Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố của tăng trưởng đánh giá vai trò của các nhân tố đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam trong thời gian qua

36 1.1K 3
Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố của tăng trưởng  đánh giá vai trò của các nhân tố đối với tăng trưởng kinh tế của việt nam trong thời gian qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm đầu 90, kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của quá trình đổi mới Việt Nam đã thu được những thành công về kinh tế đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Thương mại chiếm tới 51% của GDP. Tháng 4 năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ 9 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Trên cơ sở chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001 – 2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% từ năm 2006 – 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5%. Năm 2007Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 8, 48% cao hơn tốc độ của các năm trước, đã khá sát với mục tiêu Quốc hội đề ra (8,5%) thuộc loại cao đối với các nước trong khu vực ở Chấu Á trên thế giới. Để thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng đề ra thì các nhân tố của tăng trưởng kinh tế: nhân tố kinh tế nhân tố phi kinh tế đóng một vai trò quan trọng, cần phải được ưu tiên phát triển. Với sự giúp đỡ của thầy Phạm Ngọc Linh chúng tôi đã hoàn thành xong đề tài: “Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. Đánh giá vai trò của các nhân tố đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua”. Nhóm G9 1 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. A.Lý luận: I.Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống hoàn thiện hơn. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế sử dụng có hiệu quả những khái niệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn đề kinh tế, song nó mang tính chính trị, sâu sắc. Tăng trưởng phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mối gia đình của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế, để phán ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc. Tăng trưởng kinh tế được xem dưới góc độ số lượng chất lượng. Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô tốc độ tăng trưởng thu nhập. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầu người, các chi tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập đựơc quyền chi (GDI)…Trong đó chi tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất. Nhóm G9 2 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. Như vậy bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo điều nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. II. Các nhân tố ảnh hưởng: Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình tăng trưởng kinh tế, có thể phân thành hai nhóm với tính chất nội dung tác động khác nhau là: nhân tố kinh tế nhân tố phi kinh tế. 1-Nhân tố kinh tế. Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát: Y=F(X i ) Trong đó: Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc vào tổng cầu của nền kinh tế) X i là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung). Từ đó ta xét cụ thể hai nhóm nhân tố tác động: 1.1-Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung. Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu, đó là: − Vốn (K) − Lao động (L) − Tài nguyên, đất đai (R) − Công nghệ kỹ thuật (T) 1.1.1- Vốn (K). Nhóm G9 3 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Đứng trên góc độ vĩ mô, vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế bao gồm: Vốn cố định (nhà máy, công xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng) vốn lưu động (tồn kho của tất cả các loại hàng hóa). Mặt khác, để duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất phải có một khoản chi phí gọi là vốn đầu tư sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Ở các nước đang phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất, đó là sự thể hiện của tính tăng trưởng theo chiều rộng. Ngày nay vốn đầu tư vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trính sản xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đâu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng mở rộng quy mô sản xuất. 1.1.2- Lao động (L). Lao động là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế Lao động là một nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn được xác định bằng số lượng nguồn lao động cả mỗi quốc gia (tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Tuy nhiên các mô hình Nhóm G9 4 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. tăng trưởng hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động, gọi là vốn nhân lực. Đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc nâng cao vốn nhân lực sẽ làm cho việc tổ chức lao động, việc ứng dụng công nghệ có hiệu quả, làm cho năng suất lao động tăng từ đó là tăng hiệu quả sản xuất. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. 1.1.3- Tài nguyên, đất đai (R). Tài nguyên, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai với tư cách là một biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác, chúng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). 1.1.4- Công nghệ kỹ thuật (T). Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: - Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật. - Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động tư bản, ngược lại, nó là quá trình không Nhóm G9 5 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Như đã nói ở trên, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Yếu tố tài nguyên, đất đai có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Vì vậy, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là vốn, lao động năng suất yếu tố tổng hợp (TFP- Total Factor Productivity). Trong đó, vốn lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng còn TFP (thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ kỹ thuật hay cách đánh giá tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn lao động). TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. 1.2-Các nhân tố tác động đến tổng cầu. Các yếu tố: khả năng chi tiêu, sức mua năng lực thanh toán (tổng cầu AD) là các yế tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô đã cho trấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu, bao gồm: -Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân sẽ tác động đến tổng cầu AD từ đó tác động đến sản lượng của nền kinh tế. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) xu hướng tiêu dùng biên (MPC). Nhóm G9 6 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. -Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá dịch vụ của Chính phủ. Trong một nền kinh tế, chi tiêu của chính phủ vừa tạo ra hiệu ứng thu nhập vừa tạo ra hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân, do vậy, tuỳ vào nền kinh tế là đóng, mở cửa với tỷ giá cố định hay tỷ giá thả nổi mà tác động của G vào sản lượng của nền kinh tế là khác nhau. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu từ thuế lệ phí). -Chi cho đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định đầu tư vốn lưu động. Các khoản đầu tư này sẽ là tiêu dùng của các nhà đầu tư, sau đó lại trở thành tư bản K có tác động trực tiếp đến sản lượng của nền kinh tế. Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là đầu tư bù đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình doanh nghiệp. -Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M): Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản phải chi cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nươc nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố yếu tố nguồn lực trong nước. Vì vậy, chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu (NX) chính là khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế. Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) GDP=C+I+G+NX. Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố cũng đều có thể làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó thể hiện sự biến động trong tăng trưởng kinh tế. Dưới tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi, nếu tổng cầu bị giảm sút sẽ gây ra lãng phí rất lớn các yếu tố nguồn lực của quốc gia đã có nhưng chưa được huy động làm hạn chế mức tăng trưởng thu nhập. Ngược lại, nếu mức tổng cầu quá cao sẽ làm cho mức thu Nhóm G9 7 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. nhập của nền kinh tế tăng nhưng giá cả các yếu tố nguồn lực trở nên đắt đỏ, đẩy mức giá chung của nền kinh tế lên. Căn cứ vào tính chất tác động này mà Chính phủ có các chính sách điều tiết tổng cầu sao cho bảo đảm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng tương ứng với yêu cầu ổn định giá. 2.Các nhân tố phi kinh tế Các nhân tố phi kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp không thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính chất tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta không thể phân biệt đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, như: Thể chế chính trị - xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng, khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.Các nhân tố quan trọng nhất bao gồm: 2.1. Đặc điểm văn hoá - xã hội: Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nước. Nhân tố văn hoá xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học , lối sống cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán…Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật của trình độ quản lý kinh tế - xã hội. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển. Vì thế trình độ phát triển cao của văn hoá là mục tiêu phấn đấu của sự phát triển. Mặc dù trên thực tế có sự khác biệt phấn đấu của sự phát triển. trong mỗi khía cạnh của nội dung văn Nhóm G9 8 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. hoá giữa các dân tộc, song điều đó không có trở ngại cho sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia thường tìm được sự hoà hợp. Để tạo dựng quá trình tăng trưởng phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá phải được coi là những đầu tư cần thiết đi trước một bước so với đầu tư sản xuất. 2.2.Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội Các nhân tố này tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Thể chế được biểu hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mới quan hệ kinh tế, chính trị xã hội theo lợi ích của cộng đồng đătj ra. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách, các công cụ bộ máy tổ chức thực hiện. Một thể chế chính trị - xã hội ổn định mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra những xung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại mang trong mình những đặc trưng: Có tính năng động, nhạy cảm mềm dẻo, luôn thích nghi được với những biến đổi phức tạp do tình hình trong nước quốc tế xảy ra; Bảo đảm sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển; Tạo điều kiện cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ vốn đầu tư công nghệ tiên tiến của thế giới; Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn áp dụng thành công các kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tạo được sự kích thích mạnh mẽ mọi nguồn lực vật chất Nhóm G9 9 Tăng trưởng kinh tế các nhân tố của tăng trưởng. trong nứơc hướng vào đầu tư cho sản xuất xuất khẩu. Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng, dù quan trọng đến đâu chăng nữa , yếu tố thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tức là tạo các điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo mục tiêu có lợi hạn chế các bất lợi. Sẽ là sai lầm nếu dùng thể chế làm thay cho tất cả tạo ra tất cả theo ý muốn. 2.3.Cơ cấu dân tộc Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống, các tộc người có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc), khác nhau về khu vực sinh sống ( miền núi, đồng bằng, trung du) với quy mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia (thiểu số, đa số ). Do có những điều kiện sông khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý địa vị chính trị - xã hội trong cộng đồng. Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này, nhưng bất lợi cho những dân tộc kia. Đó chính là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc,nhưng lại bảo tồn được bản sắc riêng các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được xung đột mẩt ổn định chung của cộng đồng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng phát triển. 2.4.Cơ cấu tôn giáo. Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giao. Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo. Các dân tộc ít người ít tiếp xúc với thế giới hiện đại thường tôn thờ các thần linh tuỳ theo quan niệm .Mỗi tôn giáo còn chia ra làm nhiều giáo phái.Ngoài ra còn có nhiều đạo giáo riêng mà chỉ có một số dân tộc tôn thờ. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triếy lí tư tưởng riêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc. Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ của xã Nhóm G9 10 [...]... thang của giá cả để ổn định tăng trởng kinh tế 1.2.3 u t v tng trng kinh t: 24 Nhúm G9 Tng trng kinh t v cỏc nhõn t ca tng trng Một nhân tố khác dẫn đến sự tăng trởng cao của Việt Nam thời gian qua Việt Nam đã đặt trọng tâm vốn đầu t cao,đặc biệt trong cơ sở hạ tầng Trong kế hoạch 5 năm từ 2001 đến 2005, tổng đầu t Viẹt Nam dạt mức 37.5% so với GDP Việt Nam đang nỗ lực nâng tỉ lệ này lên 40% trong. .. 17.86 tỷ USD Việt Nam dự kiến tăng tỷ kệ đầu t lên mức 42% GDP trong năm 2008 Theo tập đoàn tài chính Citigoup (Mỹ), nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ các khoản đầu t vào đây sẽ mang vào lợi nhuận 20% năm 2008 Họ cũng cho rằng sự mất giá của đồng USD sẽ giúp các khoản đầu t tăng thêm 7.5% giá trị 14% khác nhờ vào sự tăng trởng mạnh mẽ của nn kinh tế Việt Nam Tuy nhiên thúc đẩy tăng trởng... 1.69 đến 7.27% Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8.3% trong đó nhóm hàng ăn dịch vụ ăn uống tăng 11,16% ; nhà ở vật liệu xây dựng tăng 11.01%; các nhóm hàng hoá dịch vụ khác tăng 3,18 đến 6,15% Với tốc độ tăng nhanh của mức giá thì mức tăng thu nhập không đủ bù với mức tăng lên của giá sự tăng nhanh của tiêu dùng cũng không đủ cải thiện đợc phần nào mức sống của dân c Theo... quân đầu ngời của Việt Nam đã vợt qua một ngỡng nhất định nào đó, cộng đồng các nhà tàI trợ sẽ giảm mức hộ trợ đối với Việt Nam điều này có thể xảy ra vào năm 2010 Việt Nam cần tích cực chuẩn bị cho giai đoạn này bằng cách nhấn mạnh vào chất lợng nguồn vốn đầu t 1.2.4 Xuất nhập khẩu với tăng trởng kinh tế Mô hình phát triển hớng ngoại thành công của các nớc Đông á trong những thập kỷ qua là minh... cố định có thu nhập thấp 1.2.2 Chi tiêu chính phủ Chi tiêu của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trởng kinh tế Việc cân đối chi tiêu, cơ cấu ngân sách nhà nớc phù hợp là 1 chính sách tài khoá hiệu quả thúc đẩy tăng trởng kinh tế. ngợc lại, một chính sách táI khoá không hợp lý là yếu tố tác xấu tới tăng trởng kinh tế Theo TCTK: Tổng thu NSNN năm 2007ớc tính tăng 16,4% so với năm... nền kinh tế luôn phải chấp nhận 1 sự đánh đổi giữa lạm phát tăng trởng kinh tế( ít nhất là trong ngắn hạn) thì chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 là 1 đIều đáng lo ngại Theo số liệu của tổng cục thống kê(TCTK): So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 13.63% trong đó nhóm hàng ăn uống dịch vụ ăn uống tăng 18.92%; nhà ở vật liệu xây dựng tăng 17.12&; các nhóm hàng hoá dịch vụ khác tăng. .. tôn giáo.Theo số lợng điều tra ngời ta thấy trên Việt Nam có rất nhiều dòng tôn giáo khác nhau đợc du nhập vào Việt Nam. Đâu tiên là sự hiện diện của 3 tôn giáo lớn (tam giáo) là:Đạo giáo,Phật giáo,Khổng giáo.Rồi đến các tôn 30 Nhúm G9 Tng trng kinh t v cỏc nhõn t ca tng trng giáo nhỏ hơn nh:Đạo tin lành,Hồi giáo,Cơ đốc giáo la mã,Đạo cao đài,Đạo hoà hảo,Phật giáo tiểu thừaVới số lợng khác nhau các. .. các tôn giáo này cùng nhau phát triển tạo ra một bức tranh tôn giáo đa màu sẵc.Tuy nhiên các tôn giáo này vẫn nằm trong sự kiểm soát của pháp luật VN vì một sự phát triển bền vững ổn định.Nên kinh tế phát triển với xu thế hội nhập.Để không bị tụt lại các tôn giáo ở Việt Nam cũng đã thay đổi phát triển sự tham gia vào kinh tế của các tôn giáo cũng đã có những bớc nhất định 2.4 Sự tham gia của cộng... kinh tế đặc biệt là nhập khẩu phảI tăng bình quân tới 19.22%/năm cao gấp 2.52 lần nhịp độ tăng trởng kinh tế Vì thế,muốn đạt mục tiêu tăng trởng kinh tế thì phảI đẩy mạnh xuất nhập khẩu một cách hợp lý Nền kinh tế Việt Nam từ kể thừ khi mở cử đến nay đã hội nhập gần nh hoàn toàn vào dòng chảy kinh tế toàn cầu Độ mở của nền kinh tế (đợc đo bằng phần trăm của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên... 2007 tốc độ tăng trởng đạt 8.5% 1 phần do các yếu tố của tổng cầu tác đông.Tuy nhiên các yếu tố của tổng cầu 1 mặt thúc đẩy tăng trởng kinh tế, mặt khác nó lại kìm hãm tăng trởng kinh tế 1.2.1 Chi cho tiêu dùng cá nhân Theo nghị định 94/2006/NĐ-CP nghị định 03/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lơng tối thiểu thì thu nhập của ngời dân cũng đợc nâng cao Thu nhập bình quân 1 tháng của 1 ngờI lao động trong

Ngày đăng: 25/01/2014, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan