Tài liệu Tiêu chảy ở trẻ do Rota virút đang vào mùa potx

9 418 1
Tài liệu Tiêu chảy ở trẻ do Rota virút đang vào mùa potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiêu chảy trẻ do Rota virút đang vào mùa Theo thống kê tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày hiện nay tại đây có trung bình 20-30 trẻ nhập viện trong tình trạng tiêu chảy nặng, trong khi ngày thường là 5-10 bệnh nhân. Đáng chú ý là nhiều trẻ bị tiêu chảy do Rota vi-rút. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Bị mắc bệnh này, trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến việc mất nước, mất muối, rối loạn điện giải, và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng được nên các bà mẹ cần hết sức lưu ý đến việc phòng bệnh cho con. Rota vi-rút và những triệu chứng Theo bác sĩ Bùi Thu Hương, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày, tại khoa có khoảng 20-30 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy phải nhập viện. Đây đều là những bệnh nhân nặng, có dấu hiệu rối loạn điện giải. Ngày 13-12, lượng bệnh nhân lên đến 80 cháu trong khi khoa chỉ có 30 giường điều trị nên nhiều giường phải ghép 2-3 cháu. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Tiêu chảy cấp do Rota vi-rút là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp trẻ nhỏ. Vi-rút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi-rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt là qua bàn tay. Theo bác sĩ Bùi Thu Hương, trẻ bị nhiễm vi-rút Rota thường có các triệu chứng: nôn nhiều trong 1-2 ngày đầu, sốt cao, ho húng hắng, sau 24h đi ngoài nhiều lần với tốc độ mạnh, xét nghiệm phân sẽ phát hiện được vi-rút rota. Nếu trẻ tiêu chảy mất nước nặng với 7 dấu hiệu sau thì phải được nhập viện: tốc độ tiêu chảy mạnh hơn, nôn nhiều hơn, khát nhiều hơn, ăn kém, điều trị không đỡ sau 1-2 ngày, sốt cao, máu trong phân. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước, mất muối dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Ngoài những triệu chứng trên, trẻ có thể sổ mũi, ho. Chính những biểu hiện này khiến nhiều người dễ nhầm với viêm đường hô hấp và cho trẻ uống kháng sinh. Điều này càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời, đúng phác đồ để tránh những biến chứng đáng tiếc. Không tự ý điều trị cho trẻ Thực tế hiện nay nhiều bà mẹ khi thấy con bị đi ngoài đã tự ý sử dụng thuốc, tự ý điều trị khiến bệnh càng nặng thêm. Vi- rút Rota gây trẻ bị đi ngoài, nhưng cũng nhiều bà mẹ thấy con bị đi ngoài lại tưởng là mọc răng nên không cho đi khám. Ngược lại cũng có những bà mẹ lại cho rằng con bị tiêu chảy nên đã tự ý mua thuốc tiêu chảy về điều trị. Điều này là hết sức nguy hiểm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không được dùng thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệt vi-rút mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thuốc chống nôn. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện nếu tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol. Tuy nhiên cần lưu ý cách dùng. Trên thực tế, nếu uống không đúng cách cũng khiến mất tác dụng hoặc phản tác dụng (nếu pha dung dịch thiếu tỉ lệ nước chỉ dẫn thì trẻ uống vào sẽ tăng tiêu chảy; pha loãng hơn chỉ dẫn sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải). Vì vậy, cần pha oserol đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tuyệt đối không tự ý chia nhỏ gói thuốc và pha làm nhiều lần. Đồng thời không nên cho trẻ tu hoặc uống liên tục Oserol mà cho trẻ uống từng thìa một, khoảng 2 phút/lần bởi uống nhiều và liên tục, trẻ sẽ càng tiêu chảy mạnh hơn. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Để điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ, điều quan trọng là phải bù nước kịp thời bằng nhiều cách và tùy thuộc vào mức độ mất nước của trẻ. Có 3 mức độ mất nước: Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc. Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi… Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật. Bên cạnh đó, không nên kiêng khem quá mức trong việc ăn uống. Cần cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, vẫn có thể uống sữa bình thường… Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose. Tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ Tiêu chảy cấp do Rota vi-rút là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong vì mất nước, mất muối… vì vậy phòng bệnh cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Do bệnh thường gặp và nặng trẻ nhỏ nên việc phòng ngừa bằng uống vacxin Rota càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các Trung tâm y tế dự phòng huyện, tỉnh đã có loại vaccin Rota dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirut rất hiệu quả. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi uống vaccin này để ngăn ngừa khỏi sự tấn công của Rota vi-rút . Lịch uống vaccin cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh bàn tay sạch sẽ bởi Rota vi-rút chủ yếu gây bệnh cho trẻ qua đường tiêu hóa, từ phân của người bệnh, bám vào bề mặt các vật dụng trong gia đình, qua tay bé hoặc tay của người chăm sóc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bé. Do đó cần giữ vệ sinh môi trường, bàn tay, đồ ăn, nước uống, chất thải vệ sinh, thậm chí cả đầu vú người mẹ hết sức sạch sẽ để phòng bệnh cho trẻ. . Tiêu chảy ở trẻ do Rota virút đang vào mùa Theo thống kê tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi. y tế. Tiêu chảy cấp do Rota vi-rút là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ.

Ngày đăng: 26/02/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan