Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục của nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

22 3.7K 46
Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục của nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Vận dụng các giá trị trong tưởng về giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta hiện nay Đặng Hồng Hà Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60.22.80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Công Nhất Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày một cách có hệ thống những tưởng giáo dục của Nho giáo thông qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế trong tưởng giáo dục của Nho giáo. Chỉ ra những ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số định hướng vận dụng các giá trị tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. Keywords. Triết học phương Đông; Nho giáo; tưởng triết học; Giáo dục Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa lớn, rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh phương Đông. tưởng triết học Trung Quốc từ lâu đã khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình phát triển chung của lịch sử tưởng nhân loại với những tên tuổi của các nhà triết học nổi tiếng. Nho giáo là một trong những học thuyết triết học và chính trị xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Mặc dù ra đời từ rất sớm nhưng Nho giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là vấn đề giáo dục con người. Đây là một trong những nội dung triết học chủ yếu và nổi bật nhất của Nho giáo. Vì vậy, những tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tưởng về giáo dục con người nói riêng có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị - xã hội của Trung Quốc. Nho giáo du nhập vào nước ta được khoảng 2000 năm và đã có những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người Việt Nam. Với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tưởng giáo dục Nho giáo đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là trong cách thức giáo dục của nước ta suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu tưởng giáo dục của Nho giáo có ý nghĩa lý luận to lớn đối với những người nghiên cứu và giảng 2 dạy triết học Việt Nam hiện nay. Đó là cách mỗi chúng ta học tập, kế thừa những giá trị trong tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng và kế thừa những tinh hoa tinh thần của nhân loại nói chung. Cho đến nay, công cuộc đổi mới của Việt Nam đó trải qua hơn hai mươi năm và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; công tác giáo dục và đào tạo đã và đang được đặt lên hàng đầu bởi việc phát triển giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiến tới thực hiện các mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Kế thừa tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu cho giáo dục và đào tạo là đầu phát triển”. Bởi vậy, giáo dục và đào tạo đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết nước ta hiện nay. Trước thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, cũng không tránh khỏi những thiếu sót, bất hợp lý khiến nhiều người cho rằng nền giáo dục nước ta hiện nay đang gặp phải “khủng hoảng trầm trọng”. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là cần đưa ra những giải pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta. Để làm được điều đó, một trong những việc không thể bỏ qua là cần phải nghiên cứu tưởng giáo dục của các bậc tiền bối trong lịch sử để kế thừa những tinh hoa trong quan điểm giáo dục của họ. Đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, tưởng giáo dục của Nho giáo tuy có nhiều điểm hợp lý, tích cực nhưng không tránh khỏi những yếu tố hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Với chặng đường khoảng 2000 năm du nhập vào nước ta, tư tưởng giáo dục nói riêng và tưởng triết học của Nho giáo nói chung có nhiều bước thăng trầm, thịnh suy. Có thời kỳ, Nho giáo được đề cao, độc tôn nhưng có những lúc, Nho giáo đã bị bài xích, xóa bỏ. Thời gian gần đây có nhiều ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá về tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng củađối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta hiện nay. Có ý kiến cho rằng cần khôi phục những tưởng giáo dục của Nho giáo nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần xoá bỏ nó trong thời đại ngày nay vì nó đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng củatrong sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta 3 hiện nay là một vấn đề cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Với những ý nghĩa như vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng củađối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài này, chúng tôi đã được tiếp xúc với một nguồn tài liệu bằng tiếng Việt rất phong phú. Những tài liệu được chúng tôi đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo dù ít dù nhiều đều liên quan đến nội dung của luận văn nên được chúng tôi sử dụng những mức độ khác nhau. Nguồn tài liệu phong phú đó được chúng tôi phân loại thành ba mảng đề tài nghiên cứu như sau: Mảng thứ nhất: Những tài liệu nghiên cứu về triết học Trung Hoa cổ đại nói chung và tư tưởng triết học của các nhà Nho nói riêng. Đây là một mảng đề tài có rất nhiều tài liệu, là những công trình nghiên cứu công phu của các nhà nghiên cứu về triết học Trung Quốc nổi tiếng Việt Nam như: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, (tập 1 và tập 2); Doãn Chính (2002), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc; Cao Xuân Huy (1995), tưởng triết học phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu… Đây là những cuốn sách đã trình bày một cách rất cụ thể những điều kiện, hoàn cảnh ra đời của triết học phương Đông nói riêng và triết học Nho giáo nói chung. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng đối với chúng tôi trong khi nghiên cứu đề tài này vì nó giúp chúng tôi có cái nhìn lịch sử - cụ thể về sự ra đời của những tưởng triết học thuộc trường phái Nho gia. Bên cạnh những tài liệu có tính chất chung, mảng đề tài này, chúng tôi còn có điều kiện tiếp xúc với những cuốn sách viết trực tiếp về những tưởng triết học của các nhà Nho như: Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo; Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay; Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển Việt Nam; Phạm Văn Khoái (2004), Khổng phu tử và Luận ngữ; Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử; Nguyễn Hiến Lê (1993), Mạnh Tử; Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử… Đây là những cuốn sách đã bàn đến một cách rất cụ thể những tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tưởng triết học của ba nhà triết học tiêu biểu của trường phái này là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Đặc biệt là hai cuốn sách: Tứ thư tập chú của Chu Hi (1998) do Nguyễn Đức Lân dịch; Luận ngữ (1950), Đoàn Trung Còn dịch đã diễn giải một cách cụ thể rất nhiều quan điểm của Khổng Tử cũng như các nhà Nho về triết học nói chung và giáo dục nói riêng. Những tài liệu này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài. Mảng thứ hai: Những tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo với văn hóa Việt Nam nói chung và giáo dục nói riêng. Vì tưởng giáo dục của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đối với xã hội Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Bắc thuộc đến nay nên vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng nước 4 ta quan tâm. Vì vậy, khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi cũng có điều kiện được tiếp xúc với rất nhiều cuốn sách, nhiều bài báo, tạp chí như: Lê Ngọc Anh (1999), Về ảnh hưởng của Nho giáo Việt Nam; Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng và ý nghĩa củađối với xã hội ta ngày nay; Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam; Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển Việt Nam; Nguyễn Thế Long (1995), Nho học Việt Nam giáo dục và thi cử… Những công trình nghiên cứu trên đã trình bày những góc độ khác nhau ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa xã hội Việt Nam nói chung và nền giáo dục, thi cử trong thời kỳ phong kiến. Ở mảng đề tài này, chúng tôi được tiếp xúc với ba công trình nghiên cứu một cách công phu, kỹ lưỡng ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với con người và việc đào tạo con người Việt Nam như: Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người; Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người; Nguyễn Xuân Tiệp (2009), tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học… Những công trình này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với việc giáo dục và đào tạo con người Việt Nam. Tuy nhiên, cả ba công tình trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo như chúng tôi vừa kể trên chủ yếu mới chỉ chú ý đến hưởng của giáo dục Nho giáo với việc giáo dục nhân cách cho con người hoặc xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay chứ chưa chỉ ra những ảnh hưởng rõ nét đến giáo dục nói chung Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là một cơ hội để chúng tôi có thể có những đóng góp mới mẻ khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo đối với giáo dục Việt Nam hiện nay. Mảng thứ ba: Những tài liệu nghiên cứu về giáo dục Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mảng đề tài chúng tôi được tiếp xúc với với những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu giáo dục Việt Nam hiện nay như: Hoàng Chí Bảo (2001), Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cách mạng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường nước ta hiện nay; Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp; Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục - đào tạo; Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI; Phạm Minh Hạc (2003) Về giáo dục… Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng của nền giáo dục của nước ta trong thời gian qua, phân tích một cách cụ thể và thấu đáo những mặt tích cực cũng như những hạn chế của nền giáo dục nước nhà đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm chấn hưng nền giáo dục nước ta, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, nhất là Văn kiện Đảng VI (1986), Văn kiện Đảng X (2006) và Văn kiện Đảng XI (2011) được chúng tôi coi đây là cơ sở của đường lối, chính sách 5 phát triển giáo dục Việt Nam. Những tài liệu trên đã giúp chúng tôi nhận thấy việc phát triển giáo dục nước ta hiện nay cần thiết phải kế thừa tinh hoa trong tưởng giáo dục của nhân loại nói chung và tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng để phát huy những mặt tích cực trong tưởng giáo dục của những bậc tiền bối. Với nguồn tài liệu phong phú đó, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo đối với nền giáo dục nước ta hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi tiếp cận ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo từ yêu cầu cần phải kế thừa những mặt tích cực trong tưởng giáo dục của trường phái này trong việc phát triển giáo dục nước ta hiện nay. Đó là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống về tưởng giáo dục của Nho giáo trong lịch sử và ảnh hưởng củađối với sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. - Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, trình bày một cách có hệ thống những tưởng giáo dục của Nho giáo thông qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế trong tưởng giáo dục của Nho giáo. Hai là, chỉ ra những ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. Ba là, bước đầu đề xuất một số định hướng vận dụng các giá trị tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là: tưởng giáo dục của Nho giáo và thực tiễn vận dụng tưởng giáo dục của Nho giáo trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về lý luận: Luận văn không trình bày toàn bộ nội dung của học thuyết Nho giáo nói chung mà chỉ tập trung làm rõ tưởng giáo dục của trường phái này. Tuy nhiên, trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả không khảo sát tưởng giáo dục của Nho giáo trong suốt tiến trình phát triển mà chỉ đi sâu phân tích những tường giáo dục của Nho giáo sơ kỳ qua tưởng của một số nhà triết học tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Về thực tiễn, luận văn không trình bày ảnh hưởng của tưởng giáo dục Nho giáo với toàn bộ tiến trình giáo dục của Việt Nam trong lịch sử mà chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng 6 của tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới nước ta hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan điểm có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những quan điểm, đường lối cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới làm cơ sở lý luận để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu, Luận văn chủ yếu dựa trên những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời có sự kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát… trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu về tưởng triết học của học phái Nho giáo nói chung và tưởng giáo dục nói riêng cùng những công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục Việt Nam. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Về lý luận, luận văn trình bày một cách có hệ thống những tưởng giáo dục của Nho giáo sơ kỳ, đặc biệt tác giả luận vănsự cố gắng trong việc đưa ra những đánh giá cá nhân về những ưu điểm và hạn chế của tưởng giáo dục của Nho giáo và bước đầu có những lý giải về nguyên nhân cùa những ưu điểm và hạn chế đó. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tạo thêm cơ sở của việc kế thừa những tinh hoa trong tưởng giáo dục của nhân loại nói chung và tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho việc học tập và giảng dạy lịch sử triết học Việt Nam hiện nay và những ai quan tâm đến những vấn đề lịch sử triết học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương với 5 tiết. Chương 1: Bối cảnh và những nội dung tưởng giáo dục của Nho giáo. Chương 2: Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam và những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. 7 Chương 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNGTƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO 1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội xuất hiện tưởng giáo dục của Nho giáo Cũng như nhiều trường phái triết học khác trong lịch sử, tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tưởng giáo dục nói riêng được ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời cổ đại. 1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại khi Nho giáo xuất hiệntưởng triết học của Nho giáo ra đời chủ yếu trong thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc. Đó là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu thời kỳ đang lên của chế độ phong kiến sơ kỳ. Về lịch sử, chế độ chiếm hữu nô lệ của Trung Quốc đã tồn tại và phát triển từ triều đại nhà Hạ, qua nhà Thương đến cuối nhà Tây Chu thì bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng và ngày càng đi tới suy tàn. Những năm đầu của nhà Chu, xã hội vẫn còn có trật tự trên dưới, thứ bậc từ thiên tử cho đến thứ dân. Theo sử sách ghi lại, đây là một thời kỳ yên ổn, xã hội có trật tự và quy tắc. Về kinh tế, thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Việc dùng bò kéo cày đã bắt đầu trở nên phổ biến, góp phần từng bước giải phóng sức lao động của con người. Thời kỳ này cũng có nhiều phát minh mới về công cụ lao động, nhất là kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt, đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Đây là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nhân về ruộng đất. Cuối thời Xuân thu - đầu thời Chiến quốc, thương nghiệp cũng phát triển. Điều đó được đánh dấu bằng sự ra đời của tiền tệ. Về chính trị - xã hội, thời Xuân thu, chế độ tông pháp của nhà Chu không còn được tôn trọng như ban đầu. Mối quan hệ về chính trị - xã hội giữa thiên tửcác nước chư hầu ngày càng trở nên lỏng lẻo. Thời kỳ Xuân thu kéo dài khoảng 242 năm nhưng có đến hơn 480 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Trong thời kỳ này, xã hội Trung Hoa không chỉ xảy ra chiến tranh liên miên giữa các nướctrong mỗi gia đình, cha con, anh em, vợ chồng cũng thường xuyên xảy ra tranh cãi, chia lìa. Tình cảnh đó khiến Khổng Tử gọi là sự băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp. Sự thay đổi lớn lao của lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng tăng, những giá trị đạo đức bị xáo trộn, những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này đã đặt ra một vấn đề cấp bách cho các nhà triết học: Cần phải có những quan điểm mới mẻ về con người và giáo dục con người để giữ gìn đạo lý luân thường của xã hội, để đảm bảo trật tự xã hội. 8 tưởng giáo dục của Nho gia ra đời trong thời kỳ này đáp ứng những yêu cầu, đỏi hỏi bức thiết của lịch sử xã hội. 1.1.2. Nguồn gốc và quá trình xuất hiện những tưởng giáo dục của Nho giáo Sự xuất hiện tưởng giáo dục của trường phái Nho giáo không chỉ được bắt nguồn từ những yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc mà còn được bắt nguồn trực tiếp từ những tiền đề lý luận. Đó là quan điểm về con người và bản tính con người của chính các nhà triết học thuộc trường phái này. Trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại, có rất nhiều triết gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người nhưng có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên đặt vấn đề về bản tính con người. Tư tưởng về tính người của ông được trình bày chủ yếu trong cuốn Luận ngữ. Kế thừa tưởng “tính tương cận” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã phát triển học thuyết tính người của Nho giáo lên một nấc thang mới khiến tên tuổi của ông gắn liền với học thuyết tính thiện. Cũng là một nhà Nho nhưng tưởng về tính người của Tuân Tử lại hoàn toàn khác với Mạnh Tử. Tuân Tử cho rằng bản tính của con người sinh ra đã ác. Điều đó bắt nguồn từ bản năng sinh lý của con người khi sinh ra đã có lòng ham muốn như mắt ham muốn màu sắc, tai thích âm thanh, miệng khoái mùi vị, tai chuộng lợi lộc, da thịt thú khoái lạc. Như vậy, dù đứng trên những quan điểm khác nhau về bản tính của con người nhưng điểm chung mà chúng ta có thể nhìn thấy ba nhà triết học thuộc trường phái Nho gia là theo để giữ được tính thiện, tránh cho con người làm điều ác cần phải thi hành các biện pháp giáo hóa, dưỡng dục. Đó là những tiền đề lý luận trực tiếp cho việc hình thành tưởng giáo dục của Nho giáo. 1.2. Một số nội dung cơ bản trong tưởng giáo dục của Nho giáo Nội dung tưởng giáo dục của trường phái Nho giáo là những quan niệm về giáo dục nói chung, về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của người thầy trong giáo dục. 1.2.1. Về quan niệm giáo dục Các nhà Nho đều quan niệm giáo dục là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đó là những giá trị chuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến. Các nhà Nho mà tiêu biểu là Khổng Tử đã đưa ra những quan niệm rất cụ thể về giáo dục. Giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người nên ai ai cũng có cơ hội được học tập. Giáo dục là công cụ hữu hiệu nhất và là con đường ngắn nhất để đào tạo lớp người cai quản và thống trị xã hội theo hệ tưởng phong kiến. Đó là lớp người quân tử. Thông qua giáo dục, các nhà Nho còn muốn truyền bá hệ tưởng phong kiến của giai cấp thống trị thấm sâu đến mọi tầng lớp trong xã hội (đặc biệt là đối với giai cấp bị trị) và chiếm địa vị độc tôn để đảm bảo ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. 9 1.2.2. Về mục tiêu giáo dục Hầu hết các nhà Nho đều cho rằng mục đích bao trùm của việc giáo dục là nhằm tạo ra những con người thích nghi với điều kiện xã hội và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức trách, bổn phận của mình. Nho giáo đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể của giáo dục như sau: Thứ nhất, giáo dục là để hình thành nhân cách lý tưởng. Thứ hai, giáo dục là để đào tạo ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nước nhà. Thứ ba, giáo dục là để tỏ cái đức sáng, đạt tới chỗ chí thiện. Như vậy, có thể nói mục đích chính của giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, có sự hoàn thiện cả về đạo đức, nhân cách cũng như tri thức, lối sống. Những con người đó chính là trụ cột lý tưởng mà các nhà Nho vẫn kỳ vọng. 1.2.3. Về nội dung giáo dục Tiền đề lịch sử - xã hội cho sự ra đời tưởng giáo dục của Nho giáo là bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc. Đó là giai đoạn lịch sử mà xã hội Trung Quốc cổ đại có nhiều biến động với nhiều sự đảo lộn lớn, nhất là về mặt đạo đức con người. Trước thực trạng đó, các nhà Nho đã chủ trương giáo dục “đạo làm người” cho tất cả mọi người, tức là thông qua giáo dục mà đào tạo ra những con người cần có và phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị, những con người luôn luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo đức. Nếu Khổng Tử chú trọng đến việc giáo dục: nhân, trí, dũng, lễ… thì Tuân Tử - một nhà Nho sống chủ yếu thời kỳ Chiến quốc đã đề cao vai trò của lễ, nhạc trong việc giáo dục con người, trong đó chữ nhân có nội hàm sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản để quy định bản tính của con người và thiết lập mối quan hệ giữa người với người trong gia đình và xã hội. Đây là nội dung sâu sắc, có tác dụng giáo hóa cho con người, giúp con người hướng đến những giá trị tốt đẹp. 1.2.4. Về phương pháp giáo dục Không chỉ đưa ra tưởng về mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các nhà Nho còn đưa ra nhiều quan điểm về phương pháp giáo dục. Các phương pháp ấy được thể hiện cụ thể như sau: Một là, phương pháp biết phân loại học trò. Hai là, phương pháp kết hợp học với hành, học tập với duy. Ba là, phương pháp coi trọng tinh thần tự giác, sự nỗ lực của người học. Bốn là, phương pháp thiết lập các mối quan hệ trong quá trình học, là mối quan hệ giữa những người học, giữa thày và trò, dạy và học. Năm là, phương pháp “ôn cố tri tân” (ôn cũ để biết mới). Sáu là, phương pháp “nêu gương”. Có thể nói, Nho giáo đã đưa ra những phương pháp rất cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho học trò có thể lĩnh hội được tri thức, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nó cũng làm cho những nội dung của tưởng giáo dục trở nên phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với không chỉ người học và còn với cả người thầy và hoạt động giáo dục nói chung. 10 1.2.5. Về vai trò và vị trí của người thầy trong quá trình giáo dục Không chỉ bàn đến mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, chúng tôi nhận thấy các nhà Nho còn bàn đến vai trò của người thầy trong giáo dục. Theo quan điểm của Nho giáo, người thầy là người hướng dẫn cho học trò tự học. Quá trình dạy và học là quá trình trao đổi giữa thầy và trò, giúp cho học trò có kiến thức, chủ động để có thể ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Cũng theo các nhà Nho, người thầy không chỉ có kiến thức cao thâm để dạy học trò mà muốn trò giỏi, người thầy cần phải có cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp để làm gương cho học trò noi theo. Nhân cách của người thầy có sức thuyết phục mạnh mẽ với người học, người học sẽ nhìn vào tấm gương là thầy mà tin rằng những điều thầy giảng dạy chính là chân lý, là những điều đúng đắn, tốt đẹp. Như vậy, theo quan điểm của Nho giáo, người thầy đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Người thầy không chỉ có vai trò định hướng cho học trò mà còn giúp cho học trò có thể bỏ ác, tích thiện, hướng đến những giá trị tốt đẹp của đạo đức, nhân cách. Do đó, có thể nói, để việc giáo dục thật sự có hiệu quả không thể thiếu vai trò của người thầy. 1.3. Một số nhận xét, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong tưởng giáo dục của Nho giáotưởng triết học nói chung và tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng đã từng có một ảnh hưởng to lớn đến đời sống chính trị - xã hội không chỉ của Trung Quốc mà cả với rất nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó đã để lại dấu ấn đậm nét trong đường lối giáo dục của nhiều quốc gia trong suốt thời kỳ lịch sử lâu dài. Sở dĩ có được những dấu ấn đậm nét đó là vì tưởng giáo dục của Nho giáo đã chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý, đã trở thành công cụ hữu hiệu của nhiều triều đại lịch sử trong việc giáo hóa dân chúng để giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, tưởng giáo dục của Nho giáo ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc nên cũng không tránh khỏi những nhược điểm, hạn chế. 1.3.1. Những giá trị tích cực trong tưởng giáo dục của Nho giáotưởng giáo dục của Nho giáo từ quan niệm chung về giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục đều chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Thứ nhất, về quan niệm giáo dục. Các nhà Nho cho rằng giáo dục là một việc làm cần thiết vì mỗi con người dù thiện hay ác đều cần phải được giáo dục. Vì thế, Nho giáo đã chủ trương “hữu giáo vô loại”. Có thể nói đây là chủ trương bình dân hóa trong giáo dục. Quan điểm đó đã vượt qua đẳng cấp, danh phận trong xã hội để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục con người đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Cũng từ quan điểm này, Nho giáo đã phá vỡ đặc quyền của tầng lớp quan lại, quý tộc, làm cho giáo dục mang tính chất phổ cập bình dân. [...]... TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam và sự cần thiết phải vận dụng các giá trị tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay 2.1.1 Khái quát quá trình đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay Quá trình đổi mới Việt Nam khởi xướng từ tháng... tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay Từ việc nghiên cứu tưởng của Nho giáo về giáo dục, chúng tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam Khi nghiên cứu những tài liệu về giáo dục nước ta hiện nay, chúng tôi nhận thấy... việc đổi mới đất nước nói chung, đổi mới giáo dục được coi là một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới Việc đổi mới giáo dục gắn liền với tiến trình đổi mới đất nước và cần phải tiếp tục đổi mới 2.1.2 Sự cần thiết phải vận dụng các giá trị tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay Sự cần thiết cần phải vận. .. sự đầy đủ nhưng được rút ra từ việc kế thừa những giá trị tích cực trong tưởng giáo dục của Nho giáo, đồng thời rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong tưởng giáo dục của trường phái này Với giải pháp này, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏtrong việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong nền giáo dục nước ta hiện nay KẾT LUẬN tưởng giáo dục nói riêng và toàn bộ tưởng triết học của. .. trò trong giáo dục Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất trong những phương pháp giáo dục của Nho giáo 1.3.2 Những hạn chế, nhược điểm trong tưởng của Nho giáo Bên cạnh những điểm tiến bộ, tích cực; tưởng giáo dục của Nho giáo cũng không tránh khỏi một số điểm hạn chế, mâu thuẫn Điều đó được thể hiện trong quan niệm của các nhà Nho về giáo dục nói chung, về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. .. được khắc phục nếu biết kế thừa những ưu điểm trong tưởng giáo dục của Nho giáo về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục; đồng thời rút kinh nghiệm từ những hạn chế trong tưởng giáo dục của trường phái này Do đó, sự cần thiết phải kế thừa những giá trị trong tưởng giáo dục của Nho giáo theo chúng tôi cần được hiểu từ hai góc độ: kế thừa những giá trị tích cực và rút kinh nghiệm từ những tiêu... đức xã hội bị rối ren Với cách là một bộ phận quan trọng của tưởng triết học, tưởng giáo dục của Nho giáo ra đời đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội - cần phải có một hệ tưởng, một nội dung và phương pháp giáo dục đúng đắn để duy trì trật tự xã hội Vì vậy, tưởng giáo dục của Nho giáo đã nhanh chóng trở thành hệ tưởng của giai cấp thống trị, đồng thời cũng trở thành động lực để rất... phát triển giáo dục nước ta hiện nay không chỉ là bám sát thực tiễn phát triển giáo dục trong nước để đưa ra những đường lối, chính sách hợp lý mà cần phải biết kế thừa những tinh hoa trong tưởng nhân loại về giáo dục Một trong những tinh hoa không thể không kể đến chính là tưởng của Nho giáo về giáo dục Bên cạnh đó, nước ta cũng cần học hỏi kinh nghiệp phát triển giáo dục của một số nước châu... nay Sự cần thiết cần phải vận dụng các giá trị trong tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay theo chúng tôi cần phải được xét cả trên bình diện lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, tưởng giáo dục của Nho giáo tuy ra đời từ rất lâu , không tránh khỏi những hạn chế, mâu thuẫn do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội của Trung Hoa cổ đại chi phối... tầng lớp, giai cấp trong xã hội tham gia học tập, không ngừng hoàn thiện nhân cách lý ng để hướng đến điều thiện, hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp Mặc dù đã ra đời cách đây mấy ngàn năm lịch sử nhưng tưởng giáo dục của Nho giáo đã có nhiều điểm tích cực, tiến bộ kể cả về quan niệm giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục, mục đích giáo dục Nho giáo đã quan niệm giáo dục là cần thiết đối . Những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo Tư tưởng giáo dục của Nho giáo từ quan niệm chung về giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo. 1 Vận dụng các giá trị trong tư tưởng về giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay Đặng Hồng Hà

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan