hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

64 3K 30
hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia khi tham gia vào thị trường thế giới Đối với Việt Nam, viếc chấp nhận mở cửa thị trường trong nước và tham gia vào thị trường các nước khác sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam như: tiếp cận được với các nguồn vốn đầu tư, công nghệ mới hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến…Tuy nhiên hội nhập cũng sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong những năm qua,cùng với tiến trình hội nhập ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và được coi là ngành kinh tế đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách quốc gia Ngành dệt may là một trong những ngành đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cùng với xu hướng phát triển chung đó, công ty dệt 19/5 cũng có những sự phát triển vượt bậc trong cơ chế mới Công ty dệt 19/5 cũng như nhiều công ty khác đang tìm kiếm, thử nghiệm những công cụ quản lý mới để nhằm đưa doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Công tác lập kế hoạch sản xuất là một trong những hoạt động đặc trưng của một doanh nghiệp sản xuất Hiệu quả kinh doanh của công ty dệt 19/5 phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của chính bản thân công ty Vì thế em

xin được chọn đề tài “ hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công

ty dệt 19/5 Hà Nội” nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình lập kế

hoạch sản xuất của công ty, vận dụng lý thuyết và thực hành, so sánh và đưa ra giải pháp hoàn thiện.

Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về công ty dệt 19/5 Hà Nội.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 2

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Chương II: Tình hình xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 19/5 Hà

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản

xuất tại công ty dệt 19/5 Hà Nội

Em xin chân thành cảm ơn tập thể công nhân viên của nhà máy,các chị trong phòng tài vụ của công ty, T.S Nguyễn Mạnh Quân đã rất nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 3

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

I Tổng quan

1 Lịch sử hình thành

Vinh dự và tự hào được mang tên ngày sinh của Bác, công ty dệt 19/5 đã trải qua 49 năm hình thành và phát triển và ngày nay đã trở thành một tập thể tiên tiển vững mạnh Cái tên dệt 19/5 đã trở thành điểm đến của nhiều đối tác trong nước và nước ngoài

 Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.

 Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

 Tên giao dịch quốc tế: HaNoi - May 19 Textile Company

 Tên viết tắt: Hatexco

 Dệt 19/5 là một DN 100% vốn Nhà Nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo Luật DN Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội.

 Chủ sở hữu: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Đại diện được uỷ quyền chủ sở hữu: UBND Thành phố Hà Nội – 79 Đinh Tiên Hoàng quận Hoàn Kiếm Hà Nội.

 Trụ sở chính: 203 Nguyễn Huy Tưởng - Quận Thanh Xuân-Thành Phố Hà Nội

 Điện thoại: 04.8584616

 Fax: 84- 4- 8.585393

 Email: Hatex_co@hn.vnn.vn

 Số đăng ký kinh doanh:108.747 cấp ngày 28/7/1993

 Mã số thuế: 0100.100.495-1.Cục thuế Tp Hà Nội

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 4

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

2 Quá trình phát triển của công ty

Sau gần 50 năm hoạt động cùng với những thăng trầm trong bối cảnh chung của đất nước có thể chia quá trình phát triển của công ty thành 4 giai đoạn:

2.1 Giai đoạn thứ nhất: từ 1959 đến 1965

Công ty được thành lập trong thời kỳ công thương nghiệp sản xuất kinh doanh những năm 1954 – 1960, là sự kết hợp của một số cơ sở tư nhân chuyên sản xuất bít tất, dệt kim: Công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Tây Hồ, công ty dệt Hoà Bình Chính thức ra đời vào tháng 10 năm 1959 và được Thành phố Hà Nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh với tên 8/5( ngày họp đầu tiên của kỳ Quốc hội thứ hai)

Ngày đầu thành lập nhà máy chỉ có một cơ sở tại số 4 ngõ 1 hàng Chuối Hà Nội, nhiệm vụ sản xuất chính là thực hiện làm gia công cho Nhà nước, phục vụ thời kỳ xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc ( thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) với sản phẩm chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải: Kaki, phin lẻ, Popơlin, khăn mặt…theo chỉ tiêu của Nhà Nước, phục vụ cho Quốc phòng và bảo hộ lao động Số lượng công nhân viên ban đầu là 250 người với 20 cán bộ, còn lại là công nhân bậc trung bình và thấp, dây chuyền sản xuất với thiết bị, máy móc cũ kỹ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ Tuy thế, sản lượng mỗi năm cũng tăng dần từ 10 đến 15%.

Năm 1964, nhà máy chuyển sang chế độ sản xuất thời chiến Một bộ phận của Nhà máy phải chuyển về Thôn Văn – xã Thanh Liệt - huyện Từ Liêm – Hà Nội để làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt.

2.2 Giai đoạn thứ hai: từ 1965 đến 1988

Đây là giai đoạn phát triển nhất của doanh nghiệp Năm 1967 Thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của nhà máy thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội Chính vì vậy hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp dệt 8/5 lúc này

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 5

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

chỉ dệt vải bạt các loại và do đó được đổi tên thành Xí nghiệp dệt bạt Hà Nội Thời kỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh tế khác.

Năm 1980, nhà máy được duyệt xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính , Thanh Xuân Khu vực này có diện tích mặt bằng là 4.5 ha Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn thành và đi vào hoạt động Cũng trong thời gian này, nhà máy đã đầu tư 100 máy dệt của Tiệp do nhu cầu sản xuất tăng: tiêu thụ hàng năm của nhà máy tăng từ 1.8 triệu lên 2.7 triệu mét vải Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, nhà máy đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 1256 người, số máy dệt thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy

Năm 1982 nhà máy được uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đổi tên là : Nhà máy dệt 19/5 Hà Nội

2.3 Giai đoạn thứ ba: từ 1989 đến 1999

Đây là giai đoạn doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, số cán bộ công nhân viên chứ chỉ còn lại 300 người

Đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước Cùng với sự thay đổi đó, nhà máy bắt đầu thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, làm các nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy sẽ được cung cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất ra được Liên Xô tiêu thụ Tuy nhiên, không lâu sau đó Liên Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về chưa hoàn chỉnh thì nguồn tiêu thụ lại không còn Trước tình hình đó Nhà máy đã đầu tư mua thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 6

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

thiện dây chuyền sả xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới đó là các doanh nghiệp sản xuất giầy vải ở thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1993, bắt đầu chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà Nước và đổi tên thành “công ty dệt 19/5 Hà Nội” Để thích nghi với cơ chế thị trường, công ty dệt 19/5 đã chủ động đi tìm đối tác liên doanh để giải quyết sự khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của Singapo, góp một phần nhà ở Nhân Chính, chuyển toàn bộ dây chuyến sản xuất hàng dệt kim và hơn ½ số lao động sang liên doanh Đên nay, sau hơn 10 năm hoạt động sản xuất, liên doanh đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết được việc làm cho 500 lao động.

Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm gần 1.7 tỷ đồng Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, bảo đảm việc làm đầy đủ, ổn định cho người lao động.

Năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành dệt của mình và một phần để kinh doanh Đến nay công ty đã có một xưởng sợi hiện đại, đạt 1500m/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.

2.4 Giai đoạn thứ tư: từ 2000 đến nay

Đây là giai đoạn phục hồi và phát triển Trong hai năm 2000 và 2001 công ty đã mở rông dây chuyền kéo sợi lên tới 1250 tấn/năm, với sản lượng hiện nay là 1700 tấn/năm , một ngày chạy 3 ca liên tục những vãn chưa đáp ứng được cầu thị trường nên 2005 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền dệt vải chất lượng cao với công suất 3 triệu mét/năm tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam, dệt khổ rộng từ 1.6 đến 3 mét, đến nay có

Trang 7

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Năm 2004 công ty đã thành lập một phân xưởng thêu với công suất 600.000.000 mũi/năm.

Đến tháng 9 năm 2005 công ty dệt 19/5 hà Nội được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Hà Nội.

Năm 2007 hoàn thành nhà máy kéo sợi 3000 tấn/năm tại Đống Văn với số lượng công nhân viên là 870 người.

3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu

3.1.Ngành nghề kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108747 do trọng tài kinh tế Tp Hà Nội cấp 19/7/1993 ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:

 Hàng dệt thoi

 Hàng dệt kim

 Mở cửa hàng để dịch vụ giặt là, tẩy hấp phục vụ nhu cầu thị trường

 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bông, vải ,sợi, may mặc và giầy dép các loại Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết Nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tư nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường

Sau khi chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung bao gồm:

 Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông.

 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

 Đào tạo công nhân phục vụ các ngành dệt, sợi, nhuộm, thêu may, tin học, công nghệ thông tin.

 Cho thuê nhà, xưởng, văn phòng, kho tàng và máy móc thiết bị.

 Vận tải hàng hoá.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 8

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Cơ sở 2: 89 Lĩnh Nam với diện tích 8.715,7m2

Cơ sở 3: Thôn Văn – xã Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội có diện tích

Từ năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, từ một cơ sở máy móc thiết bị lạc hậu, trang bị từ trước năm 1980, đến nay, công ty đã trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trong lĩnh vực dệt may, với dây chuyền kéo sợi tiên tiến công suất trên 1.500 tấn/năm, thu hút và tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động của thành phố Hà Nội Bên cạnh đó, dây chuyền may - thêu ra đời vào cuối năm 2002 đã chiếm lĩnh thị trường, thu hút trên 200 lao động Từ đầu năm 2005, công ty đã đầu tư 600 tỷ đồng tại khu công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam, trên tổng diện tích khoảng 100.000m2 Công ty đã triển khai thực hiện giai đoạn I với một dây chuyền dệt, máy móc thiết bị của Hãng Picanol (Bỉ) hiện đại nhất hiện nay, với mức đầu tư trên 70 tỷ đồng Dây chuyền cung cấp từ 2,5 đến 3 triệu

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 9

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

mét vải chất lượng cao/năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị trường may mặc trong nước

Bảng 1: Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng

Tên máy lượngSố Năm đầu tư một chiếc (đồng)Nguyên giá Máy đậu TQ219965.147.000Máy đậu Ba Lan2199419.307.000

Máy đậu Tiệp2200221.000.000Máy sợi con419984.500.000Máy thêu - Australia10200320.000.000Máy dệt Picanol – Bỉ20200570.000.000

(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty dệt 19/5 Hà Nội)3.2.3.Nguyên liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra Do sản phẩm của công ty là vải công nghiệp nên nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là sợi và bông Trong giá trị sản phẩm bông chiếm 50%, sợi chiếm 45%, vật tư, nguyên liệu khác khoảng 5% Hiện nay, nguồn cung ứng sợi của công ty bao gồm cả trong và ngoài nước nhưng chủ yếu lấy từ các nhà cung ứng của nước ngoài như:

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 10

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

bông Tây Phi, bông Mỹ, bông Ấn Độ…do nguồn cung ứng bông trong nước còn rất hạn chế, hoặc nếu có thì cũng không đảm bảo chất lượng Đây thực sự là một vấn đề nan giải đối với sự phát triển đi lên của công ty vì công ty chưa thực sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu do sức ép khá lớn từ nhà cung ứng hoặc từ chính khách hàng bởi họ chỉ định các nhà cung ứng mà doanh nghiệp trong nước phải mua Do đó, nếu giải quyết được vấn đề này cũng như giải được bài toán khó của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, NVL của công ty chiếm tỉ trọng 16 đến 17% trong tổng tài sản lưu động, chi phí NVL thường chiếm 70 đến 80% tổng chi phí sản xuất Vì vậy, chỉ cần một biến động nhỏ về NVL cũng làm giá thành sản phẩm biến đổi và do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty NVL sử dụng tại doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác Công ty có dây chuyền sản xuất dài, máy móc và thiết bị và công nghệ phức tạp, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và gia công chế biến ở nhiều khâu nên sản phẩm ở khâu này lại trở thành NVL cho khâu trước Chính vì những đặc điểm đó nên tại Công ty NVL được phân thành 3 loại sau:

NVL chính: là đối tượng lao động chính cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, ví dụ như bông, sợi.

NVL phụ và phụ tùng: Do NVL phụ và phụ tùng cố định mức sử dụng gần giống nhau nên Công ty xếp chung thành một loại.

 NVL phụ: Là những VL có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm, ví dụ như dầu MD40, sáp tạo độ bóng cho sợi.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 11

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

 Phụ tùng: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ.

Phế liệu thu hồi: Là các loại NVL loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như bông rối, bông hồi…

Mặt khác, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, công ty đã đang và sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty Dệt May lớn của Trung Quốc và các nước ASEAN, do đó việc quản lý và sử dụng NVL hợp lý để hạ giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng giúp công ty đứng vững trên thương trường.

3.2.4.Nguồn vốn của công ty

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

 Vốn quỹ đầu tư phát triển

 Quỹ dự phòng tài chính

Quỹ xây dựng cơ bản

 Nguồn vốn kinh doanh

 Lợi nhuận

 Các khoản vay ngắn hạn

 Các khoản phải trả

 Các khoản phải nộp cho nhà nước.

Đây cũng chính là những chỉ tiêu quan trọng thể hiện tình hình tài chính của công ty Hiện tại, nguồn vốn của công ty nằm ở tài sản cố định như: đất đai, nhà xưởng, các trang thiết bị Chính điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của công ty và sẽ gây nên nhiều khó khăn cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

3.2.5.Đặc điểm lao động

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 12

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Hiện nay công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao, công nhân sản xuất bậc 2/7, đội ngũ lao động quản lý đa số là đại học, tuổi đời bình quân cán bộ công nhân viên đang ngày càng được trẻ hoá (tổng số lao động trong độ tuổi 16 – 34 là 808 người chiếm 83.7%) Tính đến 31/12/2007 công ty có tổng số lao động là 965 người trong đó số cán bộ quanr lý là 72 cán bộ( chiếm 7.27 %), lao động trực tiếp sản xuất 887 người( chiếm 92.73%) Trình độ đại học và trên đại học là 46 người( chiếm 4.64%), trình độ cao đẳng là 38 người( chiếm 3.83%), trung cấp 25 người( chiếm 2.52%), thợ bậc cao 53 người( chiếm 5.34%)

Trước đây trong thời kỳ bao cấp đã có lúc tổng số lao động của công ty lên tới 1125 người nhưng do nhu cầu tinh giảm lao động gián tiếp cùng với quy trình tổ chức sắp xếp lại lao động ở các phân xưởng sản xuất nên tính đến thời điểm cuối 2007 công ty còn 965 nhân viên

Bảng 2: Cơ cấu lao động trong toàn công ty 2007

(Nguồn: phòng lao động tiền lương) Do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên tổng số lao động nữ trong công ty chiếm đa số (74.61%), hầu hết đều đảm nhận ở các khâu chính, nam giới chỉ tập trung ở các khâu, bộ phận sửa chữa, dịch vụ, bảo vệ, hành chinh… Cứ 4 năm một lần công ty tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho đội công nhân Hàng năm công ty đều làm công tác tuyển sinh đào tạo công nhân dệt nhằm phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất do đó chất lượng lao động của công ty qua các năm tăng lên rõ rệt

4 Sản phẩm, thị trường và khách hàng

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 13

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

4.1 Sản phẩm

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại vải dùng trong công nghiệp điển hình như là: vải bạt, lọc đường, vảo lọc cho các ngành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giầy Có thể nói do đặc điểm về sản phẩm như thế nên sản phẩm của công ty cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác Đây là một thuận lợi to lớn cho các công ty phát triển khi chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh mang tính quyết liệt.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống ,công ty đã xem xét để mở rộng mẫu mã của sản phẩm như: sản xuất cả vải dùng trong tiêu dùng, tuy nhiên số lượng này vẩn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ Hiện nay công ty đã có thêm một phân xưởng may với nhiệm vụ chủ yếu là may gia công cho liên doanh của công ty.

Hiện nay công ty đang sản xuất 2 sản phẩm chủ yếu là sợi tổng hợp và vải:

 Sợi tổng hợp: là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp dệt may, công nghiệp da dầy, công nghiệp sản xuất các loại bao tải Các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45 Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 60% tổng doanh thu của Công ty Sản phẩm sợi của doanh nghiệp chiếm 30% thị phần cả nước.

 Sản phẩm vải: đặc điểm quan trọng và khác biệt nhất về sản phẩm vải của công ty là hậu hết các loại vải được sản xuất đều là vải sử dụng trong công nghiệp, điển hinh như là: vải bạt, lọc đường, vải lọc cho các ngành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giầy, trang trí nội thất, chỉ có một tỷ lệ ít vải mới được sản xuất trực tiếp Các loại vải có độ dầy từ

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 14

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là bạt 2, bạt 3, bạt 8, bạt 10 phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại

Ngoài hai sản phẩm chủ yếu trên, công ty còn có sản phẩm may thêu, được công ty đầu tư và đưa vào sản xuất tháng 12/2002 Sản phẩm chính là quần áo xuất khẩu các loại; T-shirt, Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt 19/5 Hà Nội)

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống ,công ty đã xem xét để mở rộng mẫu mã của sản phẩm như: sản xuất cả vải dùng trong tiêu dùng, ngoài sản phẩm đặc chủng, sản phẩm chủ yếu cho ngành giầy vải, quân trang, nhà máy đường, nhà máy bia, nhà máy tráng cao su… Nhiều bước cải tiến về mẫu mã bao bì, bao bì đóng gói thuận tiện để vận chuyển cũng được công ty chú trọng Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ với phương thức hoạt động bán tự động vì thế sản phẩm của công ty mang tính công nghiệp Tất cà các khâu chủ chốt trong quá trình sản xuất được kết hợp đồng bộ giữa con người và máy móc với trình độ chuyên môn cao.

Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất vải của công ty

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Vải

Trang 15

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

4.2 Thị trường và khách hàng

Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh thành phố miền Nam và miền Bắc với thị phần tương ứng là 7/3 Khách hàng chủ yếu của công ty là các xí nghiệp giầy vải Bên cạnh đó, một số loại vải bạt của công ty cũng đang được tiêu thụ phục vụ cho may quần áo của công nhân, cho các đơn vị quân đội, hậu cần may quân trang Với tính chất mặt hàng như vậy, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty là bán hàng trực tiếp, tích cực chào hàng đến từng đơn vị khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng trên cơ sở đó nắm bắt một cách đầy đủ , chính xác nhất nhu cầu của khách hàng, ký kết các hợp đồng là căn cứ vững chắc cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 16

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Bảng 4 : Bảng cơ cấu khách hàng chính của công ty năm 2007

STT Tên khách hàngVải mộcVải màuSợiMay thêuTiền (1000 đ)81.5% Doanh thu chiếm 10% khách hàng

2 Cty may XK Thái Bình630.785 25.231.4003 Công ty dệt Hà Nội620.330 24.813.2004 Cty CP giày Sài Gòn1.725.00040022.164.6005 Cty may mặc Thăng Long852.00035.000 12.406.6006 Cty giày An Lạc752.25045 9.897.4007 Cục Quân Khí958.600 5.854.8008 Cty giày Bình Phước365.2004.560 5.854.800

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – công ty dệt 19/5 Hà Nội)

Với thị trường hiện có này, công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của mình vì hiện nay cùng với sự phát triển của thị trường đã xuất hiện không ít các đối thủ cạnh tranh với đủ các loại hình : doanh nghiệp nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh đó là sức ép từ nhà cung ứng và từ khách hàng ngày càng nhiều Tuy mức độ cạnh tranh chưa tới mức khốc liệt sống còn nhưng khi đất nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới thì mức độ cạnh tranh này đang ngày càng tàn khốc hơn vì thế công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiềm thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ và EU.

II Đánh giá các kết quả hoạt động quản trị doanh nghiệp 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng Ban lãnh đạo công ty gồm:

Tổng giám đốc

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 17

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

03 Phó tổng giám đốc trong đó: 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó giám đốc phụ trách nội chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách công tác, kỹ thuật và đầu tư

Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành công việc, bao gồm 7 phòng:

 Phòng KHTT: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

 Phòng KTSX: Quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất.

 Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán.

 Phòng LĐTL: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động.

 Phòng QLCL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO.

 Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá.

 Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 18

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp

-19-2 Tổ chức bộ máy sản xuất ở các nhà máy

2.1.Tổ chức sản xuất

Về tổ chức sản xuất công ty có 4 nhà máy là

Nhà máy sợi với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại sợi 100% cotton phục vụ cho việc sản xuất vải bạt cung cấp cho thị trường.

Nhà máy dệt Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất chủ yếu các loại vải phục vụ cho ngành công nghiệp da giầy.

Nhà máy dệt Hà Nam

Nhà máy may thêu thực hiện gia công sản phẩm may mặc cho công ty liên doanh Nokfolk

Ngành hoàn thành: hoàn thành tất cả các sản phẩm trong công ty.

2.2.Tổ chức bộ máy quản lý ở các nhà máy

Giám đốc nhà máy: Người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi mặt quản lý của nhà máy bao gồm quản lý kế hoạch sản xuất, vật tư, kỹ thuật, lao động và chất lượng sản phẩm.

Phó giám đốc: là người được Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm giúp việc cho giám đốc và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính công việc của nhà máy.

Trưởng ca sản xuất: Là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm để giúp việc cho giám đốc nhà máy, quản lý sản xuất và 6 mặt quản lý của một ca sản xuất.

Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất, người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất

III Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của công ty1 Đánh giá chung

Từ một doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch, được Nhà nước bao tiêu đầu ra chuyển sang nền kinh tế thị trường, để thích nghi với cơ chế mới, công

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp

-20-ty là một trong những doanh nghiệp đã tìm được hướng đi đúng cho mình, đứng vững và tiếp tục tồn tại, phát triển vững mạnh như ngày hôm nay:

Mức tăng trưởng ổn định, vững chắc, đánh dấu một bước trưởng thành toàn diện của công ty trong sự nghiệp phát triển chung của ngành công nghiệp thủ đô Doanh thu tăng hàng năm, giải quyết việc làm và thu nhập đầy đủ ổn định cho người lao động: doanh thu năm 1991 đạt 6.24 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 75 tỷ đồng, 2007 đạt tỷ và số lao động của công ty hiện nay là 1200 người trong đó số công nhân là 870 người chiếm 72%.

Duy trì các sản phẩm truyền thống và không ngừng mở rộng ngành nghề, áp dụng các hệ thồng quản lý chất lượng tiên tiến tạo ra khả năng cạnh tranh vững chắc của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, của thị trường đã ngày càng trở nên khó tính hơn Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không ngừng được bổ sung theo hướng hiện đại hoá và ngày càng phát triển.

Công ty đã kiên tiếp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện trả lương khoán sản phẩm từ phân xưởng đến người lao động, tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng cao, tích cực tìm khách hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm.

Song song với sự phát triển về sản xuất, công ty còn:

 Chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động, thu nhập bình quân cho một lao động đạt năm sau cao hơn năm trước.

 Chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao

 Chăm lo sức khoẻ cho CB_CNV : hàng năm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB_CNV đi nghỉ mát

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp

-21- Tặng quà sinh nhật cho CB_CNV ( theo cùng một tháng sinh), tiêu chuẩn 50.000 đồng.

 Trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ

 Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: chăm lo cho gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình CB_CNV có khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trể mồ côi Hà Cầu.

 Tuyên dương và tặng thưởng quà cho con CB_CNV đạt học sinh giỏi.

 Tổ chức vui tết Trung thu, tặng quà ngày 1 – 6 cho con CB_CNV

 Tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong CB_CNV qua đó đã đạt được nhiều giải về chạy, cầu lông, bóng bàn…

Sau 49 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng:

 01 huân chương lao động hạng nhất

 01 huân chương lao động hạng nhì

 01 huân chương lao động hạng ba

 01 huân chương chiến công hạng ba

 Đảng bộ công ty nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2004 đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc.

 Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp

-22- Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ IS 9002 và đã triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000.

 Sản phẩm của công ty đạt nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

 Một số máy móc thiết bị quá cũ và lạc hậu nên không thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Khi công ty mở rộng quy mô sản xuất, đội ngũ CB_CNV của công ty( cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và thợ lành nghề) chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm trong sản xuất.

 Vấn đề hội nhập quốc tế chưa được quan tâm đúng mức nên tạo khó khăn khi gia nhập WTO.

2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 5 nămgần đây

Ngày đầu khi bước sang cơ chế hạch toán độc lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng với sự đồng lòng quyết tâm của ban lãnh đạo nhà máy và sự đoàn kết tận tuỵ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đến nay công ty dệt 19/5 là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành dệt may, biểu hiện ở việc giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng cao, phát triển ổn định và bền vững.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 23

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm có chiều hướng tăng, tuy rằng không đồng đều Có thể thấy qua 5 năm doanh thu của năm 2007 tăng gấp 2.5 lần so với 2003 Để đứng vững trong cơ chế thị trường và sức ép của hội nhập, công ty đã xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, khoa học cho từng giai đoạn Đặc biệt, công ty đã mạnh dạn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới, như: ISO 9001-2000, ISO 14000, TQM, SA 8000 và hệ thống tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng Trong tuyên bố chính sách chất lượng, công ty đã cam kết cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng; liên tục cải tiến mẫu mã, đổi mới sản phẩm đáp ứng thị trường Nhờ đó, thương hiệu HATEXCO dần khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Từ năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp cũng như doanh thu của doanh nghiệp bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ (gấp 2.3 lần so với 2003, tăng 36 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra) Có được điều này là do công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất tiên tiến tại Hà Nam, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban quản lý doanh nghiệp Năm 2007 vượt chỉ tiêu đề ra 30.77% tương ứng với 40 tỷ đồng Như vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng chứng tỏ các sản phẩm sản xuất ra ngày càng được

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp

-24-thị trường chầp nhận và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên -24-thị trường Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chính của công ty vẫn là ở trong nước với một số bạn hàng quen thuộc: công ty giầy An Lạc, công ty giầy Thống Nhất, giầy da Sài Gòn…kim ngạch xuất khẩu vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé.

Bảng 6 : Mức sản xuất của 1 người lao động trong công ty

(Nguồn: phòng kế hoạch thị trường) Mức sản xuất của một lao động qua các năm đều tăng một cách rõ rệt, tốc độ tăng cao nhất vẫn là năm 2006, đóng góp vào ngân sách hàng nghìn tỷ đồng Điều này càng cho thấy đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo công ty.

Đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, năm 2007 mức thu nhập bình quân của một lao động đã đạt 1.4 tr đ/ tháng tăng 12% so với mức kế hoạch đặt ra tương ứng với 150.000đ/tháng Đây là một mức lương tương đối cao đối với công nhân trong ngành dệt may ở nước ta.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp

-26-CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢNXUẤT TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI

I Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch sảnxuất tại công ty dệt 19/5 Hà Nội

1.Chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Nhànước

Môi trường chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới công tác lập kế hoạch, đặc biệt là đối với những công ty thuộc sở hữu Nhà nước như công ty dệt 19/5 thì các chính sách đó có ảnh hưởng trực tiếp. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong tiến trình xây dựng đất nước đi lên, trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, Đảng ta đã định rõ quan điểm “xây dựng nền kinh tế mở ngày càng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”

Dệt may là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển bởi ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, đem lại một khoản ngoại tệ tương đối lớn (Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 7,78 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2006) Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung rất phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, đặc biệt là với các nước đang phát triển Kể từ khi hạn ngạch được dỡ bỏ sau khi đất nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới, bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước như: Nhật, Canada… thị trường dệt may xuất khẩu của Việt Nam càng có nhiều cơ hội Chính sách kinh tế của Nhà nước mà đại hội Đảng toàn quốc

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp

-27-và thành phố vẫn coi ngành dệt may là một ngành chủ lực trong thời gian tới, điều này đảm bảo cho sản xuất của công ty phát triển vì có những ưu đãi của Nhà nước Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đang có những bước tiến mới, điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may bởi Hoa Kỳ là thị trường chính của nganh dệt may ở nước ta.

Tuy nhiên bên cạnh đó không phải là không tồn tại những vấn đề bức xúc, và một trong những vấn đề gây nhiều áp lực đối với công ty hiện nay đó là sự nhiêu khê của thủ tục hải quan Ngành dệt may Việt Nam nói chung và công ty dệt 19/5 nói riêng hiện nay vẫn phải nhập khẩu nguyên vât liệu là chủ yếu, bởi nguồn cung bông trong nước không thể đáp ứng nổi cầu cả về chất lượng và số lượng Về nguyên tắc, đây là hàng nhập khẩu nên phải làm thủ tục xuất nhập khẩu và công chức hải quan đến tận nơi giao nhận hàng để làm thủ tục Tuy nhiên, phải đợi cả tuần hải quan mới đến kiểm tra và làm thủ tục một lần Trong khi đó, nguyên vật liệu khan hiếm nên nhập tới đâu là nhà máy dùng hết đến đó để đảm bảo tiến độ giao hàng, nhất là đối với các đơn hàng lớn Khi công chức hải quan đến kiểm tra, phát hiện tình trạng “cầm đèn chạy trước ô tô” là lập tức bị phạt vì vi phạm quy định Mỗi lần phạt cả chục triệu đồng Nhưng nếu để làm đầy đủ thủ tục trước khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất theo đúng quy trình thì doanh nghiệp… “chết” vì đợi

2 Kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển sản phẩmcủa công ty

Kế hoạch sản xuất là một bộ phận của kế hoạch năm, là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho năm kế tiếp vì thế kế hoạch dài hạn và trung hạn sẽ là những căn cứ hàng đầu mà ở đó sẽ định hướng những mục tiêu cơ bản Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển sản phẩm của công ty cũng có tầm ảnh hưởng lớn tới công tác lập kế hoạch sản xuất, bởi đôi khi có những đơn hàng không phù hợp với chiến lược phát triển chất lượng

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp

-28-sản phẩm, cán bộ hoạch định cần biết cân đối giữa lợi nhuận trước mắt và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp để đề ra các kế hoạch một cách chính xác và hiệu quả.

Trong những năm tới công ty sẽ phát triển theo hướng hiện đại thân thiện với môi trường Theo hướng hiện đại, công ty đầu tư xây dựng nhà máy với các máy móc thiết bị hiện đại tại khu công nghiệp Đồng Văn- Hà Nam Máy dệt kim hiện đại xuất xứ từ Bỉ với công suất 5.000.000 m/năm( hiện đại nhất miền Bắc) Máy hồ nhập từ Bỉ, với công suất 15 triệu tấn/năm Dây chuyền sợi xuất xứ từ châu Âu với công suất 3000 tấn/năm Như vậy, công ty đã đầu tư rất lớn để phát triển vị thế trên khu vực và thế giới Thân thiện với môi trường: đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, đầu tư máy móc thiết bị thải ra ít chất thải, xử lý rác thải, đầu tư máy hút bụi để điều hoà không khí trong các nhà máy Làm xanh, sạch môi trường, tích cực trồng và chăm nhiều cây xanh Ngoài ra, công ty còn triển khai tiết kiệm triệt để để nâng lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên, thành lập các ban kiểm tra tiết kiệm: điện, sử dụng vật tư phụ, nguyên liệu chính…Ban lãnh đạo công ty đang cố gắng để đưa dệt 19/5 trở thành nhà sản xuất sợi, vải chuyên nghiệp, tạo hướng xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho đất nước.

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 29

-29-Sơ đồ 2 : Thứ bậc hoạch định sản xuất

3 Những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh ngày nay luôn vận động biến đổi không ngừng với những biến cố khó có thể dự đoán trước được, do đó nắm bắt được

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp

-30-cơ hội kinh doanh sẽ mang tính chất quyết định tới sự thành bại của công ty GDP của cả nước trong năm 2007 đã đạt được bước tăng trưởng kỷ lục 8.5%, điều đó chứng tỏ sau 1 năm gia nhập WTO đất nước ta đã phần nào bắt kịp được với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Trong thời kỳ này, doanh nghiệp đang có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, với những nguồn vốn lớn, với những kinh nghiệm quản lý của các nước bạn khi ngày càng có nhiệu nhà đầu tư vào Việt Nam.Tình hình kinh tế chính trị bất ổn của các nước xuất khẩu bông và các nước xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng đến nguyên vật liệu đầu vào của công ty vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc nhập khẩu.

Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường và mới đây nhất là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty Để có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn mạnh với nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra đòi hỏi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện để có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại cả vế chất lượng và giá cả, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và các nước thuộc khu vực ASEAN.

Mặc dù định hướng của công ty là đầu tư sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhưng vẫn phải đương đầu với những thách thức của hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng sản xuất trốn thuế bán tràn lan trên thị trường làm giảm thị phần tiêu thụ của công ty, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách độc lập tách biệt hẳn với môi trường Trong một môi trường mà độ bất ổn càng cao thì sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế là càng lớn Vì vậy, trong môi trường đó rất khó để thực hiện một kế hoạch dài hạn Môi trường càng không ổn định bao nhiêu thì việc lập kế hoạch sản xuất càng ngắn hạn và phạm vi càng hẹp,

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp

-31-có tích chất hướng dẩn và càng phải -31-có trọng điểm bấy nhiêu Lập kế hoạch trong môi trường có độ bất ổn cao sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn và việc thực hiện kế hoạch tỏ ra kém hiệu quả hơn nhưng không vì thế mà vai trò của kế hoạch giảm sút mà trái lại trong một môi trường như thế thì công tác lập kế hoạch càng quan trọng Lập kế hoạch sẽ giúp tổ chức tránh được những quyết định mạo hiểm và giúp tổ chức cân bằng trong môi trường

 Khách hàng : Là một nhân tố quan trọng của thị trường và cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới công tác lập kế hoạch sản xuất Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì cũng nên cần có những kế hoạch cụ thể riêng khác nhau làm mục đích khai thác và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng Khách hàng cũng là nhân tố trung tâm và là lý do tồn tại của doanh nghiệp nên nó là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới công tác lập kế hoạch.

 Đối thủ cạnh tranh: Có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của toàn công ty Kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường thì việc tồn tại những đối thủ cạnh tranh là điều khó tránh khỏi Việc lập kế hoạch luôn phải xem xét phản ứng của đối thủ cạnh tranh Việc lập kế hoạch phải phản ứng nhanh với đối thủ cạnh tranh nhằm nắm bắt nhanh cơ hội của mình đồng thời hạn chế đối thủ cạnh tranh Việc hiểu biết về đối thủ cạnh tranh giúp ích rất nhiều trong việclập kế hoạch đối phó lại của một tổ chức từ đó giúp tổ chức tồn tại và phát triển Năm 2007 Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới Kết quả này có được trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO nên hàng dệt may không bị phân biệt đối xử, không còn rào cản tuy nhiên bên cạnh cơ hội kinh doanh mở rộng, trong quá trình hội nhập cũng xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt với các cường quốc dệt may, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa  Nhà cung ứng: Do đặc thù của ngành, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì thế lựa chọn nhà cung ứng sao cho phù

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp

-32-hợp nhất về giá cả và chi phí vận tải là một vấn đề rất quan trọng đối với công ty Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có mối quan hệ với khá nhiều nhà cung ứng như: công ty Dunavant, công ty Olam, công ty dệt 8/3, tập đoàn ECOM – COPACO….khi lập kế hoạch cho khâu này bao giờ công ty cũng phải tính đến thời gian dự phòng trong trường hợp nhà cung ứng không đảm bảo kịp thời thời gian giao hàng hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm Mở của thị trường cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tới nhiều bạn hàng mới, nguồn cung ứng nguyên vật liệu qua đó cũng được mở rộng hơn Điều này sẽ giúp công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty là cơ cầu trực tuyến chức năng theo đó phòng kế hoạc thị trường chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban lãnh đạo công ty về công tác kế hoạch hoá Cách thức tổ chức này giúp cho luồng thông tin ra vào doanh nghiệp là thống nhất, rất thuận tiện và dễ dàng cho việc quản lý, giảm thiểu được chi phí và giúp người lãnh đạo quán xuyến được mọi hoạt động của doanh nghiệp Việc duy trì cơ cấu bộ máy quản trị theo mô hình này là hoàn toàn phù hợp với công ty.

4.Năng lực sản xuất hiện tại của công ty

Trước khi lập một bản kế hoạch bao giờ người lập kế hoạch cũng phải phân tích năng lực hiện tại của công ty: chất lượng cũng như số lượng của lực lượng lao động, công suất tối đa của máy móc thiết bị …Có thể trong kỳ kế hoạch nhu cầu của thị trường là rất lớn nhưng doanh nghiệp bị giới hạn về công suất của máy móc thiết bị hoặc về lao động Năng lực sản xuất chính là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ hay không Khi năng lực sản xuất còn quá nhỏ thì không thể đáp ứng được mọi yêu cầu, ngược lại khi năng lực sản xuất quá cao sẽ gây ra lãng phí thừa công

Nguyễn Phương Thuỷ QTKD Tổng Hợp 46B

Ngày đăng: 31/08/2012, 10:53

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 1.

Thống kê máy móc hiện tại công ty đang sử dụng Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của công ty - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 3.

Cơ cấu sản phẩm của công ty Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 5: Doanh thu của công ty từ 2003 – 2007 - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 5.

Doanh thu của công ty từ 2003 – 2007 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 6: Mức sản xuất của 1 người lao động trong công ty - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 6.

Mức sản xuất của 1 người lao động trong công ty Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng7 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ 2005 – 2010 - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 7.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ 2005 – 2010 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 8: các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất tổng thể - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 8.

các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất tổng thể Xem tại trang 36 của tài liệu.
2. Kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

2..

Kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 10 : Định mức và hao hụt của từng mã hàng - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 10.

Định mức và hao hụt của từng mã hàng Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 1 1: Kế hoạch nhân công 6 tháng đầu năm - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 1.

1: Kế hoạch nhân công 6 tháng đầu năm Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 1 4: tình hình nhập khẩu bông của công ty trong 2006 và 2007 - hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty dệt 195 Hà Nội.DOC

Bảng 1.

4: tình hình nhập khẩu bông của công ty trong 2006 và 2007 Xem tại trang 58 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan