Tài liệu Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế pptx

8 8.8K 73
Tài liệu Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc là các biện pháp có tính chất đem lại hòa bình, vpis sự tham gia của các thành viên quân sự, nhằm mục đích ổn định tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như khôi phục trở lại duy trì hòa bình. Bàn về vấn đề này, em xin đưa ra ý kiến “ bình luận vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế.” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát chung về Liên Hợp Quốc vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Liên Hợp Quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên Hợp Quốc ngày 24/10/1945. Liên Hợp Quốc trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu, đến nay Liên Hợp Quốc đã có 191 thành viên. Mục đích thành lập Liên Hợp Quốc là: duy trì hoà bình an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế; trở thành trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các dân tộc nhằm đạt được mục đích nói trên. Trong đó, duy trì hoà bình an ninh quốc tế là mục đích quan trọng nhất nổi bật nhất. Để duy trì hoạt động theo tôn chỉ mục đích đã đề ra, Liên Hợp Quốc đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ với 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Toà án quốc tế, Ban thư ký, Hội đồng quản thác. Hiện nay trên thực tế, Hội đồng quản thác đã chấm dứt hoạt động. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng đã được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Các cơ quan này phối hợp với nhau để thực hiện các mục tiêu chung của Liên Hợp Quốc. Riêng với mục đích duy trì hoà bình an ninh quốc tế, Liên Hợp Quốc đã trao cho Hội đồng bảo an là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ngoài Hội đồng bảo an, Đại hội đồng Tòa án quốc tế có những vai trò, đóng góp đáng kể trong việc duy trì hoà bình an ninh quốc tế. II. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế. 1. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hoà bình an ninh quốc tế. Hoà bình an ninh quốc tế có thể được bảo đảm bằng nhiều biện pháp phương tiện khác nhau nhưng trong đó pháp luật được coi là phương tiện hiệu quả nhất. Với tư cách là một tổ chức quốc tế trung tâm, Liên Hợp Quốcvai trò rất lớn trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hàng loạt điều ước quốc tế về duy trì hoà bình an ninh quốc tế đã được ký kết đều do Liên Hợp Quốc đề xuất, khởi xướng hoặc được thông qua trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc. Các tuyên bố nghị quyết của Đại hội đồng; các nghị quyết của Hội đồng bảo an cũng đóng góp rất lớn trong việc duy trì hoà bình an ninh quốc tế. 1.1. Các điều ước quốc tế được ký kết do Liên Hợp Quốc đề xuất, khởi xướng hoặc thông qua trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc. Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, vũ khí độc hại phá hủy chúng năm 1972: Vũ khí sinh học được coi là nguy hiểm nhất vì khó kiểm soát, thiếu sự kiểm tra độc lập đối với các quốc gia, trong khi mỗi cá nhân lại có thể dễ dàng tự nghiên cứu phát triển các loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, Các hiệp ước cấm vũ khí sinh học hoá học, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân là ba trục lớn trong hệ thống bảo vệ toàn cầu chống lại các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt. 1 Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 cũng khẳng định vai trò của LHQ đối với việc bảo vệ quyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố. Mục tiêu chống khủng bố quốc tế càng được Liên hợp quốc nhấn mạnh quan tâm nhiều hơn kể từ sau sự kiện ngày 11-9-2001 với một loạt vụ tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kì diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đồng thời với việc thông qua các nghị quyết, tuyên bố kêu gọi các quốc gia tích cực tham gia chống khủng bố, Liên hợp quốc cũng bày tỏ mối quan ngại đối với những tác động tiêu cực do các biện pháp chống khủng bố gây ra đối với quyền con người. Bên cạnh đó còn có nhiều công ước cần kể đến như sau: - Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1979. - Công ước về đánh dấu vật liệu nổ để nhận biết năm 1991. - Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học phá hủy chúng năm 1993. - Công ước về việc trừng trị khủng bố bằng bom năm 1998. - Công ước quốc tế về trừng trị những hành vi tài trợ khủng bố năm 1999. - Công ước về trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhân năm 2005. - Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ dưới nước năm 1963. - Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968. - Hiệp ước về cấm đặt vũ khí hạt nhân các vũ khí giết người hàng loạt ở đáy biển, đáy đại dương năm 1971. - Hiệp ước về cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996. 1.2. Các tuyên bố, nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuyên ngôn về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân năm 1961. Trong đó: Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khẳng định: Việc sử dụng vũ khí hạt nhân vũ khí nhiệt hạch là hành vi trái với luật nhân đạo quốc tế là tội ác chống lại loài người.Từ đó đến nay, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua thừa nhận, khuyến khích các quốc gia thành viên tham gia nhiều điều ước quốc tế về vũ khí nguyên tử, như Nghị quyết về cấm đưa lên quỹ đạo vũ khí hạt nhân các loại vũ khí hủy diệt khác tháng 10 năm 1963, Nghị quyết về cấm vũ khí hạt nhân notron năm 1981 Ngoài ra, còn có các nghị quyết, tuyên bố khác như: - Tuyên bố năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế. - Nghị quyết của Đại hội đồng về định nghĩa xâm lược hành vi xâm lược năm 1974. - Tuyên bố năm 1988 về ngăn ngừa loại trừ tranh chấp tình thế có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế vai trò của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này. - Nghị quyết 44/21 năm 1989 về tăng cường hòa bình, an ninh hợp tác quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc. 1.3. Các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhằm thực hiện tốt chức năng duy trì hòa bình an ninh quốc tế trong hơn 60 năm qua, Hội đồng bảo an đã ra nhiều nghị quyết có tính chất bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Đáng chú ý nhất là những nghị quyết sau: Nghị quyết số 340 (năm 1973) nghị quyết số 341 (năm 1973) về thành lập lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc xác định nguyên tắc, phương châm hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình. Các nghị quyết được ban hành để chống khủng bố sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001: nghị quyết số 1373 ngày 28/9/2001, nghị quyết số 1340 ngày 16/1/2002, nghị quyết số 1452 ngày 2 20/12/2002, nghị quyết số 1445 ngày 17/1/2003 Trong đó, nghị quyết 1373 đã đề ra các biện pháp pháp lý chung (ngăn ngừa trừng trị việc tài trợ cho hoạt động khủng bố cũng như việc thực hiện hành động khủng bố). Các nghị quyết khác quy định cụ thể hơn về các biện pháp cần thiết thực hiện để ngăn ngừa trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế.Ngoài ra, Hội đồng bảo an cũng ra một số nghị quyết nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia có nguy cơ đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế. Các nghị quyết này đều nhằm mục đích duy trì an ninh, hòa bình thế giới. Nhờ đó, các quốc gia có ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình không chỉ cho quốc gia của mình mà còn cho các nước khác. Điều này cần đến những quy định xem như là bắt buộc để các quốc gia thực hiện thông qua các nghị quyết của một cơ quan của Liên Hợp Quốc đó là Hội đồng Bảo An. 2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc triển khai các hoạt động nhằm duy trì hoà bình an ninh quốc tế. 2.1. Hoạt động giải quyết các tranh chấp quốc tế. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế được quy định tại chương VI của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tếvai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói riêng. Theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc ở các mức độ khác nhau đều tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng trong đó vai trò chính thuộc về Hội đồng bảo an.Phương thức giải quyết các tranh chấp quốc tế của Liên Hợp Quốc rất mềm dẻo, linh hoạt. Trong mỗi vụ tranh chấp, Liên Hợp Quốc yêu cầu các đương sự phải tự tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp như bằng con đường đàm phán, điều tra trung gian, hòa giải trọng tài; bằng con đường tư pháp hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tự chọn (Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc). Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng bảo an yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng những biện pháp đã nêu trên. Ngoài ra, Hội đồng bảo an (được Liên Hợp Quốc trao thẩm quyền) có thể áp dụng các biện pháp cần thiết khác để giải quyết tranh chấp như điều tra mọi tranh chấp nếu xét thấy diễn biến có thể gây ra bất hòa giữa các nước hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế; kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đáng. Nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược thì có thể yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời, áp dụng những biện pháp phi quân sự hoặc áp dụng những biện pháp quân sự. Trên cơ sở chương VI Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng bảo an có toàn quyền thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp trung gian (Điều 36), hòa giải (Điều 37), Ủy ban điều tra (Điều 34), ủy ban hòa giải (Điều 38). Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên Hợp Quốc (như Đại hội đồng) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Đại hội đồng có thể áp dụng triệt để các biện pháp hòa bình như hòa giải, điều tra, trung gian (nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an), nhằm xem xét giải quyết linh hoạt mọi vấn đề. Như vậy có thể thấy rằng, Hội đồng bảo an đã phát huy tối đa vai trò duy trì hòa bình an ninh quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, với những tranh chấp quốc tế ở mức độ cao nếu giải quyết bằng các biện pháp hòa bình này sẽ không đạt được hiệu quả. 2.2. Hoạt động của Liên Hợp Quốc trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược. Trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược thì cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng bảo an) phải thực hiện những hành động cần thiết để ngăn ngừa chiến tranh có thể xảy ra hoặc để bảo vệ an ninh hòa bình quốc tế. Việc này đã được ghi nhận tại chương 3 VII - Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều 39 Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi nhận trách nhiệm của Hội đồng bảo an trong việc “xác định sự tồn tại sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp để duy trì hoặc khôi phục hòa bình an ninh quốc tế”. Như vậy, Hội đồng bảo an có trách nhiệm xác định mọi tình hình, xem xét tình hình cụ thể nào có thể đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay là hành vi xâm lược. Việc xác định thực tế tình hình của Hội đồng bảo an là cơ sở quan trọng để Liên Hợp Quốc triển khai các hoạt động tiếp theo về giữ gìn hòa bình. Khi xác định được rằng hành động đó là hành động đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình an ninh quốc tế. Cụ thể là: - Yêu cầu các bên phải thi hành các biện pháp tạm thời như ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu, thiết lập giới tuyến tạm thời nhằm ngăn chặn không cho tình hình nghiêm trọng hơn( quy định tại điều 40 Hiến chương liên hợp quốc). Ví dụ như trong trường hợp Irắc xâm lược Côoét, Hội đồng bảo an đã đưa ra nghị quyết số 660 (năm 1990) tuyên bố rằng đây là một hoạt động phá hoại hòa bình - an ninh quốc tế yêu cầu quân đội Irắc rút khỏi Côoét để giải quyết hòa bình tranh chấp (biện pháp mang tính chất tạm thời). - Khi xét thấy tình hình xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng những biện pháp phi vũ trang như “cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện các phương tiện liên lạc khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao” (được quy định tại Điều 41 - Hiến chương) nhằm trừng trị làm cho các quốc gia vi phạm không có điều kiện để thực hiện hành vi vi phạm, đẩy lùi mối đe dọa hòa bình - an ninh quốc tế. - Áp dụng mọi hoạt động quân sự nếu thấy cần thiết cho việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế khi xét thấy các biện pháp phi vũ trang là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực. Ví dụ, Nghị quyết 678 (ngày 29/11/1990) của Hội đồng bảo an cho phép các quốc gia thành viên hợp tác, hỗ trợ Côoét nếu tới ngày 15/1/1991 Irắc không rút quân khỏi Côoét. Các biện pháp trên đều mang tính chất cưỡng chế mà Hội đồng bảo an được phép tiến hành mà không cần đến sự chấp thuận của các bên hữu quan vì Hội đồng bảo an (nhân danh Liên Hợp Quốc) là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các quốc gia thành viên. Các biện pháp này chỉ được thực hiện khi có sự đe dọa phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược nhằm duy trì hoặc khôi phục hòa bình an ninh quốc tế mà cũng vì một mục đích chung là lợi ích của cả cộng đồng. Những hành động này của Hội đồng bảo an nhằm trừng phạt các quốc gia đã có hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược; hạn chế việc các quốc gia tiếp tục vi phạm. 2.3. Hoạt động gìn giữ hoà bình an ninh quốc tế. Hoạt đông gìn giữ hòa bình an ninh quốc tếviệc triển khai các hoạt động quân sự dân sự để thiết lập sự hiện diện Liên Hợp Quốc tại nơi có xung đột với mục đích ổn định tình hình tại khu vực xung đột tạo ra những điều kiện thuận lợi để giải quyết xung đột cũng như khôi phục hòa bình an ninh quốc tế. Hoạt động gìn giữ hòa bình khác với hoạt động giải quyết các tranh chấp quốc tế như đàm phán, điều tra, trung gian (quy định tại chương VI – Hiến chương Liên hợp quốc) cũng khác hoạt động cưỡng chế khi có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược (quy định tại chương VII – Hiến chương Liên hợp quốc). Nếu hoạt động giải quyết các tranh chấp quốc tế vô cùng mềm dẻo; hoạt động cưỡng chế khi có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược vô cùng cứng rắn thì các hoạt động gìn giữ hòa bình an ninh quốc tế là biện pháp trung gian, 4 kết hợp hài hòa hai biện pháp trên.Thực chất của hoạt động này là duy trì hòa bình thông qua chính trị ngoại giao các hoạt động khác, chứ không phải sự cưỡng chế bằng vũ lực để thực hiện hòa bình. Giai đoạn đầu, hoạt động gìn giữ hòa bình an ninh quốc tếviệc các lực lượng vũ trang hạng nhẹ hoặc phi vũ trang được triển khai nhằm giám sát việc ngừng bắn, rút quân. Tính chất của hoạt động là “gìn giữ hòa bình”, “phối hợp giúp đỡ” nên nó thường được áp dụng ở giai đoạn cuối (giai đoạn tranh chấp nảy lửa đã kết thúc). Hiện nay, hoạt động này có nhiều thay đổi: chú trọng ngăn chặn xung đột; thường triển khai ở giai đoạn đầu khi mà tranh chấp mới phát sinh; mở rộng các hoạt động nhằm bảo vệ trật tự, cứu trợ nhân đạo Thực tế chứng minh hoạt động gìn giữ hòa bình ngày càng được triển khai áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác.Ngày nay, Liên hợp quốc nói chung Hội đồng bảo an nói riêng đã có sự điều chỉnh đối với các hoạt động gìn giữ hoà bình, cụ thể là mở rộng những cơ sở pháp lý những nhiệm vụ mới (ra đời loại hình gìn giữ hoà bình mở rộng, một số chiến dịch giữ gìn hoà bình được hỗ trợ bằng hành động cưỡng chế ), phát triển về tổ chức các lực lượng gìn giữ hoà bình bao gồm bộ phận quân sự, cảnh sát, dân sự phối hợp với các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ , phát triển mạnh các loại hình chiến dịch. Kết quả lớn nhất của hoạt động gìn giữ hoà bình là góp phần duy trì an ninh quốc tế, hạn chế nhiều cuộc xung đột, mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động gìn giữ hoà bình vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà hiện nay cộng đồng quốc tế vẫn đang tìm cách khắc phục. 2.4. Hoạt động chống khủng bố. Nỗ lực của Liên Hợp Quốc các tổ chức chuyên môn củatrong thời gian qua đã tạo nên cơ cở pháp lý vững chắc cho việc đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Liên Hợp Quốc là tổ chức có đủ uy tín điều kiện để giữ vị trí lãnh đạo, tập hợp lực lượng đấu tranh với khủng bố quốc tế. Ngoài việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động chống khủng bố, Liên Hợp Quốc còn tăng cường xây dựng chiến lược chống khủng bố xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi các biện pháp chống khủng bố hỗ trợ các quốc gia. • Xây dựng chiến lược chống khủng bố. Trong thời gian gần đây, để đáp ứng vai trò trung tâm điều phối cuộc chiến chống khủng bố, Liên Hợp Quốc đang nỗ lực đưa ra một chương trình chiến lược cho cuộc đấu tranh với khủng bố quốc tế. Tổng thư kí tiền nhiệm của Lỉên Hơp Quốc (ông Kofi Annan) đã đề ra năm nhân tố cơ bản của chiến lược chống khủng bố quốc tế: 1. khuyên ngăn những nhóm chống đối không chọn khủng bố như biện pháp thực hiện mục tiêu của chúng; 2. ngăn cản những kẻ khủng bố tiếp cận những phương tiện thực hiện tấn công; 3. kiềm chế các quốc gia hỗ trợ cho khủng bố; 4. tăng cường năng lực ngăn ngừa khủng bố của các quốc gia; 5. bảo vệ các quyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã cho thấy được nỗ lực lớn của Liên Hợp Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố. Đề xuất trên sẽ đóng góp vào việc hình thành chiến lược chung của Liên Hợp Quốc về chống khủng bố sau này. • Xây dựng cơ chế, bảo đảm thực thi các biện pháp chống khủng bố hỗ trợ các quốc gia. Những hoạt động chống khủng bố hiện nay của Liên Hợp Quốc nhìn chung tập trung vào ba cơ quan sau: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Tổng thư ký. Trong khuôn khổ Đại hội đồng, từ năm 1972 chống khủng bố là đề mục được ủy ban chuyên trách thuộc ủy ban VI thảo luận thường xuyên, tập trung vào việc xây dựng các công ước về chống khủng bố. Hội đồng bảo an trong vấn đề này cũng thường xuyên ra các nghị quyết về chống khủng bố thành lập một số cơ chế liên quan đến chống khủng bố như ủy ban chống khủng bố, ủy ban 1267, nhóm làm việc 1566 Những cơ quan trên nhấn 5 mạnh vào việc các quốc gia thành viên thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình theo các công ước và nghị quyết chống khủng bố. Thông qua báo cáo của các quốc gia, những cơ quan này đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ, năng lực chống khủng bố của các quốc gia từ đó yêu cầu hay đề nghị hỗ trợ thích hợp.Tuy nhiên để thực hiện thành công vai trò điều phối của mình, Liên Hợp Quốc các nước thành viên cần sớm thống nhất được chiến lược về chống khủng bố, trong đó cần phải chú ý đến việc giải quyết những nguyên nhân sâu sa của khủng bố quốc tế như chênh lệch phát triển, bất công, nghèo đói, chiếm đóng của nước ngoài nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc tế về chống khủng bố. Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng cần có biện pháp hỗ trợ các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc tăng cường năng lực chống khủng bố của mình. một nguyên tắc cần tôn trọng là tất cả những hoạt động chống khủng bố cần được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. 2.5. Hoạt động xét xử tôi phạm chiến tranh. Là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Hội đồng bảo an được thành lập nhằm duy trì hòa bình va an ninh quốc tế. để thực hiện vai trò chức năng của mình, Hội đồng bảo an đã thành lập các tòa án xét xử tội phạm chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của tòa Nuremberg tòa Tôkyô; nhiều tòa án khác được Hội đồng bảo an lập ra trên cơ sở thừa kế mô hình của hai tòa án nói trên. Trong đó có thể nhắc tới hai tòa án là tòa Adhoc (tòa vụ việc) tại Nam Tư cũ và tòa Ruanđa xét xử tội phạm chiến tranh ở hai nước này. Tòa án tội phạm quốc tế Nam Tư cũ – ICTY (International criminal Tribunnal for the former Yugoslavia) được thành lập năm 1993 theo nghị quyết 808 của Hội đồng bảo an về việc xét xử bốn loại tội ác phải trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ những năm 1991 (gồm vi pham nghiêm trọng công ước Geneva 1949, vi phạm luật lệ chiến tranh, diệt chủng tội ác chống loài người). Tòa án này chỉ có chức năng xét xử cá nhân, không xét xử tổ chức hoặc chính quyền mà hình phạt cao nhất có thể đưa ra là án tù chung thân. Tòa án tội phạm quốc tế Ruanđa được thành lập vào năm 1994 theo nghị quyết 955 của Hội đồng bảo an, theo chương VII - Hiến chương để xử các cá nhân phạm tội diệt chủng các tội ác chống loài người trên lãnh thổ Ruanđa lãnh thổ các nước láng giềng trong năm 1994. Hai cơ quan này thuộc Hội đồng bảo an có nhiệm vụ xét xử tội phạm chiến tranh góp phần thực hiện vai trò gìn giữ hòa bình của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, tòa hình sự quốc tế (ICC) thành lập sau này theo quy chế Rome 1998, có hiệu lực năm 2002, tuy không phải cơ quan thường trực của Hội Đồng bảo an Liên Hợp quốc nhưng hoạt động của tòa án này vẫn thể hiện vai trò quan trọng của Hội đồng bảo an. Do đó, quyền khởi kiện lên công tố viên trong trường hợp nhận thấy sự đe dọa phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược của Hội đồng bảo an chính là sự tăng cường, hỗ trợ cho vai trò xét xử tội phạm, đem lại hòa bình công lý. III. Đánh giá về việc thực hiện vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế trong hơn 60 năm qua. 1. Tích cực: Vai trò của LHQ trong việc gìn giữ hoà bình , an ninh quốc tế ngày càng được củng cố nhận được lòng tin từ các nước thành viên. LHQ cũng là nhân tố thúc đẩy quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các nước, thực hiện tốt vai trò điều phối giữa các quốc gia nhằm duy trì trật tự thế giới.LHQ cũng đã chủ động tích cực đối phó với các vấn đề mới phát sinh đưa ra những giải pháp hữu hiệu, ví dụ như trong hoạt động chống khủng bố đã có nhiều bước tiến đáng kể, từng bước thiết lập được một hệ thống chống khủng bố trên toàn cầu với sự hợp tác của các nước thành viên. 6 3.1 Hạn chế Thực tế hoạt động của Liên hợp Quốc trong hơn 60 năm qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được như đã nêu trên, bức tranh về hoà bình, an ninh thế giới mà Liên hợp quốc đóng vai trò chính vẫn còn những “mảng mầu ảm đạm”, gây lo ngại chung cho cộng đồng quốc tế. Trước tiên, hoạt động của các cơ quan của Liên hợp quốc chưa đảm bảo sự cân bằng trong việc đưa ra quyết sách liên quan tới hoà bình an ninh thế giới. Thẩm quyền của Đại hội đồng còn quá ít so với quy mô tầm quan trọng của nó. Trong khi đó, hoạt động giữ gìn hoà bình an ninh quốc tế của Liên hợp quốc lại phụ thuộc rất lớn vào 5 nước Ủy viên thường trực trong HĐBA. Nếu 1 trong 5 nước sử dụng quyền phủ quyết thì các nghị quyết của Liên hợp quốc sẽ không được thông qua. Nhiều hoạt động của Liên hợp quốc lấy danh nghĩa là giữ gìn hoà bình an ninh quốc tế nhưng thực ra lại bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích riêng của một trong những thành viên của Hội đồng bảo an. Bằng chứng là nơi nào có gắn nhiều với lợi ích của các thành viên Hội đồng thì nơi đó sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Hay như đối với lĩnh vực chống khủng bố quốc tế cũng vậy, do sự kiện 11/9 xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ nên mới tạo ra những phản ứng nhanh chóng, kịp thời để có một cơ chế về chống khủng bố như hiện nay của Hội đồng bảo an. Sự lạm quyền của Hội đồng bảo an có lẽ cũng xuất phát từ Hiến chương của LHQ còn tồn tại một số điểm bất cập, không còn phù hợp với thực tế thế giới hiện nay Ví dụ như: Việc quy định cơ chế 5 ủy viên thường trực 10 ủy viên không thường trực (theo Điều 23 Hiến chương Liên hợp quốc) không còn phản ảnh đúng tương quan lực lượng quốc tế mới. Quan điểm của nhiều quốc gia cho rằng thật không công bằng thiếu dân chủ nếu đến nay vẫn chỉ có 5 quốc gia có quyền nắm trong tay những đặc quyền trong việc đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng tới toàn thế giới. Đìều này dường như khó đáp ứng nổi nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế là mong muốn Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong việc bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế. Nhưng, việc cải tổ Liên hợp quốc lại không thể tiến hành nhanh chóng vì bị ràng buộc bởi các quy định của Hiến chương liên hợp quốc. Đây là một bất cập cần lưu ý. Mặt khác, Liên hợp quốc nói chung Hội đồng bảo an nói riêng vẫn chưa có những biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề đang nổi cộm trong quan hệ quốc tế như tình hình chiến tranh ở Trung đông, việc thực hiện quyền con người ở Châu Phi, các xung đột liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, xung đột chính trị,… C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Tuy nhiên, nhìn vào chức năng, vai trò cũng như những hoạt động của Liên Hợp Quốc chúng ta thấy đây vẫn là tổ chức quốc tế quan trọng cần thiết đối với việc liên kết các quốc gia với nhau trong nhiều hoạt động. Do vậy, mặc dù có nhiều điểm hạn chế phát sinh trong quá trình hoạt động của mình nhưng vai trò của LHQ, đặc biệt trong vấn đề giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế là không thể phủ nhận. Chính vì thế, nhiều năm gần đây đã có nhiều sự hưởng ứng “cải cách Liên Hợp Quốc”. Muốn vậy,việc đặt ra là có những phương hướng biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại để LHQ thực hiện tốt hơn vai trò của mình. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, NXB CAND, Hà Nội năm 2004. 2. Nguyễn Quốc Hùng – Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc lực lượng gìn giữ hòa bình, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008. 3. Tạp chí Luật học, Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập HLO năm 2005. 4. Tạp chí nhà nước pháp luật số 10 năm 2005, “Liên Hợp Quốc với vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” – Lê Mai Anh. 5. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế, tạp chí, Nguyễn Hoài Thương 6. Trang web: • hp://www.vietnamembassy-slovakia.vn/vi/vnem b.vn/n_hddn/ns071011085554 8 . những vai trò, đóng góp đáng kể trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. II. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 1 về Liên Hợp Quốc và vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Liên Hợp Quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên

Ngày đăng: 13/02/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái quát chung về Liên Hợp Quốc và vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan