Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

31 3.3K 54
Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

CHỦ ĐỀ: Qũy tiền tệ thế giới IMF vai trò của trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới: Khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), Khủng hoảng kinh tế thế giới (2008), Khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010) I – TỔNG QUAN VỀ IMF IMF (International Monetary Fund) là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỉ giá hối đoái cán cân thanh toán đồng thời hỗ trợ kĩ thuật giúp đõ tài chính khi có yêu cầu. 1.1 – Lịch sử hình thành Nguyên nhân hình thành bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ 1930 Thời đó, tiền giấy đã được lưu hành nhưng hãy còn trong tình trạng phôi thai. Trị giá giao hoán quốc tế chưa có giá trị rõ ràng khiến cho sự mua bán, đổi chác còn ở trong khái niệm vật thể (như một đầu máy xe lửa trị giá bằng 100 tấn cà phê), vì vậy sự giao thương còn rất khó khăn. Người ta đã nghĩ ra phương cách dùng kim quý (vàng) để bảo trợ cho giá trị tiền tệ nước mình, nhưng chưa đạt được một quy ước thống nhất thì cuộc đại suy thoái 1930 bùng nổ, vì chỉ có một số quốc gia theo kim bản vị để quy định giá tiền tệ của mình, còn nhiều nước khác thì không. Việc này đã gây ra nhiều trở ngại giữa trao đổi hàng hoá của các nước với nhau. Đó là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, cho nên sau cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà lãnh đạo thế giới muốn đi tìm một biện pháp để thống nhất vấn đề tiền tệ giao hoán nhưng cũng không mang lại một kết quả nào. Đến năm 1940, vấn đề lại được mang ra bàn thảo trở lại, theo kế hoạch đề nghị của ông Harry White và John Kenes. Theo đó, giá trị tiền tệ giao hoán phải được thống nhất đồng thuận của các quốc gia. Một tổ chức quốc tế đã được thành lập để quyết định giám sát việc thực thi về giao hoán này giữa 2 hay nhiều loại tiền tệ khác nhau. Sau nhiều năm bàn thảo rất khó khăn của giai đoạn đệ nhị thế chiến, cuối cùng tháng 7/1944 một hội nghị gồm 44 quốc gia (trong đó có cả Liên Xô cũ) diễn ra tại Bretton Woods, News Hampshire (Mỹ) từ ngày 1 - 22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước kí kết. IMF bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1946 (số hội viên lúc này chỉ gồm 39 nước). Ngày 1/3/1947, IMF tiến hành cho vay khoản vay đầu tiên vào ngày 8/5/1947, được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Tổng số vốn lúc này là 202 tỷ USD 1.2 – Đặc điểm về nguồn vốn tỉ lệ phiếu bầu - Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nước đó với xuất nhập khẩu của thế giới. Sau này thì tỉ lệ vốn góp tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP - IMF cấp cho mỗi thành viên hạn mức tín dụng, cho phép vay tối đa là 125% của hạn mức tín dụng. Cho phép rút vốn 4 lần (3 lần đầu là 25%, lần cuối là 50%) - Số phiếu trong các cơ quan lãnh đạo được phân bổ phù hợp với tỉ lệ góp vốn, vì vậy đa số phiếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển nhất. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh Pháp. Đến 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, công hoà liên bang Đức chiếm 5,7%, Pháp chiếm 5,1%, Anh 5,1%, Nhật Bản 6,26% 1.3 – Các mục tiêu của IMF  Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.  Tạo điều kiện mở rộng tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế nhờ đó góp phần vào việc tăng cường duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.  Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.  Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.  Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.  Rút ngắn thời gian giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên. Trong hơn 50 năm qua IMF đã khẳng định được vai trò cũng như thực hiện mục tiêu của mình trong việc duy trì sự ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên quy mô ngày càng rộng với tốc độ ngày càng nhanh. 1.4 – Mục tiêu hoạt động của IMF - Mục đích của IMF là hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển KT- XH, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường xảy ra do ảnh hưởng của thiên thiên nhiên hoặc để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước hội viên - Khi quốc gia nào gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ nước ngoài thì IMF đề ra “chương trình điều chỉnh cơ cấu” bằng cách giảm phát nền kinh tế giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giúp các nước này lấy lại sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Mặc dù có những vấn đề khó khăn với nền kinh tế quốc gia nhưng khi nền kinh tế được “điều chỉnh” thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng trên thực tế chương trình này đòi hỏi chính phủ nước đi vay phải “thắt lưng buộc bụng” giảm chi tiêu dịch vu, giảm thuế nhập khẩu, giảm trợ cấp chính phủ. Điều này làm các công ty nước ngoài dễ dàng kiểm soát nền kinh tế nước đi vay. 1.5 – Chức năng nhiệm vụ của IMF 1.5.1 – Chức năng IMF có các chức năng cơ bản: - Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ tỷ giá hối đoái của các thành viên; - Cấp tín dụng cho các thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán; -Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế chính sách kinh tế của các nước thành viên; - Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô; - Cung cấp trợ giúp kĩ thuật. Trước 1973, hoạt động của IMF theo dõi việc chấp nhận tính chuyển đổi của các đồng tiềncác nước, giám sát hệ thống tỷ giá hối đoái cố định gắn với giá trị của vàng (thực chất là cố định so với USD, còn USD được chính phủ Mỹ cam kết gắn với vàng ở tỷ lệ 35USD/ounce vàng), cho các nước thành viên vay ngắn hạn khi họ gặp khó khăn về dự trữ ngoại tệ khiến cho việc giữ tương quan giá giữa các đồng tiền trở nên khó khăn hoặc khi họ gặp một số khó khăn kinh tế nhất định. Đầu năm 1973, nhiều nước Châu Âu Nhật Bản đã tuyên bố thả nổi đồng tiền của họ so với USD. Hệ thống Bretton Woods chính thức sụp đổ. Sự sụp đổ này làm lung lay vai trò của IMF với tư cách là một tổ chức giám sát sự trao đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định. Sau 1973, hàng năm IMF họp với các nước thành viên phân tích với các nước thành viên thấy tình hình kinh tế của họ, cảnh báo những vấn đề có thể xảy ra tư vấn cách giải quyết. Trong thực tế, IMF ngày càng quan tâm đến cải cách kinh tếcác nước đang phát triển. 1.5.2 – Nhiệm vụ IMFcác nhiệm vụ sau: - Giải quyết các vấn đề hối đoái giữa các quốc gia hội viên nhằm ổn định mậu dịch quốc tế; - Tài trợ tín dụng cho các nước nghèo hầu tạo điều kiện cho họ phát triển qua hình thức giúp ngân khoảng trực tiếp hay hứa trả nợ cho 1 hội viên nào đó. Ngay từ ban đầu, vấn đề hối đoái được giải quyết bằng cách đặt ra 1 hệ thống giao hoán tiêu chuẩn hệ thống gọi là “Par Value System”. Hoa Kỳ là nước đầu tiên định giá mỹ kim qua vàng. Ở các nước khác, tuần tự áp dụng hình thức này theo khái niệm: A=B B=C nên A=C. Sau cùng vì lý do tiện lợi tất cả các quốc gia trong IMF đều thẩm định bản vị của mình qua USD. Đến 1970, Hoa Kỳ không còn đủ vàng dự trữ nhằm thoả mãn nhu cầu đổi Dola Mỹ để lấy vàng, nhất là việc 35 USD để mua 1 lượng vàng không còn thực tế nữa. Từ đó IMF đồng ý cho mỗi quốc gia tự định đoạt trị giá tiền tệ của mình chỉ thông báo một cách chi tiết về tiêu chuẩn qua việc thẩm định này. Tổ chức IMF chỉ có nhiệm vụ khuyến cáo mà thôi, vì vậy IMF mất dần ảnh hưởng. Khi 1 hội viên nào đó bị khó khăn về tài chính hay cần ngân khoảng cho một cải cách kinh tế nào đó có thể yêu cẩu IMF trợ giúp qua việc đề nạp thỉnh nguyện cùng chi tiết các kế hoạch phát triển để các giám đốc điều hành duyệt xét. Nhìn chung, nhiệm vụ chính của IMF là ổn định nền tài chính thế giới nâng đỡ các nước chậm tiến cùng phát triển. Trách nhiệm xem qua rất nặng nề nhưng quyền hạn lại không có bao nhiêu. Không có cơ quan có thẩm quyền chế tài trong việc thực thi các điều kiện vay mượn, IMF chỉ có nhiệm vụ quan sát theo dõi mà thôi. Vì vậy, không sớm thì muộn, IMF nếu không muốn đi vào dĩ vãng, thì ít nhất nó cũng sẽ phải điều chỉnh cải tiến một cách sâu rộng giao thương giữa các nước đang ngày càng mở rộng sự phức tạp của nền tài chính thế giới luôn biến đổi không ngừng 1.6– Cơ cấu tổ chức 1.7 – Nguyên tắc hoạt động của IMF - IMF là đòi hỏi các nước thành viên phải cho phép đồng tiền của nước mình được trao đổi tự do không có bất cứ hạn chế nào với tiền của nước khác (đồng tiền chuyển đổi), thông báo cho IMF biết những thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệ của nước mình có ảnh hưởng đến các nước thành viên khác, trong phạm vi có thể, hãy sửa đổi các chính sách đó theo tư vấn của IMF để đáp ứng yêu cầu của toàn thể cộng đồng. Để giúp các nước thành viên đang gặp khó khăn tài chính thực hiện nguyên tắc này, IMF sẽ đứng ra huy động tài chính từ các nước thành viên khác cho nước gặp khó khăn vay. - Những quyết định lớn của IMF chỉ được thông qua nếu có ít nhất 85% phiếu ủng hộ trong Ban điều hành. Các nước thành viên tùy theo số vốn đóng góp vào IMF mà có tỷ lệ lá phiếu trong tổng số phiếu nhiều hay ít. Hoa Kỳ có quyền đối với 18% số phiếu. Vì lẽ đó, các quyết định của IMF phản ánh ý muốn của nước này rõ rệt, cho dù Giám đốc Điều hành IMF theo thỏa thuận giữa Mỹ châu Âu luôn là một người châu Âu. - Bất kì một nước thành viên nào khi gia nhập IMF đều phải cho các thành viên khác trong quỹ biết dự định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với đồng tiền của các nước khác để tự kiềm chế, hạn chế việc đổi đồng tiền của họ lấy ngoại tệ để theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của các nước thành viên đó, của cả cộng đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp, có lợi. Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là một khoản lệ phí hội viên. Tuy nhiên khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng. Chẳng hạn, nếu một nước muốn vay Bảng Anh thì khi đó IMF mới yêu cầu Anh phải đóng. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: + Thứ nhất, tạo thành một khoản vốn IMFthể trích ra cho các thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính; + Thứ hai, khoản phí là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần sẽ được vay nhiều; + Thứ ba, số tiềnquỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên. Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng giàu, lệ phí càng cao (xem phụ lục 3). Mức đóng góp của mỗi nước thành viên vào IMF rất khác nhau. Năm 1985, Mỹ đóng 20,l%, khối EEC đóng 27,9%, còn các nước đang phát triển đóng 32,4%. Mức lệ phí này cứ 5 năm lại được xem xét lại, có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo nhu cầu của IMF mức độ phát đạt của nước thành viên. Tuy nhiên từ ngày 01/04/1978, với sự sửa đổi điều lệ lần thứ hai, việc xem xét điều chỉnh phần đóng góp của mỗi nước thành viên được quy định 3 năm một lần. Năm 1945, 35 thành viên khi đó đóng góp vào IMF 7,6 tỷ USD; năm 1977 con số đó khoảng 200 tỷ USD. Ngày 06/02/1998 Hội đồng quản trị của IMF đã phê chuẩn kế hoạch tăng 45% ngân quỹ của tổ chức này, từ 199 tỷ USD lên 288 tỷ USD. Cho đến nay, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng góp nhiều nhất cho IMF, chiếm khoảng 19% tổng số (40 tỷ USD); Marshall Island, một nước cộng hoà đảo ở Thái Bình Dương đóng ít nhất khoảng 3,6 triệu USD (năm 2008). 1.8 – Vai trò của quỹ IMF trong việc điều tiết nền kinh tế thế giới • Đối với nền kinh tế thế giới  Ổn định các quan hệ tài chính tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới  Thực hiện khả năng điều tiết phối hợp hành đông của các quốc gia  Duy trì phát triển kinh tế thế giới • Đối với các thành viên:  Giúp các nước thành viên có vấn đề về tài chính xử lý các món nợ Chính phủ hay nợ thương mại  Cho các quốc gia đang phát triển vay vốn • Đối với cơ cấu tổ chức  đội ngũ nhân viên là các chuyên gia giỏi thuộc nhiều lĩnh vực được tập hợp từ nhiều quốc gia, có quan điểm chính trị độc lập  vừa có các nhân tố bảo vệ lợi ích các nước phương Tây, vừa có các nhân tố là công cụ để các nước hợp tác với nhau nhằm duy tân sự ổn định nền tài chính toàn cầu, đồng thời thúc đẩy kinh tế của từng nước II. VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI 2.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997 Bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi như EU, Mỹ, Nhật… Đông Nam Á nổi lên với tư cách là 1 nền kinh tế mới năng động đầy triển vọng. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước ĐNA đã có những bước đi dài, đó thực sự là thành tựu đáng ghi nhận đối với các quốc gia đang phát triển này. Tuy nhiên, sự thay đổi thần kỳ ấy không diễn ra được bao lâu khi phải chứng kiến 1 cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng ấy xuất phát từ Thái Lan, nổ ra vào ngày 2/7/1997, làm thiệt hại cho châu lục hàng trăm tỷ USD. 2.1.1 Nguyên nhân xảy ra Cuộc khủng hoảng là hợp lực của nhiều nguyên nhân, nhưng trên góc độ tài chính thì có mấy nguyên nhân sau đây: Một là, duy trì tỷ giá cố định giữa đồng nội tệ với đồng USD quá lâu. Việc duy trì này của các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn nền kinh tế Mỹ đã khiến cho họ thay vì để giá trị đồng nội tệ tăng giảm theo USD mà lại đi tiêu tốn hàng tỷ USD để duy trì 1 mức cân bằng giả tạo tới mức không thể níu giữ nổi. Hai là, buông lỏng bao che cho những yếu kém trong công tác điều phối giám sát hoạt động của các ngân hàng các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong khi các hoạt động kinh tế có tốc độ tự do hóa cao hơn thì công tác giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh các tổ chức tài chính ngân hàng vẫn dậm chan tại chỗ, thậm chí chính phủ đã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua ngân hàng quốc doanh hoặc chỉ thị cho những ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các công ty được chính phủ ưu đãi. Khắp khu vực tràn lan tình trạng bao cấp cắt giảm thuế cho những ngành công nghiệp có chọn lọc những ngành độc quyền được chính phủ bảo hộ. Lợi dụng kẽ hở này các doanh nghiệp đã tìm cách vay ngắn hạn nước ngoài (chủ yếu là đầu tư vào bất động sản với ý định trang trải cho các khoản nợ thua lỗ trong sản xuất công nghiệp, nhưng thị trường bất động sản trong thời gian này lại gặp nhiều bất lợi) => gây ra 1 khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thị trường này biến động. Ba là, cán cân vãng lai thâm hụt lớn cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước không hợp lý. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bất ổn cho hệ thống tài chính tiền tệ của các nươc. Giá cả hàng xuất khẩu sụt giảm nền kinh tế giảm sức cạnh tranh trong khi đó giá cả hàng hóa nhập khẩu lại tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ (đặc biệt là ở Thái). Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước chịu khủng hoảng nặng, có sự mất an toàn cao do khối nợ lớn tăng nhanh, chủ yếu là vốn ngắn hạn ( chiếm 70% tổng số nợ của khu vực tư nhân tại Thái Lan Inđô). Mặt khác, vốn huy động gián tiếp thông qua chứng khoán tăng nhanh trong khi dự trữ quốc gia không cao, vì kim ngạch XNK giảm dần, nghĩa là có sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài( mà nguồn này chủ yếu dùng đầu tư bất động sản)=> cung tiền vượt quá cầu tiền, tình trạng nợ đọng gia tăng việc mua vét ngoại tệ để trả đáo hạn là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Sự lũng đoạn của các tổ chức tài chính mối liên hệ chặt chẽ giữa các tổ chức này với chính phủ => tham nhũng nặng nề, khiến chính phủ không thể mạnh tay trong các biện pháp xử lý của mình. Hay do hệ thống luật pháp không thích hợp với cơ chế mới, hệ thống giáo dục kém phát triển, thiếu lao động lành nghề,mức lương thực tế tăng nhanh trong khi Trung Quốc Ấn Độ tham gia vào thị trường lao động quốc tế với giá thấp khiến giảm sức cạnh tranh của các nước ĐNA trên thị trường quốc tế… Hầu như các nguyên nhân trên đều là những vấn đề tồn tại ở các nước bị khủng hoảng do các mối quan hệ giữa Hàn, Nhật ASEAN, nên khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở 1 nước lập tức lan truyền sang nước khác gây ảnh hưởng nặng nề cho các nước đó. Vì vậy, nước này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nước kia. 2.1.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Các nhà kinh tế đều nhận định rằng tất cả các nước ĐNA hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong năm 1997 1998. Quốc gia Tốc độ tăng trưởng (%) 1996 1997 1998 Malaysia 8,3 7,7% 7,6 Thái Lan 7,2 1,9 2,3 Philippines 5,8 5,6 5,8 Indonesia - 7,5 7,5 Singapore 8,0 7,5 6,5 Vậy tại sao sự phá giá tiền tệ lại có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng ? Điều đó được lý giải như sau: trước đây các nước ĐNA đã thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng, khối lượng tiền tệ tăng rất nhanh do chính phủ chi rất nhiều tiền cho các công trình đầu tư công cộng, chẳng hạn ở Malaysia, lượng cung ứng tiền tệ cả năm 1996 vẫn tăng vượt chỉ tiêu 20% do ngân hàng Trung ương đề ra. Điều đó dẫn tới bội chi ngân sách để bù đắp khoản bội chi thì các nước này đã phải tiến hành vay nợ nước ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Indonesia, Philippines Thái Lan trong năm 1996 còn lớn hơn cả của Mehico khi xảy ra khủng hoảng vào năm 1994. Tới khi khủng hoảng xảy ra các nước này phải thực hiện triệt để chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu cho đầu tư công cộng. Đồng thời để giảm bớt tốc độ phá giá, các nước này đã nâng lãi suất cho vay lên cao trên 30% tháng, điều đó hạn chế đầu tư tư nhân. Do đó đã làm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Tuy nhiên do tác động của phá giá nên đã tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của các nước ĐNA so với Nhật Mỹ, điều đó đã thúc đẩy hoat động sản xuất xuất khẩu, do đó đã làm cho tốc độ tăng GDP được phục hồi đôi chút. Diễn biến cụ thể: Tại Thái Lan: 1996 1997 1998 1999* 2000** (Percent change) Real GDP Growth 5.9 -1.7 -10.2 4.2 4.5 to 5.0 Consumer prices (period average) 5.9 5.6 8.1 0.3 3.0 (Percent of GDP [minus sign signifies a deficit]) Central government balance*** 1.9 -0.9 -2.4 -2.9 -3.0 Current account balance -6.0 -7.9 -2.0 12.7 9.1 (In billions of U.S. dollars) External debt 90.5 93.4 86.2 76.0 67.8 Sources: Thai authorities and IMF staff estimates. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng bong bong kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có biến. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Ngày 14 tháng 5 ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11/8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20/8, IMF thông qua 1 gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD. Tại Philippines Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái, ngày 3/7/97, ngân hàng TƯ Philippines đã cố gắng can thiêp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso/1 USD xuống còn 38 peso/ 1 USD vào năm 2000 còn 40 vào cuối khủng hoảng. Bê bối chính trị liên quan đến Tổng thống đương nhiệm Joseph Estrada năm 2001 cũng góp phần làm cho tình trạng tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán Philippines giảm từ 3000 điểm xuống còn 1000 điểm. Điều này kéo theo việc đồng peso thêm mất giá, và giá trị của chỉ được phục hồi khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm Tổng thống. Tại Hàn Quốc 1996 1997 1998 1999* 2000** (Percent change) Real GDP Growth 7.1 5.5 -6.7 10.7 8.0 Consumer prices (end of period) 4.9 6.6 4.0 1.4 1.8 (Percent of GDP [minus sign signifies a deficit]) Central government balance 0.0 -1.7 -4.4 -3.5 -3.0 1 Current account balance -4.4 -1.7 12.7 6.1 2.0 (In billions of US dollars) External debt 164.4 158.1 148.7 136.0 129.6 (Percent of GDP) External debt 31.6 33.2 46.9 33.4 26.8 Sources: Korea authorities and IMF staff estimates Vào thời điểm bùng phát khủng hoảng tại Thái Lan, Hàn Quốc có 1 gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường Châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28/11/97, Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11/12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Thị trường Seoul tụt 4% trong ngày 7/11 tụt thêm 7,2% vào ngày 24/11 do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng chính sách khắc khổ. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. Tại Malaysia Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Bạt( 2/7/97), đồng Ringgit của Malaysia thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/ 1 USD xuống còn 4,20 Ringgit/ 1 USD. Phần lớn sức ép giảm giá đối vs Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị [...]... từ phía các quan chức Bộ tài chính Mỹ IMF ” 2.2 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KTTG 2008 - 2009 2.2.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi... "phi vật chất" Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng này Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ - Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, nặng nề nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định... thực hiện các gói cứu trợ cho các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng 2.2.2 Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF Bước vào quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy... thấp 2.2.3 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 vì không dự báo được những rủi ro kinh tế tiềm ẩn trước đó nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của IMF trong cuộc khủng hoảng này.Nhờ các gói cứu trợ của IMFcác nước đặc biệt là những có... khác Sau khi IMF thoả thuận được với các quốc gia Đông á về cam kết can thiệp vào cuộc khủng hoảng các điều kiện để nhận khoản viện trợ của IMF, thì các tổ chức tài chính quốc tế khác như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu á các trợ giúp song phương khác của Nhật, Mỹ, Anh mới đồng ý giúp tài chính cho các nước này IMF đã đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết khủng hoảng Tổ chức... độ tăng trưởng của các nước có thu nhập thấp những nước chậm phát triển ở khoảng 6.3% IMF đã đề ra được những biện pháp khắc phục phù hợp để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai Trong cuộc khủng hoảng 2008, IMF còn có vai trò giám sát, chấn chỉnh hệ thống tài chính ngân hàng các nước làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng 2.3 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU... cơ cấu Cuộc khủng hoảng châu á là cuộc khủng hoảng của khu vực tư nhân có liên quan đến tình trạng vay nợ quá nhiều từ các nguồn tài chính dễ tiếp cận, tiếp sau việc tự do hoá các tài khoản vốn bắt đầu từ những năm 1980 Vì thế chính sách của IMF yêu cầu tự do hơn nữa ngành tài chính các luồng lưu thông tài chính là sai lầm làm tăng khả năng khủng hoảng trong tương lai Mặt khác cuộc khủng hoảng. .. hơn trong các chương trình được hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp: điều kiện cải cách cơ cấu đã được sắp xếp hợp lý cho tất cả các chương trình hỗ trợ của Quỹ bổ sung các điều kiện trong các chương trình trung hạn cho các quốc gia có thu nhập thấp Chương trình của IMF hỗ trợ đã bù đắp được những thâm hụt tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thu nhập thấp 2.2.3 Đánh giá vai trò. .. nước ngoài dọn đường cho nước ngoài sở hữu đa số cổ phần của các công ty Hàn Quốc ở Indonesia phải tự do hoá thương mại, giải thể các cacten chính thức không chính thức, các độc quyền, chấm dứt trợ cấp một số mặt hàng 2.1.4 Đánh giá về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng Tích cực IMF mở đường cho các hoạt động đầu tư các khoản trợ giúp tài chính của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia... này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong tương lai khi không để cho các bên tư nhân dính líu, chia sẻ sự thất bại giải quyết các khó khăn của họ mà lại dựa vào sự giúp đỡ của IMF Trong khi đó, người dân phải chịu đựng những hậu quả của cuộc khủng hoảng nhiều nhất với sự sụt giảm mạnh mức sống như là một điển hình của kết quả IMF can thiệp một điều trái với mục đích của IMF Các biện pháp tài chính . Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới: Khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), Khủng hoảng kinh tế thế giới. nước II. VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI 2.1 KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997 Bên cạnh những nền kinh tế lớn, có tên tuổi

Ngày đăng: 27/02/2014, 13:13

Hình ảnh liên quan

- Tình hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra tồn cầu. - Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

nh.

hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra tồn cầu Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.3.3 Sự chuyển biến của các một số nước điển hình sau khi nhận cứu trợ từ IMF: - Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới

2.3.3.

Sự chuyển biến của các một số nước điển hình sau khi nhận cứu trợ từ IMF: Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2 VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG KTTG 2008 - 2009

  • 2.2.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG

  • 2.2.2 Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan