Tài liệu VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU pptx

10 706 2
Tài liệu VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY HỌC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. 2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU: 2.1 THUẬN LỢI: - Đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học tập tương đối cao. - Học sinh lớp 5 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các học sinh yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập. - Đội ngũ giáo viên khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu Đoàn thể nhà trường. - Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn. 2.2 KHÓ KHĂN: - Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. hơn thế nữa, trong từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau. - Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một môn học xếp loại yếu khi điểm học lực môn đạt dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán , Tiếng Việt thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của thầy trò rất cao. - Đối tượng học sinh yếu thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người Hoa, ít quan tâm đến việc học tiếng Việt. - Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục:  Đội ngũ giáo viên  Cơ sở vật chất  Chất lượng đầu vào  Người quản lí Trường chúng tôi luôn đứng trước khó khăn về cơ sở vật chất chất lượng đầu vào. Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc phục khó khăn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 3. NỘI DUNG NHỮNG BIỆN PHÁP: Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở hai môn công cụ : Toán Tiếng Việt. 3.1 Những biện pháp chung: - Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao.  Ví dụ: Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống. - Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung riêng của từng em.  Ví dụ: + Sức khoẻ kém. + Khả năng tiếp thu bài của học sinh. + Lười học. + Thiếu tự tin, nhút nhát… Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động phạm thông qua đặc trưng này. - Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em được củng cố luyện tập phù hợp.  Ví dụ:  Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm ( Toán – lớp 5 ). Mục tiêu: + Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. + Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số đó. + Củng cố phép chia, nhân nhẩm 100 ( đối với học sinh yếu ) - Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể.  Ví dụ: + Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em. - Giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực.  Ví dụ: + Thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. + Dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “ Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình tích cực”… - Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao.  Ví dụ: + Tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. + Việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn tránh sự quá tải, nặng nề. 3.2 Những biện pháp cụ thể:  Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt: + Tập đọc: - Khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu cảm thụ một tác phẩm, một văn bản còn hạn chế. + Chính tả: - Mắc nhiều lỗi do chưa hiểu nghĩa của từ, một số mắc lỗi do phát âm chưa đúng. + Luyện từ câu: - Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết câu. + Tập làm văn: - Khả năng đọc viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng lời, diễn đạt khi viết. Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết của các em. Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý , quan sát, viết đoạn.  Biện pháp: + Tập đọc: - Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: luyện phát âm đúng, luyện đọc câu dài, đọc trôi chảy, đọc trước lớp, đọc trong nhóm. - Giúp học sinh mở rộng vốn từ hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải nghe bạn trình bày nghĩa một số từ trong bài đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc. + Chính tả: - Luyện viết từ khó nhiều lần, nhiều từ. - Các em có thể chọn từ để luyện viết thêm. - Đối với chính tả nhớ viết , các em này thường nhớ rất ít so với yêu cầu nên có thể chấp nhận em viết đến hết phần nhớ được nhưng khuyến khích viết đúng chính tả. + Luyện từ câu: - Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày. - Hướng dẫn các em tra tự điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từ nhằm giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu. + Tập làm văn: - Nhận dạng thể loại, sửa phần tìm ý, viết đoạn. - Giáo viên chỉ ra lỗi cụ thể trên bài làm của học sinh. - Học sinh tự viết lại. - Cần tạo điều kiện để các em nhận xét bài của bạn, ghi chép lại ý hay nếu thích. Khuyến khích các em trình bày bài viết trước lớp. - Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách thay đổi những đề bài tập làm văn thành những tình huống, nhằm tạo ra cho các em một hoàn cảnh giao tiếp. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp, các em dễ bày tỏ suy nghĩ của mình hơn.  Ví dụ: Với đề bài : Tả cơn mưa ( Sách Tiếng Việt lớp 5 – tập 1 ) + Giáo viên có thể chuyển thành tình huống: Trường em tổ chức “ Lễ hội trăng rằm”,tất cả đã sẵn sàng nhưng cơn mưa chợt đến. Em hãy tả lại cơn mưa đó. + Giáo viên có thể gợi mở thành nhiều tình huống khác nhau nhằm gây hứng thú, cảm xúc, sự quan tâm ở các em để giúp các em hình dung ra điều mình sẽ tả.  Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Toán: - Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ nhân, chia ngoài bảng. - Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, không biết tính, lười tính thường chọn kết quả theo cảm tính. - Sợ các bài tập về giải toán, vì: + Ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu. + Ảnh hưởng bởi tính toán chậm, thiếu chính xác.  Biện pháp: - Chú trọng vào việc giúp các em thành thạo 4 phép tính mức độ đơn giản . - Bước đầu, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú khi làm đúng những bài toán cơ bản. - Động viên, giúp đỡ các em hoàn thành các bài tập cơ bản ngay tại lớp. - Nâng dần mức độ luyện tập theo khả năng từng em. - Trên lớp, bạn học hoặc giáo viên cần giúp đỡ kịp thời để tránh những khó khăn thường trực, dần dần giúp các em tự kiểm tra, biết nhờ bạn, thầy giúp đỡ khi cần. - Khuyến khích tự rèn ở nhà vào vở bài tập đối với các dạng bài thường sai, xem trước bài mới. - Giáo viên cần có sự kiểm tra việc rèn ở nhà qua vở bài tập để có hướng khắc phục động viên kịp thời.  Tóm lại: Ngoài những giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh yếu, biện pháp lâu dài là tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập. Thông qua những phương pháp dạy học tích cực, người thầy phải chuyển yêu cầu học tập thành nhu cầu vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu. Khi học sinh có nhu cầu thì tự các em sẽ tìm kiếm tri thức. Đó chính là khả năng tự học. 4. PHẠM VI ÁP DỤNG KẾT QUẢ: - Sự đổi mới công tác dạy học năm học 2006 – 2007 ở bậc tiểu học đã tạo điều kiện cho chúng tôi phát huy sở trường trong dạy học, mạnh dạn trong việc đề ra những giải pháp trong giảng dạy, giáo dục học sinh phù hợp với từng đối tượng. Từ đó giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phát huy ưu điểm khắc phục, sửa chữa những hạn chế của bản thân. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan điểm đổi mới để vận dụng vào thực tiễn. Những biện pháp trên có thể áp dụng cho các khối 4, 5. - Theo dõi bảng số liệu của hai năm học : SỐ HS KHÔNG CÓ DANH HIỆU THI ĐUA HKI - NĂM HỌC SỐHS KHỐI Số lượng Tỉ lệ 2005 - 2006 242 127 52,5 % 2006 - 224 7 3,1% 2007 5. KẾT LUẬN: - Giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy hãy nhận lấy trách nhiệm về mình. Tôi xin kết thúc bằng hai câu chuyện sau: - Tôi muốn giới thiệu đến đồng nghiêp một cuốn sách hay “Bách khoa toàn thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney, Darwin Picasso… được thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không phải ai cũng biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi cắp sách đi học nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói của bản thân trong lịch sử văn minh loài người. Câu chuyện trên là một thông điệp mà tôi muốn gởi tới học sinh, phụ huynh, người thầy những ước vọng nuôi dưỡng tài năng tiềm tàng mà không chỉ đặt niềm tin vào những điểm số nổi bật trong lớp. - Lớp tôi có một số học sinh yếu, trong đó tôi chú ý nhiều hơn đến một em học sinh vì em thường bị bệnh động kinh hành hạ. Một lần tỉnh dậy sau cơn động kinh, em liền nói với tôi: “ Cô ơi, mấy bạn của con đâu rồi? Con xuống lớp học tiếp nghe cô.” , tôi chợt hiểu thêm về niềm vui thích của em khi đến trường. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu của các thầy cô với chúng tôi, để chúng ta cùng giảm bớt những khó khăn trong học tập cho các em giúp các em vươn tới. . VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học. học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và Đoàn thể nhà trường. - Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học

Ngày đăng: 26/01/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan