Tài liệu Cập nhật điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em potx

6 1.4K 12
Tài liệu Cập nhật điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cập nhật điều trị bệnh tiêu chảy cấp trẻ em Bên cạnh tác dụng điều hòa cân bằng vi khuẩn chí tại ruột, probiotics còn được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh đại tràng kích thích, viêm đại tràng mãn tính. Những tiến bộ về bồi phụ nước điện giải đường uống, đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống bệnh tiêu chảy trên toàn cầu đã làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em tiêu chảy nhiều nước và trên toàn thế giới trong 2 thập kỷ qua. Sau nhiều năm thực hiện điều trị và phòng bệnh tiêu chảy, qua những kinh nghiêm thực tế thu thập được và những công trình nghiên cứu khoa học tại nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới đã đem lại những cải tiến về điều trị bệnh cho trẻ. 1) Sử dụng dung dịch oresol thẩm thấu thấp: Sau 20 năm nghiên cứu cải tiến công thức Oresol, một công thức mới đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Unicef khuyến nghị đưa vào danh sách thuốc thiết yếu chuẩn của WHO. Công thức Oresol mới chứa lượng Natri và Glucose ít hơn công thức cũ. Na khan xuống 75 mEq/l, Glucose khan xuống 75 mmol/l và độ thẩm thấu của dung dịch giảm xuống 245 mOsl/l so với dung dịch Oresol cũ, Na khan là 90 mEq/l và độ thẩm thấu của dung dịch là 311 mOsm/l, đã làm giảm lượng phân tiêu chảy còn 20% và nôn 30% trẻ tiêu chảy cấp không do tả và trước hết là giảm đáng kể nhu cầu truyền dịch theo đường tĩnh mạch xuống 33%. Với trẻ bị tả, dung dịch Oresol có độ thẩm thấu giảm này ít nhất cũng hiệu lực và an toàn như dung dịch Oresol chuẩn cũ. Dung dịch Oresol mới này vẫn được gọi là Oresol để tránh nhầm lẫn với người tiêu dùng, tuy nhiên cần thay đổi khâu sản xuất gói Oresol theo công thức mới trên toàn thế giới. 2) Kháng sinh điều trị trong tiêu chảy phân có máu: Bệnh lỵ trực khuẩn đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách trong điều trị vì tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Trường hợp lý tưởng cấy phân và kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trước điều trị ít khi thực hiện được. Việc sử dụng một kháng sinh có hiệu quả trong điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, mót rặn, ỉa phân nhầy máu, giảm thời gian bài tiết mầm bệnh sẽ ngăn chặn nguy cơ truyền bệnh và làm giảm các biến chứng. Các loại kháng sinh được sử dụng đầu tiên như Tetracyclin, Ampicillin, Cotrimoxazole trên thực tế đều không còn hiệu lực lâu dài, không còn được khuyến cáo sử dụng nữa. Tại thời điểm hiện nay, Nalidixic axit được sử dụng rộng rãi như kháng sinh đầu tiên chống Shigella được khuyến cáo nhiều quốc gia. Việc sử dụng một kháng sinh có hiệu quả trong điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, mót rặn Nhưng loại kháng sinh này do sử dụng rộng rãi nên lại trở nên không có hiệu lực nhiều quốc gia trên thế giới. những nơi này Quinolones thế hệ mới như Ciprofloxacin cho thấy những lợi ích đáng kể: đặc tính kháng các vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) gấp hàng ngàn lần so với axit Nalidixic. Các chủng kháng Ciprofloxacin giảm 100 - 1000 lần so với axit Nalidixic. Hơn nữa chế độ điều trị lại đơn giản 2 lần 1 ngày trong 3 ngày so với axit Nalidixic 4 lần 1 ngày trong 5 ngày nên giá thành điều trị rẻ và thời gian điều trị ngắn hơn. Tháng 2/2004 các chuyên gia thế giới họp tại Bangdalesh đã khuyến cáo ngay cả những nước mà axit Nalidixic vẫn còn hiệu quả điều trị, Ciprofloxacin nên được là kháng sinh đầu tiên chọn để điều trị lỵ trực khuẩn vì nếu được coi là kháng sinh thứ 2 sau axit Nalidixic thì sự kháng hoàn toàn Ciprofloxacin sẽ xuất hiện nhanh hơn. Ciprofloxacin được cho với liều 30 mg/kg chia 2 lần 1 ngày trong 3 ngày bằng đường uống, không sử dụng cho trẻ dưới 4 tháng cân nặng dưới 6 kg. Về mức độ an toàn, việc sử dụng rộng rãi Quinolones thế hệ mới cho trẻ nhỏ trong một vài năm gần đây cũng xác nhận những kháng sinh này có độ an toàn rõ rệt, không có thông báo về biến chứng bệnh khớp. 3) Kẽm trong xử trí tiêu chảy: Bổ sung kẽm trong quá trình điều trị tiêu chảy đã được nghiên cứu công bố tại New Dheli. Từ tháng 5/ 2001 các nghiên cứu phân tích tổng hợp đã đánh giá tác dụng điều trị, phòng ngừa tiêu chảy của kẽm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Unicef đã khuyến nghị xử trí lâm sàng tiêu chảy cần bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày trong 10-14 ngày (10mg kẽm mỗi ngày cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi) cùng với bù dịch đường uống và tiếp tục cho ăn, có tác dụng làm giảm khối lượng phân bài tiết, thời gian tiêu chảy, giảm mức độ nặng của tiêu chảy và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong 2-3 tháng sau đó. Ước tính việc bổ sung kẽm trong xử trí tiêu chảy cấp có thể phòng được 300.000 trẻ khỏi tử vong mỗi năm. 4) Probiotics trong điều trị và dự phòng tiêu chảy cấp: Probiotics là vi sinh vật sống, là chất góp phần làm cân bằng vi khuẩn chí ruột (Parker 1994). Probiotics được dùng để bổ sung vi sinh vật sống vào chế độ ăn có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện cân băng vi khuẩn chí ruột (Faller 1989). Probiotics là chế độ dinh dưỡng có bổ sung vi sinh vật có lợi cho vật chủ, làm tăng miễn dịch niêm mạc ruột và miễn dịch hệ thống, cải thiện dinh dưỡng và cân băng vi khuẩn đường ruột (Naidu, Black và Clemens 1999). Bên cạnh tác dụng điều hòa cân bằng vi khuẩn chí tại ruột, probiotics còn được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh đại tràng kích thích, viêm đại tràng mãn tính. Các loại probiotics được sử dụng để điều trị và phòng bệnh tiêu chảy được chế tạo bởi các chủng vi khuẩn có ích như Lactobacillus, Bifidobacterium, Lactobacillus bulgaricus, Saccharomyces boulardii, Bacillus clausii. Những vi khuẩn này sau khi vượt qua hàng rào dịch vị axít của dạ dày sẽ tới ruột non, đại tràng và nhân lên trong đại tràng, củng cố sự cân bằng của các vi khuẩn chí ruột, ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ niêm mạc ruột. Những vi khuẩn đưa vào cơ thể dưới dạng bào nang như Bacillus clausii chịu đựng được với pH axít của dạ dầy sẽ tới được đại tràng với khối lượng lớn. Với sự ích lợi của y học chứng cứ, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích các kết quả được công bố trên toàn thế giới về tác dụng điều trị và phòng ngừa tiêu chảy cấp do kháng sinh từ năm 1966 - 2000: có 9/38 đề tài nghiên cứu là những công trình thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng giữa nhóm dùng probiotics và nhóm dùng placebo. Các công trình nghiên cứu đều cho thấy probiotics có tác dụng điều trị và phòng bệnh tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Khi dùng probiotics với kháng sinh 79% - 100% trẻ không bị tiêu chẩy so với nhóm chứng chỉ 31% - 86% trẻ không bị tiêu chảy. Cơ chế tác dụng của probiottics đã được chứng minh thông qua tác dụng kích thích sự phát triển và trưởng thành của cơ chế đáp ứng miễn dịch niêm mạc ruột; tạo ra sự đáp ứng miễn dịch tế bào và dịch thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu; cạnh tranh thức ăn và các thụ cảm với các vi khuẩn gây bệnh chống lại các quá trình nhiễm khuẩn tại ruột. Bên cạnh đó các probiotics còn có tác dụng phát triển sự dung nạp miễn dịch đối với các kháng nguyên từ môi trường bên ngoài vào ruột làm giảm các nguy cơ dị ứng và mắc bệnh dị ứng như : hen, mày đay, chàm, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng các probiotics cần thận trọng những trẻ có suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát. Những cập nhật trên trong điều trị tiêu chảy cấp vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của điều trị bệnh tiêu chảy cấp là bù nước điện giải và tiếp tục dinh dưỡng. Không sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy và thuốc chống nôn có thể gây chướng bụng và ngộ độc bệnh nhi. . Cập nhật điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Bên cạnh tác dụng điều hòa cân bằng vi khuẩn chí tại ruột, probiotics còn được sử dụng rộng rãi để điều. phát hoặc thứ phát. Những cập nhật trên trong điều trị tiêu chảy cấp vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của điều trị bệnh tiêu chảy cấp là bù nước điện giải

Ngày đăng: 27/02/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan