thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

45 792 0
thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Lê Đôn Khuê THỬ NGHIỆM MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP TIẾNG NÓI TỪ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Lê Đôn Khuê THỬ NGHIỆM MỘT PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP TIẾNG NÓI TIẾNG VIỆT TỪ VĂN BẢN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS. Bùi Thế Duy HÀ NỘI - 2009 - i - Lời cảm ơn Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo chủ nhiệm, TS. Bùi Thế Duy, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cũng quá trình học tập tại Đại học Công nghệ. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất những thầy cô giáo của trường đại học Công nghệ, những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà tôi nhận được từ thầy cô trong suốt bốn năm ngồi trên giảng đường sẽ là hành trang tốt nhất giúp tôi vững bước trong sự nghiệp của mình. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè, những người đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm đại học. Với các bạn K50CA, K50KHMT và các bạn trong phòng thí nghiệm tương tác người máy, những trao đổi, góp ý của các bạn về khóa luận này thực sự đã giúp tôi rất nhiều. Cuối cùng, xin gửi những lời tri ân đến gia đình, những người thân yêu nhất của tôi, luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tôi. Sinh viên Lê Đôn Khuê - ii - Tóm tắt Kể từ khi ra đời, máy tính đã là một công cụ giúp đỡ con người vô cùng hữu ích. Mục tiêu biến máy tính thành một con người làm việc không biết mệt mỏi đang được dần hoàn thiện. Một trọng những yêu cầu để thực hiện được mục tiêu đó là khả năng máy tính có thể đọc được các văn bản hay được gọi là tổng hợp tiếng nói. Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu xung quanh đề tài tổng hợp tiếng nói. Từ đây, một số hệ thống tổng hợp tiếng nói đã ra đời và đạt hiệu quả rất tốt. Tuy vậy, những hệ thống này chủ yếu phục vụ cho các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, … còn đối với tiếng Việt, các hệ thống tổng hợp tiếng nói chưa được phát triển nhiều. Trong khóa luận này, tôi muốn thử nghiệm một hệ thống tổng hợp tiếng nói dành cho tiếng Việt. - iii - Mục lục Lời cảm ơn i Tóm tắt ii Mục lục iii Danh mục hình ảnh v Danh mục bảng biểu vi Chương 1 Tổng quan về hệ thống tổng hợp tiếng nói 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Ý nghĩa của TTS 1 1.3 Quá trình phát triển của TTS trên thế giới 2 1.4 TTS ở Việt Nam 2 1.5 Mục đích của khóa luận 3 1.6 Cấu trúc của khóa luận 3 Chương 2 Các phương pháp tổng hợp tiếng nói 4 2.1 Mô hình chung của một hệ thống TTS 4 2.1.1 Phân tích văn bản 4 2.1.2 Phân tích cách đọc 5 2.1.3 Tạo ra sóng âm thanh 6 2.2 Phương pháp tổng hợp Formant 6 2.3 Các phương pháp tổng hợp bằng ghép nối 8 2.3.1 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối các tiếng 8 2.3.2 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối các phone 9 2.3.3 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối diphone 9 2.3.3.1 Điểm pitch 10 2.3.3.2 Đồng bộ điểm pitch theo miền thời gian TD-PSOLA 11 2.4 Phương pháp mô phỏng phát âm 12 - iv - 2.5 Đặc điểm của tiếng Việt 13 2.6 Kết luận 14 Chương 3 Xây dựng TTS tiếng Việt sử dụng phương pháp ghép nối diphone 16 3.1 Các công cụ thực hiện 16 3.2 Cài đặt và tạo ra các file khuôn mẫu 17 3.3 Định nghĩa tập phone tiếng Việt 17 3.4 Xây dựng tập các diphone: 22 3.4.1 Diphone giữa âm câm và phụ âm: 23 3.4.2 Diphone giữa âm câm và nguyên âm 23 3.4.3 Diphone giữa phụ âm và âm câm 24 3.4.4 Diphone giữa nguyên âm và âm câm 24 3.4.5 Diphone giữa phụ âm – nguyên âm 25 3.4.6 Diphone giữa nguyên âm – phụ âm 26 3.5 Carrier và ý nghĩa của nó 26 3.6 Ánh xạ các phone tiếng Việt sang tiếng Anh 28 3.7 Thu âm 29 3.8 Đánh nhãn các diphone 30 3.9 Tìm pitchmark 30 3.9.1 Các bước để lấy pitchmark tốt 31 3.10 Kiểm thử 32 3.11 Thêm dấu cho tiếng Việt 32 Chương 4 Tổng kết 34 4.1 Kết quả thu được 34 4.2 Các khó khăn thách thức 34 4.3 Các hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo 35 Tài liệu tham khảo 36 - v - Danh mục hình ảnh Hình 1 Mô hình một hệ thống tổng hợp tiếng nói 4 Hình 2 Mô hình 3 formant nối tiếp 7 Hình 3 Mô hình 5 formant của Klatt 8 Hình 4 Điểm pitch trong phone 10 Hình 5 Ghép nối hai diphone 11 Hình 6 Thuật toán TD-PSOLA 12 Hình 7 Sự thay đổi giá trị F0 của các thanh 14 Hình 8 Sự thay đổi giá trị F0 khi các thanh đi với chữ "chi" 14 Hình 9 Biểu diễn dạng sóng của một carrier và đánh nhãn diphone 30 Hình 10 Pitchmark của sóng "taa taa taa" 32 - vi - Danh mục bảng biểu Bảng 1 Các nguyên âm đơn tiếng Việt và tính chất 18 Bảng 2 Các nguyên âm đôi của tiếng Việt và tính chất 19 Bảng 3 Các phụ âm tiếng Việt và tính chất 21 Bảng 4 Một cách liệt kê các diphone 22 Bảng 5 Phân loại các phone 22 Bảng 6 Diphone âm câm – phụ âm 23 Bảng 7 Diphone âm câm – nguyên âm 23 Bảng 8 Diphone phụ âm – âm câm 24 Bảng 9 Diphone nguyên âm – âm câm 24 Bảng 10 Diphone phụ âm – nguyên âm 1 25 Bảng 11 Diphone phụ âm – nguyên âm 2 25 Bảng 12 Diphone nguyên âm – phụ âm 26 Bảng 13 Khai báo các carrier 27 Bảng 14 Ví dụ ánh xạ phone tiếng Việt sang phone tiếng Anh 28 - 1 - Chương 1 Tổng quan về hệ thống tổng hợp tiếng nói 1.1 Giới thiệu Tổng hợp tiếng nói là việc tạo ra tiếng nói của con người một cách nhân tạo. Một hệ thống máy tính thực hiện mục đích này được gọi là một hệ thống tổng hợp tiếng nói. Tổng hợp tiếng nói có thể được thực hiện bằng bằng phần mềm hay nhúng vào phần cứng của máy tính. Việc tổng hợp tiếng nói có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biển nhất hiện nay là phương pháp tổng hợp bằng cách ghép nối các đoạn tiếng nói nhỏ hơn được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Việc lưu trữ cơ sở dữ liệu nhiều hay ít làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu được tốt hay không. Đôi khi, vì mục đích cần phải giảm độ lớn của cơ sở dữ liệu, người ta chấp nhận làm giảm chất lượng của tiếng nói thu được trong một mức cho phép. Chất lượng của một hệ thống tổng hợp tiếng nói được đánh giá dựa trên độ “giống” đối với tiếng nói của người thật và khả năng để người nghe có thể hiểu được hết ý nghĩa của văn bản. Một hệ thống chuyển văn bản thành tiếng nói (tiếng Anh là Text To Speech, trong khóa luận này sẽ được viết tắt là TTS) là một hệ thống có đầu vào là một văn bản và đầu ra là một sóng âm thanh. 1.2 Ý nghĩa của TTS Bài toán này có rất nhiều ý nghĩa thực tiễn. Trên thế giới, TTS tiếng Anh có những ứng dụng hết sức thành công:  Giúp đỡ người tàn tật: Đây là ứng dụng có ý nghĩa lớn nhất của TTS. Trước đây, người ta đã từng có các loại băng ghi âm các cuốn truyện hay sách dành cho người tàn tật. Tuy nhiên số lượng những loại sách, truyện này không nhiều vì công việc được hiện một cách thủ công và tốn rất nhiều thời gian. Với sự giúp đỡ của các hệ thống TTS, công việc được làm tự động và cho hiệu quả rất cao.  Các thiết bị truyền thông đa phương tiện: Với sự phát triển và thành công vượt bậc của TTS cho tiếng Anh, các phần mềm để học tiếng Anh hay các từ điển điện tử cũng đã sử dụng các hệ thống TTS. Ngoài ra, các trò chơi - 2 - điện tử hiện này đã ứng dụng công nghệ này rất rộng rãi.  Trong truyền thông: Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn xe hơi là tài xế vừa lái xe vừa đọc tin nhắn. Sự với sự hỗ trợ của TTS, người lái xe hoàn toàn có thể tập trung vào việc lái xe mà vẫn nghe được tin nhắn mình nhận được. Ngoài ra, khi công nghệ GPRS chưa phát triển thì việc check email khi phải đi công tác tới một khu vực chưa phát triển gặp rất nhiều khó khắn. Khi đó người ta đã có những phần mềm sử dụng TTS để check email qua điện thoại di động.  Hiện nay, ở Việt Nam việc sử dụng các hệ thống TTS vẫn còn chưa nhiều. Chủ yếu là việc đọc các thông báo tại các nhà ga, sân bay hay tại cơ quan nhà nước có hệ thống xếp hàng. 1.3 Quá trình phát triển của TTS trên thế giới Tiếng nói nhân tạo đã được nghiên cứu trong một thời gian dài và có sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Những người đầu tiên có ý tưởng về một chiếc máy có khả năng nói được là Gerbert of Aurillac, Albertus Magnus (1198 – 1280) và Roger Bacon (1214 – 1294). [18] Tuy vậy phải tới năm 1779, nhà khoa học người Đan Mạch Christian Kratzenstein mới xây dựng thành công mô hình cơ khí tổng hợp 5 âm /a/, /e/, /i/, /o/, /u/. Thiết bị này vẫn chưa tổng hợp được một câu nói hoàn chỉnh. Thiết bị đầu tiên được xem như một bộ tổng hợp tiếng nói là VODER (Voice Operating Demonstrator) được nhà khoa học người Mỹ Homer Dulley giới thiệu năm 1939 tại New York. Hệ thống này có thể tổng hợp các câu đơn giản những cần sự điều khiển hết sức phức tạp. [14] Trong mấy thập kỷ qua, các hệ thống TTS đã có những bước phát triển vượt bậc. Chất lượng của những hệ thống TTS được phát triển ngày càng cao và đã được ứng dụng với các mục đích thương mại. Đa số các hệ thống này dành cho tiếng Anh. Ngoài ra, cũng có một số các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, … nhưng tiếng Anh vẫn được nghiên cứu nhiều nhất vì vậy tiếng Anh có hệ thống TTS chuẩn mực hơn cả. 1.4 TTS ở Việt Nam TTS ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu từ khá lâu. Hiện nay có 2 chương [...]... đưa ra để tổng hợp tiếng nói như phương pháp tổng hợp Formant, phương pháp ghép nối Diphone, … Các phương pháp có thể được chia làm 4 nhóm:  Phương pháp tổng hợp dựa trên hệ luật: phương pháp Formant  Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối: o Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối phones o Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối nửa phones o Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối diphone  Phương pháp tổng hợp dựa... hình: o Phương pháp tổng hợp dựa trên mô hình Markov ẩn (HMM) o Phương pháp tổng hợp dựa trên mô hình âm tiếng nói và nhiễu (Harmonic plus Noise – HNM)  Phương pháp tổng hợp dựa trên mô phỏng phát âm 2.2 Phương pháp tổng hợp Formant Phương pháp này còn có tên gọi khác là phương pháp tổng hợp dựa trên hệ luật (rule-based) Đây là phương pháp không dựa vào những đoạn tiếng nói đã thu sẵn của con người Phương. .. năng tổng hợp một tiếng nói có độ liền mạch và có khả năng nghe hiểu được 1.6 Cấu trúc của khóa luận Khóa luận này được trình bày thành 4 chương Chương 2 sẽ nêu ra lý thuyết một hệ thống tổng hợp tiếng nói; các phương pháp tổng hợp tiếng nói thông dụng hiện nay Dựa trên đặc điểm riêng của tiếng Việt, chúng ta có thể so sánh và có sự lựa chọn phương pháp tổng hợp tiếng nói cho tiếng Việt phù hợp nhất... dựng được một hệ thống tổng hợp tiếng nói bằng phương pháp ghép nối diphone Chương 4 sẽ là tổng kết cho toàn bộ quá trình thử nghiệm phương pháp này -3- Chương 2 Các phương pháp tổng hợp tiếng nói 2.1 Mô hình chung của một hệ thống TTS Thông thường, hệ thống TTS bao gồm 3 bước:  Phân tích văn bản  Phân tích cách đọc  Tạo ra sóng âm thanh Chia các cụm từ Ngữ điệu Văn bản Phân tích văn bản Độ dài... phương pháp này rất khó xây dựng Ta cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về mặt âm học mới có thể thực hiện được phương pháp này 2.3 Các phương pháp tổng hợp bằng ghép nối Trong các phương pháp này, tiếng nói sẽ được tổng hợp từ các đoạn tiếng nói nhỏ hơn đã được lưu trữ sẵn trong cơ sở dữ liệu Đối với tiếng Việt, đó có thể là: phone, diphone, tiếng, … 2.3.1 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối các tiếng. .. đọc hoàn toàn khác nhau Cách tổng hợp này đã không đạt được yêu cầu đầu tiên của một hệ thống tổng hợp tiếng nóitiếng nói sinh ra phải hiểu được”, nó đã làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản 2.3.3 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối diphone Đây là phương pháp được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước Cho tới nay, phương pháp này là một trong những phương pháp hiệu quả nhất và đã được... chọn phương pháp ghép nối diphone để xây dựng hệ thống TTS tiếng Việt Cùng với những đặc điểm của tiếng Việt ở trên, tôi quyết định áp dụng phương pháp này với tiếng Việt không dấu và thay đổi tần số chung F0 để tạo ra thanh điệu (dấu) cho tiếng nói được tổng hợp - 15 - Chương 3 Xây dựng TTS tiếng Việt sử dụng phương pháp ghép nối diphone 3.1 Các công cụ thực hiện Tôi xây dựng hệ thống TTS tiếng Việt. .. trường hợp như thế này đỏi hỏi ta phải xác định được văn cảnh của văn bản đầu vào 2.1.2 Phân tích cách đọc Việc phân tích cách đọc thực chất chính là quá trình tiền xử lý cho việc tổng hợp tiếng nói Vì vậy, quá trình này còn phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nào để thực hiện việc tổng hợp tiếng nói Cũng phải nói thêm rằng tiếng Việtmột thuận lợi rất lớn là mỗi cách viết chỉ có một. .. thống tổng hợp tiếng nói đầu tiên của Tiếng Việt, phần mềm này sử dụng phương pháp tổng hợp Formant Hệ thống này có thể đọc được hầu hết các âm tiết tiếng Việt ở mức nghe rõ tuy vậy, mức độ tự nhiên không cao Phần mềm VietSound là phần mềm được phát triển tại đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Phần mềm này sử dụng giải thuật TD-PSOLA dùng để tổng hợp các nguyên âm đơn và phương pháp tổng hợp FORMANT... ta sẽ chỉ định nghĩa một lần Ngoài ra, tiếng Việt bao gồm 12 nguyên âm đơn a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y Như đã nói ở mục 2.6, chúng ta sẽ chỉ thực hiện việc tổng hợp tiếng nói cho tiếng Việt không dấu Để tăng chất lượng của tiếng nói được tổng hợp, tôi cho rằng chúng ta có thể coi cả các nguyên âm đôi ví dụ như ao, au, oi, ưu … là một phone mặc dù chúng có thể được tổng hợp từ những nguyên âm đơn . Phương pháp tổng hợp Formant 6 2.3 Các phương pháp tổng hợp bằng ghép nối 8 2.3.1 Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối các tiếng 8 2.3.2 Phương pháp tổng. Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối: o Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối phones o Phương pháp tổng hợp bằng ghép nối nửa phones o Phương pháp tổng hợp

Ngày đăng: 18/02/2014, 00:09

Hình ảnh liên quan

2.1 Mơ hình chung của một hệ thống TTS - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

2.1.

Mơ hình chung của một hệ thống TTS Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 2 Mơ hình 3 formant nối tiếp - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 2.

Mơ hình 3 formant nối tiếp Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 3 Mơ hình 5 formant của Klatt - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 3.

Mơ hình 5 formant của Klatt Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 4 Điểm pitch trong phone - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 4.

Điểm pitch trong phone Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 5 Ghép nối hai diphone - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 5.

Ghép nối hai diphone Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 6 Thuật tốn TD-PSOLA - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 6.

Thuật tốn TD-PSOLA Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 8 Sự thay đổi giá trị F0 khi các thanh đi với chữ "chi" - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 8.

Sự thay đổi giá trị F0 khi các thanh đi với chữ "chi" Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 7 Sự thay đổi giá trị F0 của các thanh - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 7.

Sự thay đổi giá trị F0 của các thanh Xem tại trang 22 của tài liệu.
Tôi đã xây dựng bảng phone tiếng Việt cho các nguyên âm và phụ âm như sau: - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

i.

đã xây dựng bảng phone tiếng Việt cho các nguyên âm và phụ âm như sau: Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 2 Các nguyên âm đơi của tiếng Việt và tính chất - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 2.

Các nguyên âm đơi của tiếng Việt và tính chất Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3 Các phụ âm tiếng Việt và tính chất - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 3.

Các phụ âm tiếng Việt và tính chất Xem tại trang 29 của tài liệu.
Từ bảng tổng hợp trên, tôi đã định nghĩa các phone tiếng Việt trong file festvox/vnu_vn_ldk_phoneset.scm - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

b.

ảng tổng hợp trên, tôi đã định nghĩa các phone tiếng Việt trong file festvox/vnu_vn_ldk_phoneset.scm Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 6 Diphone âm câm – phụ âm - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 6.

Diphone âm câm – phụ âm Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 8 Diphone phụ âm – âm câm - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 8.

Diphone phụ âm – âm câm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 10 Diphone phụ âm – nguyên âm 1 - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 10.

Diphone phụ âm – nguyên âm 1 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 12 Diphone nguyên âm – phụ âm - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 12.

Diphone nguyên âm – phụ âm Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 13 Khai báo các carrier - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 13.

Khai báo các carrier Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 14 Ví dụ ánh xạ phone tiếng Việt sang phone tiếng Anh - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Bảng 14.

Ví dụ ánh xạ phone tiếng Việt sang phone tiếng Anh Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 9 Biểu diễn dạng sóng của một carrier và đánh nhãn diphone - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 9.

Biểu diễn dạng sóng của một carrier và đánh nhãn diphone Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 10 Pitchmark của sóng "taa taa taa" - thử nghiệm một phương pháp tổng hợp tiếng nói từ văn bản tiếng việt

Hình 10.

Pitchmark của sóng "taa taa taa" Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan