nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng kcn mỹ phước, huyện bến cát, tỉnh bình dương thành kcn thân thiện môi trường

123 551 0
nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng kcn mỹ phước, huyện bến cát, tỉnh bình dương thành kcn thân thiện môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT LỜI MỞ ĐẦU  Với tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt là các KCN, đã góp phần làm nền kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế còn tồn tại những vấn đề nan giải, đố là môi trường xung quanh và tại các KCN đang xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm đúng mức. Vấn đề môi trường trong các KCNcác nước đang phát triển hiện nay như Việt Nam ít được quan tâm, đa số không thực hiện các biện pháp BVMT, hoặc nếu thực hiện thì chỉ gói gọn trong các giải pháp xử lý cuối đường ống (End of Pipe – EOP). Trên thực tế, giải pháp xử lý cuối đường ống đáp ứng được những yêu cầu về luật BVMT nhưng nó lại gây lãng phí khá lớn cho DN và xã hội. Chính vì vậy, cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm đã được các quốc gia phát triển, những nước đã từng một thời áp dụng rộng rãi phương pháp EOP, đưa vào áp dụng thực tế như: sản xuát sạch hơn (Cleaner Production), không chất thải (Zero Waste) … để đưa hoạt động cảu KCN trở thành thân thiện với môi trường. Mô hình KCN TTMT sẽ là lựa chọn hàng đầu của các KCN trong nước trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hướng tới PTBV. Đặc biệt là lúc Việt Nam đang chuyển mình bước vào cánh cửa hội nhập quốc tế thông qua sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 1 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 1) Sự cần thiết của đề tài Theo quy hoạch thì đến năm 2015 toàn tỉnh Bình Dương sẽ có 23 KCN với tổng diện tích là 8119 ha. Trong đó, KCN Mỹ Phước sẽ là một trong những KCN chiếm diện tích lớn, quy mô đầu tư tương đối cao so với các KCN khác ở địa phương. Ngoài ra, KCN Mỹ Phước trong tương lai sẽ đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, nhu cầu PTBV của KCN Mỹ Phước cũng nằm trong nhu cầu phát triển chung của các KCN Bình Dương. Có thời hạn cấp phép là 50 năm nên KCN Mỹ Phước rất cần có nhu cầu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất theo yêu cầu PTBV (PTBV), nhằm đảm bảo sự phát triển thành công, ổn định và bền vững cho KCN Mỹ Phước. Các hoạt động sản xuất của KCN Mỹ Phước không những có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường (ONMT) không khí, đất, nước nghiêm trọng, đặc biệt là trong địa bàn KCN Mỹ Phước và ở các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng môi trường nước mặt của sông Thị Tính cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu KCN Mỹ Phước không có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, mô hình mà KCN Mỹ Phước hướng tới sẽ là mô hình KCN TTMT. Đây là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa mới của các KCN tập trung, nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu PTBV công nghiệp trên cơ sở gắn kết hài hòa giữa hiệu quả QLMT và các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ môi trường (đi từ nhu cầu kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đến nhu cầu cải thiện sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp). Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài chỉ là bước đầu nghiên cứuđề xuất các giải pháp thiết thực để đưa KCN Mỹ Phước – Bình Dương trở thành KCN TTMT. SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 2 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 2) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được áp dụng chủ yếu là:  Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng và tuân thủ luật BVMT của KCN Mỹ Phước.  Phương pháp phân tích  Phương pháp phỏng vấn  Phương pháp ma trận  Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm 3) Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra những giải pháp để xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. 4) Nội dung nghiên cứu Gồm 8 nội dung chính sau:  Hiện trạng môi trường trong KCN Mỹ Phước.  Xác định loại hình hiện tại của KCN Mỹ Phước.  Xác định các mô hình KCN TTMT có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước.  Lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp với KCN Mỹ Phước, từ KCN hiện tại sang KCN TTMT.  Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước.  Xác định các bước và nội dung thực hiện mô hình KCN TTMT Mỹ Phước.  Đánh giá triển vọng của mô hình. SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 3 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT  Xác định các lợi ích kinh tế - kỹ thuật – xã hội – môi trường mà KCN Mỹ Phước sẽ mang lại. 5) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứuKCN Mỹ Phước, KCN TTMT, KCN sinh thái. 6) Giới hạn của đề tài Thời gian thực hiên chỉ giới hạn trong thời gian 3 tháng nên đề tài chỉ bước đầu nghiên cứu, tìm những giải pháp để chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT. 7) Ý nghĩa của đề tài 7.1 Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng KCN TTMT cho KCN Mỹ Phước trong điều kiện hiện tại, từ đó đề xuất các bước cần thực hiện để phát triển KCN hiện tại theo hướng TTMT. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Mỹ Phước. SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 4 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG  1.1 Định nghĩa KCN TTMT Định nghĩa chung tổng hợp và đầy đủ về mô hình KCN TTMT như sau: “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững, có hệ thống QLMT tiieen tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước, có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và công nghiệp nhằm đảm bảo tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Hoặc có thể định nghĩa ngắn gọn về mô hình KCN TTMT như sau: “KCN TTMT là KCN hệ cổ điển cũ được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng DN và tổng thể KCN thành KCN TTMT, hoặc là KCN sinh thái xây dựng mới nhằm đạt được tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao theo hướng sinh thái công nghiệp bền vững và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu PTBV”. 1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT Theo nội dung đầy đủ của định nghĩa trên đây, có thể xác định các tính chất đặc trưng chính của mô hình KCN TTMT như sau: SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 5 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT  KCN TTMT là KCN cổ điển cũ được chuyển đổi sang mô hình KCN TTMT theo chiến lược trình tự và từng bước nhằm đạt được các tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao từ phân loại KCN trung bình đến phân loại KCN sinh thái. Trong đó, quy mô chuyển đổi có thể bao gồm: quy mô phát huy nội lực ở từng DN tham gia đầu tư phát triển KCN để chuyển đổi sang DN TTMT và KCN TTMT, hoặc quy mô phát huy sức mạnh tổng hợp của cả KCN để chuyển đổi lập tức cả KCN sang mô hình KCN TTMT.  KCN TTMT là KCN sinh thái được xây dựng mới theo các nguyên tắc sinh thái công nghiệp từ đầu, kể từ khi thành lập, đầu tư xây dựng, đến và sau khi đi vào hoạt động.  KCN TTMT được đánh giá, phân loại theo hệ thống tiêu chí TTMT với các chỉ tiêu về năng lực tổ chức sản xuất và BVMT, về diễn biến trạng thái môi trường, khả năng cải thiện sinh thái môi trường, khả năng giảm thiểu ô nhiễm và chất thải phát sinh, trong đó biên độ tiêu chuẩn thay đổi từ mức thấp nhất là KCN trung bình (đạt tiêu chuẩn TTMT) và mức cao nhất là KCN sinh thái (đạt tiêu chuẩn TTMT rất cao).  KCN TTMT có hệ thống QLMT tiên tiến bảo đảm năng lực thi hành hiệu quả pháp luật và chính sách nhà nước như thi hành Luật BVMT (công tác ĐTM, hoạt động quản lý sau thẩm định, công tác thanh – kiểm tra, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng và môi trường quốc tế…), thi hành các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về BVMT.  KCN TTMT có quy hoạch phát triển gắn kết BVMT theo nguyên tắc sinh thái bền vững, trong đó việc lựa chọn chuyển đổi hay xây dựng mới KCN sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn loại hình công nghiệp đầu tư, cơ cấu nghành nghề, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất, mức độ phát thải, trình độ kỹ thuật công nghệ BVMT và khả năng trao đổi cộng sinh SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 6 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT chất thải phù hợp với yêu cầu sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp.  KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường như yêu cầu tối thiểu của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu tối thiểu là phải áp dụng triệt để các giải pháp cuối đường ống và các giải pháp SXSH từng phần.  KCN TTMT có trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ đủ cao để bảo đảm thực thi các nguyên tắc sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp như yêu cầu cao và rất cao của mô hình KCN TTMT, trong đó yêu cầu cao là áp dụng các giải pháp SXSH toàn diện và các giải pháp trao đổi cộng sinh chất thải hai chiều.  KCN TTMT có trạng thái và năng lực PTBV được đánh giá tổng hợp là bảo đảm tốt các lợi ích kinh tế - môi trường, cân bằng sinh thái, hội nhập kinh tế quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT Theo các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được trong Dự án Cục BVMT – Bộ TN&MT: “Sự nghiệp phát triển kinh tế phục vụ quản lý nhà nước về BVMT” (giai đoạn I và II), thì mô hình KCN TTMT có 3 mức thang bậc phân loại tiêu chuẩn pháp lý và quản lý chính bao gồm: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (giải pháp công nghệ cuối đường ống) Sinh thái môi trường (giải pháp SXSH, xanh – sạch – đẹp) Sinh thái công nghiệp (giải pháp công nghệ trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải) như được trình bày trong bảng 1 dưới đây. SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 7 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Tuy nhiên, vì lĩnh vực sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp hiện chưa có đủ các quy định pháp lý và quản lý cho việc áp dụng chính thức, cho nên còn là các hướng đi khuyến khích áp dụng cho PTBV. Bảng 1 : Phân cấp thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) Phân loại bậc TTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi ứng dụng 3. Sinh thái công nghiệp (TTMT rất cao) Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải Tiêu chuẩn hóa theo sinh thái công nghiệp hiện đại hóa (EM) 2. Sinh thái môi trường (XSĐ, TTMT cao) Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO) 1. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm (đạt TTMT) Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo hệ thống quản lý nhà nước (ĐTM, TCMT…) 0. Ô nhiễm công nghiệp (chưa TTMT) Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hóa theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hóa Trong đó, các phân cấp 1, 2 và 3 tương ứng với các phân cấp phát triển văn minh từ Hậu công nghiệp trở lên theo con đường phát triển nền kinh tế tri thức, được tính từ thời điểm năm 1970 khi xuất hiện các ý tưởng đầu tiên về nhiệm vụ kiểm soát, xử lý ô nhiễm công nghiệp và PTBV. Văn minh công nghiệp (mức 0) được coi là phân cấp chưa TTMT và gây ô nhiễm môi trường công nghiệp do các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp khi đó thuộc dạng KCN, KCX, CCN tập trung hệ cổ điển, có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao và công tác BVMT SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 8 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện. đây gọi là phân cấp tiêu chí TTMT chung áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Theo bảng 1, thí các tính chất dặc trưng của hệ thống tiêu chí KCN TTMT được cụ thể hóa chủ yếu theo các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các quy định, tiêu chuẩn pháp lý và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ BVMT, cũng như các tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu KHCN sản xuất, tiêu dùng và BVMT mới, còn các tiêu chí đánh giá về trạng thái biến đổi trong hiện trạng tái nguyên và môi trường được thực hiện thông qua chính phân loại tiêu chí TTMT là: kiểm soát và xử lý ô nhiễm (mức 1), sinh thái môi trường (mức 2) và sinh thái công nghiệp (mức 3). Tuy nhiên, các tiêu chí này được cụ thể hóa sâu sắc hơn theo công tác đánh giá tác động môi trường – ĐTM (hiện trạng, chất lượng. dự báo…về trạng thái tài nguyên – môi trường) và công tác quan trắc, giám sát, dự báo chất lượng tài nguyên – môi trườngcác nội dung hoạt động quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, đã được quy định chính thức theo hệ thống pháp luật nhà nước và các văn bản pháp quy của Chính phủ. Bảng 1 cũng cho thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ việc áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT cần thiết trong mô hình KCN TTMT, mà sự khác nhau giữa các mức độ phân loại tiêu chí TTMT thể hiện ở mức độ áp dụng khác nhau các giải pháp công nghệ và QLMT trong thực tiễn. Ví dụ, mức 1 – kiểm soát ô nhiễm yêu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ cuối đường ống (có nhiều hạn chế do không giải quyết triệt để căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý cứng được quy định theo luật BVMT. Trong khi đó, ở mức 2 – sinh thái môi trường yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp sản xuất sạch hơn (giải quyết triệt căn nguyên ô nhiễm) và các giải pháp quản lý mềm, tiên tiến, hiệu quả. Còn mức 3 – sinh thái công nghiệp lại yêu cầu phải áp dụng bổ sung thêm giải pháp KHCN hiện đại hóa theo yêu cầu sinh thái công nghiệp, cho phép thiết lập cơ chế trao đổi chất hai chiều khép kín, có ít hoặc không có chất thải. Các nội dung phân tích trên đây SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 9 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT về tiêu chí mô hình KCN TTMT được cụ thể hóa ở phân cấp thứ hai như được trình bày trong bảng 2 dưới đây. Bảng 2: Phân loại thang bậc tiêu chí mô hình KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT KCN khác nhau (Phân cấp 2). Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại tiêu chí KCN TTMT 3. Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát thải TTMT rất cao 2. Sinh thái môi trường xanh Xanh – sạch – đẹp TTMT cao 1.2. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ SXSH toàn diện Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao TTMT khá cao 1.1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao TTMT khá 1. Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT (TTMT trung bình) 0. Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT Do vậy, trong trường hợp mô hình KCN TTMT thì có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và tiêu chí TTMT là ứng dụng chủ yếu vào mục đích đánh giá về các mức độ thực thi thực tế công tác QLMT, các giải pháp công nghệ, định hướng sinh SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 10 MSSV: 207108036 [...]... ĐTM KCN TTMT trong các giai đoạn xây dựng KCN TTMT mới và chuyển dời KCN cũ hiện có thành KCN TTMT 1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT: SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 21 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Sau khi KCN nghiên cứu được đánh giá cụ thể theo hệ thống các nhóm tiêu chí chỉ tiêu TTMT ở trên thì có thể áp dụng hệ thống phân loại KCN TTMT... lượng môi trường KCN: • Mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nhà nước: 100% DN • Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: không • Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp SXSH từng phần trở lên SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 17 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT • Mức độ cải thiện chất lượng môi trường: từ có áp dụng giải pháp. . .Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT thái môi trường và công nghiệp ở phạm vi CSSX, xí nghiệp, nhà máy, DN, công ty và KCN, KCX, CCN tập trung nhằm tìm đến các giải pháp thực tiễn đơn dòng (giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm), hay là sự kết hợp đa dòng giữa các yêu cầu để được tiêu chí TTMT ngày càng cao (giải pháp sinh thái môi trường và công nghiệp),... chí PTBV ( áp dụng sinh thái công nghiệp toàn phần SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 23 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNGCÁC KCNBÌNH DƯƠNG  2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương: 2.1.1 Vị trí địa lý: Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp... Tên gọi KCN TTMT 1 (trung bình) A KCN trung bình SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 13 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 2 (khá) B KCN khá 2a (khá+) C KCN khá+ 2b (khá++) D KCN khá++ 3 (cao) Đ KCN xanh – sạch – đẹp 3a (cao+) E KCN hỗn hợp 3b (cao++) F KCN hỗn hợp+ 4 (rất cao) G KCN sinh thái Nhìn chung, ưu điểm chính của hệ thống phân loại mô hình KCN TTMT... ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại KCN TTMT theo phương pháp này được trình bày như trong bảng 5 dưới đây SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 20 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Bảng 5: Hệ thống bậc phân loại mô hình KCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Tổng điểm phân Phân loại Tên gọi KCN TTMT 1 (trung bình) A KCN trung bình > 50... mô hình KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế quá độ (Phân cấp 3) SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 11 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Mức độ áp dụng các giải Tính chất và các kết quả Phân loại tiêu chí KCN pháp công nghệ và quản TTMT đạt được thực tế TTMT lý BVMT cụ thể 0 Không áp dụng 1 Giải pháp QLMT cứng Ô nhiễm môi trường. .. 12 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 4 Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát TTMT rất cao thải Như vậy, so với bảng 2 thì trong bảng 3 đã bổ sung thêm 4 mức tiêu chuẩn hóa KCN TTMT quá độ trên cơ sở kết hợp từng bước và từng phần các giải pháp QLMT, giải pháp công nghệ, sinh thái môi trường và công nghiệp toàn diện, mà mục đích cuối cùng là xây dựng. .. nơi khác Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên Cát xây dựng SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 27 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT Phát triển theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng khoáng sản gần 25 triệu m3, trong đó 20% có thể dùng cho xây dựng, 80% dùng cho san nền Cát xây dựng đang được... giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sung  Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT KCN trong tương lai: • Khả năng lấp đầy quy hoạch KCN: từ không gây ô nhiễm và quá tải môi trường trở lên • Khả năng tăng cường công tác QLMT KCN: 100% DN đạt chứng chỉ tiêu chuẩn môi trường quốc tế EMS, ISO SVTH: BÙI QUỐC THỊNH MSSV: 207108036 Trang 18 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT • . trên, đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước – Bình Dương thành KCN TTMT” đã ra đời. Đề tài chỉ là bước đầu nghiên cứu và đề xuất các. giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay ở KCN Mỹ Phước. SVTH: BÙI QUỐC THỊNH Trang 4 MSSV: 207108036 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng KCN Mỹ

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan