích thích cầu, từ đó mở rộng sản xuất đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Với quy nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, HSX có thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của thị trường mà không làm tốn kém chi phí. Mặt khác, lại được sự khuyến khích, tạo điều kiện của Đảng Nhà nước để HSX phát triển. Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, HSX đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn. 1.1.4.3 Đóng góp hộ sản xuất đối với xã hội Kinh tế hộ gia đình đã có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt cao nhất 25 tỷ USD năm 2011. Một số nông sản của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế: hạt điều, hạt tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, thủy sản, chè đứng thứ 6, đồ gỗ nội, ngoại thất cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng SX hàng hóa ( thịt, sữa tươi…), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm khoảng 25% giá trị nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 9 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư. Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe đời sống của người dân. Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ lợi thế sinh thái từng vùng. 1.2 Vai trò tín dụng Ngân Hàng đối với kinh tế hộ sản xuất Việt Nam 1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. 1.2.2 Vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất Việt Nam Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) nói riêng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng của chủ trương chính sách của Nhà Nước góp phần vào công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước. Đặc biệt thể hiện qua những vai trò cụ thể sau đây: - Huy động được nguồn lực tiềm ẩn trong dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH Chuyên đề tốt nghiệp - 10 - GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Nga - Tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động đảm bảo đời sống góp phần đáng kể cho việc ổn định xã hội tăng trưởng GDP. Vai trò này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta khi mà khả năng thu hút lao động của khu vực kinh tế nhà nước còn hạn chế. - Góp phần duy trì phát triển các làng nghề truyền thống có kinh nghiệm SXKD, kinh nghiệm quản lý tích lũy qua nhiều thế hệ, tạo lập sự cân đối phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. - Góp phần mạnh mẽ thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Hình thành một tầng lớp xã hội mới đó là những doanh nhân có trình độ khoa học kỹ thuật đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước hội nhập với nền kinh tế quốc tế. - Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. - Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, 1.3 Chất lượng tín dụng, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng 1.3.1 Quan điễm về chất lượng tín dụng Ngân hàng Chất lượng là “Sự phù hợp với mục đích sự sử dụng”, là “một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều độ tin cậy với chi phí thấp phù hợp với thị trường” hay chất lượng là “năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”. Như vậy chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Lớp: LTĐH.K2_QN_NH [...]... NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ SẢN XUẤT NHNo&PTNT HUYỆN SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1 Giải pháp 3.1.1 Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn 3.1.1.1 Tăng cường tiếp cận đến từng hộ sản xuất: địa bàn miền núi như huyện Sơn Hà, do trình độ dân trí người dân còn thấp hạn chế trong chính sách tín dụng của Nhà nước nên nhiều hộ nông dân chưa tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng do... cho vay SXKD, 01 cán bộ tín dụng phụ trách cho vay tiêu dùng ) 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1 Thực tế cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi Bảng 1: Tình hình cho vay hộ sản xuất qua các năm 2009, 2010, 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh số cho vay Năm Số lượt hộ vay Số tiền Dư nợ 2009 3.850... tín dụng của một Ngân hàng nên bất cứ ngân hàng nào cũng chú trọng đến tăng trưởng dư nợ Do xác định khách hàng phục vụ chính là các hộ nông dân, NHNo&PTNT huyện Sơn Tỉnh Quảng Ngãi luôn phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho hộ sản xuất Đến cuối năm 2011 dư nợ hộ sản xuất đạt đến 79.520 triệu đồng Trong những năm gần đây dư nợ tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao do Ngân hàng tập trung nâng cao chất. .. NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN SƠN HÀ-TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Sơn 2.1.1 Giới thiệu chung Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện Sơn một chi nhánh ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 340QĐ-NHN-02 ngày 26 tháng 03 năm 1988 của TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT chi nhánh huyện. .. huyện Sơn đóng tại trung tâm thị trấn Di Lăng, cách trụ sở NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ngãi gần 50Km về phía đông, là chi nhánh cấp 2 chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ đối với NHN o&PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn đến nay đã tồn tại hoạt động trên 20 năm trên một huyện miền núi với 13 xã một thị trấn, với số dân khoảng trên 69.000 người, với 14.567 hộ gia... tín dụng cần mở rộng hơn nữa các điều kiện vay vốn, không chỉ đầu tư cho sản xuất cây, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ, các sản phẩm lành nghề, cơ khí sửa chữa nhất là phát triển thương nghiệp nông thôn Rõ ràng là đối tượng tín dụng thị trường nông thôn đang được mở rộng, phong phú đa dạng hơn, các đối tượng đầu tư cũng như đổi mới các điều kiện tín dụng 3.1.2 Nâng cao chất lượng. .. năng lực, sở trường, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giám sát trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng - Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu... giá chất lượng tín dụng HSX cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng HSX của ngân hàng càng kém, ngược lại Chỉ tiêu 6: Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ HSX * 100% = HSX (%) Doanh số cho vay HSX Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng HSX trong việc thu nợ của Ngân Hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng... cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ có nhiều khách hàng mới - Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động 1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng : Dư nợ bình quân Chỉ tiêu 1: = HSX Doanh số cho... khảo nhanh về doanh thu chi phí dưới hình thức một danh sách kiểm tra đối với từng hoạt động sản xuất khác nhau như: chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán,… - Khi đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng nên bổ sung thêm một tiêu thức đó là số lượng người vay do cán bộ tín dụng quản lý Hiện nay, tiêu thức này đã được chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng SVTH: Nguyễn Thị Tuyết . Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHN o &PTNT huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi Chuyên. Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi CHƯƠNG 3: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Sơn Hà – tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày đăng: 06/03/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan