Tài liệu Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt nam doc

35 578 1
Tài liệu Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt nam Văn Học và Nghệ Thuật - Điêu Khắc Phật Giáo Viết bởi Trần Mạnh Phú Thành công của tập thể nghệ sĩ điêu khắc thời Lý chính là ở chỗ diễn tả được nội dung của tư tưởng thời đại. Cốt lõi của tư tưởng ấy là Phật pháp. Song, cốt lõi đó lại bị chi phối bởi các khía cạnh khác nhau của hệ tư tưởng cổ truyền Việt Nam: ý thức về cuộc sống (cõi đời), về quốc gia (nền xã tắc), về đất (trăm thóc giống dồi dào), về nước, về nền văn hóa dân tộc (chung một nghi thức), và về dân. Pho tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích thắm đượm những ý thức ấy. Và cái đẹp của nó toát ra trong sự thống nhất của những yếu tố đối lập: tư thế bất động của Phật, nhịp chuyển động của các biểu tượng nói lên ý thức cổ truyền về tổ tiên (rồng), về đất nước (nước) và dòng năng động ngầm chảy trong thể nhân tính (nữ tính) của Phật Tại chùa Bút Tháp (Hà Bắc) còn một pho tượng Phật Tuyết Sơn (thế kỷ XVII). Ở pho tượng này, bản chất Phật đã chiến thắng sức cám dỗ của vật chất. thể gày còm khiến chúng sinh nghĩ đến sáu năm tu khổ hạnh của Phật. Song, dáng ngồi “tâm định” của Tuyết Sơn, vầng trán, đôi mắt đã thuộc bản thể Phật rồi. Trái lại, khi chiêm ngưỡng Tuyết Sơn (cuối thế kỷ XVIII) ở chùa Tây Phương (Hà Tây), chúng ta thấy cuộc đấu tranh giữa tinh thần và vật chất như còn tiếp diễn trong pho tượng. Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt Nam Trần Mạnh Phú Ở Việt Nam, truyền thống yêu nước, truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết trong tình làng nghĩa nước hợp thành trận tuyến tư tưởng tích cực, tác động đến quá trình tiến triển của nềntưởng Việt Nam. Những võ khí tư tưởng của giai cấp thống trị (và của bọn phong kiến xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh) chưa bao giờ đập nát được bức trường thành của nhân dân, chưa bao giờ bẻ gãy ý chí yêu nước, yêu tự do, độc lập. Cuộc sống của con người Việt Nam vẫn tràn đầy lạc quan trong đau thương: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”(1) (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước nở cành mai). Thơ của một nhà triết học phong kiến thời Lý, Mãn Giác thiền sư (1051-1096), cũng toát ra phẩm chất lạc quan: phủ định cái suy tàn của quá khứ, và khẳng định mầm nụ tươi lành của tương lai. Tượng Phật A Di Đà (Amitabha Bouddha) ở chùa Phật Tích (Hà Bắc, 1057) như cùng với dân tộc Việt Nam sống mãi. Đây là pho tượng Phật duy nhất (tạc bằng đá) mà thời Lý còn truyền lại đến ngày nay. Những bước thăng trầm của đất nước như lùi vào dĩ vãng. Điêu tàn, đổ nát còn đó đây. Nhưng đất nước sẽ “đàng hoàng hơn”, sẽ “to đẹp hơn”. Đó vẫn là chân lý. phải cha ông ta ngày xưa thờ Phật A Di Đà với ý muốn khẳng định những chân lý của tương lai? “Từ cõi trần này sang cõi cực lạc thế giới (Sukhâvati) Ở đấy đức Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh. Mà chúng sinh trong cõi ấy không mọi sự khổ đau, mà chỉ hưởng mọi sự sung sướng”2. Phật Thích Ca Mầu Ni thuyết giáo như vậy. Thế lực phong kiến Việt Nam thời Lý quả đã khéo ru ngủ quần chúng bằng hình tượng đức Phật A Di Đà. Song mặt khác, hình tượng ấy lại chứa đựng một niềm tin ở tương lai. Con người Việt Nam thời Lý đi vãng cảnh chùa Phật Tích để ngưỡng mộ đức Phật A Di Đà ngự trong tòa bảo tháp, để hướng niềm suy tưởng tới phép “định tâm”, để tìm đến cõi “cực lạc thế giới”. Phật ngồi đó, bất động, “định tâm”. “Tâm” tức là “Phật”, mà “Phật” lại là “tâm”. Cái lối tu hành “tham thiền nhập định” là khuôn mẫu dâng cuộc đời con người cho đức Phật. Và ở thời Lý, nhận thức luận Phật giáo của phái Thiền Tông(3), về bản, coi thường thể xác, đề cao cái tâm, xóa đi cái cũ, hướng vào cái mới ở tương lai: “Thân như tường bích dĩ đồi thi, Cử thể thông thông thục bất di. Nhược đạt tâm không vô sắc tướng, Sắc không ẩn hiện nhiệm suy di”4. (Thân người chế như bức vách đổ nát Trước cái chết, ai cũng hấp tấp, ai cũng thương cảm Song nếu hiểu cái lẽ “cõi lòng là hư không, không sắc tướng” Thì đối với cái chết, không còn bi thương gì cả). Rõ ràng là phẩm giá con người – dù cho phẩm giá ấy đượm tinh thần Phật giáo – vẫn được đề cao. Và con người, muốn có phẩm giá cao, phải hành hương đến đất Phật, đến cõi “cực lạc thế giới”, đến chùa. Vậy thì nội dung của hình tượng đức Phật A Di Đà là niềm vui sướng loại trừ khổ đau, là siêu lực của lòng nhân từ bác ái. Đó là một nội dung tổng hợp. Nội dung ấy được diễn tả bằng một ngôn ngữ điêu khắc đặc biệt. Ở Phật Tích, tượng Phật A Di Đà được tạc bằng đá xanh, coa 1,84m. Bố cục dựa hẳn vào nội dung “tâm định”. Phật ngồi bất động, áo cà sa chảy mềm trên tấm thân, mặt hơi cúi xuống, đôi tay thuôn thả buông và kết lại bằng hai bàn tay để trước bụng. một khuôn mẫu sẵn cho lối tạc tượng Phật A Di Đà trong nghệ thuật tạo tượng Phật ở Trung Quốc, ở Ấn Độ. Khuôn mẫu ấy hiện rõ ở tỷ lệ giữa mặt và toàn thân, giữa cái miệng và đôi mắt, giữa đôi tai và chiếc (5). Song, pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích những sắc thái riêng của Việt Nam. Thân hình toát lên cái đẹp hoàn toàn nữ tính. Khuôn mặt thanh khiết, với vầng trán đều đặn, với đôi lông mày mảnh và cong, với đôi mắt mơ màng hơi cúi nhìn. Mũi thẳng. Miệng nhỏ thoảng một nụ cười kín đáo. Với đôi má bầu bĩnh, với cổ cao thon ba ngấn, khuôn mặt đức Phật A Di Đà thật đẹp, thật đôn hậu. Nội dung “tâm định” của đức Phật hòa với vẻ duyên dáng, đoan trang của phái nữ. Thân bất động – chứa đựng ý niệm “thân định” – của đức A Di Dà lại ánh lên cái vẻ đẹp tỏa ra từ đôi vai đều đặn, từ đôi tay mềm mại của người trinh nữ. Và chiếc áo cà sa – một chi tiết khá nổi bật của pho tượng - được trải mềm lên tấm thân óng ả ấy. Nhịp điệu của những đường con gợi lên chất lụa mỏng, chất lụa lung linh như khẽ lay động. Và, qua nội dung “tâm định”, qua ngoại hình “thân định” được diễn tả thật khéo léo ấy, bản nhạc “thiền định” trầm hùng – vốn là nội hàm tổng hợp của pho tượng – bỗng vút ra ngoài, tràn đầykhông gian. Bản nhạc ấy hòa vào lòng người, cùng với nhịp điệu nhẹ nhàng, bay bổng của tòa sen, sóng nước và những con rồng Nước Đại Việt thời Lý đã lấy “nghề nông làm gốc” (6) thì người Đại Việt luôn luôn cầu mong cho “mưa nắng hợp thời, các vì sao đi thuận độ số”. Con rồng là hình tượng tổng hợp những nếp suy nghĩ chắc hẳn lâu đời, nhưng trước kia e còn tản mạn của người Việt về nguồn gốc tổ tiên, về nguồn mưa và gió, về nguồn sức mạnh hộ trì cho quốc gia, cho muôn người muôn vật. Tượng A Di Đà chùa Phật Tích được tôn vẻ cao quý bởi một bệ tượng tòa sen chạm hình rồng và sóng nước (bệ cao 0,85m), Những đôi rồng “lưỡng hợp” trên mỗi cánh sen. Những con rồng vờn trên bệ tượng và nô đùa trên sóng nước. ở đây, trong tổng thể tượng và bệ tượng, dường như dựng lên thế đối lập giữa cái bất động của Phật và cái di động của [...]... đớn lòng” Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam, chúng ta còn bắt gặp nhiều loại tượng Phật khác Tượng Phật Thích Ca mới sinh (Cửu Long), tượng Phật Thích Ca thành đạo (tạc theo hai tư thế: đứng và ngồi), tượng Phật Thích Ca thuyết pháp, tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Bảo, tượng Phật Quan Âm tọa sơn, tượng Phật Quan Âm tọa sơn, tượng Phật Quan Âm tống tử (Quan Âm Thị Kính)... sen Phật bà ngự trị trên tòa sen ấy mà vào động Hương Tích Hình tượng quỷ dữ đội tòa sen là một hình tượng phù trợ, một hình tượng bổ sung cho tổng thể pho tượng Phật bà Quan Âm Hình tượng ấy chính là điểm sáng tạo trong nghệ thuật tạo tượng Phật bà ở Việt Nam Cho mãi tới đầu thế kỷ XX, nghệ nhân Việt Nam vẫn giữ truyền thống tạo tượng Phật bà Quan Âm Nhưng, đỉnh cao của loại tượng này phải là pho tượng. .. tượng PhậtViệt Nam cũng phát triển theo hướng khẳng định những nguyên tắc chung của điêu khắc Phật giáo Song, qua bàn tay các nghệ nhân xưa, những hình tượng Phật trong các chùa Việt Nam lại chứa đựng một số sắc thái riêng Sự kết hợp tài tình triết lý Phật giáo với những quan niệm cổ truyền về “đất”, “nước”, “con người” v.v để quy nội dung tư tưởng chính cho hình tượng đức Phật A Di Đà ở chùa Phật. .. 1656) Tiếp đến là pho tượng ở chùa Tam Sơn (Hà Bắc, cuối thế kỷ XVII), pho tượng ở chùa Bối Khê (Hà Tây, đầu thế kỷ XVIII) Tượng Phật bà Quan Âm chùa Hạ giá trị riêng của một thác bản cổ nhất thuộc loại tượng Phậttrong nền điêu khắc tượng PhậtViệt Nam, đồng thời nó còn chứa đựng nhiều phẩm chất nghệ thuật: bố cục rõ ràng hình khối và đường chạm giản đơn Vào thời Lê mạt, trong cuộc đấu tranh... thời Lý, nay không còn Phật A Di Đà chùa Phật Tích xứng đáng là một báu vật của lịch sử điêu khắc Việt Nam Sau thời hưng thịnh của Nho giáo hồi thế kỷ XV, đến các thế kỷ XVI – XVII – XVIII, đạo Phật lại trở về với nghệ thuật điêu khắc Trong các chùa thời Mạc, thời Lê trung hưng, thời Lê mạt, tượng Phật trở nên đa dạng hơn Ngoài các bệ tương tam bảo, tượng Di Đà tam tôn, tượng Phật Thích Ca (lúc mới... (Phật giáo) Đức Phật A Di Đà không thể tồn tại như là một biểu tượng lớn trong ý thức tôn giáo và xã hội của người Đại Việt, nếu thiếu vận động của những yếu tố thuộc tồn tại khách quan (như nước) và những yếu tố thuộc tồn tại chủ quan, dưới dạng các hình tượng sản sinh từ nếp tư duy cổ truyền của người Việt (như rồng) Thực tính Việt Nam của pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích như được tinh thần Việt Nam. .. loại tượng ấy trong các ngôi chùa Việt Nam không tăng trọng lượng cho phẩm chất dân tộc của nghệ thuật điêu khắc Nội dung Phật giáo của các loại tượng này được thể hiện bằng những khuôn mẫu cố định Chúng quá nghiêm trang, kém tính chất sáng tạo, nói chung không đặc sắc lắm14 Dễ dàng nhận ra những giáo điều tạo tượng theo mẫu mực Trung Quốc trên các loại tượng Phật Thích Ca thành đạo (đứng hay ngồi), Phật. .. đức Phật Ở đây, tìm bản thể Việt Nam trong pho tượng Tuyết Sơn là tìm ở chỗ đồng hóa được những nét siêu linh cuả tư tưởng Phật giáo với bản chất thực thể của trí tuệ con người, con người biết đau bằng nỗi đau của đồng loại, con người biết nghĩ về một cuộc sống trầm luân Mà cuộc sống ấy lại là hiện thực khách quan thời Lê mạt, cái thời “bể dâu”, “trông thấy mà đau đớn lòng” Trong nền điêu khắc cổ Việt. .. rầm rộ - đã thổi vào nghệ thuật điêu khắc nói riêng, và nghệ thuật tạo hình nói chung, một luồng sinh lực mới, chứa chan tinh thần vận động đi lên của tư tưởng quật khởi, của sức mạnh nhân dân Phật Tuyết Sơn chùa Tây Phương là motọ mãu người trầm luân, khổ ải về mặt vật chất, nhưng là người chiến thắng về mặt tinh thần Tương Phật trong nền điêu khắc cổ Việt Nam, dù chất liệu là gỗ hay đá, dù nhằm mục... nước, về nền văn hóa dân tộc (chung một nghi thức), và về dân Pho tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích thắm đượm những ý thức ấy Và cái đẹp của nó toát ra trong sự thống nhất của những yếu tố đối lập: tư thế bất động của Phật, nhịp chuyển động của các biểu tượng nói lên ý thức cổ truyền về tổ tiên (rồng), về đất nước (nước) và dòng năng động ngầm chảy trong thể nhân tính (nữ tính) của Phật Tượng đẹp . Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt nam Văn Học và Nghệ Thuật - Điêu Khắc Phật Giáo Viết bởi Trần Mạnh Phú Thành công của tập thể nghệ sĩ điêu. thần và vật chất như còn tiếp diễn trong pho tượng. Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt Nam Trần Mạnh Phú Ở Việt Nam, truyền thống yêu nước, truyền

Ngày đăng: 26/02/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan