Tài liệu BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC-ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2010) potx

3 1.3K 23
Tài liệu BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC-ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2010) potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC-ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2010) PHẦN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Bài 1. Tính số máy có thể bố trí (n) cho 01 CN theo điều kiện tổ chức đứng nhiều máy và vẽ sơ đồ minh họa quá trình làm việc của CN. Trên cơ sở đó, tính thời gian trống (T TR ), thời gian gián đoạn (T GĐ ) và hệ số bận việc (K BV ) cho các trường hợp sau: 1. Tbcv= 24 phút, Tm = 18 phút, Tt = 06 phút. 2. Tbcv= 20 phút, Tm = 14 phút, Tt = 06 phút. Bài 2. Tính số máy có thể bố trí (n) cho 01 CN theo điều kiện tổ chức đứng nhiều máy và vẽ sơ đồ minh họa quá trình làm việc của CN. Trên cơ sở đó, tính thời gian trống (T TR ), thời gian gián đoạn (T GĐ ) và hệ số bận việc (K BV ) cho các trường hợp sau: 1. Tbcv 1 = 24 phút, Tm 1 = 18 phút, Tt 1 = 06 phút. Tbcv 2 = 12 phút, Tm 2 = 09 phút, Tt 2 = 03 phút. 2. Tbcv 1 = 15 phút, Tm 1 = 12 phút, Tt 1 = 03 phút. Tbcv 2 = 07 phút, Tm 2 = 05 phút, Tt 2 = 02 phút. Bài 3. Một phân xưởng trộn thức ăn gia súc bố trí 24 máy trộn giống nhau. Qua khảo sát thời gian làm việc của 02 công nhân đứng máy trộn, cán bộ tổ chức-định mức lao động đã tổng kết được các số liệu sau: - Thời gian tác nghiệp bằng tay trực tiếp của công nhân (gồm cả thời gian di chuyển) để hoàn thành 01 mẻ trộn gồm: + Thời gian chuẩn bị 01 mẻ trộn : 08 phút + Thời gian đóng bao hoàn tất 01 mẻ trộn : 03 phút - Thời gian máy chạy tự động để trộn xong 01 mẻ là 30 phút. Yêu cầu: Xác định số máy tối đa mà công nhân có thể phục vụ theo điều kiện tổ chức đứng nhiều máy và vẽ sơ đồ minh họa quá trình làm việc của CN. Trên cơ sở đó, tính thời gian trống (T TR ), thời gian gián đoạn (T GĐ ) và hệ số bận việc (K BV )? Biết: + Thời gian tác nghiệp bằng tay để tính số máy gồm: Thời gian tác nghiệp bằng tay trực tiếp và thời gian quan sát; + Thời gian quan sát cho 01 mẻ trộn bằng 05% so với thời gian máy chạy tự động để trộn xong 01 mẻ. + Tất cả các công việc đều đòi hỏi cả 02 CN phải cùng làm. Bài 4. Để hoàn thành sản phẩm A cần trải qua 08 bước công việc. Qua thu thập và xử lý dữ liệu khảo sát, cán bộ tổ chức định mức tính được thời gian tác nghiệp trung bình hoàn thành từng bước công việc như sau: Bước công việc Thời gian tác nghiệp (Giây/SP) 1 10 2 34 3 27 4 35 5 28 6 15 7 54 8 46 1 Yêu cầu: Hãy chọn bước công việc có năng suất lao động cao nhất làm chuẩn để xác định phương án định biên lao động trực tiếp sản xuất cho các bước công việc sản xuất sản phẩm A nhằm đảm bảo sự cân đối, đồng bộ và có hiệu quả? Biết: - Thời gian tác nghiệp trung bình trong ca làm việc quy định là 400 phút; - Tổng số lao động định biên trực tiếp sản xuất không vượt quá 60 người. Bài 5. Để hoàn thành sản phẩm A cần trải qua 04 bước công việc (A1, A2, A3 và A4), mỗi bước công việc có phương pháp lao động khác nhau. Qua thu thập và xử lý dữ liệu khảo sát, cán bộ tổ chức lao động tính được thời gian tác nghiệp trung bình hoàn thành bước công việc A1 là 180 giây, bước công việc A2 là 290 giây, bước công việc A3 là 55 giây và bước công việc A4 là 220 giây. Yêu cầu: 1. Hãy chọn bước công việc A3 làm chuẩn để xác định phương án định biên lao động trực tiếp sản xuất cho các bước công việc sản xuất sản phẩm A nhằm đảm bảo cân đối, đồng bộ và có hiệu quả? Biết thời gian tác nghiệp quy định trong ca làm việc là 420 phút và tổng số lao động định biên trực tiếp sản xuất không vượt quá 45 người. 2. Với phương án định biên đã chọn, hãy xác định số ca làm việc 01 ngày-đêm của bộ phận sản xuất sản phẩm A trong tháng 05/2012? Biết nhiệm vụ giao cho bộ phận sản xuất sản phẩm A trong tháng là 32.240 sản phẩm, công nhân được bố trí nghỉ vào chủ nhật hàng tuần và 01 ngày lễ (01/05). Bài 6. Một phân xưởng dệt bố trí 80 máy dệt giống nhau, năng suất mỗi máy đạt 11,0 mét vải/giờ. Thực tế phân xưởng đang bố trí 01 công nhân phục vụ 04 máy dệt, tổ chức nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật và thời gian chạy máy quy định trong ca 8 giờ là 420 phút. Kế hoạch giao cho phân xưởng trong tháng 05/2012 là 432.500 mét. Yêu cầu: 1. Xác định số ca làm việc trong một ngày đêm của phân xưởng dệt trong tháng 05/2012. 2. Bố trí chế độ đảo ca hợp lý bằng sơ đồ đúng theo lịch của tháng 05/2012. 3. Nếu mỗi ca làm việc đều bố trí hết các máy dệt hoạt động thì đến ngày nào của tháng 05/2012, phân xưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bài 7. Một tổ sản xuất một loại ly nhựa bố trí 24 máy đúc giống nhau. Mức sản lượng giao cho 01 công nhân phục vụ 02 máy trong 01 ca làm việc là 900 cái. Yêu cầu: 1. Xác định số ca làm việc 01 ngày-đêm của tổ sản xuất nói trên trong tháng 05/2012? Biết nhiệm vụ sản xuất giao cho tổ trong tháng 05/2012 (tổ chức nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật) là 758.160 cái. 2. Vẽ biểu đồ chế độ đảo ca hợp lý cho tổ sản xuất trong tháng 05/2012 nhằm đảm bảo: + Cứ sau 06 ngày làm việc mới đổi ca. + Công nhân và máy được nghỉ 01 ngày trong tuần. 3. Nếu mỗi ca làm việc đều bố trí hết các máy hoạt động thì đến ngày nào của tháng 05/2012, phân xưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2 PHẦN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Bài 1. Xem ví dụ tại slide 85 – 88. Bài 2. Hãy xây dựng hàm tiêu chuẩn định mức thời gian (bằng phương pháp đồ thị hoặc phương pháp bình phương bé nhất) cho công việc vận chuyển sản phẩm A trên quãng đường có cự ly từ 2m đến 18m. Biết nhân tố ảnh hưởng là độ dài quãng đường (L), quy luật cần tìm là một đường thẳng và khảo sát TG hao phí thực tế bằng bấm giờ ta thu được bảng số liệu sau: L (m) 2 5,2 8,4 11,6 14,8 18 T (phút) 0,108 0,2116 0,3234 0,4318 0,5472 0,665 Bài 3. Qua khảo sát chụp ảnh bước công việc X sản xuất sản phẩm A, cán bộ định mức đã tổng kết được các loại thời gian như sau: T CA T CK tt Tnn tt T PV tt T LP 480 12 35 60 33 Sau khi nghiên cứu tình hình tổ chức nơi làm việc và trên cơ sở số liệu khảo sát, cán bộ định mức dự kiến các loại thời gian trong ca như sau: - T ckđm và T nnđm được giữ nguyên như hao phí thực tế. - T pvđm được tính theo tỉ lệ dpv (d pvtt = d pvđm ). - Sản lượng thực tế bình quân qua chụp ảnh là 170 sp/ca Yêu cầu: 1. Tính mức lao động bước công việc X sản xuất SP A theo kết quả khảo sát chụp ảnh? 2. Tính mức lao động bước công việc X sản xuất sản phẩm A theo kết quả khảo sát chụp ảnh & bấm giờ? Biết số liệu bấm giờ (Bước công việc X gồm 3 thao tác) như sau: Thao tác (ĐVT: Giây) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 H + ođ 1 10 9 13 10 12 10 11 10 11 11 10 10 1,4 2 65 62 60 61 61 63 61 62 60 61 62 61 1,1 3 9 8 7 9 7 8 8 10 9 9 9 10 1,3 Bài 4. Qua khảo sát ca làm việc 8 giờ của công nhân sản xuất sản phẩm A, cán bộ định mức tổng kết được số liệu như sau : - T cktt = 15 phút/ca; - T pvtt = 60 phút/ca - T nntt = 25 phút/ca; - T lp = 40 phút/ca - Thời gian tác nghiệp bình quân của một sản phẩm là: 6,6 phút/sản phẩm Sau khi cân đối, cán bộ định mức dự kiến các loại thời gian định mức như sau: - T ckđm và T nnđm được giữ nguyên như hao phí thực tế. - T pv đm được tính theo tỉ lệ dpv (d pvtt = d pvđm ). Yêu cầu : 1. Xác định mức lao động của sản phẩm A theo phương pháp phân tích khảo sát? 2. Nếu biết chi phí lao động công nghệ của sản phẩm B là 0,24 giờ-người/sản phẩm và định biên lao động tại phân xưởng X (sản xuất 02 loại sản phẩm A và B) như sau: - Lao động phụ trợ phân xưởng là: 05 người - Lao động quản lý phân xưởng là: 03 người Hãy tính mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm A và B trong phạm vi phân xưởng, biết: Chi phí lao động phụ trợ và quản lý được phân bổ theo tỉ trọng chi phí lao động công nghệ định mức của từng loại sản phẩm, với: Q A = 600 sp/ca và Q B = 250 sp/ca (Phân xưởng chỉ tổ chức làm 01 ca/01 ngày- đêm). 3 . BÀI TẬP ÔN THI TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC-ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2010) PHẦN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Bài 1. Tính. máy trộn, cán bộ tổ chức-định mức lao động đã tổng kết được các số liệu sau: - Thời gian tác nghiệp bằng tay trực tiếp của công nhân (gồm cả thời gian

Ngày đăng: 23/02/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TCA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan