nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh nhct ba đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng

85 458 0
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh nhct ba đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. Khái niệm chung về dự án 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Phân loại dự án 7 1.1.3. Đặc trưng của dự án 8 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 9 1.2.1. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 9 1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 12 1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại 25 1.3.1. Khái niệm 25 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 26 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 31 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương Ba Đình 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 34 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2. Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình 39 2.2.1. Đặc điểm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 39 2.2.2 Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình 40 2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng Công thương Ba đình đối các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng 41 2.3.1. Quy trình thẩm định dự án 41 2.3.2. Nội dung tái thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng Công thương Ba Đình 44 2.5. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng 51 2.4.1. Kết quả đạt được (2003 – 2005) 51 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 54 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 66 3.1. Định hướng trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng 66 3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình 66 3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng 67 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình 67 Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay 67 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án 68 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án 69 3.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định 72 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án 73 3.2.6. Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định dự án. 74 3.3. Kiến nghị 74 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ 74 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 75 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 77 3.3.4. Kiến nghị đối với Bộ xây dựng 78 3.3.5. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Định hướng phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2020 là tiếp tục đổi mới toàn diện, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, tiến tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Định hướng này đã và đang được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư mạnh mẽ trong thời gian qua. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng gia tăng đã và đang đặt ra cho các Ngân hàng thương mại nhiều cơ hội và thách thức trong hoạt động cho vay. Một hệ thống giao thông thuận tiện, các trung tâm thương mại sầm uất, … là kết quả và cũng là đòi hỏi tất yếu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hay nói cách khác quá trình này chỉ có thể thực hiện dựa trên sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, ngành xây dựng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển như hiện nay. Với tốc độ phát triển của ngành xây dựng, số lượng các dự án xây dựngdự án của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tăng nhanh trong thời gian gần đây là mối quan tâm của các Ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng. Tuy nhiên, cho vay theo dự án một mặt đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, ngân hàng cần thẩm định dự án trước khi cho vay. Hiện nay chất lượng thẩm định tài chính dự áncác Ngân hàng thương mại còn chưa cao, nhiều dự án không phát huy được hiệu quả khi vào hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Với những lý do trên, đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng” được em lựa chọn để viết luận văn tốt nghiệp. Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay các dự án tại chi nhánh ngân hang Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Vũ Duy Hào và toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ Phòng Khách hàng số 1 – chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình, đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này. Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm chung về dự án 1.1.1. Khái niệm Có thể nói đứng trên các quan điểm khác nhau các khái niệm về dự án cũng khác nhau. Song một cách tổng quát nhất, dự án được hiểu là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được một lợi ích nhất định trong khoảng thời gian xác định. Xét về hình thức: dự án là một bộ hồ sơ tài liệu được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống, cho biết mục tiêu các nguồn lực của đầu tư, thời hạn của đầu tư cũng như các hoạt động của dự án đầu tư. Đây cũng chính là cơ sở chính để các nhà đầu tư thuyết phục ngân hàng ủng hộ về tài chính. Xét về nội dung: dự án là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian xác định thông qua việc sử dụng nguồn lực xác định. Xét trên góc độ quản lý: dự án được lập như một bản kế hoạch chi tiết của một hoạt động đầu tư, là một công cụ đắc lực của nhà đầu tư cũng như các tổ chức có liên quan bao gồm cả ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện quản lý, giám sát tất cả các hoạt động đầu tư. Xét trên góc độ kế hoạch hoá: là công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một hoạt động đầu tư, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. Là một trung gian tài chính và là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, ngân hàng luôn cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất có thể nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, cung cấp các dịch vụ như thanh toán, tư vấn,…trong đó nhu cầu vay vốn của khách hàng được ngân Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng xem xét quan tâm nhiều mặt nhất vì tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích nhất nhưng đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro nhất, đặc biệt đối với cho vay trung và dài hạn. Theo quan điểm của ngân hàng DAĐT/ PASXKD là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống, trong đó vốn của khách hàng có thời hạn sử dụng dưới 12 tháng gọi là phương án sản xuất kinh doanh, trên 12 tháng gọi là DAĐT. Vì vậy khái niệm dự án trong thẩm định tài chính dự án mà luận văn nghiên cứu là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống, trong một khoảng thời gian xác định trên 12 tháng. 1.1.2. Phân loại dự án Trên thực tế các dự án rất đa dạng và được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường dự án được chia theo một số tiêu thức sau:  Theo tính chất đầu tư: dự án được chia thành 2 loại là dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. - Dự án đầu tư mới: là các dự án có mục tiêu tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới đưa vào thị trường. Dự án loại này được đầu tư toàn bộ từ nhà xưởng, máy móc, thiết bị tới nguyên nhiên vật liệu, nhân công, thị trường… vì vậy các dự án này thường có quy mô lớn, thời gian rất dài và rủi ro cao. - Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh: là các dự án có mục tiêu tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các dự án này có quy mô nhỏ hơn, thời gian ngắn hơn và mức độ rủi ro ít hơn. Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh gồm 2 loại: dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư theo chiều sâu. Dự án đầu tư theo chiều sâu là các dự án nhằm mua sắm, cải tiến thiết bị máy móc, áp dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại, và xây dựng các phân Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp xưởng mới nhằm cugn cấp những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất lao động cao hơn. Dự án đầu tư theo chiều rộng: là các dự án nhằm mua các máy móc thiết bị đang sử dụng và sửa chữa, mở rộng các trang thiết bị hiện có để tăng thêm sản lượng.  Theo lĩnh vực hoạt động trong sản xuất: dự án được chia thành 3 loại sau: Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội Dự án đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật. Hoạt động đầu tư của các dự án này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Dự án đầu tư phát triển KH – KT và cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển KH – KT, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư. Bên cạnh cách phân loại trên, người ta còn phân loại dự án theo nhiều tiêu thức khác như theo thời gian, loại hình, cấp độ… Mặc có thể được phân thành các loại khác nhau theo các tiêu thức khác nhau nhưng có thuộc vào bất kỳ loại nào thì các dự án cũng có chung các đặc điểm sau. 1.1.3. Đặc trưng của dự án. Theo các tiêu thức khác nhau dự án được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung, bất kỳ dự án nào cũng mang những đặc điểm sau: - Nhu cầu vốn lớn: để thực hiện việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị hay ễây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án thường đòi hỏi lượng vốn lớn, vượt quá khả năng tự tài trợ của khách hàng, thậm chí có những dự án có nhu cầu vốn vượt quá khả năng đáp ứng của một ngân hang đòi hỏi nhiều ngân hàng cùng tài trợ. Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Thời gian vay vốn dài: các dự án thường có thời gian sử dụng vốn vay dài do các tài sản cố định được tạo bởi dự án phải đi vào hoạt động sau một thời gian mới đủ tạo ra nguồn thu mới bù đắp chi phí đầu tư. Đặc trưng này khiến cho dự án chịu tác động của nhiều yếu tố có thể dẫn đến rủi ro. Chính vì vậy ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án và lãi suất áp dụng trong cho vay dự án thường cao hơn nhiều so với cho vay PASXKD. - Dự án bị khống chế bởi thời gian và nguồn lực: dự án được thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể và bị ràng buộc về vốn, vật tư, lao động; đặc biệt các dự án càng lớn thì mức độ ràng buộc về nguồn lực càng cao và càng phức tạp -Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn: một dự án đầu tư thường được thực hiện trong một thời gian dài nên rất khó tránh khỏi sự thay đổi của các yếu tố không ổn định về mặt tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế… hay nói cách khác dự án chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên dự án có mức độ rủi ro cao. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của dự án và là mối quan tâm đặc bịêt của các nhà quản lý dự án. - Dự án có mục đích cụ thể: khi tiến hành hoạt động đầu tư các chủ dự án phải xác định được đầu tư vào đâu, đầu tư để làm gì… do đó các dự án đầu tư luôn luôn chứa đựng các mục tiêu cụ thể của chủ dự án. Các mục tiêu này có thể là mục tiêu trước mắt hoặc mục tiêu lâu dài tuỳ theo mục đích đầu tư của chủ dự án. 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.2.1. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Cho vay là hoạt động kinh doanh đưa lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất trong ngân hàng. Là một trung gian tài chính, ngân hàng cho vay chủ yếu trên nguồn tiền Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp huy động được vì vậy mục tiêu bảo toàn vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Một hình thức cho vay phổ biến hiện nay ở các ngân hàng thương mại là cho vay theo dự án đầu tư bởi nhu cầu vốn của các dự án thường vượt quá khả năng tự tài trợ của các chủ dự án. Xuất phát từ đặc trưng của dự án là nhu cầu vay vốn lớn, thời gian vay vốn dài, và môi trường thực hiện dự án thường xuyên thay đổivậy cho vay theo dự án chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Sự thất bại của một khoản cho vay đầu tư không chỉ đơn thuần làm giảm lợi nhuận của khách hàng mà còn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Hơn nữa, vì dự án được đệ trình ra ngân hàng với mục đích nhận được sự tài trợ của ngân hàng nên thông thường các dự án thường được xây dựng theo hướng có lợi cho khách hàng, do đó có thể ẩn chứa những rủi ro đối với ngân hàng. Với những lý do trên, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án đòi hỏi ngân hàng phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập, hay nói cách khác cần thẩm định dự án kỹ lưỡng nhằm thực hiện mục đích bảo toàn vốn. Thẩm định dự án là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng đến tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Thẩm định dự án giúp ngân hàng lường trước các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về công nghệ, sự biến động của thị trường đầu vào, sự thay đổi của công suất, số lượng sản phẩm, giá bán, chi phí sản xuất….từ đó giúp ngân hàng đưa ra các giải pháp đối với chủ đầu tư, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện dự án và hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Nội dung thẩm định dự án thường bao gồm: thẩm định kỹ thuật (gồm thẩm định sự cần thiết của dự án, quy mô của dự án, công nghệ và trang thiết bị, nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào,…), thẩm định kinh tế của dự án và cuối cùng là thẩm định tài Đinh Thanh Dung Tài chính Doanh nghiệp 44A 10 [...]... của các quyết định tài trợ cho dự án Đinh Thanh Dung 27 Tài chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3.2.4 Chất lượng các quyết định cho vay Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định tài chính dự án là để ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vay cũng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án Chất lượng các quyết định cho vay thể hiện thông... tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự áncác chỉ tiêu thể hiện mức độ thoả mãn yêu cầu đặt ra của ngân hàng và khách hàng 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án Chất lượng thẩm định tài chính dự án thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: - Thời gian thẩm định - Chi phí thẩm định - Chất lượng của báo cáo thẩm định - Chất lượng các quyết định cho vay - Việc... hàng bao gồm các nhân tố từ môi trường pháp lí, môi trường kinh tế xã hội tác động tới quá trình thẩm định tài chính dự án Đinh Thanh Dung 30 Tài chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương Ba Đình. .. chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tốt hơn, đồng thời ngân hàng cũng , an toàn hơn, có lợi ích hơn khi cho vay các dự án hiệu quả 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án Các nhân tố này được chia... đề thực tập tốt nghiệp chính dự án Trong đó thẩm định dự án về phương diện tài chính là nội dung được các ngân hàng quan tâm hơn cả Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thực chất là việc xác định tính chính xác của những chỉ tiêu mà khách hàng đề xuất để từ đó xem xét dự án sẽ tạo ra những lợi ích tài chínhtrong tương lai Thẩm định tài chính dự án là nội dung... của doanh nghiệp tham gia vào dự án tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình là 30% Đinh Thanh Dung 13 Tài chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thẩm định nguồn tài trợ của dự án tránh cho ngân hàng rơi vào thế bị động khi cho vay khi các nguồn tài trợ khác không khả thi, giúp ngân hàng đưa ra mức tài trợ hợp lý cũng như kế hoạch đầu tư của mình đối với dự án, nhằm đảm bảo cho dự án. .. được ngân hàng thẩm định là có hiệu quả Vì vậy các dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ ngân hàng đã ra quyết định đúng đắn hay chất lượng thẩm định tài chính dự án tốt Ngược lại, nếu dự án được ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả điều đó thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng Hiệu quả hoạt động của các dự án tác động... hội đầu tư cho cả ngân hàng và khách hàng Đinh Thanh Dung 26 Tài chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3.2.2 Chi phí thẩm định Chi phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí cần thiết mà ngân hàng phải chi trả cho việc tiến hành thẩm định dự án. Hơn nữa trong cùng một thời gian, ngân hàng phải trả lời cho vay hay không cho vay đối với nhiều dự án khác nhau vì vậy chi phí thẩm định của ngân... 25 Tài chính Doanh nghiệp 44A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpdự án vừa là cơ hội đầu tư của khách hàng vừa là cơ hội đầu tư của ngân hàng nên việc thẩm định tài chính dự án được đánh giá là có chất lượng tốt khi nó đáp ứng đồng thời yêu cầu của cả hai bên Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng chínhnâng cao sự thoả mãn hai yêu cầu nói trên Các. .. còn bao gồm cả chi phí cơ hội đối với việc xem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm Thu nhập của ngân hàng từ dự án là tiền lãi vaycác khoản phí dịch vụ cung ứng Là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy khi tiến hành thẩm định tài chính dự án ngân hàng cần phải so sánh thu nhập và chi phí thẩm định dự án Trường hợp chi phí thẩm định mà quá lớn so với thu nhập nhận được từ dự án . pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình. thương Ba Đình 44 2.5. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Khái niệm chung về dự án

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Phân loại dự án

      • 1.1.3. Đặc trưng của dự án.

      • 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

        • 1.2.1. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

        • 1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

        • 1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại

          • 1.3.1. Khái niệm

          • 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án

            • 1.3.2.1. Thời gian thẩm định

            • 1.3.2.2. Chi phí thẩm định

            • 1.3.2.3. Chất lượng báo cáo thẩm định

            • 1.3.2.4. Chất lượng các quyết định cho vay

            • 1.3.2.5. Việc cung cấp những tư vấn cho khách hàng

            • 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án

              • 1.3.3.1. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng.

              • 1.3.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng:

              • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

                • 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương Ba Đình

                  • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh

                  • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức

                  • 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

                  • 2.2. Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình.

                    • 2.2.1. Đặc điểm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

                    • 2.2.2 Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình.

                    • 2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng Công thương Ba đình đối các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.

                      • 2.3.1. Quy trình thẩm định dự án

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan