Tài liệu TN LÝ THUYẾT KIM LOẠI KIỀM & KIỀM THỔ pdf

4 5.4K 203
Tài liệu TN LÝ THUYẾT KIM LOẠI KIỀM & KIỀM THỔ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PT THÁI BÌNH DƯƠNG TNTHUYẾT KIM LOẠI KIỀM & KIỀM THỔ Họ tên: Năm học: 2011 - 2012 Lớp: Thời gian: 60 phút Đề 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TL Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 TL Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 TL Câu 1. Kim loại kiềm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách: A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Phương pháp nhiệt kim loại. C. Phương pháp hỏa luyện. D. Phương pháp thủy luyện. Câu 2. Có các lọ đựng 4 chất khí: CO 2 ; Cl 2 ; NH 3 ; H 2 S; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH khan có thể làm khô các khí sau: A. H 2 S B. Cl 2 C. NH 3 D. CO 2 Câu 3. Để nhận biết 3 cốc đựng lần lượt: Nước mưa, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu. Ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây: A. Dùng Ca(OH) 2 , dùng Na 2 CO 3 . B. Đun sôi, dùng Na 2 CO 3 . C. Đun sôi, dùng Ca(OH) 2 . D. B và C đúng. Câu 4. Thổi khí CO 2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 . Hiện tượng quan sát được: A. Dung dịch vẩn đục sau đó từ từ trong lại. B. Có khí bay ra. C. Lúc đầu không có hiện tượng sau đó vẩn đục. D. Có kết tủa trắng. Câu 5. Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch B. Điện phân nóng chảy C. Nhiệt luyện D. Thủy luyện Câu 6. Kim loại có thể tạo peoxít là: A. Al B. Fe C. Zn D. Na Câu 7. Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là: A. Al, Mg, Na, K. B. Al, Mg, K, Na. C. K, Na, Mg, Al. D. Mg, Al, Na, K. Câu 8. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau: A. Lục phương. B. Lập phương tâm khối. C. Lập phương tâm diện. D. Tứ diện đều. Câu 9. Để điều chế Na 2 CO 3 người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây: A. Cho BaCO 3 tác dụng với dung dịch NaCl. B. Cho dung dịch (NH 4 ) 2 SO 4 tác dụng với dung dịch NaCl. C. Cho sục khí CO 2 dư qua dung dịch NaOH. D. Tạo NaHCO 3 từ CO 2 + NH 3 + NaCl và sau đó nhiệt phân NaHCO 3 . Câu 10. Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các hợp chất của kalivà natri vào ngọn lửa, những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành: A. Đỏ của natri, vàng của kali. B. Tím của kali, vàng của natri. C. Tím của natri, vàng của kali. D. Đỏ của kali, vàng của natri. Câu 11. Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là: A. M 2 O 3 B. MO 2 C. MO D. M 2 O Câu 12. Nước Gia-ven được điều chế bằng cách: A. Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. B. Điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn. C. Điện phân dung dịch NaCl không có màn ngăn. D. A, C đều đúng Câu 13. Khi cho dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 thấy có: A. bọt khí bay ra. B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. C. bọt khí và kết tủa trắng. D. kết tủa trắng xuất hiện. Câu 14. Nước cứng là nước có chứa nhiều cation: A. Al 3+ , Fe 3+ . B. Na + , K + . C. Cu 2+ , Fe 3+ . D. Ca 2+ , Mg 2+ . Câu 15. Cho sơ đồ biến hóa sau: X + H 2 O  → dpnc A + B↑ + C↑ B + A → Ct o X + Y +H 2 O B + C → Ct o D Đốt cháy hợp chất X trên ngọn lửa đèn cồn thấy ngọn lửa có màu vàng. Các chất A, B, C, D, X, Y lần lượt là: A. NaOH; Cl 2 ; H 2 ; HCl; NaClO 2 ; NaCl. B. NaCl; NaOH; Cl 2 ; H 2 ; NaClO; HCl. C. NaOH; Cl 2 ; H 2 ; HCl; NaCl; NaClO 2 . D. NaOH; Cl 2 ; H 2 ; HCl; NaCl; NaClO 3 . Câu 16. Dung dịch natri clorua trong nước có môi trường: A. Trung tính B. Kiềm C. Axit D. Muối Câu 17. Nhóm các kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường tọa thành dung dịch bazơ? A. Na, K, Be, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba. C. Na, K, Ca, Ba. D. K, Ca, Ba, Al. Câu 18. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 7. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 19. Các ion X + ; Y - và nguyên tử Z nào có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 ? A. Na + ; F - và Ne B. Na + ; Cl - và Ar C. Li + ; Br - và Ne D. K + ; Cl - và Ar Câu 20. Khí CO 2 không phản ứng với dung dịch nào? A. Ca(OH) 2 . B. NaHCO 3 . C. NaOH. D. Na 2 CO 3 . Câu 21. Dụng cụ bằng chất nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm: A. Ag B. Cu C. Al D. Fe Câu 22. Cách nào sau đây điều chế được Na kim loại? A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân NaOH nóng chảy. C. Cho khí H 2 qua Na 2 O nung nóng. D. A, B, C đều sai. Câu 23. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là? A. Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 . B. NaCl và Ca(OH) 2 C. Na 2 CO 3 và HCl. D. Na 2 CO 3 và Na 3 PO 4 . Câu 24. Ion nào có bán kính bé nhất? Biết điện tích hạt nhân của P, S, Cl, K lần lượt là 15 + , 16 + , 17 + , 19 + : A. Cl - B. P 3- C. S 2- D. K + Câu 25. Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH) 2 , Fe(OH) 3 , Al(OH) 3 . Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là: A. Mg(OH) 2 . B. NaOH. C. Fe(OH) 3 . D. Al(OH) 3 . Câu 26. Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là? A. NaHSO 4 . B. HCl. C. Ca(OH) 2 . D. NaCl. Câu 27. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, ở catot thu khí: A. Cl 2 . B. H 2 . C. không có khí. D. O 2 . Câu 28. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 tác dụng với dung dịch: A. KNO 3 . B. HNO 3 . C. Na 2 CO 3 . D. HCl. Câu 29. Để nhận biết các dung dịch: NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng: A. Quì tím, dung dịch AgNO 3 . B. Phenolphtalein. C. Quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt. D. Phenolphtalein, dung dịch AgNO 3 . Câu 30. Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 là: A. Ca B. Ba C. K D. Na Câu 31. Kim loại có tính khử mạnh nhất là: A. K. B. Cs. C. Li. D. Na. Câu 32. Ion Na + thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào? A. 2NaNO 3 → Ct o 2NaNO 2 + O 2 . B. 2NaCl  → dpnc Na + Cl 2 . C. NaCl + AgNO 3 → NaNO 3 + AgCl. D. Na 2 O + H 2 O → 2NaOH Câu 33. Khi dẫn từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy có: A. bọt khí và kết tủa trắng. B. kết tủa trắng xuất hiện. C. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. bọt khí bay ra. Câu 34. Vật liệu dùng để đúc tượng, snar xuất phấn viết bảng, bó bột khi bị gãy xương là: A. CaCO 3 B. MgSO 4 C. CaO D. CaSO 4 Câu 35. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Gây ngộ độc nước uống. B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. Câu 36. Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. Na 2 O và H 2 O. B. dung dịch NaOH và Al 2 O 3 . C. dung dịch NaNO 3 và dung dịch MgCl 2 . D. dung dịch AgNO 3 và dung dịch KCl. Câu 37. Cho mẫu Natri vào dung dịch các chất (riêng biệt) sau: Ca(HCO 3 ) 2 (1), CuSO 4 (2), KNO 3 (3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong, ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết tủa là: A. (1) và (3) B. (2) và (3) C. (1) và (2) D. (1) và (4) Câu 38. Trường hợp nào ion Na + không tồn tại, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau: A. Nung nóng NaHCO 3 . B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl 2 . C. NaOH tác dụng với HCl. D. Điện phân NaOH nóng chảy. Câu 39. Nước cứng có tính vĩnh cửu có chứa các ion: A. Ca 2+ , Mg 2+ , Cl - , NO 3 - . B. Ca 2+ , Mg 2+ , NO 3 - , SO 4 2- . C. Ca 2+ , Mg 2+ , Cl - , SO 4 2- . D. Ca 2+ , Mg 2+ , HCO 3 - . Câu 40. Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong: A. Dầu hỏa B. Nước C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl Câu 41. Nguyên tử kim loại kiềm có bao nhiêu electron ở phân lớp s của lớp electron ngoài cùng: A. (4e) B. (2e) C. (3e) D. (1e) Câu 42. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do: A. Năng lượng ion hóa nhỏ và năng lượng nguyên tử hóa đều nhỏ. B. Năng lượng ion hóa nhỏ. C. Năng lượng nguyên tử hóa nhỏ. D. A, B, C đều sai. Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm: A. Khối lượng riêng nhỏ. B. Độ dẫn điện cao. C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. D. Độ cứng thấp. Câu 44. Phản ứng giữa Na 2 CO 3 và H 2 SO 4 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol có phương trình ion rút gọn là: A. CO 3 2- + 2H + → H 2 CO 3 B. 2Na + + SO 4 2- → Na 2 SO 4 C. CO 3 2- + H + → HCO – 3 D. CO 3 2- + 2H + → H 2 O + CO 2 Câu 45. Trong nhóm IIA từ Be đếb Ba thì: (1) Bán kính nguyên tử tăng dần (2) Độ âm điện tăng dần (3) Năng lượng ion hóa giảm dần (4) Tính khử tăng dần Kết luận nào sai? A. (3) B. (2) C. (1) D. (4) Câu 46. Chất phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 tạo ra kết tủa là: A. BaCl 2 . B. NaOH. C. Na 2 CO 3 . D. NaCl. Câu 47. Cho dung dịch chứa 0,3 mol KOH tác dụng với 0,2 mol CO 2 . Dung dịch sau phản ứng gồm các chất: A. KOH, K 2 CO 3 . B. K 2 CO 3 . C. KHCO 3 . D. KHCO 3 , K 2 CO 3 . Câu 48. Phản ứng nào sau đây không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử? A. Na 2 O + H 2 O. B. Na + H 2 O. C. Na + O 2 . D. Na + HCl. Câu 49. Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO 4 ta thấy: A. Không thấy có hiện tượng gì xảy ra. B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt. C. Kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt. D. Xuất hiện kết tủa màu trắng bền. Câu 50. Các chất đều phản ứng được với dung dịch NaOH là: A. NaHCO 3 ; K 2 CO 3 ; Ca(HCO 3 ) 2 ; FeCl 3 ; AlCl 3 . B. NaHCO 3 ; FeCl 3 ; AlCl 3 ; CuSO 4 ; MgSO 4 . C. NaHCO 3 ; FeCl 3 ; AlCl 3 ; CuSO 4 ; K 2 SO 4 . D. NaHCO 3 ; FeCl 3 ; AlCl 3 ; KNO 3 ; MgSO 4 . Hết . TRƯỜNG PT THÁI BÌNH DƯƠNG TN LÝ THUYẾT KIM LOẠI KIỀM & KIỀM THỔ Họ tên: Năm học: 2011 - 2012 Lớp: Thời gian: 60 phút Đề. Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong: A. Dầu hỏa B. Nước C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl Câu 41. Nguyên tử kim loại kiềm có bao

Ngày đăng: 21/02/2014, 00:20

Hình ảnh liên quan

Câu 30. Nguyên tử của ngun tố có cấu hình electron 1 s2 2s2 2p6 3s1 là: - Tài liệu TN LÝ THUYẾT KIM LOẠI KIỀM & KIỀM THỔ pdf

u.

30. Nguyên tử của ngun tố có cấu hình electron 1 s2 2s2 2p6 3s1 là: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan