một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex

105 346 1
một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương mediplantex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại LỜI TỰA ĐẦU Trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới và phát triển đi lên của đất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển của ngành Dược Việt Nam. Trong đó công ty dược trung ương MEDIPLANTEX được vinh dự là con chim đầu đàn của ngành Dược. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân, công ty dược trung ương MEDIPLANTEX luôn luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thiện để thể phục vụ cho nhân dân, đồng bào trong nước cũng như quốc tế những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp một phần vàp sự phát triển đi lên của nước nhà. Thành công của ngày hôm nay là sự cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện, nâng cao của cán bộ công nhân viên cũng như bộ máy lãnh đạo của công ty. Chính sự đoàn kết cùng nhau phấn đấu đó mà đến nay công ty MEDIPLANTEX đã đạt được những thành tựu lớn,minh chứng rõ rệt cho điều này đó là sự công nhận của đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam bằng các huân huy hiệu, cúp vàng cao quý như: giải thưởng sao vàng đất việt; huy chương hồ chí minh; cúp danh nhân; giải thưởng hàng việt nam chất lượng cao… Tiền thân là công ty dược trung ương I - trực thuộc bộ y tế,hoạt động trong các mảng kinh doanh như: kinh doanh thuốc tân dược; dụng cụ y tế thông thường; bao bì; hương liệu; mĩ liệu; buôn bán các mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc; cao đơn hoàn tán; giống cây trồng; dược liệu nhằm phục vụ cho công tác phòng chữa bệnh, xuất khẩu của nhà nước. Đến tháng 12/2004 công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định 4410/QĐBT ngày 7/12/2004 của bộ trưởng bộ y tế, với tên gọi mới là: công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 1 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại tên giao dịch quốc tế là: MEDIPLANTEX NATIONAL PHARMACUTICAL JOINT STOCK COMPANY Từ đó đến nay công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX đã bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới như: cho thuê văn phòng, kho tàng, nhà cửa; kinh doanh vắc xin sinh phẩm y tế; mua bán máy móc, thiết bị y tế; kinh doanh hoá chất ( trừ các hoá chất nhà nước cấm); chất màu phục vụ cho dược phẩm, mĩ phẩm… Tuy nhiên với việc đất nước đang trên đà phát triển đi lên theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, thì mức độ cạnh tranh kinh tế sẽ mạnh mẽ, khốc liệt hơn, môi trường kinh doanh sẽ đầy biến động hơn. Trước những thách thức đó thì công ty mặc dù đã nhiều thay đổi cả trong nhận thức lẫn tư duy kinh doanh những vẫn còn nhiều nhược điểm nhiều vấn đề vẫn chưa theo kịp so với các donh nghiệp khác, bỏ ngỏ hoặc chưa đáp ứng kịp, chẳng hạn như: chinh sách quản lý, tổ chức và sử dụng nhân sự cũng như chính sách chi trả tiền lương; chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển dàn trải của công ty; Hệ thống máy móc kĩ thuật; chủng loại mặt hàng, sản phẩm thuốc ; cấu thị trường bán hàng của công ty; … Bản báo cáo thực tập chuyên đề mang tiêu đề : “ Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX” này là cái nhìn khái quát về công ty và nêu những mặt mạnh, mặt hạn chế của công ty để từ đó nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh , nâng cao và hoàn thiện. Báo cáo do NGUYỄN XUÂN HOÀNG, sinh viên lớp TM45A khoa THƯƠNG MẠI- trường đại học Kinh Tế Quốc Dân viết và sự tham mưu tư vấn của : Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 2 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại - PGS.TS HOÀNG MINH ĐƯỜNG giảng viên khoa Thương Mại– trường đại học Kinh Tế Quốc Dân - Dược sĩ NGUYỄN VĂN HẢO phó phòng MARKETTING, công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX - Dược sĩ LÊ QUỐC CHUNG tổ trưởng tổ nghiên cứu thị trường, trực thuộc phòng MARKETTING , công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX - Dược sĩ TRƯƠNG QUỐC CHÍNH thuộc tổ nghiên cứu thị trường , công ty MEDIPLANTEX - Dược sĩ LÊ VĂN TIẾN thuộc tổ nghiên cứu thị trường, công ty MEDIPLANTEX và các bộ phận phòng ban khác của công ty MEDIPLANTEX đã giúp đỡ em, viết và hoàn thiện báo cáo thực tập chuyên ngành này. Bài viết chỉ chuyên về mảng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX chon nên vẫn không tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm nhất định. Do đó rất mong được sự cộng tác, đóng góp ý kiến của độc giả . Một lần nữa xin được cảm ơn thầy giáo HOÀNG MINH ĐƯỜNG giảng viên khoa THƯƠNG MẠI , trường đại học KINH TẾ QUỐC DÂN cùng các anh chị trong công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến cho đề cương và bản thảo chuyên đề thực tập này. Xin cảm ơn! Kí tên Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 3 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại Phần I: KINHDOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm hoạt động kinh doanh và bản chất hoạt động kinh doanh Kinh doanhmột hoạt động chủ đạo của hầu hết các công ty bởi suy cho cùng mục tiêu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận để tồn tại và nuôi sống bản thân công ty, muốn thế chỉ thể thông qua thực hiện hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau chẳng hạn như: doanh nghiệp dược kinh doanh thuốc; doanh nghiệp rệt kinh doanh vải; doanh nghiệp điện kinh doanh điện;… cho đến các doanh nghiệp trong ngành cũng những điểm khác nhau như: kinh doanh thuốc ở công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX sản phẩm và chiến lược quảng bá sản phẩm khác công ty dược TRAPHACO, Vậy kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Kinh doanh bao gồm hai loại hình: sản xuất kinh doanhkinh doanh dịch vụ. Đặc trưng bản của sản xuất kinh doanh là việc chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của thị trường, còn kinh doanh dịch vụ là thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường Kinh doanh xuất hiện là do kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội; cũng như sự mở rộng hoạt động trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi. Khi hoạt động trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ xuất hiện tiền tệ là chức năng phương tiện lưu thông hàng hóa. Lúc này hoạt động kinh doanh sẻ trở thành một hệ thống mang tính khoa học. Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 4 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới việc chuyên môn hoá đựơc mở rộng; hàng hoá được cung cấp cho các nơi nhu cầu, cho các khách hàng một cách kịp thời và thuận tiện. Sự hoạt động chuyên nghiệp của việc trao đổi và lưu thông hàng hoá đưa đến hiệu quả là hàng hoá đến đúng nơi nhu cầu, đúng thời gian, đúng khách hàng nhu cầu và khả năng thanh toán với chi phí kinh doanh, chi phí lưu thông hạ. Lợi thế này được tạo ra là do kết quả của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội và nâng cao năng suất lao động xã hội trong khâu lưu thông. Về mặt lịch sử, lưu thông hàng hoá ra đời ngay từ xã hội chiến hữu nô lệ, khi đó trong xã hội đã sự phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi. Những chủ nô đã chiếm hữu những sản phẩm thặng dư của những người nô lệ làm ra và chúng đem những sản phẩm đó trao đổi để lấy những sản phẩm khác nhằm phục vụ cho chúng. Sự trao đổi sản phẩm lúc đầu mang tính chất giản đơn, ngẫu nhiên, hiện vật, dần dần phát triển và mở rộng, đặc biệt khi tiền tệ ra đời. Lúc này hoạt động kinh doanh sẽ được xem là không thể thiếu đối với xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng. Nhiều học thuyết kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả kinh doanh đã từ đó mà ra đời.Trải qua thời gian dài thay vì doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh buôn bán thì đã một bộ phận tách ra hoạt động trong sản xuất và bộ phận khác đảm nhận việc kinh doanh tiêu thụ ( doanh nghiệp thương mại). Ngay trong doanh nghiệp nói chung vừa sản xuất vừa kinh doanh thì cũng có sự tách biệt giữa sản xuấtkinh doanh chẳng hạn như: doanh nghiệp dược MEDIPLANTEX hẳn xí nghiệp, nhà máy chuyên sản xuất và thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất - hoạt động độc lập như Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 5 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại công ty con và bộ phận còn lại thì chỉ thực hiện chuyên về kinh doanhhoạt động kinh doanh buôn bán. Đối với ngành dược nói chung và công ty MEDIPLANTEX nói riêng thì vẫn mang những đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường, song nó cũng những đặc điểm riêng biệt khác với những ngành nghề khác. Chưa một định nghĩa, khái niệm thống nhất nào nói rõ hoạt động kinh doanh của ngành dược. Từ những thông tin trên sách báo và đài cũng như những nghiên cứu của bản thân thì theo theo em: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh thuốc là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất kinh doanh đế tiêu thụ sản phẩm thuốc hoặc các dịch vụ liên quan đến việc buôn bán thuốc trên thị trường nhằm mục đích phục vụ việc phòng và chữa bệnh cho mọi người và sinh ra lợi nhuận cho công ty. 1. Đặc trưng bản của kinh doanh : - Thứ nhất: kinh doanh cần phải vốn kinh doanh, chính là khoản vốn bằng tiền.tiền tệ thực chất là một loại hàng hoá đặc biệt, một loại hàng hoá giá trị sử dụng khá phổ biển trong sản xuất và đời sống xã hội, phải tốn nhiều công sức mới tìm ra nó( sản xuất ra được) và khả năng dự trữ, chia nhỏ… mà không bị hao mòn, hư hỏng, đó chính là vàng, bạc và đá quý. Ngày nay, tiền của tất cả các quốc gia chỉ là tiền pháp định. Tiền pháp định chỉ là phương tiện để lưu thông hàng hoá, tuy nhiên người ta vẫn thường so sánh nó với vàng để nói giá trị của các đồng tiền. Khi lưu thông hàng hoá xuất hiện, lưu thông hàng hoá không phủ định hoàn toàn việc trao đổi hàng hoá mà tồn tại song song, đặc biệt trong những trường hợp đồng tiền pháp định mất giá( do lạm phát ) hoặc do hai quốc gia chưa quan hệ thanh toán quốc tế với nhau thì việc trao đổi hàng Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 6 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại hoá vẫn được thực hiện. Sự xuất hiện tiền tệ làm cho việc lưu thông hàng hoá thuận tiện, linh hoạt và dễ dàng – là sở tổ chức hoạt động sản xuất và thực hiện kinh doanh buôn bán trong nền kinh tế quốc dân. Nó vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá. - Thứ hai: Kinh doanh phải hiểu hàng hoá và quản lí hàng hoá. Điều này là yêu cầu bắt buộc cho doanh nghiệp bời vì việc hiều và quản lí tốt hàng hoá giúp cho doanh nghiệp thể chủ động cho việc thực hiện sản xuất kinh doanh buôn bán, dự trữ, bảo quản tốt hàng hoá … qua đó đáp ứng tốt nhu cầu về sản phẩm hàng hoá của thị trường người tiêu dùng Đây chính là hoạt động cần thiểt cho sản xuất lâu dài và phục vụ đời sống lợi ích xã hội. - Thứ ba: Kinh doanh dùng vốn kinh doanh đòi hỏi sau mỗi chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh phải bảo toàn vốn và lãi. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh, phải nghiên cứu cung, cầu, giá cả và canh tranh, phải chú ý đến luật pháp, chế quản lý, đến những nguy rủi ro thể xẩy ra,… hoạt động kinh doanh phải lợi nhuận từ đó mới mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh. Nếu không ngược lại chi phí cao, nhiều rào cản, rủi ro thể dẫn tới doanh nghiệp phải phá sản. - Thứ tư: Đối với doanh nghiệp dược nói riêng hoạt động sản xuất kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết mà còn phải vì sức khoẻ và vẻ đẹp của con người tức yêu cầu cần đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mức giới hạn thể trên một sản phẩm đồng thời phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng là được các cấp, các ngành liên quan cho phép sản xuất lưu thông trên thị trường thì lúc đó mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 7 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại 2. Mục đích, vai trò, chức năng, và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 2.1 mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Khi tham gia hoạt động buôn bán trên thị trường doanh nghiệp kinh doanh những mục đích, mục tiêu khác nhau. Nhưng nói chung đều các mục tiêu bản đó là:  mục tiêu lợi nhuận : Là mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Nó là nguồn động lực của người hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là khoản dôi ra khi so sánh giữa doanh thu và chi phí kinh doanh. Muốn lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh. Muốn doanh thu bán hàng và dịch vụ lớn thì phải thị trường, phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều và nhanh hàng hoá dịch vụ, và phải giảm được các chi phí sản xuất - kinh doanh có thể và không cần thiết. Mức độ đạt được về lợi nhuận và sự kì vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng của loại hàng hoá, khối lượng và giá cả hàng hoá bán được, lượng cung cầu của loại hàng hoá đó trên thị trường; chi phí kinh doanh và tốc độ tăng giảm của chi phí kinh doanh, tài kinh doanh, trường vốn kinh doanh của người quản trị doanh nghiệp và điều kiện môi trường kinh doanh. Mức độ đạt được về lợi nhuận còn phụ thuộc vào sự độc đáo của mặt hàng kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường( độc quyền hay doanh nghiệp nhỏ) và sự mạo hiểm trong các thương vụ kinh doanh. Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp: Là một mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh theo đuổi mục tiêu phát triển doanh nghiệp từ nhỏ vừa và lên lớn. Từ kinh doanh ở thị trường địa phương tiến tới kinh doanh ra thị trường cả nước và quốc tế hoặc doanh Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 8 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại nghiệp tăng thị phần hàng hóa của mình trên thị trường. Tỉ trọng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao gắn với quy mô của doanh nghiệp và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Kì vọng vị thế của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lực và tăng trưởng nguồn lực của doanh nghiệp; phụ thuộc vào chiến lược và sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; phụ thuộc vào tài năng và trình độ quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp và phụ thuộc vào chế quản lý kinh tế của nhà nước trong từng giai đoạn. Mục tiêu an toàn: Cũng là một mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh với nhiều biến động to lớn thể gây bất lợi cho doanh nghiệp như mâu thuẫn về chính trị; Các chính sách về thuế quan và hàng rao phi thuế quan; Luật pháp thay đổi ; Sự thay đổi của khoa học công nghệ;… Sẻ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thay đổi mặt hàng ; Giá cả, chính sách của người cung ứng; Sự thay đổi về thị hiếu về mặt hàng của người tiêu dùng; Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nguồn lực và kinh nghiệm kinh doanh mạnh hơn; Sự xuất hiện nhiều mặt hàng thay thế giá cả canh tranh và đặc biệt sự tiến bộ nhanh của các đối thủ hiện hữu,… Tất cả các biến động bất lợi đó yêu cầu doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu an toàn trong kinh doanh. An toàn trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường khả năng và tiềm năng phát triển, cũng như thể dự báo được xu hướng phát triển của nó. Các hình thức bảo đảm an toàn trong kinh doanh đó là thành lập quỹ dự phòng để tự bù đắp; Phải bỏ ra chi phí để mua bảo hiểm cho quá trình hoạt động kinh doanh; phải đa dạng hoá kinh doanh;… Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để đưa ra cách thức thực hiện an toàn cho doanh Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 9 Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại nghiệp. Yêu cầu người lãnh đạo doanh nghiệp phải nhìn xa trông rộng, cân nhắc được việc lợi hại của doanh nghiệp để đưa ra quyết định lợi nhất cho doanh nghiệp 2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh : Khi tham gia hoạt động sản xuất để sau đó kinh doanh buôn bán thì doanh nghiệp luôn mong muốn đạt lợi nhuận tối đa. Đồng thời bên cạnh đó doanh nghiệp cũng gây ảnh hưởng nhiều mặt lên nền kinh tế và lĩnh vực tiêu dùng, vì thế hoạt động kinh doanh vai trò hết sức to lớn đối với không chỉ doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội. Chẳng hạn như: - Kinh doanh tác dụng to lớn thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại. Hoạt động kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các loại vật tư kỉ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ nguồn để nâng cao năng suất trong lao động trong sản xuấtsản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, tiên tiến, hiện đại; đồng thời nó cũng chỉ mua những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, giá thành hạ, phù hợp với tiêu dùng của xã hội… đối với quá trình tiêu dùng nhò tiếp xúc với thị trường trong và ngoài nước, kinh doanh thương mại đưa cho giới tiêu dùng những hàng hoá tốt, đa dạng, độc đáo. Các sản phẩm độc đáo hiện đại này tác dụng kích thích nhu cầu và gợi mở nhu cầu, hướng người tiêu dùng tới những hàng hoá chất lượng cao. Thuận tiện trong sử dụng và đa dạng hoá các nhu cầu theo hướng văn minh hiện đại. - Kinh doanh thực hiện việc dự trữ các hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng trong khâu lưu thông tác dụng to lớn tronmg việc đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng một cách thường xuyên , liên tục và kịp thời. Dự trữ hàng hoá ở Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A 10 [...]... nghiệp kinh doanh đối với mỗi công dân “Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội và nền kinh tế 2 Các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp 2.1 Phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty: nhiều phương pháp đánh giá hoạt. .. nghiệp; Các nhà cung ứng nguồn hàng đầu vào của doanh nghiệp… Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại 32 Phần II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX I Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX Tên tiếng Anh: MEDIPLANTEX NATIONAL PHARMACUTICAL JOINT... là: Mediplantex National Pharmacutical Joint - Stock Company viết tắt là: MEDIPLANTEX - trực thuộc Tổng Công Ty Dược VN 2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX Hiện nay, Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantexmột đơn vị độc lập, tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng công. .. định này hoạt động sản xuất kinh doanh Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại 34 của công ty mở rộng phong phú và đa dạng Ngoài dược liệu, công ty còn kinh doanh thuốc Tân Dược và các mặt hàng khác 5 Từ tháng 12/2004 đến nay công ty cổ phần hoá theo quyết định số 4410/QĐ BYT ngày 7/12/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế, với tên gọi là: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX. .. thành và phát triển của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNGMEDIPLANTEX tới nay đã trải qua 48 năm hình thành và phát triển Trong thời gian đó công ty đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng, cụ thể: 1 Công ty đựơc thành lập năm 1958 với tên gọi đầu tiên là: CÔNG TY THUỐC NAM THUỐC BẮC TRUNG ƯƠNG - trực thuộc Bộ Ngoại Thương; là đơn vị kinh doanh, buôn bán các... luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước đã ban hành liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động II Nội dung và phương thức kinh doanh sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp 1 Nội dung 1.1 Nghiên cứu và xác định nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Doanh nghiệp kinh doanh hoặc doanh nghiệp thương mại thể kinh. .. nhiều phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song về bản là những phương pháp phổ biến sau: 2.1.1 phương pháp so sánh: Là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay bởi vì nó đánh giá khá chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh Xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế để tiến hành so sánh phải... lượng sản phẩm, về vệ sinh và về xã hội – môi trường, phù hợp với xu thế của tiêu dùng hiêu đại, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển, thúc đẩy tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất và giá cả thích hợp Mục tiêu của doanh nghiệp chuyên kinh doanh là thực hiện việc sản xuất trong lưu thông, hoạt động kinh doanh gắn với sản xuất xã hội bằng các hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản. .. tương lai đến với doanh nghiệp 1.4 Quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là thể hiện bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp quản trị vốn kinh doanh củi doanh nghiệp đòi hỏi phải chiến lược vàkế hoạch kinh sử dụng vốn hợp lý, cũng như bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hoá - dịch vụ của. .. cho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng; - Trồng cây dược liệu; Nguyễn Xuân Hoàng – Lớp TM45A Báo cáo thực tập chuyên đề Khoa Thương Mại 33 - Kinh doanh bất động sản; - Cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng; - Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu - Kinh doanh vacxin sinh phẩm y tế II Đặc điểm của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX . hàng của công ty; … Bản báo cáo thực tập chuyên đề mang tiêu đề : “ Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung. đề Khoa Thương Mại Phần I: KINHDOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm hoạt động kinh doanh và bản chất hoạt động kinh doanh Kinh doanh

Ngày đăng: 18/02/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan