Tài liệu TIỂU LUẬN: Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp doc

38 696 1
Tài liệu TIỂU LUẬN: Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN: Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp bán cấp Tóm tắt đề tài Nghiên cứu độc tính cấp, bán cấp tác dụng của chế phẩm GHA lên hệ tim mạch được tiến hành trên 60 chuột nhắt trắng, 23 thỏ 15 ếch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Chưa tìm được LD 50 của chế phẩm thuốc GHA dạng cao lỏng 1/1 bằng đường uống trên chuột nhắt trắng, chứng tỏ thuốc rất ít độc. - Thuốc không ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học hoá sinh máu đánh giá chức năng gan, có tác dụng cải thiện chức năng thải độc của thận ở thỏ thực nghiệm. - Chế phẩm GHA dạng cao lỏng 1/1 uống một lần liều 4ml/kg trong thí nghiệm cấp liều 3ml/kg liên tục 21 ngày trong thí nghiệm bán cấp đều có tác dụng làm hạ HA mà không ảnh hưởng lên nhịp tim điện tim thỏ thực nghiệm. - Trong thí nghiệm tiếp lưu trên ếch trên tai thỏ cô lập cho thấy chế phẩm GHA có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch. tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Bằng phương pháp khoa học hiện đại đã chứng minh được tác dụng cơ chế tác dụng của bài thuốc nguồn gốc thảo mộc,góp phần hiện đại hoá y học cổ truyền. 2. Chế phẩm thuốc GHA rất ít độc có tác dụng hạ huyết áp trên động vật thực nghiệm. Vì vậy nếu được thử nghiệm trên lâm sàng sẽ hứa hẹn trở thành bài thuốc điều trị tăng huyết áp đạt hiệu quả cao, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng. 3. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác liên quan đến điều trị bệnh tăng huyết áp. i. Đặt vấn đề Các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp (HA) đang là mối đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ của nhân dân các nước trên thế giới, là nguyên nhân gây tàn phế tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi ở các nước phát triển. Tỷ lệ bệnh tăng HA ở các nước này chiếm từ 10-15% dân số. Tại Việt Nam, theo điều tra của Trần Đỗ Trinh (1990) ở 4,6 triệu người trên 15 tuổi, có 11,5% tăng HA. Phạm Gia Khải cộng sự (2001) điều tra 1138 cán bộ công nhân viên chức, thấy có 264 người bị tăng HA, chiếm tỉ lệ 23%. Bệnh tăng HA tiến triển lâu ngày sẽ làm tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan như tim, não, thận… dễ gây nên những biến chứng hết sức nặng nề như chảy máu não, suy tim… Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho thu nhập sức khoẻ của người lao động. Điều trị bệnh tăng HA theo y học hiện đại đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên kết quả điều trị không duy trì được lâu, bệnh thường tái phát khi ngừng thuốc, hơn nữa các thuốc tân dược thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân [10]. Theo y học cổ truyền, tăng HA đã được mô tả rất lâu đời (Hoàng Đế - Nội kinh) trong phạm trù “huyễn vựng” , “đầu thống”, “ can phong”, “can hoả”. Y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia truyền để điều trị chứng huyễn vựng. Tại Trung Quốc đã có hàng trăm chế phẩm thương phẩm y học cổ truyền để điều trị bệnh tăng HA [11], [15], [16]. ở Việt Nam đã có một số bài thuốc điều trị bệnh tăng HA theo Y học cổ truyền, tuy nhiên chưa có chế phẩm thuốc hạ áp nào có nguồn gốc thảo mộc được đánh giá đầy đủ về tính an toàn tính hiệu quả. Trên cơ sở kết hợp biện chứng luận trị chứng “huyễn vựng” theo y lý cổ truyền cơ chế bệnh sinh của y học hiện đại, Bộ môn - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 103 đã tiến hành nghiên cứu chế phẩm dạng cao lỏng của bài thuốc “GHA” từ 16 vị thuốc thảo mộc. Theo quy chế đánh giá tính an toàn, tính hiệu quả của chế phẩm thuốc mới trước khi đưa vào điều trị lâm sàng của Bộ Y tế (1993), chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế phẩm thuốc trên động vật thực nghiệm. Mục tiêu của đề tài: 1. Xác định độc tính cấp bán cấp của chế phẩm GHA trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá ảnh hưởng cấp bán cấp của chế phẩm GHA lên hệ tim - mạch trên động vật thực nghiệm. II. Tổng quan 2.1. Huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp động mạch. HA là áp lực của máu trong một đoạn mạch nhất định, nó là kết quả của hai yếu tố chính: cung lượng tim sức cản ngoại vi[3]. 2.1.1. Cung lượng tim: Cung lượng tim được xác định bằng thể tích tống máu cuối thì tâm thu nhân với tần số tim [3], [8]. - Thể tích tống máu tâm thu phụ thuộc vào thể tích máu cuối thì tâm trương ở thất trái sức bóp của thất trái. - Thể tích máu cuối thì tâm trương phụ thuộc vào thể tích máu toàn bộ hoạt động của hệ tĩnh mạch ngoại vi. - Thể tích máu toàn bộ phụ thuộc vào thể tích huyết cầu thể tích huyết tương. - Hoạt động của hệ mạch ngoại vi phụ thuộc vào các thụ cảm thể - adrenergic, khi kích thích các thụ cảm thể này sẽ gây co mạch. - Tần số tim sức bóp cơ tim phụ thuộc vào thụ cảm thể  1 -adrenergic, khi kích thích sẽ làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim . 2.1.2. Sức cản ngoại vi: Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào độ nhớt của máu tình trạng của tiểu động mạch [3], [8]. Tiểu động mạch giãn làm giảm sức cản ngoại vi, chẳng hạn khi kích thích các thụ cảm thể  2 - adrenergic, khi tăng các chất giãn mạch như bradykinin, prostaglandin (PGA, PGE); tiểu động mạch co làm tăng sức cản ngoại vi như khi kích thích các thụ cảm thể  - adrenergic, khi tăng catecholamin máu, khi hoạt hoá hệ renin - angiotensin [3],[8]. 2.2. Quan điểm của y học hiện đại về bệnh tăng huyết áp. Theo hằng số sinh học người Việt Nam; người trưởng thành có HA tâm thu (HATTh) trong giới hạn 90-140 mmHg, HA tâm trương (HATTr) trong giới hạn 60-90 mmHg. Nếu HATTh  140 mmHg và/ hoặc HATTr  90 mmHg là tăng HA [10], [17]. 2.2.1. Cơ chế bệnh sinh của tăng HA: Các nhà sinh lý lâm sàng tim mạch đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu để giải thích cơ chế bệnh sinh của tăng HA nguyên phát, một số yếu tố đã được công nhận, song còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Đến nay, các nhà khoa học đều thừa nhận tăng HA có liên quan đến: [2], [8], [18]. - Vai trò của hệ thần kinh giao cảm: ảnh hưởng đến cung lượng tim sức cản ngoại vi. - Vai trò của hệ renin - angiotensin - aldosteron (hệ RAA): kiểm soát lượng máu lưu hành. - Các chất nội sinh điều hoà mạch như: oxyt nitric, các endothelin, các kinin, sự thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực, cơ thể bị giảm chất điều hoà HA CGRP (calcitonin gene relaxted peptid) cũng là yếu tố gây tăng HA quá trình tự vữa xơ. - Vai trò của yếu tố di truyền: có nhiều giả thuyết cho rằng đây là bệnh lý do đa gen quy định chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Các yếu tố trên tác động đến khối lượng máu lưu hành thành mạch (giai đoạn đầu gây co thắt các tế bào cơ trơn ở thành động mạch, giai đoạn sau gây phì đại tế bào cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi). 2.2.2. Điều trị: Ngoài điều trị nguyên nhân, việc điều trị tăng HA cần chú ý đến chế độ làm việc, ăn uống, rèn luyện thân thể tự thích nghi, tự điều chỉnh giữ HA ổn định [10]. Trong điều trị tăng HA, các thuốc sau đây thường được xem xét sử dụng cho phù hợp với từng bệnh nhân mức độ bệnh [7],[10]. - Nhóm thuốc lợi tiểu: Furosemid, Hypothiazid, Indapamid… - Nhóm thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm: Reserpin, Alphamethyl-dopa, Clonidin, Prazosin, Propranolol, Acebutolol… - Nhóm thuốc làm giãn mạch: Hydralazin, Verapamil, Nifedipin. - Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril Enalapril, Perindoprol… - Nhóm thuốc đối kháng các thụ cảm thể của angiotensin II: Losartan, Irbesartan… Các thuốc trên còn một vài tác dụng phụ, hiệu quả điều trị không duy trì lâu dài sau khi ngừng thuốc[1]. 2.3. Biện chứng luận trị bệnh tăng Huyết áp của y học cổ truyền. 2.3.1. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: Y học Cổ truyền(YHCT) không có bệnh danh tăng HA mà từ lâu đã mô tả trong các phạm trù “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Can phong”, “Can hoả” tức là đau đầu, hoa mắt, mặt đỏ, tai ù, hồi hộp đánh trống ngực. Các triệu chứng này tương đương với triệu chứng của bệnh tăng HA theo quan điểm YHHĐ. Về cơ chế bệnh sinh YHCT cho rằng chủ yếu là do rối loạn khí huyết âm dương của hai tạng Can Thận. Nguyên nhân chủ yếu là do tinh thần căng thẳng kéo dài, hay cáu gắt, giận dữ, ăn uống không điều hoà, làm việc quá sức sẽ tổn thương đến tỳ, vị rối loạn chức năng tạng phủ, thường có biến chứng não gọi là “Trúng phong”[6]. 2.3.2. Một số bài thuốc điều trị: Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều hoà khí huyết, điều hoà âm dương của hai tạng can thận. Kiện tỳ, an thần, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Trong khi vận dụng pháp trị lâm sàng có thể dùng độc pháp có thể phối hợp các phương pháp khác nhau, phải linh hoạt sử dụng tuỳ theo diễn biến kết quả lâm sàng [4]. Một số bài thuốc: [4], [11], [16]. Bài thuốc 1: cỏ nhọ nồi, cỏ xước, măng vòi, lá bạc hà, nước vo gạo. Bài thuốc 2: bạch truật, đẳng sâm, hạt sen, ý dĩ, tâm sen, đăng tâm, xương bồ, hạt muồng, ngưu tất, hoài sơn. Bài thuốc 3: bán hạ chế, trần bì, tinh tre, hạ khô thảo, tỳ giải, rễ cỏ tranh, thảo quyết minh, hoè hoa, ngưu tất. 2.4. Tổng quan một số vị thuốc trong bài thuốc GHA. 2.4.1. Thành phần của chế phẩm “GHA” * Hoa Kim ngân: Flos Lonicerae. Tính vị: ngọt, lạnh. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tán phong nhiệt, phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… ức chế bệnh do vi rút gây nên, có tác dụng chống viêm, giải độc, giảm cholesterol máu. Chỉ định: điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu, sưng nóng đỏ da,viêm ruột thừa cấp, viêm phổi [5], [12], [15]. * Rễ Huyền sâm: Radix Sirophulariae. Tính vị: đắng, ngọt, mặn, hàn. Tác dụng: có tác dụng hạ huyết áp, giảm đường máu mức độ nhẹ. Ngoài ra có tác dụng giãn mạch, tăng cường tuần hoàn cục bộ, dùng để điều trị viêm tắc động tĩnh mạch. Chỉ định: chứng ôn bệnh nhập doanh gây sốt cao về đêm, tâm phiền, miệng khát, lưỡi hồng giáng, mạch sác thường dùng cùng sinh địa [5], [12], [15]. * Thân Rễ Đại hoàng: Rhizoma Rhei. Tính vị: đắng, lạnh. Tác dụng: tả ha công tích, chỉ huyết, giải độc, hoạt huyết khứ ứ. Tăng cường nhu động ruột, ức chế hấp thu nước ở đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng kiện vị, lợi mật, hạ HA, cầm máu, giảm cholesterol máu. Chỉ định: chứng bệnh ôn nhiệt, nhiệt kết tiên bí, sốt cao không giảm. Điều trị lý thực nhiệt gây táo bón kéo dài [5], [12], [15]. * Rễ Phòng kỷ: Radix Stephaniae. Tính vị: đắng, cay, hàn. Tác dụng: khứ phong thấp, chỉ thông, lợi thuỷ chỉ thũng, giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm, chống quá mẫn, lợi niệu, giảm HA. Chỉ định: chứng phù thũng toàn thân, tiểu tiện ít. Điều trị thấp nhiệt ủng trệ, bụng chướng có dịch [5], [12], [15]. * Lá Thạch vĩ: Folium Pyrrosiae. Tính vị: đắng, ngọt, hơi hàn. Tác dụng: lợi niệu, thông lâm, thanh phế, chỉ khái. Chỉ định: điều trị thấp nhiệt lâm chứng, thường dùng với sa tiến tử, hoạt thạch [5], [12], [15]. * Vỏ Nhục quế: Cortex Cinamomi. Tính vị: cay, ngọt, nóng. Tác dụng: ôn kinh thông mạch, giãn huyết quản, tăng cường tuần hoàn vành và tuần hoàn não, giảm trợ trệ huyết quản, chống tụ tập tiểu cầu. Chỉ định: điều trị thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy gây liệt dương [5], [12], [15]. * Rễ Đan sâm: Radix Salviae Miltiorrhizae. Tính vị: đắng, hơi hàn. Tác dụng: hoạt huyết điều kinh, lương huyết tiêu ung, an thần, giãn động mạch vành tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện thiếu máu cơ tim, điều chỉnh nhịp tim, giãn mạch ngoại vi, chống ngưng kết, ức chế tụ tập tiểu cầu, ức chế hình thành cục máu đông, giảm mỡ máu. Chỉ định: điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, điều trị mụn nhọt sưng đau, [...]... tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc, như các tác giả trước đây đã nêu [5], [12], [16] Tác dụng cải thiện chức năng thải độc của thận của bài thuốc có lẽ do công dụng lợi tiểu của các vị Phòng kỷ, Thạch vỹ, Ngưu tất, Hoàng kỳ 4.3 ảnh hưởng của thuốc gha lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp bán cấp 4.3.1 ảnh hưởng của thuốc lên huyết áp nhịp tim trên thí nghiệm cấp diễn:... các chỉ số nghiên cứu như ở lô uống thuốc Thí nghiệm ghi HA được tiến hành song song: lô dùng thuốc lô dùng dung dịch sinh lý 3.3.2.3 Mô hình nghiên cứu: * Mô hình nghiên cứu trên thỏ: Đánh giá độc tính ảnh hưởng của thuốc trên tim, HA Nhóm thực nghiệm Nhóm thực nghiệm cấp diễn bán cấp diễn Lô uống Lô Lô uống Lô thuốc chứng thuốc chứng - Ghi HA - Ghi HA động mạch động mạch - Ghi điện tim - Tần số. .. thí nghiệm Sau thí nghiệm Lô uống thuốc GHA (n = 6) 194,17  23,62 198,67  18,88 p > 0,05 Lô uống NaCl 0,9% (n = 5) 188,80  20,03 186,60  26,96 p > 0,05 p p > 0,05 p > 0,05 Các số liệu của bảng 7 cho thấy nhịp tim thỏ ở các lô thí nghiệm thay đổi không có ý nghĩa trước sau 240 phút thử nghiệm 4.3.2 ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm bán cấp: Chúng tôi tiến... dung dịch GHA thể hiện tác dụng trực tiếp của thuốc làm giãn cơ trơn thành mạch Như vậy các kết quả nghiên cứu trên các thí nghiệm cấp bán cấp cho thấy cao lỏng GHA không có ảnh hưởng độc với hệ tạo máu, gan, thận hệ tim mạch, không làm thay đổi tần số tim, cũng như hoạt động điện củatim Cao lỏng GHA dùng liều 4 ml/kg uống có tác dụng làm giảm HA rõ rệt trên động vật thực nghiệm cấp tính... uống thuốc dung dịch NaCl 0,9% nhịp tim thời gian sóng P, khoảng PQ, phức bộ QRS trên điện tim thỏ không thay đổi so với trước thử nghiệm (p > 0,05) 4.3.3 ảnh hưởng của thuốc lên thành mạch ảnh hưởng của thuốc GHA lên thành mạch được đánh giá qua thí nghiệm tiếp lưu trên tai thỏ cô lập tiếp lưu trên ếch Kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 10 11 Bảng 10: Tốc độ dung dịch thuốc. .. phẩm thuốc GHA bào chế từ 16 vị thuốc thảo mộc rất ít độc Thuốc không ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học sinh hoá máu đánh giá chức năng gan, có tác dụng cải thiện chức năng thải độc của thận 2 Chế phẩm thuốc GHA dạng cao lỏng có tác dụng hạ HA ở thỏ thực nghiệm cả trong thí nghiệm cấp diễn bán cấp diễn Thuốc không ảnh hưởng lên điện tim thỏ, làm giãn hệ mạch tai thỏ cô lập cũng như hệ mạch cơ... Đối tượng nghiên cứu 13 3.2 Chất liệu nghiên cứu liều dùng 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu 14 IV Kết quả nghiên cứu bàn luận 19 4.1 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD50) của chế phẩm GHA 19 4.2 Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp của chế phẩm GHA 20 4.3 ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật ... nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên hệ mạch * Động vật do Ban Chăn nuôi động vật Học viện Quân y cung cấp, được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Bộ môn Sinh lý học Học viện Quân y đảm bảo đủ thức ăn, nước uống 3.2 Chất liệu nghiên cứu liều dùng * Chất liệu nghiên cứu: thuốc GHA dạng cao lỏng 1/1 do Bộ môn Dược học quân sự, HVQY cung cấp * Liều dùng cho nghiên cứu cấp diễn: thỏ uống thuốc một lần... để nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên một số chỉ số huyết học, hoá sinh máu, HA điện tim Nhóm nghiên cứu cấp diễn: 11 thỏ chia làm 2 lô - Lô thực nghiệm (uống thuốc) : 06 con - Lô chứng (uống NaCl 0,9%): 05 con Nhóm nghiên cứu bán cấp diễn: 12 thỏ chia làm 2 lô - Lô thực nghiệm (uống thuốc) : 07 con - Lô chứng (uống NaCl 0,9%): 05 con * ếch trưởng thành: có trọng lượng 100-120 g/con, số lượng 15 con... thí nghiệm giảm kéo dài tới khi kết thúc thí nghiệm (sau 240 phút) Điều đó cho thấy thuốc GHA có tác dụng làm giảm HA trên thỏ thực nghiệm Điều này có thể nhận thấy rõ trên biểu đồ 1 % 25 20 15 10 5 Thuèc Chøng 0 15’ 30’ 60’ Biểu đồ 1: So sánh mức độ giảm HA (%) của 2 lô thỏ thí nghiệm cấp diễn Bảng 7: Tần số tim thỏ (nhịp/phút) ở các lô thí nghiệm cấp diễn Tần số tim Lô thí nghiệm p Trước thí nghiệm . TIỂU LUẬN: Ảnh hưởng của thuốc GHA lên một số chỉ số tim mạch trên động vật thực nghiệm cấp và bán cấp Tóm tắt đề tài Nghiên. bán cấp của chế phẩm GHA trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá ảnh hưởng cấp và bán cấp của chế phẩm GHA lên hệ tim - mạch trên động vật thực nghiệm.

Ngày đăng: 19/02/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan