Đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

26 762 1
Đảng bộ tỉnh cao bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010 Hoàng Thị Ngọc Hà Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS. TS Đỗ Ngọc Ninh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010. Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn tỉnh. Keywords. Đảng Cộng sản Việt Nam; Cao bằng; Đường lối lãnh đạo; Xóa đói giảm nghèo Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang đứng trước thời khắc trọng đại của lịch sử là đang tiến vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh rực rỡ nhưng cũng xuất hiện không ít những vấn đề gay gắt, mang tính toàn cầu. Một trong những vấn đề đó là đói nghèo. Nó tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các chế độ xã hội, của mỗi quốc gia, dân tộc. Cuộc chiến chống đói, nghèo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế đang là xu hướng chủ đạo, chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Một số quốc gia, tổ chức quốc tế đã tổ chức các diễn đàn quốc tế và các hoạt động chống đói, nghèo. Coi đó là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chương trình hoạt động của mình. Ở nước ta, công tác xóa đói, giảm nghèo được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành một nội dung quan trọng của chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể. Công tác này được bắt đầu từ khi xuất hiện xu hướng phân hóa giàu, nghèo trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện công tác xóa đói, 2 giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và được thế giới biết đến. Đó là nhờ từ rất sớm (từ năm 1991), vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phong trào xóa đói giảm nghèo sâu rộng trong cả nước. Theo tổng kết của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế, xã hội của mình so với những nước có cùng mức GDP, Việt Nam đã sử dụng những nguồn lực có được một cách hiệu quả vào việc nâng cao mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ, bình đẳng giới…Điều này nói lên những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Báo cáo Chính trị Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức…đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kế hoạch là 10%)[27, tr.157]. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) xuống còn 9,45%). Có được những thành công này là nhờ sự nỗ lực của toàn dân trong đó phải kể tới nhân tố quan trọng hàng đầu là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam với chiến lược phát triển kinh tế gắn với tiến bộcông bằng xã hội; đó là sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và sự nỗ lực của các tỉnh thành trong cả nước. Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, có tới 95% đồng bào là dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ đói, nghèo cao (gần 47,82%, trong đó vùng đặc biệt khó khăn còn tới trên 70%, có xã trên 90%, ở các vùng dân tộc thiểu số còn trên 80% đói nghèo, năm 2006), đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 602 USD/người/năm (vào năm 2010). Cao Bằng hiện vẫn đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân, Cao Bằng đã đạt được những thành tựu lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 47,82% đã giảm xuống còn 3 23% vào năm 2010. Tuy nhiên, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, những nguồn lực sẵn có chưa phát huy hết hiệu quả nên thành tựu đạt được còn khá khiêm tốn so với khả năng hiện có của tỉnh. Để lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong những năm tới đạt kết quả cao hơn, vấn đề quan trọng hàng đầu cần thực hiện tốt là tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm để công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đạt kết quả cao hơn. Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó, tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đói, nghèoxóa đói, giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta hiện nay, đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp. Kết quả nghiên cứu của các công trình, các nhà khoa học đã được đăng tải trong các sách, tạp chí và trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sau đây là các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài: - “Xóa đói giảm nghèo” của Bộ Lao động – Thương binh xã hội (1993). - “Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hằng (NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 1997) - “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Viêt Nam” chủ biên GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng (NXB chính trị quốc gia Hà nội - 1999); - “Đói nghèo ở Việt Nam” chủ biên: Chu Tiến Quang (NXB Nông nghiệp Hà nội - 2001); - “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo” của Lê Quyết (NXB lao động, Hà nội - 2002); - “Đánh giá chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình 135” của Bộ LĐ- TB & XH và UNDP - 2004. - “Tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” (Tạp chí Lao động và Xã hội, 2004, số 240 – 241 – 242). - “Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” (Tạp chí Lao động và Xã hội, 2005, số 272). - “Đói nghèo và tách biệt xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2006, số 3). 4 - “Giải pháp tài chính cho chống đói nghèo một cách bền vững” (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2006, số 1). - “Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với sự phân hóa xã hội ở nước ta” của Trần Văn Phong (Tạp chí Lý luận chính trị, 2006, số 4). - “Đảng bộ tỉnh Kon tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Như Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007). - “Hoàn thiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” (Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Nguyễn Thị Hoa, 2009). - “Các huyện ủy ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Trịnh sơn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010)… Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010 (từ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XV đến kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XVI). 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Luận văn làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng quán triệt chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào việc lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèoTỉnh từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn cách mạng tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010. 5 - Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn của tỉnh. - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo. 5.2. Nguồn tài liệu Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng nguồn liệu chủ yếu là các tác phẩm kinh điển, Hồ Chí Minh toàn tập, các Văn kiện, Nghị quyết Đảng Cộng sản Vịêt Nam liên quan đến đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Các văn kiện, Nghị quyết, Báo cáo của Đảng bộ Cao Bằng trong thời kỳ 2001 - 2010. Các Báo cáo tổng kết Chương trình xóa đói, giảm nghèo qua các năm của các Ban, ngành và Sở Lao động Thương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng và một số bài viết về Cao Bằng. Đây là nguồn liệu cơ bản để thực hiện đề tài và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại Trung tâm Lưu trữ của Tỉnh ủy Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Sở Lao động Thương binh - xã hội tỉnh Cao Bằng, Thư viện tỉnh Cao Bằng 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn. 6 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng những năm 20012010. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là nguồn liệu tham khảo để công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh đạt kết quả lớn hơn trong những năm tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm: 3 chương, 8 tiết. Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằngcông tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh trước năm 2001 1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng *Điều kiện tự nhiên Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, phía Đông Bắc của Tổ Quốc. Do hạn chế về điều kiện giao thông nên việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh, các vùng trong cả nuớc còn nhiều khó khăn. Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao thể hiện bốn mùa trong năm. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và những nguồn tài nguyên sẵn có, Cao Bằng có những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tạo những thuận lợi nhất định trong công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. *Điều kiện kinh tế - xã hội Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sản xuất công nghiệp có buớc tăng trưởng khá; dịch vụ phát triển; sản xuất nông, lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, Cao Bằng cũng còn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là sự chênh lệch trong mức sống của các bộ phận dân cư còn rất lớn. 7 1.1.2. Công tác xóa đói, giảm nghèotỉnh Cao Bằng trước năm 2001 Nhận thức rõ thực trạng đói nghèo của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 1996 - 2000 đã xác định xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn (1996 - 2000) và trong quá trình thực hiện đã triển khai việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn huyện, xã. Kết quả sau 5 năm thực hiện, đời sống của những vùng nghèo, hộ nghèo đựoc cải thiện, bớt khó khăn hơn, hạ tầng cơ sở các vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư, đổi mới đáng kể. Đồng bào đã có nhận thức bước đầu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, về sản xuất hàng hóa để vươn lên thoát đói nghèo. Sự điều hành của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền và vai trò của các tổ chức đoàn thể có sự đổi mới. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo của tỉnh còn rất gay gắt, số hộ phát sinh nghèo mới còn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các nhóm dân cư chưa được thu hẹp, tiến độ xóa đói giảm nghèo chuyển biến chậm, kết quả đạt được chưa bền vững, còn nhiều yếu tố có khả năng dẫn đến đói nghèo. 1.2. Chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 Đảng và Nhà nuớc ta luôn quan tâm đặc biệt đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trong cả nuớc. Điều đó được thể hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc. 1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về xóa đói, giảm nghèo từ 2001 đến 2005 1.3.1. Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo Dưới ánh sáng đường lối của Đảng nói chung và chính sách xóa đói, giảm nghèo nói riêng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XV (2001 - 2005) đã nhấn mạnh: “Trong những năm tới cần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh đặc thù của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội tập trung mọi nguồn lực đầu 8 cho phát triển. Cải thiện một buớc vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nơi vùng sâu, vùng xa. Tập trung tốt các mục tiêu đề ra nhất là chuơng trình xóa đói giảm nghèo xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 01/01/2001 về Chuơng trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005, trong đó nêu những vấn đề quan trọng cần thực hiện như: mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, các giải pháp và tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng luôn xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những công tác cơ bản của mình. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ tỉnh cũng như các Sở, Ban, Ngành đã không ngừng tổng kết thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, từng bước nâng cao nhận thức về vấn đề xóa đói, giảm nghèo. 1.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo Một là, tổ chức huy động mọi nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2001 - 2005, Cao Bằng có tới 138/189 xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu cả về điện, đường, trường, trạm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đã chỉ rõ: Thu hút mọi nguồn vốn đầu cho phát triển. Chú trọng đầu xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, nuớc sinh hoạt Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tỉnh đã huy động tập trung mọi nguồn lực cho việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trong 5 năm (2001 - 2001), Tỉnh đã huy động được trên 1.343 tỷ đồng để đầu hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, xã nghèo có vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, từng bước giải quyết khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần trên tất cả các lĩnh vực. Đến cuối năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 25% đầu năm 2001 xuống còn 9,43%. Bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn, biên giới đã có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững. Hai là, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách và dự án xóa đói, giảm nghèo. 9 Các chương trình 135; chính sách 134; dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Ba là, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo. Đảng bộ tỉnh đã triển khai chỉ đạo thực hiện các chinh sách hỗ trợ trên nhiều phương diện như: hỗ trợ về y tế, về giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội qua đó giải quyết được những vấn đề thiết yếu, giúp người nghèo ổn định cuộc sống, có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Bốn là, tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động; đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo và tăng cường cán bộ cho xã đặc biệt khó khăn. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thức rõ để công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai toàn diện và đạt hiệu quả cao nhất, một trong những nhiệm vụ quan trọng là cần tạo ra được công ăn việc làm cho người nghèo. Mặt khác, Tỉnh cũng rất chú trọng công tác đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo. Năm là, phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Tỉnh ủy và các cơ quan hữu quan tỉnh Cao Bằng rất chú trọng việc phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo. 1.3.3. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005 Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã, sự phối hợp của Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chương trình xóa đói, giảm nghèo đã đi vào cuộc sống và được triển khai một cách sâu rộng. Cán bộ, đảng viên cùng nhân dân đã sớm nâng cao nhận thứuc về chương trình xóa đói, giảm nghèo và coi đó như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và các cơ quan hữu quan, công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức to lớn. Tỷ lệ nghèo đầu năm 2001 đã giảm xuống còn 21,6% vào cuối năm (giảm 3,4%) tương ứng với 3.590 hộ nghèo với 17.950 nhân khẩu thoát nghèođến cuối 2005 tỷ lệ nghèo chung của tỉnh chỉ còn 9,43% theo tiêu chí cũ. 10 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng phấn khởi, tự hào, việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 vẫn còn một số thiếu sót cần khắc phục. Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 2.1. Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2010 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và khẳng định tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước. Trong đó, nhấn mạnh: “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia xóa đói, giảm nghèo”. Các chủ trương, chính sách về xáo đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này cho thấy Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác xóa đói, giảm nghèo trong hoạt động của mình. Điều đó phản ánh nhận thức sâu sắc của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của công tác này trong phát triển kinh tế - xã hội. [...]... những năm tới sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trong công tác xóa đói, giảm nghèo Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo Vấn đề cán bộ luôn là vấn đề quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của công việc Trong công tác xóa đói, giảm nghèo của Cao Bằng, Đảng bộ tỉnh đã rất chú trọng công tác đòa tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm. .. hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XIV (1996 - 2000) 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XV (2001 - 2005) 12 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI (2006 - 2010) 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2010) , Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVII (2011... để thực hiện xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả ổn định, bền vững Đảng bộ Tỉnh lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo (2001 - 2010) đã giành được những thành tựu to lớn về mặt duy lý luận và trong thực tiễn Song, bên cạnh đó, việc lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh trong 10 năm qua vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm Đáng chú ý là hạn chế trong nhận thức và năng lực lãnh đạo của một...2.2 Chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng 2.2.1 Chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI (18/12/2005 - 21/12/2005) tiếp tục đề ra các mục tiêu chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn mới: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn mới); tỷ lệ lao động... tiêu xóa đói, giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khác cũng hướng vào mục tiêu đó Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trước hết là Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã coi trọng tổng kết thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh khác 16 Chương trình xóa đói, giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo. .. giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo; phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và bền vững Năm kinh nghiệm nêu trên là những vấn đề có tính khái quát từ thực tiễn, có giá trị về mặt lý luận Những kinh nghiệm đó không những chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo (2001 - 2010) đạt được... kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 41 Tỉnh Ủy Cao Bằng (05 - 10 - 2001) , Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XV về Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 42 Tỉnh ủy Cao Bằng (số 18 - Ctr/TU ngày 15 - 11 - 2001) , “Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng về việc thực hiện Nghị quyết... 2006 - 2010 cho tỉnh Cao Bằng 57 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định 134 25 58 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 59 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo. .. hết là sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng bộ Cao Bằng và các cấp ủy đảng Chương trình xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tự xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là lãnh đạo, chỉ đạo thực... các hộ nghèo, gặp rủi ro do thiên tai bão lụt Thứ ba, thực hiện dự án đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo và dạy nghề cho người lao động, giải quyết công ăn việc làm và nhân rộng mô hình giảm nghèo: 13 - Đảng bộ tỉnh Cao Bằng rất chú trọng công tác tập huấn cán bộ xóa đói, giảm nghèo Hàng nghìn lớp tập huấn đã được triển khai Tạo ra được một đội ngũ cán bộ làm công tác này, đặc biệt là cán bộ cơ . lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010 (từ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XV đến. dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo. 1.3.3. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005 Dưới sự lãnh đạo của các

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan