Xây dựng các bản đồ số về kinh tế xã hội huyện đăk mil tỉnh đắk nông

24 1.5K 1
Xây dựng các bản đồ số về kinh tế   xã hội huyện đăk mil   tỉnh đắk nông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đăk Mil - Tỉnh Đắk Nông Lê Thị Mai Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Địa lý Luận văn Thạc sĩ ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý; Mã số: 60 44 76 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nhữ Thị Xuân Năm bảo vệ: 2011 Abstracts. Trình bày cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Thu thập tư liệu bản đồ, số liệu thống kê phục vụ xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội khu vực thành lập bản đồ. Thành lập một số bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Keywords. Bản đồ số; Vẽ bản đồ; Đắk Nông Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong tổ chức quản lý lãnh đạo hiện nay ở nước ta Uỷ ban nhân dân huyện quản lý tất cả các phân hệ ngành kinh tế trong huyện. Mỗi phân hệ ngành kinh tế trong huyện chịu sự chỉ đạo quản lý của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, giám sát chuyên môn nghiệp vụ ngành theo các Sở tương ứng. Hoạt động quản lý Nhà nước trong các phân hệ ngành trong huyện có những đặc thù riêng đồng thời có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Chẳng hạn như phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên, Thuỷ lợi, Giao thông có nhiều tác nghiệp chuyên môn quan hệ với nhau. Trong hoạt động quản lý xây dựng và phát triển, các quyết định lãnh đạo một phân hệ ngành nào thì không chỉ cần các thông tin của phân hệ ngành đó mà còn cần nhiều các thông tin của các phân hệ liên quan. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyệncác phòng chức năng rất cần thông tin vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính chuyên ngành giúp cho việc tra cứu, phân tích, báo cáo trợ giúp cho các quyết định của mình. Hiện nay, các tài liệu về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - hội trên địa bàn huyện Đắk Mil còn tản mạn chưa tập trung, còn phân tán ở nhiều cơ quan ban ngành và chưa có tính tổng hợp, khái quát, một số vẫn chưa được khảo sát. Về nội dung, phương pháp và thời gian thành lập từng loại tài liệu cũng khác nhau nên hạn chế đến việc tham khảo, nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng của huyện. Để đáp ứng cho công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, phục vụ định hướng chung cho sự phát triển kinh tế - hội và trợ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, đô thị, tài nguyên môi trường cùng nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, y tế, du lịch, giáo dục cần phải xây dựng một mô hình hệ thống thông tin đầy đủ về kinh tế - xã hội của huyện. Các bản đồ về kinh tế - hội huyện Đắk Mil dạng số, được xây dựng theo công nghệ GIS chính là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của hiện tại và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của huyện như đã phân tích ở trên. Vì vậy đề tài “Xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” được lựa chọn để nghiên cứu. Việc xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil sẽ mang lại những tác dụng và ý nghĩa sau: - Là tài liệu tra cứu tổng quát cho các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành trong huyện. - Là các tài liệu chuyên môn cho các hoạt động tác nghiệp các phân hệ ngành - Là tài liệu trợ giúp cho công tác quản lý, qui hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế. - Là tài liệu cho tra cứu phổ thông, kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - Là tài liệu tham khảo trong giáo dục, đào tạo tại địa phương và nâng cao nhận thức về quê hương - Là tài liệu giới thiệu với toàn tỉnh, cả nước và thế giới về huyện Đắk Mil con người và các hoạt động kinh tế - hội. - Bản đồ được thành lập dưới dạng số cho phép sử dụng và cập nhật thuận tiện dễ dàng. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xác lập cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội, có khả năng cập nhật thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung của luận văn giới hạn trong nghiên cứu xây dựng một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Lãnh thổ thành lập bản đồ: huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 4. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện. - Tổng quan các công trình xây dựng bản đồ kinh tế - hội ở Việt Nam - Thu thập tư liệu bản đồ, số liệu thống kê phục vụ xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội khu vực thành lập bản đồ. - Xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Một số ứng dựng khi sử dụng bản đồ số. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm tổng hợp: Là quan điểm truyền thống để nghiên cứu các vấn đề về khoa học địa lý. Nội dung của các bản đồ số về kinh tế - hội huyện cũng được nghiên cứu tổng thể trong các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - hội của khu vực. Hệ thống các bản đồ này được xây dựng dựa trên mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - hội để tìm ra cách khai thác triệt để và có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội cần tập hợp tất cả các dữ liệu, các chỉ tiêu, chỉ số riêng lẻ của từng ngành kinh tế, mỗi mặt của đời sống hội (dân cư và các thành phần, mối quan hệ của nó). Kết quả là tổng hợp lại thành các chỉ tiêu chung, đặc trưng cho toàn bộ nền kinh tế - hội, từ đó rút ra các kết luận cụ thể. Quan điểm hệ thống: Lý thuyết hệ thống đã phát triển mạnh mẽ, thâm nhập hầu hết các lĩnh vực khoa học. Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở thành một trong những cơ sở lý luận cơ bản trong quá trình phát triển nghiên cứu. Quan điểm hệ thống được áp dụng trong phân loại, tổng quát hoá, trình tự xây dựng bản đồ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là: + Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp truyền thống giúp cho việc đối chiếu thông tin mới thu thập, kiểm tra kết quả nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu tại đơn vị sản xuất bản đồhuyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông với các nội dung sau: - Thu thập tất cả các tài liệu bản đồ của lãnh thổ thành lập bản đồ. - Thu thập tất cả các số liệu chuyên môn để xây dựng bản đồ số. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập, nghiên cứu, tìm hiểu về dữ liệu địa lý, thông tin địa lý, phần mềm hỗ trợ cho phát triển các ứng dụng hệ thông tin địa lý, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp, chuẩn thông tin địa lý (ISO/TC211), một số sản phẩm đã có và trao đổi, học hỏi tham khảo các chuyên gia giúp cho việc phân tích thiết kế nội dung, cấu trúc dữ liệu đảm bảo những nguyên tắc chung và hướng theo các chuẩn cần thiết. + Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý Phương pháp bản đồ là phương pháp xây dựng các bản đồcác sản phẩm của đề tài. Công việc chuẩn bị bản đồ cho nghiên cứu xây dựng các bản đồ số bắt đầu từ việc thu thập, biên tập hay xây dựng các bản đồ chuyên đề, xây dựng hệ thống thông tin thuộc tính đính kèm với từng đối tượng. Phương pháp bản đồ là phương pháp duy nhất để thể hiện sự phân bố không gian lãnh thổ mà từ đó tác giả thành lập nên các bản đồ nền, bản đồ chuyên đề. Ngày nay nhờ có ứng dụng công nghệ tin học, phương pháp bản đồ truyền thống còn được hỗ trợ bởi hệ thông tin địa lý, nhất là trong phân tích và biến đổi thông tin, phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài toán địa lý và thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp. + Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm với dữ liệu thực tế, xây dựng một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế hội để làm sáng tỏ quy trình lý thuyết đề ra. 6. Các kết quả đạt đƣợc của luận văn Xác lập được cơ sở khoa học thiết kế và thành lập các bản đồ số về kinh tế - hội. Đã thiết kế nội dung cho các bản đồ kinh tế - hội trong đó đã xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - hội cho huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xác lập cơ sở lý luận thành lập bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện. - Ý nghĩa thực tiễn: Các bản đồ số kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là tài liệu trực quan cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn của các phân hệ ngành của địa phương. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil. Chương II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông Chương III. Thành lập một số bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Bản đồ, bản đồ chuyên đề - Bản đồ là mô hình về hiện thực địa lý, không gian của lãnh thổ, tích hợp các thông tin đa dạng về nội dung theo lãnh thổ. Là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ sở toán học nhất định, sử dụng hệ thống kí hiệu để biểu diễn nội dung một cách chọn lọc, khái quát. Bản đồ chuyên đề là những bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một yếu tố (hoặc một số yếu tố) trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát, ví dụ: thực vật, đường sá hay dân cư…Các bản đồ chuyên đề phản ánh hiện tượng tự nhiên hoặc hội rất đa dạng như: khí hậu, mật độ dân cư, kết cấu lớp vỏ trái đất, phân vùng kinh tế 1.1.2. Bản đồ số - Theo A.M. Berliant: “Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên môn, được thể hiện ở dạng số đối với toạ độ mặt bằng (x,y), độ cao và các số liệu thuộc tính được mã hoá. Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ thống ký hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hoá và các yêu cầu về độ chính xác”. + Cho khả năng giao tiếp trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng với thông tin bản đồ. + Có khả năng chứa đựng thông tin rất phong phú và chi tiết nhưng không hề ảnh hưởng đến sự hiển thị và các phương pháp sử dụng bản đồ, do đặc điểm tổ chức theo các lớp thông tin, do khả năng của các thiết bị tin học ngày càng tinh xảo. + Bản đồ sốtính chuẩn hoá cao - chuẩn hoá về: dữ liệu, tổ chức dữ liệu, thể hiện dữ liệu (thể hiện đối tượng bản đồ). + Dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa, hoặc có thể thay đổi về thiết kế, trình bày, ký hiệu; do đó thông tin của bản đồ luôn luôn mới hoặc theo ý muốn của người quản lý, người sử dụng, trong khi đó các thông tin cũ vẫn được bảo lưu. + Được bảo mật theo các mức độ khác nhau. 1.1.3. Công nghệ số trong xây dựng bản đồ số về kinh tế - hội - Phần cứng - Phần mềm:gồm phần mềm hệ thống (DOS, windows, OSL, Mac ) và phần mềm ứng dụng GIS (Mapinfo, ArcGis ), phần mềm dùng để biên tập bản đồ (Microstation) 1.2. Những vấn đề kinh tế - hội của một đơn vị lãnh thổ Kinh tế - hội là khái niệm nói về các hoạt động sản xuất, dịch vụ và mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần. Kinh tế - hội là lĩnh vực rất rộng lớn, là đối tượng và nội dung nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. 1.2.1. Dân cư Dân cư với tư cách là lực lượng lao động, vừa là thị trường tiêu thụ của quá trình sản xuất hội. Dân cư cùng với sự đa dạng về quần cư cùng hàng loạt các khía cạnh văn hoá, hội của nó như chủng tộc – dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chất lượng cuộc sống là nhân tố không thể thiểu khi nghiên cứu đặc điểm kinh tế - hội của một lãnh thổ. Khi nghiên cứu về dân cư thường nghiên cứu về quy mô dân số, phân bố dân cư, gia tăng dân số (gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học xuất nhập cư) Một đặc trưng biểu thị chất lượng dân số có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số là cơ cấu dân số.Các loại cơ cấu dân số chủ yếu được sử dụng nhiều trong dân số học là cơ cấu sinh học, cơ cấu hội và cơ cấu dân tộc. 1.2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế - hội Trong các nguồn lực thì nguồn lực lao động có ý nghĩa đặc biệt. Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quyết định của lao động đối với việc phát triển kinh tế - hội. - Nguồn lực khoa học công nghệ - Nguồn lực tài chính - Nhóm nguồn lực chính trị hội 1.2.3. Cơ cấu nền kinh tế Quan niệm về cơ cấu kinh tế Cơ cấu là một phạm trù triết học thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống nhất định. Các loại cơ cấu kinh tế Có nhiều loại cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Dưới góc độ vật chất, kỹ thuật có cơ cấu ngành (lĩnh vực), cơ cấu theo quy mô trình độ - công nghệ, cơ cấu lãnh thổ. Còn dưới góc độ kinh tế - hội có cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa, tiền tệ. 1.3. Đặc điểm xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội 1.3.1. Bản đồ số kinh tế - hội Các bản đồ kinh tế - hội có nhiệm vụ biểu hiện sự phân bố, những đặc điểm sản xuất, đời sống, sự phát triển và hoạt động của từng lĩnh vực kinh tế - hội và toàn bộ nền sản xuất hội lãnh thổ. 1.3.2. Yêu cầu của các bản đồ số về kinh tế - hội Để đảm bảo việc phản ánh những đặc trưng của các hiện tượng kinh tế - hội, việc thành lập các bản đồ kinh tế - hội cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 1. Phản ánh được tính chất cùng thời gian đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng. 2. Tài liệu sử dụng để thành lập bản đồ phải bảo đảm sự thống nhất và đầy đủ đối với toàn bộ lãnh thổ được biểu hiện trên bản đồ. 3. Phương pháp biểu hiện bản đồ phải gần gũi nhất với đặc tính địa lý của các đối tượng, hiện tượng. 4. Bố cục bản đồ phải chặt chẽ, khoa học. 1.3.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ số về kinh tế - hội Kinh tế - hội là những yếu tố động và thuộc phạm trù hội. Sự nhận xét, đánh giá chúng có thể theo những góc độ khác nhau, vì thế trên những nguyên tắc chung thành lập bản đồ, việc xây dựng bản đồ số kinh tế - hội cần phải đặc biệt chú ý đến những nguyên tắc sau: Mục đích của bản đồ phải được xác định cụ thể, rõ ràng. Các bản đồ kinh tế - hội được thành lập trên cơ sở các thành tựu hiện đại của khoa học kĩ thuật về nội dung cũng như hình thức, theo những nguồn tài liệu chính xác và hiện đại. Các đối tượng trên mỗi bản đồ phải được phân loại một cách khoa học, đúng đắn về phương pháp, liên tục về hệ thống và thống nhất về nguyên tắc phân loại. Các đối tượng trên bản đồ phải bảo đảm tính chính xác địa lý. Khi xây dựng dữ liệu số bản đồ kinh tế - hội phải căn cứ vào các yêu cầu và nguyên tắc trên tuy nhiên vẫn có thể xử lý một cách linh hoạt và từng bản đồ chuyên đề cụ thể 1.3.4. Xử lý số liệu thống kê, xây dựng và tổng quát hóa các chỉ tiêu định lượng Trong thành lập bản đồ số về kinh tế - hội, số liệu chủ yếu là thống kê. Do vậy khi thành lập thường phải xử lý số liệu. (xây dựng các thang nền đồ giải, quy mô ký hiêu) 1.3.5. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ Có 10 phương pháp dùng để thể hiện nội dung các bản đồ. Đó là những phương pháp sau: 1. Phương pháp nền đồ giải; 2. Phương pháp biểu đồ bản đồ; 3. Phương pháp chấm điểm; 4. Phương pháp kí hiệu tuyến; 5. Phương pháp kí hiệu; 6. Phương pháp nền chất lượng; 7. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động 8. Phương pháp đường đẳng trị 9. Phương pháp biểu đồ định vị 10. Phương pháp vùng phân bố Không phải bất cứ bản đồ nào cũng áp dụng tất cả các phương pháp trên, vì vậy trước khi sử dụng các phương pháp để biểu thị nội dung bản đồ phục vụ cho đề tài chúng ta phải nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng và phương pháp thể hiện để sử dụng phương pháp thể hiện sao cho hợp lý, khoa học. 1.4. Khái quát các công trình liên quan đến đề tài 1.4.1. Tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình xây dựng bản dồ kinh tế - xã Để có thêm những kiến thức khi thiết kế các bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện, đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số tập atlas đã xuất bản ở Việt Nam, và đi vào phân tích, đánh giá nhóm bản đồ kinh tế - hội. Atlas quốc gia Việt Nam Tập bản đồ Kinh tế - hội Việt Nam Atlas Nông nghiệp Việt Nam Tập bản đồ hành chính Việt Nam Atlas Hà Nội Tập bản đồ dân số – gia đình – trẻ em Tập bản đồ đường phố Hà Nội Atlas tỉnh Bắc Ninh Atlas tỉnh Phú Thọ Atlas Đồng Nai Atlas tỉnh Đắk Nông Kết luận: Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập các bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện Nội dung của các trang bản đồ về dân cư, kinh tế - văn hóa - hội trong các atlas được phân tích ở trên sẽ là tài liệu tham khảo tốt khi xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện. 1.4.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng đề tài trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông Hệ thống bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông Hệ thống bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đắk Nông Atlas tỉnh Đăk Nông thành lập năm 2007 .Nội dung hành chính của huyện Đắk Mil đã được thể hiện trong atlas này. Tuy nhiên đây là một atlas cấp tỉnh, nên khi thể hiện các chuyên đề chưa thể hiện đầy đủ sâu sắc có nội dung về kinh tế văn hóa hội của huyện.Có thể khẳng định ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đăk Nông chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào về việc xây dựng dữ liệu bản đồ số kinh tế - hội. Qua tình hình thực tế như trên, có thể khẳng định hướng đi của đề tài là cần thiết. CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Đắk Mil nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Nông, , phía Bắc giáp huyện Cư Jút, phía Đông giáp với huyện Krông Nô, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp với huyện Đắk Song. Đắk Mil có 10 đơn vị hành chính: Thị trấn huyện lỵ Đắk Mil và 9 xã: Đắk Lao, Đắk R’La, Đắk Gằn, Đức Mạnh, Đắk N’Drot, Long Sơn, Đắk Sắk, Thuận An và Đức Minh với tổng diện tích tự nhiên 682,99 km 2 . Huyện Đắk Mil không những là điểm nối giữa các huyện trong tỉnh Đắk Nông mà còn là điểm giao lưu kinh tế - văn hóa của các tỉnh vùng Tây Nguyên và đóng vai trò cầu nối giao thương với nước bạn láng giềng Campuchia. Điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Đắk Mil rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và du lịch. 2.1.2. Khí hậu, thời tiết Đắk Mil nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Đắk Lắk và Đắk Nông, khí hậu huyện mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm.Với điều kiện khí hậu nói trên cho phép thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi vùng nhiệt đới có giá trị cao. 2.1.3 Địa hình – thổ nhưỡng Địa hình Địa hình huyện Đắk Milđộ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, vùng phía bắc huyện cao từ 400 – 600 m và phía nam từ 700 – 900 m, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp với 2 dạng chính: địa hình dốc lượn sóng nhẹ và địa hình dốc chia cắt mạnh Thổ nhưỡng Đắk Milhuyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ (phần lớn là đất bazan) thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới 2.1.4. Thủy văn Hệ thống nước mặt của Đắk Mil khá phong phú, mật độ sông ngòi bình quân 0,35 – 0,4 km/km 2 . Huyện Đắk Mil là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Sêrêpốk. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều 2.1.5. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản ở Đắk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, có các loại khoáng sản chính: Đá xây dựng; Mỏ Bô xit;Đá bán quý Topaz 2.1.6. Tài nguyên rừng, tài nguyên cảnh quan sinh thái Đắk Mil là nơi hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại rừng: rừng nửa rụng lá và rừng khộp.Trên địa bàn huyện Đắk Mil một số hồ như hồ Tây, hồ Núi Lửa, hồ Đắk Sắk với diện tích bề mặt lớn giữ nước quanh năm. Nơi đây cũng là vùng dân tộc bản địa có tiềm năng về du lịch nhân văn và du lịch sinh thái. 2.2. Đặc điểm hội và nhân văn 2.2.1. Dân số và thành phần dân tộc Năm 2007, dân số huyện Đắk Mil là 87356 người, mật độ dân số trung bình 125 người/km 2 , so với các huyện trong tỉnh Đắk Nông thì Đắk Mil có mật độ dân số khá cao. Thành phần dân tộc của huyện khá đa dạng: có tới 19 dân tộc anh em, người Kinh chiếm tỷ trọng lớn, còn lại là các dân tộc thiểu số tại chỗ gồm dân tộc M’nông (8,6%), dân tộc Ê đê và Mạ. 2.2.2. Lao động - nguồn nhân lực Năm 2007 nguồn lao động có 47490 người chiếm 56,21% dân số trong đó số lao động. Về cơ cấu lao động: Trong tổng số 47490 người, hiện có 39927 người lao động trong các ngành kinh tế, trong đó lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là cao nhất: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông - lâm nghiệp, tăng lao động thương mại - dịch vụ và lao động công nghiệp - xây dựng. Về chất lượng lao động có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ lệ lao động thương mại - dịch vụ và lao động công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ lệ lao động nông – lâm nghiệp. 2.2.3. Tài nguyên nhân văn Tài nguyên văn hoá dân tộc Huyện Đắk Mil ngày nay là vùng sinh sống của dân tộc M’Nông, là một dân tộc thiểu số đặc trưng của vùng Tây Nguyên với truyền thống sản xuất, và sinh hoạt mang tính văn hoá hết sức đặc sắc: Những lễ hội văn hoá dân gian như đâm trâu, mừng nhà mới, lễ mừng mùa, lễ bỏ mả, những món ăn ẩm thực: cơm lam, rượu cần. Những điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc(cồng, chiêng) và kiến trúc cổ truyền nhà sàn, nhà rông, nhà dài sống chung nhiều thế hệ. 2.2.4. Giáo dục - đào tạo Giáo dục của huyện Đắk Mil không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng: năm học 2007 - 2008 cả huyện có 48 trường: 14 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 1 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 3 trường phổ thông trung học và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên Số lượng học sinh trong các cấp học ngày càng tăng mạnh. 2.2.5.Y tế Y tế của huyện Đắk Mil ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì thường xuyên và ngày càng có hiệu quả: mạng lưới y tế được mở rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bệnh viện tuyến huyện được nâng cấp từ 50 giường lên 70 giường. Tuyến cơ sở đã có 10 trạm y tế xã, thị trấn. 2.2.6. Văn hóa -Thể dục thể thao Hoạt động văn hóa - thể dục thể thao huyện Đắk Mil có nhiều chuyển biến khá tích cực. Huyện đã tổ chức nhiều phong trào văn hoá, văn nghệ sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao luôn được duy trì và phát triển 2.2.7. Định canh định cư và ổn định dân di cư tự do Trong thời gian qua, chương trình 132 của thủ tướng chính phủ về giải quyết chỗ ở cho đồng bào dân tộc tại chỗ đã được tiến hành trên địa bàn huyện, tiếp tục thực hiện dự án đầu tư phát triển 12 bon đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn theo kế hoạch của tỉnh tại 2 bon SaPa và Bu Đắk của Thuận An. Đến năm 2006, huyện Đắk Mil hoàn thành giai đoạn I Chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc tại chỗ, triển khai thực hiện Chương trình 134 giai đoạn II. 2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế Thời kỳ năm 2000 - 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Đắk Mil là 9,28%. Nét nổi bật trong quá trình tăng trưởng kinh tế huyện Đắk Mil giai đoạn 2000 - 2007 là mức tăng trưởng cao của khu vực phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp – xây dựng và sau đó là thương mại – dịch vụ. -Tổng sản phẩm hội tính theo giá trị sản xuất: 1012,294 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Ngành nông – lâm nghiệp mà chủ yếu là nông nghiệp. Ngành công nghiệp – xây dựng với mức xuất phát năm 2000 là rất thấp nhưng do tốc độ tăng trưởng cao. Thương mại dịch vụ trong giai đoạn 2001 – 2007 có mức tăng trưởng khá và ổn định. Trong giai đoạn này nhiều thành phần kinh tế và nhân dân tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường, hàng hóa phong phú cả tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cơ cấu kinh tế và xu thế chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ. Đến năm 2007 cơ cấu kinh tế của huyện Đắk Mil ngành phi nông nghiệp đã chiếm tỉ trọng đáng kể so với trước đây. 2.3.2. Hiện trạng một số ngành chủ yếu Nông – Lâm nghiệp Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển khá, giữ vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định chính trị của địa phương. Quy mô, năng lực, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng Huyện Đắk Mil là khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Đắk Nông ở phía Bắc nên công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có tốc độ phát triển rất cao đạt bình quân 23,52%/năm. Thương mại - dịch vụ Mạng lưới thương mại dịch vụ của huyện Đắk Mil được mở rộng cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là sau thời điểm thành lập tỉnh Đắk Nông đến nay thương mại dịch vụ không những phát triển ở thị trấn Đắk Mil mà còn ở các thị tứ trung tâm xã, đã hình thành mạng lưới thương mại với nhiều điểm. Giao thông - vận tải Hệ thống giao thông vận tải huyện Đắk Mil bao gồm 2 tuyến quốc lộ 14 và 14C, 2 tuyến đường tỉnh ĐT 682, ĐT 683, 8 tuyến đường huyện; 33 tuyến đường xã, 39 tuyến đường nội thị và 101 tuyến đường thôn buôn. Mật độ đường giao thông của huyện Đắk Mil là: 0,82 km/km 2 và 6,92 km/1 000 dân. Cấp nước Tóm lại, nền kinh tế - hội huyện Đắk Mil những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao so với bình quân chung toàn tỉnh, cơ cấu GDP đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đời sống người dân trong huyện đã dần được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó còn cố một số hạn chế cần khắc phục: - Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển song chưa mạnh, chưa tạo được các vùng sản xuất cũng như các khu công nghiệp chế biến trong huyện. -Kết cấu cơ sở hạ tầng còn hạn chế. -Tỷ lệ hộ nghèo còn cao 8,7%. CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG MỘT SỐ BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ - HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Thiết kế kỹ thuật 3.1.1. Đề cương thành lập bản đồ Các bản đồ số về kinh tế - hội mà đề tài luận văn nghiên cứu thành lập nằm trong tập bản đồ “Atlas huyện Đắk Mil”, kích thước 30 x 41 cm Cơ sở toán học Bản đồ được thành lập ở lưới chiếu UTM, múi 6 o , hệ toạ độ VN - 2000, thể Elipxoid WGS 84, kinh tuyến trục 107 o 45’Đông. - Mật độ lưới kinh vĩ tuyến: 5’x 5’. 3 loại tỷ lệ đối với bản đồ thuộc các chuyên đề như: + Bản đồ chính có tỷ lệ 1:150 000. + Bản đồ thành phần có tỷ lệ 1:300 000. + Bản đồ phụ (có tỉ lệ 1: 400 000 Bố cục Bố cục trang đơn: Nội dung bản đồ thể hiện trên 1 bản đồ chính tỷ lệ 1: 150 000 Bố cục trang đơn có phụ: Nội dung bản đồ thể hiện trên bản đồ chính tỷ lệ 1:150 000 và bản đồ phụ tỷ lệ 1:400 000 Bố cục 4 trang thành phần: Nội dung bản đồ thể hiện trên: 4 bản đồ thành phần, đồng nhất về tỷ lệ 1:300 000 Tài liệu thành lập bản đồ a. Tài liệu bản đồ: - Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 10 000 gồm 43 mảnh phủ trùm trọn vẹn lãnh thổ huyện - Các bản đồ chuyên đề khác + Bản đồ địa giới hành chính 364 + Bản đồ hành chính huyện Đắk Mil + Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 250 000 . + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đắk Mil tỉ lệ 1: 10 000. + Atlas tỉnh Đăk Nông b. Các tài liệu khác - Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nônghuyện Đắk Mil từ năm 2000 - 2007 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 3.1.3. Thiết kế các file chuẩn Cơ sở toán học Thiết kế bộ nguồn dùng chung Các thủ thuật phân bậc các dãy số liệu thống kê 3.2. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ [...]... khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện Đưa ra quy trình thành lập các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, thiết kế kỹ thuật, biên tập nội dung các phương pháp thể hiện cho 14 trang chuyên đề, xây dựng bản gốc tác giả và in ra giấy 5 bản đồ: 1 bản đồ hành chính và 4 trang bản đồ chuyên đề về kinh tế - hội 3 Đắk Mil là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát... giải: Phương pháp biểu đồ bản đồ: 3.4 Thành lập một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế - hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 3.4.1 Trang bản đồ “Dân cư – Lao động” (có bản đồ phụ) Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý, tính toán số liệu Số liệu được thu thập về, qua quá trình tính toán xử lý ta được các bảng số liệu sau: Bảng 3.1.Diện tích, dân số các xã, thị trấn trong huyện Bảng 3.2 Tỉ suất sinh,... lập bản đồ - Xây dựng đề cương tổng quát - Lập kế hoạch thực hiện Thu thập tư liệu Phân tích, đánh giá; Lập phương án sử dụng tư liệu Thiết kế kỹ thuật Xây dựng bản đồ nền cơ sở Lập đề cương chi tiết cho từng trang, chủ đề ë Thành lập bản gốc tác giả Hình 3.2: đồ quy trình công nghệ thành lập các bản đồ số về kinh tế - hội huyện Đắk Mil 3.3 Biên tập nội dung các bản đồ số về kinh tế - hội huyện. .. triển kinh tế - hội huyện Đắk Mil đến năm 2020 Các sở kinh tế theo tài liệu điều tra thực địa năm 2008 Số liệu được thu thập về, qua quá trình tính toán xử lý ta được các bảng số liệu sau: Bảng 3.9 Kết quả điểu tra phân loại mức sống năm 2007 Bảng 3.10 Cơ cấu các ngành kinh tế qua các năm 2000 – 2007 Bảng 3.11.Thu chi ngân sách Bảng 3.12 Vốn đầu tư xây dựng bản trên địa bàn huyện qua các năm... tư xây dựng bản trên địa bàn huyện qua các năm phân theo ngành kinh tế - Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm tháng 7 năm 2007, phân theo các ngành kinh tế b Bản đồ phụ “Điều kiện kinh tế phân theo : -Phân loại theo điều kiện kinh tế: có điều kiện kinh tế giàu và khá; có điều kiện kinh tế khó khăn; có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn - Cơ cấu hộ gia đình trong từng xã. .. của có cơ sở kinh tế trên bản đồ b Bản đồ phụ “Điều kiện kinh tế phân theo : Thể hiện các nội dung sau: - Phân loại theo điều kiện kinh tế: có điều kiện kinh tế giàu và khá; có điều kiện kinh tế khó khăn; có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn - Phương pháp thể hiện: Thể hiện bằng nền màu đồ giải cho 3 loại - Cơ cấu hộ gia đình trong từng phân theo điều kiện kinh tế - Phương pháp... tín đồ Nội dung trong bản đồ: - Tỷ lệ số tín đồ các tôn giáo trên tổng dân số - Cơ cấu số lượng tín đồ các tôn giáo theo từng xã, thị trấn Nội dung ngoài bản đồ - Biểu đồ số lượng tín đồ tôn giáo toàn huyện qua các năm 2004 - 2007 d Cơ sở tôn giáo Nội dung trong bản đồ: - Các sở tôn giáo: Thể hiện vị trí các sở bằng ký hiệu điểm trên bản đồ Phân loại theo các loại tôn giáo có trên địa bàn huyện: ... Mil là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng Khi thành lập các bản đồ kinh tế - hội, cần phải nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội để lựa chọn các chỉ tiêu đưa lên bản đồ cho phù hợp 4 Các bản đồ kinh tế - hội huyện Đắk Mil được thành lập ở dạng số, do vậy thuận tiện cho việc khai thác, cập nhật thông tin và cho... Phân tích chi tiết ở từng địa bàn cho thấy số hộ khá, giàu tập trung nhiều nhất ở thị trấn Đắk Mil, Đức Minh, Đức Mạnh, Đắk RLa, Thuận An Số hộ nghèo nhất là Đắk Gằn, Đắk R’La, Đắk N’Drot KẾT LUẬN Kết luận 1 Các bản đồ kinh tế - hội là những tài liệu trực quan quan trọng phục vụ các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - hội cho một khu vực vùng núi như huyện Đắk Mil là rất cần thiết 2 Đề tài... Sau khi nghiên cứu thành lập các bản đồ số về kinh tế - hội cấp huyện, các ứng dụng và kết quả thử nghiệm, đề tài luận văn đưa ra các kiến nghị sau: - Đề nghị nghiên cứu và thành lập bộ ký hiệu và bộ font có thể tương thích với các phần mềm để khi chuyển đổi giữa các phần mềm không mất thời gian biên tập lại - Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bản đồ số về kinh tế - hội còn lại đã thiết kế nội . một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL. lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội. Đã thiết kế nội dung cho các bản đồ kinh tế - xã hội trong đó đã xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:55

Hình ảnh liên quan

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil  - Xây dựng các bản đồ số về kinh tế   xã hội huyện đăk mil   tỉnh đắk nông

Hình 3.2.

Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan