Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

32 5K 43
Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI KINH TẾ QUỐC TẾ 1 2 BÀI TẬP NHÓM Họ tên : Nguyễn Thị Mai (nhóm trưởng) : Nguyễn Thành Công : Hà Văn Linh : Nguyễn Thị Thuỷ : Phạm Thị Hải Yến CQ522256 CQ520425 CQ527232 CQ523552 CQ524403 Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Hương Chủ đề 5: Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hà Nội, tháng 9/2013 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những bước phát triển khả quan, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu lớn và khá ổn định, hướng tới nhiều thị trường trên thế giới, đóng góp nhiều vào nguồn ngoại tệ cho đất nước giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là thị trường Nhật Bản – một đối tác kinh tế quan trọng là thị trường mang nhiều nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó rất cần chú ý đến hàng rào kỹ thuật mà chính phủ Nhật Bản đã đặt ra để kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu vào quốc gia này. So với các nước khác, hàng rào kỹ thuậtNhật Bản đặt ra khắt khe hơn nhiều do đặc thù tiêu dùng của thị trường Nhật Bản, do đó khiến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản gặp khá nhiều khó khăn khi thâm nhập mở rộng thị trường. Để nâng cao khả năng xâm nhập thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải định hướng những chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, việc hoàn thiện, nâng cao khả năng đáp ứng về tiêu chuẩn kỹ thuật là đặc biệt cần thiết. Do đó nhóm em nghiên cứu đề tài: “Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích nên lên thực trạng một số khó khăn của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 đến hết quý II năm 2013, từ đó nêu ra những chú ý khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này, từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thuỷ sản 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản của Việt Nam khả năng đáp ứng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam giai đoạn 2008 đến quý II năm 2013 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,…để làm rõ đề tài nghiên cứu 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về xuất khẩu Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản những điểm cần lưu ý Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm Rào cản kỹ thuật là một trong những rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của các hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc hiện nay, cùng với những quy định cắt giảm thuế quan và hạn ngạch đối với các nước thành viên của WTO, các hiệp định thương mại song phương đa phương giữa các nước thì rào cản kỹ thuật là một biện pháp hữu hiệu để các nước bảo hộ nền sản xuất trong nước kiểm soát hàng hoá nhập khẩu. 1.2. Vai trò của rào cản kỹ thuật Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển đều thiết lập duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình hàng hoá nhập khẩu. 1.3. Các loại rào cản kỹ thuật Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại được WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây: - Quy chuẩn kỹ thuật(technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). - Tiêu chuẩn kỹ thuật(technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc - Quy trình đánh giá sự phù hợpcủa một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure) Các nhóm nội dung được nêu trong các tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật gồm: 7 - Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng) - Các quy trình phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm - Các thuật ngữ, ký hiệu - Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm… 1.4. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu 1.4.1. Quy định về dãn nhãn hàng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, nhãn hàng hoá hải sản thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật tuân thủ theo các luật quy định sau đây: 1) Luật tiêu chuẩn hoá nhãn mác hàng nông lâm sản 2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 3) Luật đo lường 4) Luật bảo vệ sức khoẻ 5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên 6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật mô tả gây hiểu lầm 7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng sáng chế). Khi nhập khẩu bán các sản phẩm hải sản như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá nhãn mác nông lâm sản: tên sản phẩm, nước xuất xứ, hàm lượng tên địa chỉ nhà nhập khẩu. Khi nhập khẩu bán các sản phẩm hải sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá nhãn mác nông lâm sản, các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật 8 an toàn vệ sinh thực phẩm: tên sản phẩm, thành phần, hàm lượng, ngày hết hạn sử dụng, cách thức bảo quản, nước xuất xứ tên địa chỉ nhà nhập khẩu. - Tên sản phẩm Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá nhãn mác nông lâm sản Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. - Thành phần thực phẩm Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá nhãn mác nông lâm sản Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phụ gia thực phẩm Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tên cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm chất chống mối mọt. Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm. Các quy định tiêu chuẩn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm (Thông báo MHLW số 370) cũng yêu cầu hàm lượng nitrat natri, đặc biệt trong trứng cá hồi trứng cá hồi ướp muối phải dưới 0,005 g/kg. - Ngộ độc thực phẩm Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dung liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu đồ 9-7 cần được dán nhãn phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc dán nhãn thành phần thực phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm có chứa tôm cua khuyến khích thực hiện với các sản phẩm có chứa trứng cá hồi. Nếu các thành phần thực 9 phẩm này đã được liệt kê trong danh sách thành phần chính, không cần thiết phải thực hiện thêm các hoạt động khác. Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm. - Trọng lượng thành phần thực phẩm Khi nhập khẩu bán các loại hải sản thực phẩm chế biến, nhà nhập khẩu cần ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường chỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép. - Hạn sử dụng Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng. - Cách thức bảo quản sản phẩm Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ trong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm. Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận. Trong kinh doanh người Nhật lấy chữ tín làm đầu, chỉ “khó tính” khi hàng hóa kém chất lượng. Nền công nghiệp của Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm… sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất, do đó 10 [...]... xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản So với tiềm năng sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam chưa cân xứng với quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước Theo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản VN, Nhật. .. tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm Nhật Bản là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, là nhà nhập khẩu mực bạch tuôc lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hàn Quốc, là nhà nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam Trong danh sách các nhà cung cấp thủy sản vào Nhật Bản, Việt Nam ứng thứ 8, chiếm 9 % thị phần năm 2012 Phân tích theo mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản: tôm 56,30%; mực bạch tuộc... kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1.10.2009 đã giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN vào Nhật, trong đó có thủy sản Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng tương ứng là 18,34% 11,9% Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 1,097 tỷ USD tăng 9,3% so với năm 2011 Xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN,... ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015 Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩu đạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010 Biều đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu. .. đối hàng nhập khẩu của Nhật Bản Đặc điểm nổi bật của người tiêu dùng Nhật Bản là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản hơn các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JASJapan Agricultural Standards) hoặc Tiêu chuẩn các mặt hàng công nghiệp hàng tiêu dùng Nhật Bản (JIS-Japan Industrial Standards) do Bộ Kinh tế Thương mại Công nghiệp Nhật Bản METI cấp 2.2 Thực trạng xuất. .. 0,5ppm, giúp doanh nghiệp Viêt Nam "dễ thở" hơn so với mức quy định trước đó (trước đó là 0.001ppm) 21  Đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản - Ưu điểm Hàng thuỷ sản Việt Nam qua những năm gần đây đã từng bước nâng cao được chất lượng để đáp ứng các quy định khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Nhật Bản Từ năm 2010 đến 2012, đã có... xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật bản thời gian gần đây (từ 2008 – hết quý II 2013) 13 Việt Nam ứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm 2009 Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã... tác dụng Vai trò của các tổ chức xúc tiến các Hội ngành nghề của Việt Nam là rất quan trọng 25 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 3.1.1 Giải pháp về quy hoạch tổng thể hướng tới phát triển bền vững Nhà Nước cần cần quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có tính liên ngành, liên... quan đến mặt hàng thủy sản để con đường thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản ngày càng được mở rộng Bên cạnh đó, để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng cần mở rộng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như cung cấp thông tin về thị trường thủy sản Nhật Bản, các đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý Từ việc hiểu rõ về thị trường Nhật Bản, các luật... cứu thị trường Nhật Bản, tiếp cận thông tin thị trường một cách đầy đủ, kịp thời chính xác, đánh giá đúng khả năng xuất khẩu Mặt khác chúng ta còn phải mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ chế biến áp dụng quy trình quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Có như vậy chúng . Xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hà Nội,. hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản: Những điểm cần lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. ” 2. Mục đích nghiên

Ngày đăng: 26/02/2014, 23:48

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008 đến hết quý II năm 2013 - Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

Bảng 2.1..

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2008 đến hết quý II năm 2013 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.3: Mức giới hạn các loại chất kháng sinh của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản - Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản lưu ý và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật

Bảng 2.3.

Mức giới hạn các loại chất kháng sinh của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1.4.1. Quy định về dãn nhãn hàng thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản

    • 1.4.2. Các quy định về an toàn thực phẩm

      • 2.1.2. Vài nét cơ bản về thị trường Nhật Bản.

      • 2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật bản thời gian gần đây (từ 2008 – hết quý II 2013)

        • 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 2008 - quý II 2013

        • 2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu

        • 2.2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản

        • 2.3. Những điểm cần lưu ý

          • 2.3.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật ngày càng khắt khe của thị trường Nhật Bản và khả năng đáp ứng của Việt Nam

          • Bảng 2.3: Mức giới hạn các loại chất kháng sinh của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản

          • 2.3.2. Một số lưu ý khác

          • 3.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước

            • 3.1.1. Giải pháp về quy hoạch tổng thể hướng tới phát triển bền vững

            • 3.1.2. Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu

            • 3.1.3. Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

            • 3.1.4. Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại

            • 3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

              • 3.2.1 Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật Bản

              • 3.2.2. Đầu tư, cải thiện cơ sở sản xuất, chế biến

              • 3.2.3. Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan