giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội

78 785 0
giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều vận động trong mối tương quan chặt chẽ, do đó, thương mại quốc tế cũng ngày càng mở rộng không ngừng, nhu cầu hàng hoá dịch vụ đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính hạn mà mỗi doanh nghiệp không thể lúc nào cũng đáp ứng được đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc đủ vốn để mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh nhu cầu tài trợ. thể tài trợ bằng hai cách: một là tài trợ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hai là tài trợ của các ngân hàng thương mại (NHTM) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh thường quy mô lớn, rủi ro cao, đòi hỏi sự chuyên môn hóa về nghiệp vụ cao, việc tài trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là việc rất khó thực hiện. Do đó, tài trợ của các NHTM đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tế hiện nay cho thấy các NHTM nói chung cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Nội (EIB Nội) nói riêng mặc dù đã chú trọng tới hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là lý do mà em chọn để tài : ”Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Nội” Dựa trên những lý luận bản về tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM, chuyên đề phân tích thực trạng và đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động này tại chi nhánh. Trên sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại EIB Nội. Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 1 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương I : Những vấn đề bản về tín dụng xuất nhập khẩu Chương II : Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Nội (EIB Nội) Chương III : Một số giải pháp mở rộng nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu tại EIB Nội Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo ThS Cao Ý Nhi, và các thầy giáo trong khoa Ngân hàng - Tài chính cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị Phòng Tín dụng - Đầu tư EIB Nội để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 2 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính Chương I. Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu 1.1. Khái quát về tín dụng xuất nhập khẩu 1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động kinh tế bắt đầu từ những người thượng cổ, những người tự cung tự cấp về kinh tế. Họ săn bắt, tìm nơi cư trú và cung cấp cho nhu cầu của chính họ. Khi con người nguyên thuỷ tăng trưởng và phát triển, nguyên tắc phân công lao động được hình thành. Một người khả năng thực hiện một số hoạt động tốt hơn các hoạt động khác, và do vậy, mỗi người tập trung vào việc mà họ làm tốt nhất. nghĩa là trong khi một người săn bắn thì người khác sẽ câu cá. Sau đó, người đi săn sẽ trao đổi sản phẩm dư thừa với người câu cá, vì vậy, mỗi người đều thu được lợi từ sản phẩm khác nhau đó. Trong nền kinh tế thế giới phức tạp ngày nay, mọi cá nhân hay bất cứ quốc gia nào đều không còn sản xuất tự cung tự cấp. Các quốc gia thường tận dụng các nguồn lực kinh tế khác nhau, con người phát triển các kỹ năng khác nhau. Đó là nền tảng của các hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vì, mỗi quốc gia đều những nguồn lực kinh tế khác nhau như: tài nguyên, vốn, nhân lực, lao động nên sẽ lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm nhất định. nghĩa là một hoặc một số quốc gia thể sản xuất ra một hoặc một nhóm mặt hàng nào đó với khối lượng nhiều, chất lượng tốt hơn hoặc với giá cả thấp hơn tất cả các quốc gia còn lại. Vậy muốn đáp ứng được nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trong nước thì các quốc gia đó phải trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, tức là thực hiện hoạt động thương mại quốc tế hay còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu(XNK). Theo trên, hoạt động xuất nhập khẩu hay thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hoá giữa Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 3 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính các quốc gia với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế. 1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều vận động trong mối tương quan chặt chẽ, do đó, thương mại quốc tế cũng ngày càng mở rộng không ngừng, nhu cầu hàng hoá dịch vụ đang trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính hạn mà mỗi doanh nghiệp không thể lúc nào cũng đáp ứng được đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc đủ vốn để mua nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh nhu cầu tài trợ. thể tài trợ bằng hai cách: một là tài trợ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hai là tài trợ của các ngân hàng thương mại (NHTM) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tài trợ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hoá, dịch vụ, không phải bằng tiền, thể hiện dưới hình thức mua bán chịu giữa các doanh nghiệp đó chứ hoàn toàn không sự tham gia của các NHTM. Tuy nhiên, do những đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu: hoạt động xuất nhập khẩu là những giao dịch ngoại thương giá trị lớn; là hoạt động xuyên quốc gia, do đó gặp những khó khăn về ngôn ngữ, pháp luật, tiền tệ trong thanh toán, phương thức thanh toán ; hàng hoá trong xuất nhập khẩu phải được bảo hiểm, giá trị bảo hiểm khá lớn, tương ướng với những rủi ro mà nó phải đối mặt; nó không chỉ chịu tác động của kinh tế trong nước mà còn chịu tác động của những biến động trên thế giới, đồng thời phải tuân theo các luật lệ quốc tế Do đó, xuất nhập khẩu là một lĩnh vữc kinh doanh thường quy mô lớn, rủi ro cao, đòi hỏi sự chuyên môn hóa về nghiệp vụ cao, việc tài trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là việc rất khó thực hiện. Khi đó, NHTM giữ một vai trò lớn đối với các doanh nghiệp bằng Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 4 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính sự giúp đở về kỹ thuật và tài chính. NHTM là tổ chức tài chính khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, tài trợ bởi các NHTM không quan hệ vói các hợp đồng ngoại thương, nên nó tạo khả năng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng vốn được cấp để mua bất cứ loại hàng hoá nào, do đó mà nó tính ưu việt hơn tài trợ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với nhau. Vậy, tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM là một yêu cầu tất yếu khách quan, đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.1.3. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Qua phân tích nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu ở trên, ta thể đưa ra khái niệm về tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM: Tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM về bản chất là khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng cho các nhà xuất nhập khẩu, giúp họ gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện các thương vụ thành công. Nhưng ngân hàng chỉ tham gia tài trợ với một số vốn nhất định trong tổng số vốn cần thiết cho thương vụ, phần vốn còn lại phải là vốn của doanh nghiệp. Khi thực hiện tài trợ, các doanh nghiệp nhận tài trợ khả năng sử dụng ngay khoản vốn được cấp. Ngân hàng ghi nợ khách hàng và phải mất một giá trị tiền tệ tương đương khoản thoả thuận tài trợ. Tài trợ của các NHTM khác với chức năng cho vay là trách nhiệm của bên nhận tài trợ cao hơn bên đi vay, do ngoài nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng, nhất thiết họ phải một tỷ lệ vốn nhất định cùng tham gia. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại các NHTM dựa vào một số nguyên tắc bản sau: - Thứ nhất, tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 5 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính Để nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện, NHTM phải thẩm định khách hàng trước quyết định cho vay: thẩm định về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tiếp theo, khi các NHTM đồng ý cấp vốn, ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận với nhau về số tiền, lãi suất và thời hạn vay. Tới thời hạn trả nợ, khách hàng phải trách nhiệm chủ động trả nợ cho ngân hàng. Nếu vì một lý do nào đó khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu tài không đủ số dư hoặc ngân hàng không cho gia hạn nợ thì ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn. Trong trường hợp xấu nhất là khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng thực hiện biện pháp cuối cùng là phát mại tài sản thế chấp hoặc cầm cố để thu nợ. - Thứ hai, vốn vay phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết Khi khách hàng nộp đơn xin vay phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn của mình, cụ thể ở đây mục đích sử dụng vốn là thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Sau khi cấp vốn, ngân hàng vẫn tiếp tục kiểm tra xem việc sử dụng vốn có đúng như mục đích ban đầu không, nếu sai thì ngân hàng sẽ thu hồi vốn trước hạn. - Thứ ba, vốn vay phải tài sản tương đương làm đảm bảo Nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. như vậy thì ngân hàng mới thể ràng buộc trách nhiệm trả nợ của khách hàng, ngay cả ở trường hợp xấu nhất là khách hàng không còn khả trả nợ thì ngân hàng thể phát mại tài sản này để giảm bớt tổn thất cho mình. Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 6 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính 1.1.4. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế - Tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy: thông qua việc tài trợ, việc xuất nhập hàng hóa được thực hiện thường xuyên và đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường hơn, liên tục góp phần làm tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. - Với hình thức tài trợ này, các NHTM còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tài trợ của ngân hàng các doanh nghiệp điều kiện thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp - Thông qua hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thực hiện được những thương vụ lớn: những thương vụ trong ngoại thương đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu như gạo, bột mì, phân bón, sắt thép, thường hai bên mua bán với số lượng lớn, nguyên tàu hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận lợi trong công tác giao nhận, do đó mà, giá trị lô hàng cũng rất lớn. Khi đó, doanh nghiệp không khả năng đáp ứng đủ vốn lưu động để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán hàng nhập. Tài trợ của ngân hàng cho xuất nhập khẩugiải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng dạng này. - Như ta đã biết, hợp đồng ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người mua và người bán, nếu thoả thuận trước với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng. Do vậy, trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 7 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính thương, nếu doanh nghiệp trước đó đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán quốc tế, nghĩa là doanh nghiệp đã xác định ngân hàng phục vụ mình, thì sẽ tạo được lợi thế trong quá trình này. Điều này ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thương lượng, đàm phán. - Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng: Thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận được vốn để thực hiện thương vụ. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, hạ giá. Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Cả hai trường hợp điều giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong thực hiện thương vụ. - NHTM tuy ít thực hiện tài trợ các dự án tầm cỡ quốc gia như xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy, do giá trị dự án quá lớn và do đặc điểm chu chuyển nguồn vốn huy động trong NHTM không thể đáp ứng. Nhưng các NHTM thường tham gia vào các dự án với quy mô vừa và nhỏ, thời gian thu hồi vốn không quá dài như thay đổi máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, chính quá trình này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển được quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Tài trợ của các ngân hàng còn giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế: thông qua tài trợ, doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn trôi chảy, quan hệ được với các khách hàng tầm cỡ quốc tế, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế. 1.1.4.3. Đối với ngân hàng thương mại(NHTM) Tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ của NHTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 8 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính thức tín dụng mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi nhanh, bởi vì: - Tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản, mở tại ngân hàng. Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng. Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro. - Do đồng vốn tài trợ gắn liền với thương vụ nên tài trợ xuất nhập khẩu là hình thức tín dụng mức độ sử dụng vốn đúng mục đích cao. Trong nhiều trường hợp, để tránh tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế được rủi ro tín dụng, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba, mà không qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho người xuất khẩu - Thời gian tài trợ thườngngắn hạn vì gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ. Đối với người nhập khẩu, thời gian thực hiện thương vụ là thời gian kể từ từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Còn đối với người xuất khẩu, thời gian này kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua. Kỳ hạn ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM thường là dưới một năm. Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản. - Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất nhập khẩu thể hiện thông qua lãi suất. nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi chiết khấu chứng từ, lãi cho vay thanh toán, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn) Vì giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn nên tiền lãi thu cao. Mặt khác, thông qua tài Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 9 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường quốc tế. 1.1.5. Rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu: Rủi ro trong tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nguyên nhân phát sinh từ các quan hệ giữa các bên tham gia như: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, các ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và tác nhân trung gian hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như: thiên tai, chiến tranh, chính trị Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng giống như rủi ro trong hoạt động tín dụng trong nước, nhưng do khoảng cách về địa lý, khác biệt về văn hoá, luật pháp làm tăng thêm các khó khăn liên quan đến các giao dịch quốc tế. Một số rủi ro thể xảy ra cho ngân hàng thực hiện tín dụng tào trợ xuất nhập khẩu: - Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Nguyên nhân của tình trạng này, thứ nhất, thể là trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối của các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. khi do giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, khủng hoảng tài chính gây nên phản ứng dây chuyền Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 10 [...]... vay và được nhập tại kho ngân hàng, hoặc nhập khi mà trước đó ngân hàng và nhà xuất khẩu thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải sự đồng ý của ngân hàng Ngân hàng tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền ngân hàng tài trợ để mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá, tiếp tục như vậy cho đến khi bằng 100% trị giá hàng xuất Thông thường ngân hàng chỉ tài... trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánhNội (EIB Nội) 2.1 Khái quát về EIB Nội 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển a Lịch sử hình thành : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (EXIMBANK) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính Phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu. .. khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động với số vốn điều lệ đăng ký là 50 triệu Đồng Việt Nam( VNĐ) tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng thương mại. .. doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hàng hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng 1.2.1.2 Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng 44C 13 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C... thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu Mọi thư tín dụng đều được mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu Khi ngân hàng đồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu, nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hợp lý Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không khả năng thanh toán, nhưng để đảm bảo uy tín của mình ngân hàng mở L/C phải thanh toán... Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính 1.3.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng Sau khi khách hàng thực hiện hết trách nhiệm của mình đối với hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng thanh lý hợp đồng tín dụng 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng trài trợ xuất nhập khẩu Như đã biết, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, cũng... chứng từ Nhà xuất khẩu cần tiền thể thương lượng bộ chứng từ để chi t khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc bất kỳ ngân hàng nào Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, NHTM thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông... - Lớp Ngân hàng 44C 15 Chuyên đề thực tập Khoa Ngân hàngTài chính Mức độ cấp vốn ứng trước phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu; khả năng cạnh tranh của hàng hoá và giá trị của hàng hoá dự kiến; chính sách kinh tế và chính sách chính trị của nước nhập khẩu đối với ngân hàng nhà xuất khẩu; những rủi ro về tỷ giá hối đoái (đối với ngân hàng nhà nhập khẩu) - Tín dụng ứng... phẩm xuất nhập khẩu của các quốc gia đó 1.4.3 Năng lực của bản thân doanh nghiệp Quan hệ tín dụng là mối quan hệ giữa khách hàngngân hàng, do đó, ngân hàng chỉ thể thực hiện hoạt động tín dụng của mình khi phát sinh nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp Vì vậy, năng lực của các doanh nghiệp XNK đều tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng Để đánh giá năng Hồ Thu Hiền - Lớp Ngân hàng. .. hoặc là nhà nhập khẩu hoặc là nhà xuất khẩu, dẫn đến ảnh hưởng không ít tới Ngân hàng tài trợ 1.2 Các hình thức tín dụng trong tín dụng xuất nhập khẩu 1.2.1 Tài trợ xuất khẩu Về hình thức, tài trợ xuất khẩu là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký và giúp cho doanh nghiệp liên tục sản xuất kinh . nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là lý do mà em chọn để tài : Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu. đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu Chương II : Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHTM cổ phần xuất nhập khẩu chi nhánh Hà Nội (EIB Hà Nội) Chương

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Chương I. Lý luận chung về Tín dụng xuất nhập khẩu

      • 1.1. Khái quát về tín dụng xuất nhập khẩu

        • 1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu

        • 1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu

        • 1.1.3. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

        • 1.1.4. Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu

          • 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế

          • 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp

          • 1.1.4.3. Đối với ngân hàng thương mại(NHTM)

          • 1.1.5. Rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu:

          • 1.2. Các hình thức tín dụng trong tín dụng xuất nhập khẩu

            • 1.2.1. Tài trợ xuất khẩu

              • 1.2.1.1.Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng

              • 1.2.1.2. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

              • 1.2.2. Tài trợ nhập khẩu

                • 1.2.2.1.Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

                • 1.2.2.2. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng

                • 1.2.2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh – tái bảo lãnh

                • 1.3. Quy trình thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu

                  • 1.3.1. Thủ tục tài trợ

                  • 1.3.2. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ:

                  • 1.3.3. Cán bộ tín dụng lập tờ trình

                  • 1.3.4. Giải ngân

                  • 1.3.5. Kiểm tra và xử lý nợ vay

                  • 1.3.6. Tính lãi – Thu lãi – Thu nợ - Gia hạn nợ

                  • 1.3.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng

                  • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng trài trợ xuất nhập khẩu

                    • 1.4.1. Chính sách của Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan