Thực trạng và giải pháp phát triển thương nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

50 585 0
 Thực trạng và giải pháp phát triển thương nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

danh sách luận văn có trong 1.Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán 2.Tiền lương và các khoản trích theo lương 3.Tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cầu Thăng Long 4.Tổ chức hạ

Lời nói đầu Lịch sử phát triển kinh tế loài người từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều hình thái kinh tế xã hội, nổi bật và rõ nét đó là hình thái công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Trong tất cả các hình thái kinh tế đó chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh tế một cách phù hợp và hợp lý nhất từ việc phát triển kinh tế chỉ dựa vào kinh tế thị trường để giải quyết vấn đề cơ bản của nền kinh tế cho đến việc chỉ dựa vào tổ chức quản lý điều hành của Nhà nước để phát triển kinh tế Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn đặt ra những vấn đề nghiên cứu lý luận thực tiễn và rất cần thiết chẳng hạn như: nền kinh tế nước ta có bao nhiêu thành phần, các thành phần quan hệ với nhau như thế nào, vị trí, vai trò,đặc điểm, nguồn gốc của mỗi thành phần kinh tế? Từ đó có những biện pháp, chính sách cụ thể nhắm khuyến khích các thành phần đó phát triển theo hướng có lợi Để góp phần vào sự lựa chọn cơ 1 chế tổ chức quản lý để phát triển kinh tế cho phù hợp, đồng thời làm rõ lịch sử phát triển, vị trí của kinh tế nhà nước, đặc biệt là giai đoạn Việt Nam hiện nay, Sau một thời gian học tập, tìm tòi và nghiên cứu môn kinh tế chính trị, em đã thu lượm được những kiến thức nhất định em xin được nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thương nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” với những nội dung chủ yếu sau: + Khẳng định bản chất của nền kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường +Xác định vai trò của kinh tế nhà nước +Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản đổi mới kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Với những hiểu biết kinh nghiệm thực tế và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý báu của Cô giáo Em xin chân thành cảm ơn 2 3 Phần 1 Sự hình thành kinh tế nhà nước Bản chất của kinh tế nhà nước 1 Qúa trình hình thành và phát triển của kinh tế nhà nước 1.1 Kinh tế nhà nước hình thành cùng với Nhà nước Loài người sinh ra vào thời kỳ tân sinh kỷ thứ tư,đó là một bước ngoặt trong giới tự nhiên, bước ngoắt đó xảy ra khi tổ tiên loài người bắ đầu chế tạo ra công cụ lao động Trong xã hội nguyên thuỷ, trình độ phát triển lực lượng sản xuất thấp kém, giai cấp chưa xuất hiện, Nhà nước và kinh tế Nhà nước chưa xuất hiện Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị được sử dụng để duy trì trật tự xã hội cho phù hợp với lợi ích của nó Chức năng ban đầu của Nhà nước là quản lý hành chính bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như : Chức năng đối ngoại: quản lý lãnh thổ, thiết lập quan hệ bàn giao với các nước láng giềng Chức năng đối nội: quản lý trật tự xã hội, sắp xếp mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp, các cộng đồng dân tộc sao cho phù hợp với ý chí của giai cấp đã sản sinh ra nó 4 Để thực hiện hai chức năng này, các Nhà nước đều phải có những cơ sở kinh tế nhất định Trong lịch sử phát triển các Nhà nước đã có các phương pháp khác nhau để nắm giữ kinh tế nhằm phục vụ các chức năng kinh tế của mình Lịch sử đã chứng minh chức năng kinh tế của Nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu khi Nhà nước mới chỉ vừa xuất hiện Sau đó mới được nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế xã hội Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì vai trò kinh tế của Nhà nước cũng biểu hiện ở mức độ khác nhau Trong thời đại chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô là kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra Trong giai đoạn này, của cải được sản xuất ra bởi những người nô lệ dưới sự chỉ huy, điều khiển quá trình sản xuất của giai cấp chủ nô, nhưng khối lượng của cải ấy không được phân phối mà bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt bằng các thủ đoạn bạo lực Các thủ đoạn bạo lực phi kinh tế ở đây được sử dụng để làm công cụ chiếm đoạt cưỡng bức kinh tế Trong thời đại phong kiến, ngoài việc can thiệp vào việc phân phối của cải, Nhà nước phong kiến còn đứng ra tập hợp lực lượng nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng 5 cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích di dân đi mở mang các vùng đất mới, đề ra các chính sách ruộng đất thích hợp với từng thời kỳ nhằm phát triển kinh tế Nhìn chung các hoạt động này diễn ra một cách tự phát Trong sự khác biệt với các Nhà nước phong kiến phương Tây, chức năng quản lý kinh tế được các Nhà nước phong kiến phương Đông nhận thức sớm hơn ở Trung Quốc, Mạnh Tử đã nói trong học thuyết của mình là: Chính sách kinh tế Nhà nước phong kiến phải hướng vào làm giàu cho dân Dân giàu thì nước mới mạnh Tư tưởng kinh tế này rất tương đồng với tư tưởng kinh tế của Adam Smith, mặc dù hai nhà tư tưởng sống ở hai thời kỳ cách nhau hàng nghìn năm Họ đều cho rằng về bản chất, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích toàn xã hội, mọi người trong khi làm giàu cho mình thì cũng đồng thời làm giàu cho xã hội, từ đó đặt lên vai trò Nhà nước phải điều hoà, sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho sự xung đột lợi ích cá nhân không làm thủ tiêu lợi ích xã hội mà ngược lại phải thúc đẩy lợi ích xã hội ở Việt Nam tư tưởng Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế cũng được hình thành rất sớm như: triều đại nhà Lý kiểm soát tất cả các thái ấp, bảo vệ chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất, Nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền, hạn nô, Nhà Lê ban hành chế độ quân điền 6 Trong thời đại hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản (từ thế kỷ XV), dưới sự hỗ trợ của công cụ bạo lực Nhà nước tư bản non trẻ đã thực hiện phương thức tích luỹ nguyên thuỷ để giúp cho giai cấp tư sản cần có sự hỗ trợ của Nhà nước Chính vì vậy vai trò kinh tế của Nhà nước tư sản ngày càng được nâng cao Trước hết Nhà nước tư bản đã thực hiện một chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt, họ tìm mọi cách tích luỹ tiền tệ, không cho tiền chạy ra nước ngoài Nhà nước của các nước tư bản trong giai đoạn này đã đề ra luật buộc các thương nhân nước ngoài không được mang tiền ra khỏi nước họ Nhà nước còn qui định những nơi khác được phép buôn bán để dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát Trong chính sách ngoại thương họ dùng hàng rào thuế quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao và thuế nhập khẩu các hàng sản xuất ở trong nước thấp Nhờ các chính sách đó các nước tư bản đã tích luỹ được một lượng của cải và tiền tệ đáng kể Vì vậy đầu thế kỷ 18, giai cấp tư sản tập trung phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, nền sản xuất ở các nước tư bản phát triển rất nhanh, các nhà tư bản đua nhau phát triển các ngành nghề mới và mở rộng qui mô sản xuất Tự do cạnh tranh đã trở thành đòi hỏi cấp thiết trong đời sống kinh tế của các nươc 7 này Từ hỏi đó tất yếu nảy sinh cơ chế thị trường_ kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá Từ sau năm 1917, với sự ra đời của liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết và sau năm 1945 là sự ra đời hệ thống XHCN thế giới, trong nền kinh tế thế giới còn có nền kinh tế chỉ huy vận động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Trong cơ chế này, Nhà nước là người quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế bằng kế hoạch và thông qua một loạt các chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu gián tiếp Trong một thời gian dài, kiểu quản lý này đã làm sơ cứng nền kinh tế, do đó các nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung như Liên Xô và các nước XHCN đã phải chuyển sang cơ chế thị trường và đã đổi mới cách thức quản lý của Nhà nước Đầu thập kỷ 90, sự sụp đổ của Liên Xô cũ và Đông Âu lại lần nữa góp phần chứng minh cho hướng đi sai lệch khỏi quỹ đạo kinh tế thị trường Việc đề cao quá vai trò Nhà nước đã khiến cho nền kinh tế bước đi khập khiễng, thiếu năng động và hiệu quả Điều đó cho thấy vai trò kinh tế của Nhà nước là không thể phủ nhận song sẽ rất sai lầm khi tuyệt đối hoá nó 8 Chính vì vậy sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm và gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học, từ đó xuất hiện những quan điểm không giống nhau về vai trò kinh tế của Nhà nước Theo một số nhà kinh tế học thì để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển có tính kế hoạch cân đối, Nhà nước phải đóng vai trò trung kiện kinh tế, can thiệp sâu sắc và rộng rãi vào kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô và vi mô Theo chủ nghĩa Mác: “Không thể cải biên kinh tế xã hội nếu thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, sự ra đời vai trò kinh tế của Nhà nước đã thúc đẩy các điều kiện kinh tế xã hội phát triển và hoàn thiện” Các Mác coi quyền lực của Nhà nước như “vai trò bà đỡ cho xã hội cũ thai nghén xã hội mới” Lê Nin chỉ rõ Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt, không còn là bộ máy ăn bám đứng trên quá trình sản xuất mà nó phải chuyển sang tổ chức thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân Theo quan điểm của Paul Samuelson: “Cơ chế thị trường định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, trong khi đó Chính phủ điều tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ” Các nền kinh tế hiện đại chỉ có thể phát triển được khi sử dụng cơ chế hỗn hợp để điều khiển nền kinh tế Cơ chế đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế theo quy luật của 9 thị trường mà Nhà nước cần phải can thiệp vào các quá trình của nó, định hướng nó đến mục tiêu mong muốn, nhưng sự can thiệp của Nhà nước chỉ thành công khi bản thân Nhà nước cũng phải tuân theo những quy luật của thị trường Theo Jonh Mefnand Keynes: Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp là do Nhà nước không can thiệp vào kinh tế hoặc là có can thiệp nhưng chính sách kinh tế lại lạc hậu, bảo thủ Để ngăn chặn những khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp thì Nhà nước phải can thiệp vào các quá trình kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ tiền tệ tài chính Có thể nói rằng, những nhà kinh tế học đều có những quan điểm không giống nhau về vai trò kinh tế của Nhà nước Nhưng họ đều có chung quan điểm là vai trò của Nhà nước là quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết nền kinh tế để khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế quốc dân, tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển 1.2_Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người từ trước tới nay đã trải qua những thời kỳ sau: 10 ... thức định em xin nghiên cứu đề tài: ? ?Thực trạng giải pháp phát triển thương nghiệp quốc doanh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” với nội dung chủ yếu sau: + Khẳng định chất kinh. .. chất kinh tế nói chung kinh tế thị trường +Xác định vai trò kinh tế nhà nước +Đề xuất phương hướng, giải pháp đổi kinh tế nhà nước kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt... trường Nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao kinh tế hàng hố, nằm 11 tiến trình phát triển lịch sử khách quan kinh tế xã hội loài người Do vậy, kinh tế thị trường

Ngày đăng: 21/11/2012, 15:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan